Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Còn gì ở một người tù chính trị 14 năm

Hai cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú và Huỳnh Anh Trí vừa mãn án 14 năm tù vào ngày 29 tháng 12 vừa qua.
Cựu tù chính trị Huỳnh Anh Trí vừa mãn án 14 năm tù vào ngày 29 tháng 12 vừa qua

Hai anh em này bị bắt và kết án tù vì tham gia một tổ chức chính trị được thành lập ở hải ngoại do ông Nguyễn Hữu Chánh đứng đầu.
Sau khi mãn án tù, một trong hai anh em là ông Huỳnh Anh Trí, 44 tuổi, có cuộc nói chuyện với biên tập viên Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do.
Trước hết ông Hùynh Anh Trí nói sơ về tình cảnh của bản thân và gia đình hiện nay:
Cựu tù nhân Huỳnh Anh Trí: Tình cảnh gia đình tôi hiện nay bị ly tán: mẹ tôi qua đời cách đây khoảng ba năm, bà không kịp chờ…Cha tôi năm nay 70 tuổi vẫn phải lang thang nơi đất Thái. Anh hai tôi đã chết, hai anh em tôi ở tù, và tôi còn mấy người em lang thang trên đất Thái.
Tôi nói lên đây là nói sự thật chứ không có ý gì. Quí vị hỏi thì tôi nói vậy thôi, xin quí vị hiểu ý tôi.
Sau 14 năm tù về, hai anh em tôi không biết ở đâu cả.
Gia Minh: Như vậy người kia là anh hay em của ông, đã về chưa và cả hai anh em bị giam chung hay khác nhau?
Cựu tù nhân Huỳnh Anh Trí: Anh Huỳnh Anh Tú, bị bắt cùng ngày và cùng mức án. Anh tôi cũng bị chuyển đến trại Xuân Lộc và rồi từ từ họ chuyển qua bên An Phước, tôi chuyển qua bên Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Tù Nhân Lương Tâm Huỳnh Anh Trí Tố Cáo Chế Độ Hà Khắc, Tàn Bạo Của Nhà Tù Cộng Sản Việt Nam


TNLT Huỳnh Anh Trí
Trần Quang Thành: Hôm nay Chủ nhật 29/12/2013, đúng 14 năm sống trong ngục tù cộng sản, tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Trí đã ra khỏi nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Đồng Nai.

Vào năm 1999, anh Huỳnh Anh Trí đã bị tòa án cộng sản Việt Nam tuyên phạt 14 năm tù giam về cái gọi là hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. .

Suốt 14 năm sống trong ngục tù với chế độ giam cầm hà khắc, tàn bạo, anh không chịu khuất phục vì như anh đã từng tuyên bố, anh là một người yêu nước, chiến đấu cho tự do, dân chủ của quê hương.

Vừa thoát khỏi cảnh tù đầy, tù nhân lương tâm đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành như sau:

Thái Lan và cuộc đảo chính “thầm lặng”

 Dư luận quốc tế đang lo ngại nguy cơ đảo chính ở Thái Lan sau khi tư lệnh quân đội Prayuth Chan-ocha úp mở về khả năng này. Trên thực tế, một cuộc đảo chính không xe tăng vẫn đang diễn ra trên đường phố Bangkok.
Cuộc biểu tình do cựu phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban khởi xướng để chống lại chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra là một hiện tượng kỳ lạ. Địa điểm xuất phát của nó là tượng đài Dân chủ tại Bangkok, do một cựu thành viên Đảng Dân chủ châm ngòi và lèo lái, được Đảng Dân chủ ủng hộ, nhưng trên thực tế nó là phong trào chống lại hệ thống dân chủ, dân bầu của Thái Lan. Các nỗ lực phá hoại bầu cử, gây bạo động, tấn công người trong mấy ngày nay thực tế không khác gì lời kêu gọi quân đội nhảy vào để kiểm soát tình hình (thực tế là đảo chính).
Số đông có lá phiếu đấu thiểu số có tiền tài, quyền lực
Các bằng chứng rất rõ ràng. Ông Suthep đòi lật đổ chính phủ và lập ra cái gọi là “hội đồng nhân dân” với những “người tốt” để lựa chọn thủ tướng, bộ trưởng. Phóng viên báo Bangkok Post Wassana Nanuam đã mô tả kế hoạch của Suthep là “cuộc đảo chính thầm lặng”. Bởi cũng giống như việc quân đội triển khai xe tăng trên đường phố, những gì ông Suthep đề xuất sẽ vô hiệu hóa thể chế dân bầu.
Cuộc biểu tình hiện tại cũng chẳng khác gì các cuộc biểu tình chống “chế độ thân Thaksin” từ năm 2006 đến nay ở Thái Lan. Các thế lực đứng đằng sau chúng không hề thay đổi, dù người biểu tình có mặc áo vàng hay không. Không nên nhầm tưởng rằng “người dân Thái Lan” biểu tình chống lại chính quyền bà Yingluck, em gái cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Trên thực tế, đây chỉ là cuộc biểu tình của người dân Bangkok và khu vực miền nam Thái Lan, vùng cơ sở của Đảng Dân chủ.

