Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Fiji phản đối chính sách người tị nạn của Australia



Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: couriermail.com.au)
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: couriermail.com.au)
Ngày 29-7, Fiji đã phát động chiến dịch phản đối chính sách người tỵ nạn của Australia, cũng như thỏa thuận của nước này với Papua New Guinea nhằm ngăn chặn làn sóng người tị nạn đổ tới "Xứ sở Chuột túi".
Ngoại trưởng Fiji Ratu Inoke Kubuabola đã phát động chiến dịch lớn này với lời cảnh báo chính sách người tỵ nạn của Australia có thể làm thay đổi kết cấu xã hội của các đảo ở Thái Bình Dương. Theo Ngoại trưởng Kubuabola, Australia đã dùng sức mạnh kinh tế để thuyết phục Papua New Guinea chấp nhận hàng ngàn người không phải cư dân các đảo ở Thái Bình Dương đổ tới quốc đảo này. Ông Kubuabola nhấn mạnh thỏa thuận đưa người tỵ nạn tới Papua New Guinea để thanh lọc mà không có sự tham vấn các nước chỉ nhằm giải quyết vấn đề nội tại của Australia, đồng thời đe dọa sự ổn định cân bằng kinh tế và xã hội cũng như lợi ích các nước tại Thái Bình Dương.

Vụ trộm khiến giới săn kim cương điên đảo

Đúng 10 năm trước, cả thế giới sững sờ trước vụ trộm kim cương lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, khi giá trị số hiện vật bị đánh cắp lên tới 100 triệu USD.

Chỉ là một thị trấn nhỏ của Bỉ, nhưng từ lâu, Antwerp đã nổi danh là "kinh đô kim cương" của cả thế giới. Chính vì thế, đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới có hẳn một đơn vị cảnh sát đặc nhiệm chuyên bảo vệ hoạt động mua bán kim cương. Cùng với lực lượng bảo vệ tư nhân của các doanh nghiệp kinh doanh kim cương, họ tuần tra Antwerp 24/24h, kiểm soát từng ngõ ngách, góc phố.

Nhưng số hàng hóa đặc biệt này tập trung tại đây quá lớn nên đã trở thành mục tiêu cho không ít những tay siêu trộm nhòm ngó. Và, bất chấp sự bảo vệ nghiêm ngặt ấy, những tên trộm siêu đẳng cấp đã khoắng sạch mọi thứ quý giá nhất, tạo nên vụ trộm lớn nhất trong lịch sử.

Siêu trộm triệu đô Notarbartolo sống phong lưu nhờ "tài năng thiên bẩm".

Bí mật về tai nạn tàu ngầm ở 'tam giác quỷ'

Ngày 6/10/1986, các phương tiện truyền thông Liên Xô (cũ) đồng loạt đưa tin về tai nạn của tàu ngầm K-219 tại vùng "tam giác quỷ" Bermuda - vùng lãnh hải quốc tế phía đông bờ biển nước Mỹ.

Đây được coi là tai nạn đầu tiên của thế hệ tàu ngầm nguyên tử Liên Xô kể từ khi ra đời. Thế nhưng, những tài liệu mới được giải mật cho thấy, trước đó ba năm, đã xảy ra một thảm họa tương tự. Vụ việc này đã bị che giấu trong nhiều năm và chỉ dần hé lộ sau khi siêu cường này tan rã.
.

Tàu ngầm hạt nhân K-429 khi còn tung hoành trên đại dương.

Thảm kịch từ một quyết định đầy ẩn sốTừ những năm 1990, sau khi Liên Xô (cũ) tan rã, những thông tin về tai nạn đầu tiên của tàu ngầm hạt nhân thời Xô Viết bắt đầu rò rỉ. Theo đó, tàu K-219 chỉ là nạn nhân thứ hai. Trước đó ba năm, tàu ngầm nguyên tử K-429 đã gặp nạn trong một lần luyện tập ở vùng biển ngoài khơi bán đảo Kamchatka (thuộc vùng Viễn Đông).


Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Chìm tàu chở người tị nạn ở In-đô-nê-xi-a

Theo Tân Hoa xã, ngày 25-7, lực lượng cứu hộ In-đô-nê-xi-a cho biết, có ba người chết và 157 người tị nạn đã được cứu sống sau khi chiếc tàu gỗ chở họ đang trên đường tới Ô-xtrây-li-a bị vỡ và chìm do biển động ở khu vực ngoài khơi phía nam đảo Gia-va của In-đô-nê-xi-a. Những người tị nạn đi trên tàu này phần lớn là từ Xri Lan-ca và I-ran.
* Sáng 24-7, tại Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc xảy ra một vụ nổ khí đốt lớn ở tiệm bánh ngọt trên đại lộ Quang Minh, quận Ðông Thành, làm ít nhất hai người chết và 19 người bị thương. Nhân viên cứu hỏa đã di chuyển 50 kg khí hóa lỏng ra khỏi cửa tiệm. Nguyên nhân vụ nổ đang được điều tra. Cùng ngày, tại tỉnh Thiểm Tây, xảy ra vụ cháy tại mỏ sun-phua làm mười công nhân chết, bảy người bị thương. Lực lượng cứu hộ đã cứu được 17 người.
* Cùng ngày, tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường cao tốc ở huyện Nam Phong khi một chiếc xe tải bị lật làm ít nhất 16 người chết và 12 người bị thương. Nguyên nhân tai nạn đang được điều tra.

Nữ Thủ tướng Thái "nhắc" Trung Quốc về Biển Đông


(VnMedia) - Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan – bà Yingluck Shinawatra hôm qua (24/7) đã nhắc nhở Tướng Trung Quốc về việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
 
 Ảnh minh họa
 Nữ Thủ tướng Thái Lan (bên phải) và Tướng Trung Quốc Fan

Trong cuộc gặp trực tiếp với ông Fan Changlong – Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Thủ tướng Yingluck nhấn mạnh chính phủ Thái Lan ủng hộ một giải pháp hoà bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, phát ngôn viên chính phủ Teerat Ratanasevi hôm qua cho biết.
 

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Úc treo thưởng để phá vỡ các màng lưới nhập cư trái phép

Biểu tình tại Melbourne phản đối chính sách nhập cư mới của chính phủ Úc, ngày 20/07/2013
Biểu tình tại Melbourne phản đối chính sách nhập cư mới của chính phủ Úc, ngày 20/07/2013 (AFP PHOTO / Paul CROCK)

Sau quyết định đóng cửa đất nước đối với những người vượt biên vào Úc, chính quyền Canberra vào hôm nay, 21/07/2013, đã loan báo một biện pháp mới nhằm ngăn chặn làn sóng vượt biển đến Úc xin tỵ nạn : Treo giải thưởng có thể lên đến 200.000 đô la cho những ai cung cấp thông tin cho phép bắt giữ những kẻ tổ chức vượt biên qua Úc, bị liệt vào diện buôn người.

Chính phủ Úc vừa buộc hồi hương 15 thuyền nhân mới người Việt



Tình trạng người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài
 vẫn diễn ra thường xuyên ở thời điểm hiện tại

Một phát ngôn nhân của Bộ Di trú và Công dân của Úc nói nhóm này đã rời khỏi trung tâm thanh lọc người tị nạn ở Đảo Manus của Úc.
Người này nói Úc sẽ tiếp tục trả lại những người vượt biên không rơi vào trường hợp buộc chính phủ Úc phải bảo vệ.

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Úc quyết định cấm cửa thuyền nhân


Tân Thủ tướng Úc Kevin Rudd sau khi thắng cuộc bầu cử trong đảng Lao động tại Canberra ngày 26/06/2013.
Tân Thủ tướng Úc Kevin Rudd sau khi thắng cuộc bầu cử trong đảng Lao động tại Canberra ngày 26/06/2013.
REUTERS/Andrew Taylor

Chính quyền Úc vào hôm nay 19/07/2013 đã loan báo quyết định không cho bất cứ thuyền nhân nào định cư trên lãnh thổ của mình, kể cả khi những người này đặt chân được lên đất Úc. Quyết định đóng chặt cửa nước Úc này nằm trong một chính sách cứng rắn nhằm ngăn chặn nạn buôn người, theo đó tất cả những người đến Úc một cách phi pháp sẽ bị trục xuất qua nước nghèo khó lân cận.
Xuất hiện bên cạnh đồng nhiệm Peter O’Neill của xứ Papua New Guinea, tân Thủ tướng Úc Kevin Rudd xác định : « Kể từ nay, bất kỳ người nào đến Úc trái phép bằng tầu thuyền sẽ không có cơ hội được định cư tại Úc với tư cách tị nạn ». Thủ tướng Úc đồng thời công bố chính sách bảo vệ biên giới khắt khe mới của ông, một chủ trương được đưa ra ngay trong năm bầu cử.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Australia cứu thuyền chở người tị nạn bị lật

