Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

VN trục xuất nhà hoạt động Nam Hàn


Máy bay chở người tỵ nạn Bắc Hàn từ Việt Nam tới Seoul năm 2004
Hàng trăm người đã tới Hàn Quốc từ Việt Nam
Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap nói người này, tên là Yoo, 51 tuổi, bị giới chức Việt Nam bắt hôm 20/6 tại một khách sạn trong thành phố.

Một quan chức bộ ngoại giao Hàn Quốc giấu tên được Yonhap dẫn lời nói "ông Yoo bị trục xuất khỏi Việt Nam tối thứ Năm 28/6 và đã tới Seoul vào thứ Sáu".Vẫn chưa rõ nguyên nhân ông Yoo bị bắt vì vi phạm luật pháp nước sở tại theo hình thức nào.
Quan chức này cũng nói ông Yoo bị cấm nhập cảnh Việt Nam trong ba năm.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Tên VC Ngô Đắc Lũy đã ra khỏi trung tâm Bangkok Refugee Center

Theo thông tin mới nhất chúng tôi nhận được từ cộng tác viên: Chiều ngày 29/06/2012 tên VC Ngô Đắc Lũy đã bị cho nghỉ việc tại trung tâm Bangkok Refugee Center (BRC).

Lý do mà người quản lý đưa ra là "vì lý do riêng", nhưng có một sự việc bất thường, đó là chiều ngày 29/06/2012 BRC đã triệu tập một cuộc họp rất lớn quy tụ hàng trăm người tị nạn các nước, trong đó có nhiều người Việt. Dường như là BRC muốn thông tin này mọi người tị nạn đều biết để tránh việc tên Lũy lợi dụng danh nghĩa "nhân viên BRC" để làm hại người tị nạn nói chung, không riêng gì người Việt.

Thế là người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan đã thở phào và trút được gánh nặng khi có công việc phải đến trung tâm BRC.

Theo dự đoán của chúng tôi, tên Lũy sẽ còn phải đối mặt với những hình thức kỷ luật khác và không ngoại trừ việc hắn còn phải đối diện với pháp luật về những việc làm mờ ám của hắn.

Người Việt tị nạn tại Cambodia và Thái Lan thật đau xót vì đã bị một tên cò mồi ăng ten của VC là Ngô Đắc Lũy lũng đoạn, phá rối và hành hạ bất công suốt nhiều năm qua. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hanh - lãnh đạo Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước đã phải căm phẫn thốt lên trước mặt tên Lũy và nhiều người Việt tị nạn tại Thái: "Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho kẻ nào đã làm hại đồng bào tôi"...

Cuối cùng sự thật đã chiến thắng! Công lý sẽ được thực thi!


BBT

"Liên quan đến vụ án mục sư Nguyễn Công Chính" và "Bản Lên Tiếng của BPSOS Về bài báo liên quan đến MS Nguyễn Công Chính"

Kính quý độc giả.
Ngày 28/06/2012 BBT trang Bangkok Việt Refugees có nhận được bài viết "Liên quan đến vụ án mục sư Nguyễn Công Chính" của ông Huỳnh Bá Hải - Na Uy (tên khác là Đỗ Vũ - Danlambao) gửi vào hộp thư của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đã yêu cầu ông Vũ cung cấp thêm bằng chứng để chắc chắn về nguồn tin, nhưng chưa được đáp ứng. Vì vậy chúng tôi chưa đăng. Nay chúng tôi đã thấy xuất hiện bài trả lời của BPSOS trên trang Mạch Sống. Để rộng đường dư luận chúng tôi cho đăng bài viết của ông Đỗ Vũ và bài phản hồi trên trang Mạch Sống. Xin nhắc lại là chúng tôi vẫn có thể đăng bài của những tác giả ẩn danh (dùng nickname), nhưng chúng tôi rất trân trọng và khuyến khích những người dùng tên thật hoặc bút danh có thể kiểm chứng được như ông Huỳnh Bá Hải. 
BBT

to vu
Đề nghị tác giả Đỗ Vũ cung cấp bằng chứng ví dụ băng ghi âm qua điện thoại phỏng vấn bà MS Hồng hoặc là LS Nguyễn Văn Đài về những ý kiến của họ về ts Thắng. Đây là điều kiện để chúng tôi có thể trả lời anh Thắng khi cần.
Trân trọng.
BBT