Phe đối lập Campuchia biểu tình quy mô lớn

Phe đối lập tại Campuchia tổ chức biểu tình. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Ngày 29/12, khoảng 40.000 người biểu tình đối lập đã tràn xuống các con phố của thủ đô Phnom Penh phản đối chính phủ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen và đòi tổ chức lại cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hồi tháng Bảy vừa qua.

Đây là ngày biểu tình thứ 15 liên tiếp của lực lượng đối lập và cuộc biểu tình ngày 29/12 được cho là có quy mô lớn nhất sau khi hàng nghìn công nhân may mặc cũng tham gia. 

Cuộc biểu tình đã làm tắc nghẽn Đại lộ Preah Monivong, tuyến giao thông quan quan trọng nhất trong nội đô Phnom Penh. 

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Lê Thăng Long ông có khùng không?

Mất công viết bài chửi thằng khùng thì cũng là đồ dở hơi... He he...!!!

BBT

Trước đó vài ngày nghe Lê Thanh Long trả lời Đài BBC, tôi đã thấy “mắc cười”, nay lại đọc ĐƠN XIN VÀO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM đề ngày 24/12/2013 của ông, tôi phải “bật cười”, cười đến ra nước mắt. Quả đúng là Lê Thanh Long bị bệnh tâm thần, dạng “tâm thần phân liệt” loại nặng, huốt xa bệnh hoang tưởng, còn được cái là chưa tụt quần dạo phố.

Trả lời Nhà Đài, ông nói rằng “chưa đọc Điều Lệ đảng”. Nghĩa là chưa biết thế nào là đảng, đảng là cái gì. Không biết sau đó ông có đọc không, mà viết “đơn xin vào đảng” gửi cho khắp thiên hạ. Mà nói cho cùng thì đây cũng không phải là “ đơn xin vào đảng…” Nó là cái gì đó. Một bản tường trình. Không phải. Một bản thành tích. Cũng không. Một tờ rao bán. Chưa chắc!… Thôi thì cứ gọi là “ Đơn xin vào đảng…” như tiêu đề ông ghi. 

Lạ nhỉ ! Nó khác xa đơn xin vào đảng của 4 triệu đảng viên. Ông muốn nói cái gì vậy ông Lê Thanh Long? Muốn thể hiện cái khác thường, muốn làm “nổi” hả? Lời lẽ, khẩu khí, rỗng toang thua thằng con nít. Ông là một thằng vừa ngông , vừa dốt, vừa láo, vừa khùng. 

Vào đầu “ đơn” phần giới thiệu mình, đã thấy ông hơi “ khó chịu” đến cỡ nào rồi: “…là công dân Việt Nam, công dân ASEAN, công dân thế giới” ( Những chữ nghiêng là nguyên văn). Sao ông không giới thiệu luôn là con cháu của Bà Trắc bà Trưng, Nguyễn Huệ, Quang Trung, công dân của rừng rú…có bốn ngàn năm văn hiến… cho đầy đủ! 

Sau đó ông đem cái “danh gia dòng tộc” của mình ra khoe tràng giang đại hải, là “cách mạng thứ thiệt”. Nội ngoại, cha mẹ đều là cộng sản “ ba đời ăn cũ chuối”. Cha đẽ “ là cán bộ cách mạng tận tụy phục vụ nhân dân đã có 55 năm tuổi đảng…”

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Xả súng vào người biểu tình Thái Lan, thêm người chết

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát vào ngày 26.12 - Ảnh: AFP
Ngày 28.12, một tay súng, chưa rõ danh tính, đã nã đạn vào những người biểu tình ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), khiến một người chết và một số người khác bị thương.
Vụ xả súng xảy ra giữa lúc bất ổn chính trị leo thang ở Thái Lansau hàng loạt những cuộc biểu tình chống chính phủ, dẫn đến những cuộc đụng độ đẫm máu giữa cảnh sát và người biểu tình, theo AFP.
AFP dẫn lời người phát ngôn Trung tâm tình trạng khẩn cấp Erawan ở Bangkok cho biết một người biểu tình (nam) đã bị bắn trúng dẫn đến tử vong và ba người khác bị thương đã được đưa đi cấp cứu.