Một trong những chiếc thuyền nhỏ chở người tìm đường tị nạn.
Bức ảnh chụp trước khi chiếc thuyền bị đắm gần đảo Christmas, 27/6/2912

Australia cho biết một chiếc thuyền chở khoảng 150 người tìm đường tị nạn đã bị lật tại Ấn Độ Dương làm bốn hành khách thiệt mạng khi hải quân Australia cứu được hầu hết những người còn lại.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Úc lo ngại làn sóng thuyền nhân VN


Vừa có thêm một tàu chở người Việt đến Úc trong bối cảnh Úc lo ngại số thuyền nhân Việt Nam sẽ tăng lên kỷ lục.
84 người Việt xin tị nạn có mặt trên một con tàu bị phát hiện hôm 12/7 khi nó cách thị trấn Broome, miền tây Úc khoảng 51 cây số.

Tình trạng người Việt Nam vượt biên ra nước ngoài vẫn diễn ra
thường xuyên ở thời điểm hiện tại

Đến tối hôm 14/7, họ bị giới chức biên phòng chở đi bằng xe, đi suốt 220 cây số đến trung tâm giam giữ Curtin ở thị trấn Derby.
Hồi tháng Tư, một con tàu chở 72 người Việt xin ti nạn cũng bị chặn ở địa điểm này.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Tỵ nạn Bắc Triều Tiên bị cưỡng bức lao động ở Miến Điện


Các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc đang tìm cách giải thoát 64 người tỵ nạn Bắc Triều Tiên đang bị quân phiến loạn Miến Điện cầm giữ và bị cưỡng bức lao động.
Theo lời mục sư Kim Hee-Tae nói với AFP hôm nay, 13/07/2013, những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên nói trên đã bị đưa đến một trại lính của lực lượng nổi dậy ở miền Đông Bắc, dọc theo biên giới Miến Điện-Thái Lan trong vòng 9 năm qua. 

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Snowden 'muốn tị nạn ở Nga'

Người tiết lộ tin tình báo Mỹ, Edward Snowden, nói ông muốn xin tị nạn ở Nga, trong lần tiếp xúc đầu tiên với thế giới bên ngoài từ khi kẹt ở phi trường Moscow.
Cuộc gặp của Snowden với các nhóm nhân quyền và luật sư ở phi trường Sheremetyevo dường như là cố gắng thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan.


Những người tham dự, gồm đại diện của Ân xá Quốc tế và Human Rights Watch, nói sau cuộc gặp rằng Snowden muốn tị nạn ở Nga vì không thể bay ra khỏi đây.

Thái Lan bắt xe chở mèo lậu

Cảnh sát Thái Lan bắt một chiếc xe chở 90 con mèo, mà họ nghi là trên đường bán sang Việt Nam.

Tuy cảnh sát Hoàng gia Thái từ chối không bình luận về mục đích vận chuyển lậu mèo, nhưng ở Việt Nam nhiều quán ăn bán thịt mèo được quảng cáo là 'tiểu hổ'.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Chuyện buôn chó thịt ở Thái Lan

Theo một báo cáo của Cục Chăn nuôi Thái Lan, mỗi năm có khoảng 200 nghìn con chó được những nhóm lái buôn vận chuyển bất hợp pháp ra khỏi biên giới, những con chó này sau đó được đưa đến Việt Nam và xa hơn nữa là Trung Quốc, để biến thành những món “đặc sản” trong các quán nhậu, nhà hàng. Ngành “công nghiệp chó” mỗi năm mang về cho những nhóm lái chó hàng triệu USD.

Những cũi chó tại một điểm tập kết trên đất Thái Lan.