Trịnh Hội - Đám đông thầm lặng (1)

Chúng ta thường nghe ba chữ ‘the critical mass’ khi nói về một lực lượng quần chúng đông đảo cần phải có trước khi xã hội có những biến chuyển lớn lao thay đổi cả bộ mặt của đất nước hay thể chế. Như những gì đang xảy ra ở Miến Điện chẳng hạn.

Bảy người lĩnh án vì tội tổ chức vượt biên


Các bị cáo tại tòa (ảnh của báo Thanh Niên)
Mức án cao nhất là 6 năm tù giam
Bảy người vừa bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kết án tổng cộng hơn 30 năm vì tội "tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép" mà cụ thể là dùng ghe thuyền đưa lậu người sang Úc.
Bị cáo Nguyễn Đình Chiến (48 tuổi, trú tại Nghệ An) bị coi là chủ mưu và lĩnh án hơn 6 năm tù; Nguyễn Văn Toán (40 tuổi, trú tại Bà Rịa - Vũng Tàu) 6 năm tù, Nguyễn Văn Sơn (37 tuổi, trú tại Nghệ An) 5 năm tù; và những người còn lại gồm Đậu Văn Hùng (36 tuổi, trú tại Nghệ An), Trần Văn Minh (44 tuổi, trú tại Bình Thuận), Trần Văn Khanh (43 tuổi, trú tại Đắk Nông), Hoàng Văn Thể (37 tuổi, trú tại Long Điền) đều lĩnh án 3 năm tù.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Bắc Triều Tiên hành quyết bốn người tị nạn bị Trung Quốc trả về


Những người Bắc Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc thả những quả bóng chứa truyền đơn tố cáo các tội ác của Bình Nhưỡng ở gần vùng phi quân sự, ngày 24/06/2012.
Những người Bắc Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc thả những quả bóng chứa truyền đơn tố cáo các tội ác của Bình Nhưỡng ở gần vùng phi quân sự, ngày 24/06/2012.
REUTERS/Kim Hong-Ji

Theo một nhà đấu tranh ở Hàn Quốc hôm qua 25/06/2012 thì Bắc Triều Tiên đã công khai hành quyết bốn người tị nạn trong số 44 người bị Trung Quốc trả về, và tống 40 người còn lại vào trại tập trung.


Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Chìm tàu chở 150 người tị nạn ngoài khơi Úc

Sáng nay 27-6, một tàu chở khoảng 150 người đã bị lật úp ngoài khơi nước Úc, cách đảo Christmas khoảng 198km. Đây là vụ chìm tàu nghiêm trọng thứ hai ở khu vực này trong vòng chưa đầy một tuần.
Khu vực tàu gặp nạn - Ảnh: Telegraph

Bắt giữ 25 người tìm cách vượt biên đi Úc

Tàu cá BT 93700 TS
Lực lượng an ninh điều tra đã bắt giữ 25 người dự định vượt biên đi Úc bằng tàu cá được sửa chữa lại
Báo chí trong nước đưa tin chiều tối ngày 25 tháng 6, cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã phát hiện và ngăn chặn một đường dây tổ chức đưa người vượt biên trái phép sang Australia bằng đường biển.
Lực lượng An ninh điều tra đã phối hợp với Công an TP.Vũng Tàu, Phòng CSGT đường thủy, Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển bất ngờ kiểm tra tàu cá BT 93700 TS do ông Nguyễn Ngọc Lợi (52 tuổi) làm thuyền trưởng khi tàu này đang neo đậu tại khu vực Bãi Dâu, TP.Vũng Tàu, theo tờ VietnamNet online đưa tin.