Tư lệnh quân đội Thái kêu gọi tự chế, không loại bỏ khả năng đảo chánh

Tư lệnh Quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha
Người đứng đầu quân đội Thái Lan hôm nay kêu gọi các bên trong vụ tranh chấp chính trị hãy tự chế và không loại bỏ khả năng xảy ra một cuộc đảo chánh quân sự.

Khi được hỏi quân đội có định đảo chánh hay không, Đại tướng Prayuth Chan-ocha nói rằng “Cánh cửa đảo chánh không mở mà cũng không đóng.”

Ông nói thêm rằng “việc gì cũng có thể xảy ra.” Ông cũng lập lại yêu cầu là mọi người hãy thôi đòi hỏi quân đội đứng về một bên trong vụ tranh chấp gay gắt hiện nay.

Cũng trong ngày hôm nay, Phó Thủ tướng Surapong Tovichakchaikul cho biết ông sẽ yêu cầu quân đội tiếp tay để bảo đảm cho công tác ghi danh bầu cử đã bắt đầu từ hôm thứ 7.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

VIỆT DZŨNG VÀ TÔI (Nguyễn Khanh, GĐ ban Việt Ngữ RFA)


Ca Nhạc sĩ Việt Dzũng chụp năm 2011 Photo courtesy of nguoivietblog.com
Ca Nhạc sĩ Việt Dzũng chụp năm 2011
Photo courtesy of nguoivietblog.com
Đúng hẹn, tôi có mặt tại Radio Bolsa. Lúc đó anh Khúc Minh cũng vừa từ phòng thu âm bước ra, đi đàng sau là chị Minh Phượng. “Dzũng hôm nay bịnh không đi làm”, chị Minh Phượng bảo, “cũng không thấy nó gọi nên em không biết sức khỏe thế nào rồi. Hôm nay anh Khanh phải làm việc một mình”. Chị vừa nói xong, anh Khúc Minh bảo thêm “tôi thấy Dzũng nó bị bịnh nhiều lắm ông Khanh à” đi kèm với câu “sức khỏe không tốt, nó cứ phải nghỉ hoài à”.
Chuyện Việt Dzũng thỉnh thoảng phải nghỉ bệnh không thể đi làm là điều tôi được nghe chính anh nói hồi tháng trước, khi hai anh em đứng hút điếu thuốc lá trước khi chia tay nhau. “Sức khỏe của em lúc này yếu lắm anh”, Dzũng vừa nói vừa nhìn tôi. “Việc làm thì quá nhiều, việc muốn làm thì chưa đi được bao xa”. Anh hít vội một hơi thuốc, đưa tay búng tàn ra bãi đậu xe, bảo tiếp “anh em mình còn quá nhiều việc phải làm, em không biết mình có làm được hết hay không”.
Tôi gặp Việt Dzũng lần đầu tiên hồi năm 1981 ở Washington D.C., lúc anh lên tham gia cuộc biểu tình kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và thế giới mở rộng vòng tay đón thuyền nhân Việt Nam. Lúc đó anh đã là một nhạc sĩ nổi tiếng với những bản nhạc mà người Việt trong và ngoài nước ai nấy đều thuộc lòng, còn tôi chỉ là một anh sinh viên sửa soạn ra trường với ước mở trở lại nghề dậy học. Phải thú thật cả 2 anh em không ai chú ý đến ai, chỉ bắt tay chào hỏi cho có lệ, và chính sau này cả Dzũng lẫn tôi đều nhiều lần bảo với nhau “không ngờ anh em mình lại làm việc chung với nhau được 30 năm”.

Chính phủ Yingluck không hoãn bầu cử

Chính phủ Thái Lan bác bỏ những lời kêu gọi đòi trì hoãn kỳ bầu cử tháng Hai, giữa lúc các cuộc biểu tình bạo lực gia tăng khiến một cảnh sát bị bắn chết.
Ủy ban Bầu cử kêu gọi trì hoãn do có quan ngại về an toàn cho các ứng viên trong quá trình đi vận động tranh cử.