Vương, 26 tuổi, quê ở một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, dân tộc Mông, uống rượu ngô như uống trà đá! Gần 3 năm nay, cậu ta cùng một số "chiến hữu" khác kiếm sống bằng cách mua chó do những nhóm buôn lậu người Thái chuyển từ Thái Lan, vượt sông Mekong sang Lào rồi theo quốc lộ số 8 về cửa khẩu Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Nhà sư Thái đi máy bay riêng sở hữu 22 xe Mercedes

 Một nhà sư Thái, vốn gây xôn xao thời gian gần đây vì phong cách sống xa hoa, đã chi 3 triệu đô để mua 22 xe Mercedes trong khoảng thời gian từ 2009-2011, giám đốc Cơ quan điều đặc biệt Thái Lan (DSI) Tarit Pengdith cho biết hôm qua.

Nhà sư Luang Pu chụp ảnh xì-tin tại một siêu thị.
Nhà sư Luang Pu chụp ảnh "xì-tin" tại một siêu thị.
Thông tin trên được tiết lộ trong khuôn khổ cuộc điều tra của giới chức Thái Lan nhằm vào nhà sư Luang Pu Nenkham Chattigo, trụ trì ngôi chùa Khantitham tại tỉnh Sisaket ở đông bắc Thái Lan. Nhà sư này bị điều tra sau khi một đoạn video quay cảnh Luang Pu đi máy bay riêng bị tải lên mạng, gây ra sự phẫn nộ tại Thái Lan.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Australia-Indonesia đàm phán về vấn đề người tị nạn đến Úc

Tàu chiến của Úc tiếp cứu một tàu chở 80 người tị nạn ở nam Indonesia hôm nay, trong khi hai nhà lãnh đạo hai nước hội kiến và thảo luận về vấn đề người tị nạn.
Chiếc tàu dân sự kêu cứu vì bị nước tràn vào. Một phi cơ tuần thám của cục thuế quan Australia tìm thấy tàu, sau đó một tàu tuần của hài quân đến tiếp cứu. Phát ngôn viên của thuế quan cho biết 80 người trên tàu đều bình an.
Trong khi đó Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Kevin Rudd của Australia hội kiến tại Jakarta để thảo luận vấn đề người tị nạn.
Tổng thống Bambang Yudhoyono tuyên bố mọi quốc gia đều phải có trách nhiệm và có hành động về vấn đề này, không thể khoán trắng cho Canberra và Jakarta. Ông nói Afghanistan, Iran và Miến Điện là nơi có nhiều người tị nạn ra đi, và Thái Lan, Malaysia cùng Indonesia trở thành những trạm trung chuyển để họ đến Úc.

Canada sẽ nhận 1.300 người tị nạn Syria

Canada sẽ nhận 1.300 người tị  nạn Syria
Trong một thông cáo báo chí phổ  biến hôm thứ tư 03/07, Tổng trưởng Di trú, Đa văn hóa và Công dân vụ Jason Kenney cho biết Canada đã chấp thuận cho khoảng 1.300 người tị nạn Syria được nhập cư vào Canada vào cuối năm 2014. Thông cáo nói rằng chính phủ liên bang đã sẵn sàng đáp ứng ngay lập tức yêu cầu của Cao ủy LHQ về người Tị nạn về việc tiếp nhận 200 trường hợp khẩn cấp.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Úc: Người xin tị nạn không nhập cư vì lý do kinh tế

Ủy ban Nhân quyền tại Úc cho biết không có bằng chứng cho thấy những người xin tị nạn vào nước này là vì lý do kinh tế.

Hiện có khoảng 1.800 trẻ em tại các trung tâm tạm giữ người tị nạn trên khắp nước Úc. (Credit: AFP) 

Lời khẳng định trên được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Úc Bob Carr cho rằng phần lớn những người xin tị nạn từ Iran là vì “lý do kinh tế”.

Theo ông Bob Carr, Úc cần phải xét duyệt những người xin tị nạn kỹ hơn do số người “nhập cư vì lý do kinh tế” đang gia tăng.

Nga bắt gần 250 lao động lậu VN

Cơ quan di trú Nga phối hợp với cảnh sát đặc nhiệm bắt gần 250 công nhân may Việt Nam làm việc bất hợp pháp ở Nga.