DẠ TIỆC “VINH DANH & TRI ÂN” – KỶ NIỆM 50 NĂM ÚC THAM CHIẾN TẠI VIỆT NAM

Đúng 50 năm trước, trong những ngày tháng lịch sử của năm 1962, tại Miền Nam quê hương của chúng tôi, làn sóng xâm lăng của CS Hà Nội ngày càng to lớn, tham vọng bành trướng nhuộm đỏ thế giới của CS quốc tế trong cuộc Chiến Tranh Lạnh cũng lan tràn tại nhiều quốc gia. Điều đó đã khiến Miền Nam VN trở thành tiền đồn chống Cộng của Thế Giới Tự Do. Vì vậy, ngay khi được chính phủ VNCH, đứng đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đồng minh Hoa Kỳ yêu cầu viện trợ, chính phủ Úc đã nhanh chóng chấp thuận viện trợ quân sự, kinh tế cho VNCH.”

Đó là đoạn mở đầu của bài diễn văn chào mừng quan khách của ông Huỳnh bá Phụng, Chủ tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân Quân lực VNCH Úc Châu trong buổi tiệc vào tối thứ Bảy 23/6/2012, đánh dấu 50 năm ngày nước Úc bắt đầu tham chiến tại Việt Nam.
Ông Huỳnh bá Phụng, Chủ tịch Tổng Hội CQN/QLVNCH/UC phát biểu

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Một nhà báo người Việt tị nạn đang bị đe dọa

Một cây bút bán chuyên nghiệp chống Cộng trong vị thế của một Refugee tại BKK đang bị kẻ xấu đe dọa. Lý do anh bị đe dọa là vì anh đã viết nhiều bài báo vạch trần nhiều thủ đoạn gian manh của Cộng Sản trong việc gây chia rẽ mất đoàn kết trong cộng đồng người Việt tị nạn. Đồng thời anh đã bạch hóa nhiều hồ sơ đen của những kẻ có hành động giống như Việt Cộng trong vỏ bọc là người tị nạn...

Trước những lời đe dọa của kẻ xấu, và trước sự an nguy của bản thân, người này đã viết báo cáo gửi vào UNHCR và thông báo cho luật sư người Thái đại diện cho gia đình mình về nội dung sự việc. Luật sư ủy quyền đó đã có thông báo với nhà chức trách Thái Lan và kể cả Cục An Ninh Nội Địa của Cảnh Sát Hoàng Gia Thái vì rất có thể đây là một âm mưu hãm hại người tị nạn của Cộng Sản VN nhằm bịt miệng báo chí...

Việt Nam 'bắt nhà hoạt động giúp tỵ nạn Bắc Hàn'


Máy bay chở người tỵ nạn Bắc Hàn từ Việt Nam tới Seoul năm 2004
Trong khi đó, thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap, dẫn lời quan chức sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội, xác nhận ông Yoo bị bắt vì "công việc giúp người tỵ nạn", nhưng không rõ chính xác là công việc gì.
Cho tới nay, chính phủ Việt Nam chưa đưa ra lý do cho vụ bắt ông Yoo vì quá trình điều tra còn tiếp diễn.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đã yêu cầu được phỏng vấn ông.
Các kênh chính thức của Việt Nam không hề có tin tức gì về vụ bắt giữ này.

Hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói người này bị giới chức Việt Nam bắt vì giúp người Bắc Hàn chạy tới Nam Hàn qua con đường Việt Nam.Phát ngôn viên của bộ này nói với AFP rằng người đàn ông họ là Yoo, 51 tuổi, bị "nhân viên an ninh" bắt tại một khách sạn ở TP Hồ Chí Minh vào thứ Tư tuần trước 13/6.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Hai mươi năm nhìn lại



Đêm hôm qua đứng trên sân khấu ở Melbourne, Australia để nói về chuyện tỵ nạn tôi mới chợt sực nhớ ra là mình đã làm được công việc này đúng 20 năm tròn. Không quá dài nếu phải so với ‘60 năm cuộc đời’. Nhưng đây là một cái nghề, hay nói đúng hơn là cái nghiệp, mà tôi đã gắn bó lâu dài nhất, hết lòng hết sức vì nó nhất. Như một người con gái mà tôi đã biết mê từ thuở mới lớn, đến bây giờ tuy đã và đang sừng sững bước vào tuổi tứ thập (nhưng nhi vẫn chưa lập!) tôi thấy hình như tôi vẫn còn hơi bị…mê!

Câu chuyện tị nạn của một giáo dân Cồn Dầu


LOS ANGELES (NV) Chưa từng bước chân ra khỏi vùng đất Cồn Dầu, chưa bao giờ có trong đầu ý định trở thành người tị nạn. Vậy mà chỉ trong khoảnh khắc, cuộc đời cô gái 19 tuổi bước sang một trang mới, lạ lẫm.


Nguyễn Thị Như Huỳnh: “Chưa bao giờ nghĩ là em sẽ đi xa như thế này và cũng chưa bao giờ có một ý định là trở thành một người tị nạn nữa.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Những người con H.O: Sức bật của một thế hệ


Hình ảnh anh hai tôi đứng cạnh má, những ngón tay miết trên xấp vải áo mới toanh, mặt cúi xuống, giọng nghẹn đắng, “Ðể dành sang năm con thi lại, nếu đậu con sẽ may áo.” Má tôi ngồi, nước mắt vòng quanh, lặng lẽ, khóc.
Xấp vải là quà má dành dụm bao lâu để mua làm phần thưởng mừng anh vào đại học. Ngày anh đi nhận giấy báo điểm về. Má lấy xấp vải đưa cho anh, không cần hỏi kết quả. Giá mà lý lịch gia đình tôi không phải “đối tượng 13” thì anh đã dư nhiều lắm rồi, điểm đậu vào trường đại học y khoa.
Ngày đó, tôi còn là đứa bé chưa đến tuổi lên 10. Nhưng không hiểu sao khoảnh khắc tê lặng đó cứ ở mãi trong đầu tôi. Ám ảnh.
Tôi lớn thêm vài tuổi. Một bài báo nổi tiếng viết về anh học trò tên Huy, tôi quên mất họ anh rồi, quê ngoài miền Trung, anh thi đại học 3 lần, là 3 lần anh đậu thủ khoa, của 3 trường khác nhau. Và, cũng 3 lần, anh bị người ta từ chối cho anh đặt chân vào giảng đường đại học.
Lý do gì ư?

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Cao Ủy Tị Nạn LHQ bổ nhiệm phụ nữ Việt làm đại diện tại Úc

SYDNEY, Úc (NV) - Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, chi nhánh Úc (UNHCR-Australia), vừa bổ nhiệm bà Carina Hoàng làm đại diện đặc biệt của cơ quan này tại Úc.



Bà Carina Hoàng và cuốn “Boat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996,” trong dịp ra mắt sách tại hội trường nhật báo Người Việt năm 2010. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)



Bài viết đã được tạm thời gỡ xuống

Thưa quý vị và các bạn. Thể theo ý kiến của độc giả, hiện nay có nhiều nguồn tin trái chiều về việc xin định cư tại Canada cho một số đối tượng là người tị nạn Việt Nam. Chúng tôi biết chắc chắn rằng: Khởi động chương trình này là do luật sư Trịnh Hội (Hoa Kỳ) chứ không phải do tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (BPSOS) khởi xướng. Và cũng chắc chắn rằng, đối tượng mà luật sư Trịnh Hội quan tâm đầu tiên đó là những người Việt tị nạn còn sót lại tại Thái đã 20 năm nay chứ không phải là những người mới đến...