Biểu tình bạo lực khiến một cảnh sát thiệt mạng và hàng chục người bị thương

Nhưng các quan chức chính phủ nói quốc hội đã bị giải thế, cho nên không có lý do hợp pháp nào để trì hoãn.
Người biểu tình muốn chính phủ phải từ chức và bị thay thế bởi một “hội đồng nhân dân”.
Trong một bài diễn văn trên truyền hình, Phó Thủ tướng Phongthep Thepkanjana bác bỏ yêu cầu của ủy ban bầu cử.
“Ủy ban Bầu cử nói việc tổ chức tổng tuyển cử sẽ đem lại bạo lực, nhưng chính phủ tin rằng chính việc trì hoãn bầu cử sẽ gây ra thêm bạo lực,” ông nói.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Cảnh sát Thái Lan đụng độ với người biểu tình

Ngày 26/12, những người biểu tình tìm cách cản trở công việc chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử ở Thái Lan đã đụng độ với cảnh sát khiến cuộc khủng hoảng chính trị ở đất nước này một lần nữa biến thành bạo động.
Đụng độ xảy ra sáng 26/12 ở Bangkok khi những người biểu tình cố gắng thâm nhập 1 sân vận động, nơi các ứng cử viên đang đăng ký danh sách cho cuộc Tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 2 tới (Ảnh: AP)
Theo hãng tin AP, lực lượng cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán những người biểu tình khi họ cố gắng thâm nhập một sân vận động thể thao, nơi các ứng cử viên đang thực hiện việc đăng ký cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Phóng viên của AP tại hiện trường cũng cho hay, những người biểu tình đã sử dụng gạch đá và súng cao su để tấn công lực lượng an ninh. Tuy nhiên, quá trình đăng ký ứng cử viên vẫn diễn ra bình thường bên trong sân vận động.

Thủ Tướng Thái đề nghị lập hội đồng cải cách để giải quyết bế tắc

Thủ Tướng Thái Lan đang bị chống đối Yingluck Shinawatra.
Thủ Tướng Thái Lan đang bị chống đối Yingluck Shinawatra đề nghị thành lập một Hội đồng cải cách quốc gia để giải quyết vụ khủng hoảng chính trị trong nước.

Thủ Tướng Yingluck trước đó đã giải tán quốc hội và kêu gọi mở bầu cử sớm, nhưng việc này vẫn không làm hài lòng phe đối lập vẫn đòi bà phải từ chức.

Hôm nay, bà Yingluck nói rằng hội đồng cải cách được đề nghị, sẽ làm việc bên cạnh tân chính phủ sẽ được bầu lên vào ngày 2 tháng Hai năm 2014.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Lê Thăng Long, ông tuyên bố gì thế thưa ông?




Về tuyên bố của ông Lê Thăng Long, tôi xin có một vài lời theo từng quan điểm/ ý mà ông đã gõ ra như sau:

1- Ông nói, ông và gia đình mình hoàn toàn không có một oán thù nào với Đảng Cộng sản và Chính Quyền Việt Nam và để chứng minh, ông dẫn chứng truyền thống cách mạng gia đình mình. 

Ông muốn giúp ĐCS & CQVN tiếp tục cải cách tư duy nhận thức được khởi đầu từ 1986 vì ông nghĩ rằng mình nhận thấy được sai lầm và thiếu sót hơn 90% của hệ thống lý luận chủ nghĩa cộng sản. 

Và để làm được những điều như trên, ông đã “hợp tác với một số lực lượng dân chủ, hoạt động vì quyền con người”.

Tóm lại, quan điểm đầu tiên của ông về lý do ông muốn gia nhập ĐCS là vừa muốn giúp Đảng (chống bị đào thải) lại thông qua đó giúp đất nước (ở cương vị là Đảng viên ĐCS).

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Ông Lê Thăng Long tuyên bố rút khỏi PT Con đường Việt nam


NHÀ HOẠT ĐỘNG VÌ QUYỀN CON NGƯỜI LÊ THĂNG LONG TUYÊN BỐ XIN RA KHỎI PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

23 Tháng 12 2013 lúc 11:01

Kính gửi:

1- Toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cùng bè bạn quốc tế!