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Cục Di trú Liên bang, bà Zalina Kornilova, nói giới chức Nga cũng đã tìm thấy vũ khí tại khu vực xưởng may nơi họ tìm thấy các công nhân lậu.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Giáo dục cho người tị nạn: Vẫn là thứ xa xỉ

Trên toàn thế giới hiện có hơn 45 triệu người sống cuộc sống của người tị nạn, xa quê hương bản quán và tá túc tạm nơi đất khách quê người. Họ chạy trốn khỏi những cuộc xung đột đẫm máu tại đất nước quê hương Afghanistan, CH Congo, Mali, Somalia hay Sudan từ nhiều năm trước và không thể trở về nhà an toàn. Trong 5 tháng đầu năm nay, có thêm hơn 1 triệu người Syria đã dời bỏ quê hương để bảo toàn mạng sống, đa số tới tị nạn tại nước láng giềng Jordan và Liban.
Một bé gái Somalia tại khu tị nạn gần Quốc hội ở Mogadishu tháng 12/2012
Một bé gái Somalia tại khu tị nạn gần Quốc hội ở Mogadishu tháng 12/2012
Khi mà “đội quân tị nạn” trên thế giới gia tăng, nhiều người trong số đó vẫn đứng trước tương lai mờ mịt bởi những cuộc xung đột dai dẳng và kéo dài tới vài thập kỉ mà chưa biết ngày kết thúc. Nhiều gia đình tại trại tị nạn Dadaab, phía bắc Kenya, có tới 3 thế hệ người tị nạn và đến đây từ đầu những năm 1990.

Venezuela cho Snowden tị nạn

Tổng thống Venezuela vừa quyết định cho phép tị nạn đối với cựu nhà thầu tình báo Mỹ, Edward Snowden. 

abc-edward-snowden-2-jt-130609-wg-137307
Theo Wikileaks, Edward Snowden hôm qua nộp đơn xin tị nạn tới thêm 6 quốc gia nữa, nâng tổng số nước lên 27. Ảnh: AFP
"Tôi vừa quyết định cho phép tị nạn nhân đạo đối với một người Mỹ trẻ tuổi, Edward Snowden, tại quê hương của Simon Bolivar và Hugo Chavez, anh ta có thể đến và sống cách xa khỏi sự đàn áp của đế quốc Bắc Mỹ", AFP dẫn lời Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm qua phát biểu trên truyền hình, đánh dấu Quốc khánh nước này. 

Canada mở cửa cho 1.300 người tị nạn Syria


Canada đang mở cửa cho 1.300 người phải rời khỏi Syria do cuộc nội chiến kéo dài 2 năm qua được tị nạn tại quốc gia này.

Trong số đó có khoảng vài trăm suất tị nạn tại Canada được giành cho những đối tượng được cho là có nguy cơ bị tổn thương cao như phụ nữ dễ bị lạm dụng, những người đàn ông đồng tính và nhóm người thuộc tôn giáo thiểu số tại Syria.

Australia-Indonesia đàm phán về vấn đề người tị nạn đến Úc

Tàu chiến của Úc tiếp cứu một tàu chở 80 người tị nạn ở nam Indonesia hôm nay, trong khi hai nhà lãnh đạo hai nước hội kiến và thảo luận về vấn đề người tị nạn.
Chiếc tàu dân sự kêu cứu vì bị nước tràn vào. Một phi cơ tuần thám của cục thuế quan Australia tìm thấy tàu, sau đó một tàu tuần của hài quân đến tiếp cứu. Phát ngôn viên của thuế quan cho biết 80 người trên tàu đều bình an.
Trong khi đó Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Kevin Rudd của Australia hội kiến tại Jakarta để thảo luận vấn đề người tị nạn.
Tổng thống Bambang Yudhoyono tuyên bố mọi quốc gia đều phải có trách nhiệm và có hành động về vấn đề này, không thể khoán trắng cho Canberra và Jakarta. Ông nói Afghanistan, Iran và Miến Điện là nơi có nhiều người tị nạn ra đi, và Thái Lan, Malaysia cùng Indonesia trở thành những trạm trung chuyển để họ đến Úc.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Bà Yingluck Shinawatra kiêm Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trở thành phụ nữ đầu tiên đứng đầu bộ quốc phòng trong nỗ lực gia tăng kiểm soát quân đội.

Ba Yingluck Shinawatra