Nhưng chúng tôi cũng có nghe những nguồn tin khác về việc trợ giúp này, và có cả một số hội đoàn của người Việt Úc Châu cũng đang xúc tiến kế hoạch trợ giúp đó. Vì vậy chúng tôi đã cho gỡ bài viết "Không ngộ nhận về chương trình tái định cư tại Canada khởi động năm 2012" trên trang Bangkok Việt Refugees xuống để tránh làm hụt hẫng người Việt tị nạn tại Thái lan. Qúy vị nào có muốn nghe cuộc phỏng vấn của ông Dương Phục cùng tiến sĩ Thắng và ông Lê Duy Cẩn thì có thể vào đài Saigon Houston Radio để nghe lại.

Kính cáo cùng quý vị.

BBT


Trốn Chạy

Cụ ở cùng lều với tôi, tại Subic Bay – Phi luật Tân - từ những ngày đầu tháng 5 năm 1975, sau khi tôi rời khỏi Sàigòn bằng đường biển vào trưa ngày 30-4-1975 ngay sau khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng Cộng Sản.

Không biết cụ tới đây lúc nào, chỉ biết khi tôi đặt chân lên hòn đảo tuyệt đẹp này thì đã thấy cụ ở đây rồi. Tên cụ là Tường - Lê văn Tường - người huyện Phú Thọ, tỉnh Thanh Hoá, Bắc Việt. Dáng người gầy nhưng trông còn khang kiện, năm đó cụ vào khoảng 65, 66 tuổi với những nét nhăn trên trán, trên má và chòm râu bạc trắng như cước.

Hình minh họa

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế lần 3 tại Hán Thành, Nam Hàn

BBT-WebVT

Vào các ngày 22-24 tháng 6 sắp tới, Hội Nghị Truyền Thông Quốc Tế Lần 3 sẽ diễn ra tại Đại học Yonsei, Hán Thành, do Trung Tâm Đông-Tây (East-West Center) đứng ra tổ chức. Chủ đề lần này sẽ là: “Tin Tức Nối Mạng: Các phương tiện truyền thông mới đang ảnh hưởng thế nào đến Á Châu và Thái Bình Dương”.

Giới thiệu Việt Tân App 1.0 cho điện thoại Android

Việt Tân

Nhu liệu Việt Tân App 1.0 cho điện thoại di động với hệ điều hành Android được chính thức phát hành vào tháng 6 năm 2012 để
Kỷ niệm 1 năm Ngày Dân Tộc Việt Xuống Đường phản đối Trung Quốc xâm lược
và để kính tặng những Nhà Yêu Nước trong 11 cuộc biểu tình này.

Tàu chở 200 người tị nạn chìm ở gần Úc


Australia: Một con tàu chở khoảng 200 người tị nạn đã lật gần đảo Giáng sinh của Úc trong hôm nay, 21.6, theo Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA).

Hãng Sky News đưa tin một máy bay của quân đội Úc đã phát hiện những người sống sót trôi trên biển.
AMSA cho hay con tàu đã phát tín hiệu cầu cứu vào giữa trưa, nói rằng nó đã chìm cách đảo Giáng sinh 220 km về phía bắc.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Tâm tình của người tị nạn đã đến được bến bờ tự do

Tôi là Nguyễn Hữu Hải một giáo dân Cồn Dầu tị nạn tại Thái lan.Gia đình tôi đã đến được bến bờ tự do được 20 ngày;nay tôi có đôi lời chia sẻ cùng cộng đồng kiều bào vè số phận của đồng bào Việt Nam chúng ta đang tị nạn tại thái lan.