2- Toàn thể các thành viên phong trào Con đường Việt Nam

3- Toàn thể lực lượng hoạt động dân chủ, nhân quyền Việt Nam ở trong nước và nước ngoài!

4- Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính quyền Việt Nam!

5- Toàn thể báo chí trong nước và nước ngoài!

Tôi là Lê Thăng Long, tên bí danh là Lincoln Lê, là doanh nhân và là nhà hoạt động vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam. Tôi là thành viên tham gia khởi xướng và lãnh đạo phong trào Con đường Việt Nam (PT CĐVN) từ khi khởi xướng phong trào đến nay. Hôm nay tôi xin tuyên bố chính thức xin ra khỏi PT CĐVN. Tôi xin giải thích lý do như sau:

1- Tôi và gia đình tôi hoàn toàn không có bất kỳ một oán thù nào với Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cùng Chính quyền Việt Nam (CQVN). Vì vậy tôi hoàn toàn không muốn trở thành đối kháng với ĐCSVN và CQVN. Ông ngoại tôi là đảng viên ĐCSVN và là liệt sỹ cách mạng thời kháng chiến chống Pháp. Cả cha và mẹ tôi đều là đảng viên ĐCSVN có tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Mẹ tôi vừa mất, cha tôi năm nay 55 năm tuổi đảng. Từ thế hệ ông bà, cha mẹ tôi đều là những đảng viên gương mẫu của ĐCSVN rất liêm khiết, luôn một lòng tận tâm phục vụ lợi ích cho nhân dân, dân tộc Việt Nam. Bản thân tôi rất bất bình với sự mấy chục năm qua tới nay có một bộ phận không nhỏ trong hàng ngũ ĐCSVN và CQVN tham nhũng và phản bội lại lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Tôi muốn giúp cho ĐCSVN và CQVN được trong sạch hơn. Nếu tôi được làm tổng bí thư ĐCSVN thì chỉ trong vòng 11 tháng tình trạng tham nhũng tại Việt Nam sẽ giảm ít nhất là 90%. Tôi muốn được trình bày công khai, rộng rãi kế hoạch phòng chống tham nhũng tại Việt Nam của tôi. Tôi chỉ sợ lãnh đạo Việt Nam không muốn làm hoặc không dám làm theo kế hoạch phòng chống tham nhũng tại Việt Nam do tôi lập ra.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Tại sao phải bắt Đặng Chí Hùng?


Tại sao cộng sản Việt Nam ráo riết bắt cho bằng được Phạm Mạnh Hùng (bút danh Đặng Chí Hùng)? Câu trả lời có lẽ ai cũng biết. Do đó bài viết này chỉ góp phần nói rõ thêm.

Phải bắt Đặng Chí Hùng.


Ngoài những bài viết Đặng Chí Hùng tấn công trực diện một cách hiệu quả vào chế độ cộng sản, nhất định điều làm họ tột cùng hoảng sợ để truy lùng bắt anh, do hai điểm chính:

1. Tuổi trẻ quốc nội với quan điểm, thái độ và việc làm chống cộng ôn hòa, thông minh, rạch ròi, không cực đoan và không bạo lực.

2. Gia đình của Đặng Chí Hùng cũng là gia đình cộng sản nòi và đã... bỏ rơi anh, như thông tin trong mấy ngày qua trên các diễn đàn.

Nếu cộng sản sợ Nguyễn Chí Đức một phần thì họ sợ Đặng Chí Hùng nhiều hơn thế. Có lẽ một số bạn đọc thắc mắc với câu hỏi “tại sao”? Xin thưa, ngoài yếu tố anh Đức không bị gia đình hắt hủi, anh vẫn còn thiếu tinh tế, sâu sắc như Đặng Chí Hùng. 

So sánh để nhận chân là điều nên làm và chỉ rõ cho thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh hiện nay, điều này cũng nhằm chia sẻ với những ai còn mơ hồ hoặc vọng tưởng về người cộng sản, có thêm cái nhìn dứt khoát với chế độ “mãi quốc cầu vinh” núp dưới vỏ bọc gọi là ĐCSVN.

Hàng trăm ngàn người biểu tình ở Bangkok, Phnom Penh

Ngày 22.12, phe chống đối ở Thái Lan và Campuchia cùng lúc gây bất ổn ở Bangkok và Phnom Penh nhằm đòi các vị thủ tướng từ chức.