Gia đình anh Nguyễn Hữu Hải gồm 4 người từ trái qua:
Anh Hải, cháu nhỏ, vợ anh Hải, cháu lớn.
Hình ảnh chụp trên đường gđ này đến Hoa Kỳ

Vài câu hỏi cho ông Huỳnh Bá Hải - Đỗ Vũ - đang sống ở Na Uy

Mấy bữa rồi tôi có vào đọc trang Bangkok Việt Refugees thấy bài "Những tháng ngày tị nạn" của ông Hải. Đọc xong tôi xin có mấy chất vấn gửi đến ông Hải như sau:

Thứ nhất xin ông cho biết ông đã đấu tranh những gì ở VN mà phải chạy sang Thái xin tị nạn? Tôi chưa hề nghe cái tên Huỳnh Bá Hải (Đỗ Vũ) trong bất kỳ tổ chức nào trong nước...

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Công ước Geneva về người tị nạn & Nghị định thư về tình trạng của người tỵ nạn năm 1967

Công ước Geneva về người tị nạn

28 Tháng Bảy 1951
ban hành Luật 1953/09/01 (BGB. II p 559), có hiệu lực vào 1954/04/22 theo thông báo của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 1954/04/25 (Luật Công báo Liên bang II, p 619)

Đời tị nạn

Mang thân tị nạn nổi trôi tới xứ người, lúc bắt đầu hội nhập, bất cứ ai ai có lẽ cũng gặp ít nhiều trở ngại khó khăn vì vấn đề bất đồng ngôn ngữ. Việc mưu sinh do đó cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, muốn tìm một việc làm theo ý mình không phải là chuyện dễ, nghề chọn người chớ người không thể chọn nghề nhứt là những ai không có nghề nghiệp chuyên môn, họặc cho dù có tay nghề gì đi nữa mà không thông thạo tiếng nói cũng không dễ gì được nhận.

Bữa cơm của người tị nạn


Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Sydney: Lễ Thượng Kỳ: Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6

Lúc 8giờ 30 sáng ngày 19 tháng 6 năm 2012 Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Úc Châu NSW đã long trọng tổ chức Lễ Thượng Kỳ tại Tượng Đài Chiến Sĩ Úc-Việt, Cabra-Vale Park, Cabramatta

Lễ Rước Quốc Quân Kỳ được thực hiện rất trang trọng và buổi lễ được bắt đầu với nghi thức chào cờ Úc Việt  và phút mặc niệm.
Tiếp theo là đại diện các hội đoàn, đoàn thể đặt vòng hoa trước Đài Tưởng Niệm chiến sĩ trận vong.
Cũng trong giây phút thiêng liêng này, mọi người nhìn lá cờ vàng tung bay ngạo nghễ  trên bầu trời CabraVale Park với nhiều xúc động.
Hầu hết các gia đình quân đội VNCH/NSW và quý đồng hương hiện diện trong buổi lễ.
Tiếp đến là phần diễn văn ý nghĩa về Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 của  ông Trần Đăng Vĩnh, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/UC/NSW

Hoàn cảnh của ông Nguyễn Văn Mười - cựu tù A20 hiện nay

2012/6/18 Le Nguyen Hong <lenguyenhong.td@gmail.com>


Vào 09:16 Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Le Nguyen Hong <lenguyenhong.td@gmail.com> đã viết:

Nhờ trang Bangkok Việt Refugees đăng tin này:
Dưới đây là hình ảnh tôi chụp "nhà" của cựu tù chính trị A20 Xuân Phước - Nguyễn Văn Mười. Ông Mười hiện sống cách Bangkok khoảng hơn 150 km. Tôi đến bất ngờ không báo trước và chụp được 2 tấm hình này. 