 Người biểu tình chiếm cứ nhiều địa điểm tại Bangkok ngày 22.12 - Ảnh: Minh Quang
Người biểu tình chiếm cứ nhiều địa điểm tại Bangkok ngày 22.12 - Ảnh: Minh Quang
Quầy bán vé tự động ở bến tàu điện trên cao Ratchaprasong tại thủ đô Bangkok của Thái Lan liên tục tắc nghẽn. Dù tăng cường nhân viên nhưng bến tàu này vẫn quá tải vì hàng ngàn người biểu tình đổ xô về Bangkok chiều qua.
Dòng người đông đến mức các nhân viên chỉ có thể đứng một chỗ và phát không vé. Hầu như trong cả ngày 22.12, tàu cao tốc trên cao là phương tiện duy nhất để di chuyển tại thủ đô Thái Lan bởi hầu hết các tuyến đường ở trung tâm đã bị phong tỏa. Phe biểu tình dựng sân khấu lớn ở 5 điểm chính, chưa kể hàng chục điểm tụ tập nhỏ khác.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Trương Quốc Huy trả lời RFA từ trại giam ở Bangkok

Ba người Việt tị nạn chính trị tại Thái Lan, Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang và đặc biệt là Đặng Chí Hùng, mà cảnh sát Thái Lan bắt giữ hôm 12 theo yêu cầu của anh ninh Việt Nam, hiện vẫn bị giam tại IDC Trung Tâm Giam Giữ Quốc Tế ở Bangkok.

An ninh Việt Nam tra hỏi

Qua vài phút có thể nói chuyện với Thanh Trúc từ Trung Tâm Giam Giữ Quốc Tế ở Bangkok, Trương Quốc Huy cho biết anh và Lê Văn Quang không bị nhốt chung với Đặng Chí Hùng. Nội vụ dẫn đến chuyện bị bắt và quá trình hỏi cung được anh thuật lại như sau:
Trương Quốc Huy: Tình trạng của anh Hùng và anh Quang là đang trong thời gian chờ đợi qui chế chính thức của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, còn như Huy thì Huy đã có được quí chế tị nạn chính thức của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc rồi. Đại đa số người tị nạn giống như Huy, anh Lê Văn Quang rồi những người khác thường là hộ chiếu hoặc những giấy tờ tùy thân thường là hết hạn ở Thái, chỉ có mỗi giấy của UNHCR họ cấp cho mình thôi.
Cảnh sát Thái đầu tiên thì họ nói vì lý do mình không trình được giấy tờ hợp lệ thành ra buộc họ phải còng tay mình họ đưa về trung tâm của IDC ở Bangkok. Đến trung tâm rồi thì mới biết được là có sự xuất hiện của đại diện Lãnh Sự Quán Việt Nam và cảnh sát Việt Nam. Họ đem theo cái lệnh để bắt người này tên là Đặng Chí Hùng và còn nhiều tên khác nữa. An ninh Việt Nam và nhân viên của Đại Sứ Quán vào đây là cần hợp tác để đi tìm người này, họ đưa cái hình và hỏi tôi biết người này hay không. Tôi nói là trước đây tôi không biết anh này làm gì bên Thái cả, chỉ biết anh ta ở gần nhà tôi thôi.
Thì cảnh sát Việt Nam, trong đó có một người từng bắt em cách đây 6 năm, anh ta gọi em là “Trương Quốc Huy khỏe không, yêu cầu hợp tác trình báo” . Em nói ở đây là đất nước Thái và tôi không có vi phạm pháp luật gì ở nước này cả, tôi chỉ có đăng ký với UN để tôi được định cư nước thứ ba thôi. Họ hỏi có biết anh Hùng ở đâu không, họ yêu cầu được kiểm tra các số phone trên điện thoại. Cảnh sát Thái kiểm tra số điện thoại, kiểm tra hình ảnh coi có hình của anh Hùng trong đó hay không, nhưng mà có sự chứng kiến của hai người bị bắt là em và anh Lê Văn Quang.

Đối lập Thái Lan sẽ tẩy chay bầu cử


Đảng đối lập chính ở Thái Lan, Đảng Dân chủ, đã tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử sớm vào ngày 2 tháng Hai.
Lãnh đạo đảng Abhisit Vejjajiva nói tại một cuộc họp báo rằng họ sẽ không cử đại diện tham gia và nói: "Chính trị Thái Lan đang ở giai đoạn thất bại."
Thủ tướng Yingluck Shinawatra kêu gọi bầu cử sớm hồi đầu tháng nhằm chấm dứt nhiều tuần biểu tình hàng loạt.
Người đứng đầu quân đội Thái Lan cảnh báo sự chia rẽ chính trị ở đất nước này có thể "dẫn tới nội chiến".
Tướng Prayuth Chan-ocha đã đề nghị một "hội đồng nhân dân" bao gồm thường dân ở cả hai phía nhưng không bao gồm những người lãnh đạo để hàn gắn chia rẽ.
Thái Lan hiện đang trải qua chấn động chính trị nghiêm trọng nhất kể từ năm 2010.
Tại họp báo, ông Abhisit nói với các phóng viên rằng đảng của ông đã thống nhất không đưa ra đại diện nào tham gia tranh cử và tháng Hai.
"Người Thái Lan đã mất niềm tin vào hệ thống dân chủ," ông nói.
Thủ tướng Thái Lan đã giải tán quốc hội và tuyên bố tổ chức bầu cử sớm hôm 9/12 nhằm tránh bạo lực trên đường phố và "trả quyền lực cho người dân Thái Lan".
Đảng Pheu Thai của bà Shinawatra chiếm đa số trong quốc hội và được sự ủng hộ của người dân tại vùng nông thôn.
Đảng này được dự đoán sẽ thắng cử vào tháng Hai tới.

ST

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Ngô Đắc Lũy chính là kẻ tình nghi số một về vụ bắt nhà báo Đặng Chí Hùng

Thưa qúy vị và các bạn.

Ít ngày qua dư luận người Việt toàn thế giới đã xôn xao về vụ CSVN sang tận Thái yêu cầu bắt giữ nhà báo Đặng Chí Hùng. Vậy do đâu mà anh Hùng bị bắt?

Thứ nhất là Đặng Chí Hùng đã viết hàng loạt bài báo mạnh mẽ với những bằng chứng là các tài liệu mật bạch hóa hồ sơ những tên tội đồ dân tộc như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và nếu không bị bắt thì anh sẽ tiếp tục bạch hóa sự thật về các tên cộng sản khát máu khác như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng vv...

Thứ hai, ai cũng đánh giá được là tại Thái có rất nhiều mật vụ của CS ngày đêm rình mò theo dõi sự hoạt động của các cá nhân, tổ chức chống cộng như Đảng Việt Tân, Đảng Dân Chủ, Đảng Người Việt Yêu Người Việt, Đảng Vì Dân vv...

Từ năm 2008 đến nay tại Thái Lan xuất hiện một mục sư tên là Ngô Đắc Lũy, đây là một nhân vật nhiều ẩn số nhưng qua thời gian thì y đã hiện nguyên hình là một tên an ninh cộng sản nằm vùng. Ngày 30 tháng 6 năm 2012 tên này đã bị BRC (trung tâm giúp đở người tị nạn, số 5 Soi 35 Sutthisarn, BKK, Thailand) đuổi ra khỏi sau khi họ phát hiện những khuất tất bất thường của y trong thời gian y dạy tiếng anh ở đây.

Một việc chấn động giới tị nạn là ngày 13/07/2013 nhóm Lũy, Trâm, Phúc đã bị UNHCR Thái chính thức cảnh cáo về những hành vi làm hại gây rối cộng đồng người Việt tị nạn Thái Lan, sau khi UNHCR mở cuộc điều tra kéo dài 13 tháng (tháng 06/2012- tháng 07/2013).

Buổi tổ chức cảnh cáo nhóm này đã diễn ra với hiện diện của 4 luật sư và thông dịch viên của UNHCR và đại diện cho hàng chục gia đình tị nạn người Việt từng là nạn nhân của nhóm này, đồng thời còn có mặt cả giám đốc trung tâm BRC vì diễn ra tại BRC.

Ngô Đắc Lũy bị cảnh cáo vì tội đã gây chia rẽ cộng đồng, tung tin sai lạc về thân nhân nhiều gia đình người Việt tị nạn. Trong thông báo của UNHCR có đoạn: "Ông Lũy phải chịu trách nhiệm về những thông tin sai sự thật tung ra trên mạng Internet và gây xáo trộn, mâu thuẫn trong cộng đồng trong nhiều năm qua".

Nguyễn Thu Trâm bị cảnh cáo về việc tham gia tung tin thất thiệt lên mạng Internet, tố cáo vô căn cứ những người khác trong vai trò cộng tác với Lũy.