VƯỢT BIÊN

Từ Trại Tù Cải Tạo Số 3 Tân Kỳ, ở vùng núi Nghệ Tĩnh, năm 1981, tôi được chuyển về Nam với gần 300 người cùng số phận trên một chuyến xe lửa. Ở trại tù Hàm Tân đến ngày 22/3/1984, tôi được lệnh thả về nhờ sự xoay sở của gia đình. Đáng lý, tôi phải chịu thêm “một lệnh tập trung cải tạo 3 năm” nữa mới hy vọng ra khỏi trại giam theo tiêu chuẩn của Việt Cộng. Năm 1978, khi còn ở trại tù Hoàng Liên Sơn, trong lá thư đầu tiên được gởi về cho gia đình, tôi tự thấy không có ngày về nên đã nhắn với gia đình tìm cách vượt biên bằng câu: “Hãy đi khu kinh tế mới với bà chị của tôi,” trong khi bà chị tôi đã sang Mỹ từ năm 1969. Sau đó bẵng đi cả năm sau tôi mới được tin vợ con tôi đã vượt biên và định cư tại Virginia với bà chị của tôi, năm 1979. Đứa con gái lớn của tôi mới 10 tuổi và đứa em vừa 5 tuổi.

Nhắn tìm người Việt tị nạn Thái Lan

Nếu Quý Anh Chị Em có thông tin gì, xin vui lòng nhắn tin về BBT của www.thuyennhan.info qua mục Liên Hệ. Chân thành cảm ơn !


1. Phạm Thị Hồng Hạnh ( Mỹ ) nhắn tìm :Chú Cường, còn gọi là Sáu Lỉn, đá banh. Nhà A3, Sikiew. Ông Thi Sanh, có các con là Thảo, Thuận, Hân, Thúy. Nhà A8, Sikiew. Ông Châu Thái Tài, vợ là Thúy, con là Thái, Trang. Nhà C12, Sikiew. 

Người Việt tị nạn và Hội Tương trợ Di dân & Tị nạn Lutheran

Làn sóng tỵ nạn ồ ạt tới Hoa Kỳ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 đòi hỏi một nỗ lực phối hợp giữa chính phủ liên bang Hoa Kỳ và các tổ chức tư nhân để giúp người tỵ nạn lập lại cuộc sống mới. Câu chuyện Việt Nam tuần này xin được dành để nhắc đến một trong các tổ chức từ thiện đã giúp đông đảo người Việt tỵ nạn trong những ngày đầu tiên chân ướt chân ráo tới Hoa Kỳ. Đó là Hội Tương trợ Di Dân và Tỵ nạn của Giáo Hội Lutheran, mà chúng tôi xin gọi tắt là Hội Lutheran. Hoài Hương phỏng vấn bà Linda Hartke, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của LIRS, để tìm hiểu về chương trình định cư người tỵ nạn Việt Nam.

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Mỹ chấn động vì chính sách nhập cư mới

Tổng thống Barack Obama vừa ra tuyên bố cho phép hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp pháp trẻ tuổi được phép ở lại và làm việc tại Mỹ, làm dấy lên cả niềm hy vọng lẫn sự phản đối.

 
Các sinh viên nhập cư bất hợp pháp biểu tình trên đường phố
                         California, Mỹ. Ảnh: AFP

Những tháng ngày tị nạn

BP SOS và những chuyến đi lòng vòng


Trong những ngày tôi " du học " ở Chiang Mai thì anh Nguyễn Đình Thắng và luật sư An Phong có lên gặp tôi. Tôi đã có trao đổi email qua lại với anh Thắng nhưng khi gặp ngoài đời thì thấy anh Thắng có trẻ trung hơn rất nhiều. Tại Chiang Mai thì anh Thắng giúp tôi điền đon và thù tục lấy visa để đi " du lịch Mỹ". Vì thủ tục lấy visa đi Mỹ ở Thái hoàn toàn khác ở Việt Nam. Cho dù sau đó khi đi phỏng vấn ở Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Chiang Mai tôi bị đánh rớt nhưng tôi vẫn nhớ ơn anh Thắng và An Phong giúp tôi. Tôi rất cảm động là từ Mỹ anh Thắng đi lên Chiang mai chỉ một mục đích duy nhất là gặp và " phỏng vấn " tôi. Trong khuôn viên của Payap University thi An Phong có chup một tấm hình cho tôi và anh Thắng. Khi rủ chụp hình chung thì An Phong từ chối

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Những tháng ngày tị nạn


Ta: Tôi có mt mi đồng cm và hiu ít nhiu vthân phn ca đồng bào Vit Nam mình đang tnn ti Thailand. Trong thâm tâm tôi luôn mong mun tt cbà con mình nơi đây sm đến được bến btdo. Vì thi gian không cho phép nên tôi sviết dưới dng nhiu kỳ để tiên bà con theo dõi nhng kinh nghim cũng như nhng vui bun trên con đường đi tìm tdo ca tôi. Chc chn trong lot bài này snhc đến nhiu cơ quan và tchc như: BPSOS, RFA, Vietnam Sydney Radio, báo Người Vit, cũng như nhiu nhân vt tên tui trong làng truyn thông Vit hi Ngoi như anh Thanh Quang, chThanh Trúc, anh Hoàng Nam, anh Nguyn Đình Thng... nên tôi sly cái tên tht ca mình 

Ai ngậm máu phun người?

Theo nhận định của chúng tôi, Nguyễn Thu Trâm cố ý lấy câu "ngậm máu phun người" để bóng gió cựu tù A20 Xuân Phước - Trần Văn Long. Nhưng không biết làm thế nào, đành ghép lung tung hình ảnh. Rốt cuộc cái dốt của người ít học lại cố tỏ ra là mình thông thái và cao đạo là ở chỗ đó: Chép văn mà lại "quên" không ghi nguồn gốc thì đó là đạo văn. "Nhà báo" Thu Trâm nên làm nghề gây lộn mướn hoặc đòi nợ thuê thì hợp hơn đấy.
BBT

Phản hồi của người được mời tham gia Phong trào Con đường Việt Nam

Ông Lê Thăng Long, vừa mới ra tù, đã phát động ngay lập tức Phong trào Con đường Việt Nam. Đây là một sự kiện tôi đánh giá là đặc biệt. Nhưng nhìn chung, có thể nói Phong trào Con đường Việt Nam là bước tiếp nối việc làm của nhóm Lê Công Định - Trần Huỳnh Duy Thức - Lê Thăng Long làm trước khi bị nhà nước Việt Nam xét xử. Điểm khác biệt, trước đây nhóm này hoạt động bí mật, còn giờ đây ông Lê Thăng Long công khai. Cách ông Lê Thăng Long công khai hóa có điểm gì đấy tương đồng với cách Nguyễn Tiến Trung từng làm, công khai hóa Đảng Dân chủ, có nghĩa là buộc chính quyền phải thừa nhận tồn tại một phong trào như thế. Do vậy vấn đề mấu chốt vẫn là có bao nhiêu người tham gia hay ủng hộ phong trào. Sự chuyển biến của xã hội nhiều khi chỉ là những phép tính số học đơn giản.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

4 người Việt bị bắt ở Thái Lan vì tội bắt cóc

12.06.2012
Ba người đàn ông và một phụ nữ Việt Nam đã bị bắt giữ gần khu học xá của trường đại học Mahidol ở Nakhon Pathom, Thái Lan, vì bị cáo buộc bắt cóc một người đồng hương để đòi tiền chuộc. 


Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Một cháu gái người Việt mất tích bí ẩn tại Bangkok - Thailand

Một cháu gái người Việt Nam khoảng 13 tuổi đã mất tích bí ẩn tại Bangkok -Thái Lan sau khi đã theo mẹ xin tị nạn. Theo như quan sát của tất cả những người quen biết cô Nguyễn Thu Trâm thì cháu gái này gọi Thu Trâm bằng mẹ, cháu tên là Hồng.

Điều đáng ngạc nhiên là cháu không được mẹ cho đi học tại BRC (Bangkok Refugee Center), trong khi những gia đình người Việt tị nạn khác sống xung quanh khu vực BRC thì đều cho con đi học.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Lời phát động Phong Trào Con Đường Việt Nam

Lê Thăng Long (áo trắng) cùng các anh: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung,
Trần Huỳnh Duy Thức tại phiên tòa bất nhân của VC