Lau Sĩ Phúc bị cảnh cáo tội theo dõi người khác, đặc biệt nghiêm trọng là việc Phúc đã có những hành vi côn đồ đe dọa đến tính mạng của nhiều người Việt tị nạn.

Cả ba nhân vật trên cũng trong một nhóm và nếu họ tái phạm sẽ bị UNHCR "nghiêm trị" (nguyên văn).

Trở lại với chuyện Đặng Chí Hùng bị bắt: Nhóm anh Hùng, anh Huy và anh Quang đã thuê phòng ở Soi 26 Inthamara, BKK, một nơi mà người tên Lũy nói trên cắt cử những tay chân như Lau Sĩ Phúc, Nguyễn Thu Trâm, Nguyễn Văn Hùng theo dõi từ lâu vì địa chỉ đó chính là nơi cựu tù chính trị, nhà đấu tranh Nguyễn Ngọc Quang đã thuê trọ trước khi bay đi định cư tại Huê Kỳ.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ của đài Đáp Lời Sông Núi v/v Nhà báo Đặng Chí Hùng bị bắt giữ

Sự việc cảnh sát Thái Lan bắt giữ nhà báo Đặng Chí Hùng ngày 12 tháng 12, 2013 theo yêu cầu của nhà cầm quyền CSVN đã gây phẫn nộ và quan ngại trong dư luận khắp nơi. Phẫn nộ vì sự ngang ngược của đảng CSVN, cố vươn tay ra tận hải ngoại để mong bóp nghẹt tiếng nói đối kháng. Quan ngại vì lo cho sự an nguy của một nhà báo trẻ, đày tài năng và kiên cường. 

Vì nhà báo Đặng Chí Hùng là cộng tác viên toàn thời của Đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi nên nhiều hội đoàn, tổ chức, đồng hương đã liên lạc Đài hỏi thăm, tìm hiểu thân thế Anh. Có một số cá nhân và đoàn thể đề nghị vận động can thiệp, một số khác ngỏ ý muốn đóng góp tài chánh để lo cho Anh.
 
Trước các quan tâm, thắc mắc, đề nghị trên, Đài ĐLSN xin trân trọng thông báo:
 
1/ Trong trách nhiệm đối với một cộng tác viên tận tụy, đã làm việc chung một thời gian dài, Đài ĐLSN đã theo dõi sự việc xẩy ra với anh ĐCH ngay từ những phút đầu. Ngoài việc yểm trợ tinh thần trong giờ phút hoạn nạn của Anh, Đài cũng đã thuê luật sư để can thiệp, bảo vệ Anh. Đại diện Đài từ trung ương cũng đang trên đường đến địa phương để thăm hỏi Anh và theo dõi tiến trình can thiệp.
 
2/ Về chi tiết cá nhân và hoạt động của nhà báo trẻ ĐCH, cũng như tình trạng hiện tại của Anh, xin bản tóm lược đính kèm (cần bản Anh ngữ, xin truy cập trên website của Đài: http://radiodlsn.com).
 
3/ Về vận động can thiệp, theo hướng dẫn của luật sư, các nỗ lực vận động chính giới ngoại quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế nên chú trọng kêu gọi Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR)  mau chóng cấp quy chế tỵ nạn chính trị cho anh ĐCH. Có quy chế này, anh sẽ không còn sợ bị Thái Lan trục xuất về VN (UNHRC tại Thái: https://www.unhcr.or.th/).

Có thể Đặng Chí Hùng sẽ bị dẫn độ về Việt Nam


Theo nguồn tin riêng của BVR lấy từ một luật sư nhân quyền Thái Lan, rất có thể Đặng Chí Hùng sẽ bị dẫn độ về Việt Nam sau vài ngày nữa.

Vụ bắt Hùng không đơn giản, CSVN đã lên kế hoạch chi tiết để bắt Hùng với tội danh “lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác”. Tất nhiên đây chỉ là lý do.


Cũng theo vị luật sư nói trên, Hùng đã có lệnh truy nã quốc tế, nhưng hiện nay Việt Nam đang có khoảng hơn 5000 tội phạm mang lệnh truy nã sống ngoài vòng pháp luật, tại sao họ lại chỉ quyết bắt Hùng?

Đây chắc chắn là một vụ án chính trị và tội hình sự của anh này chỉ là cái cớ.

Một điều khó khăn cho các luật sư bảo vệ cho Đặng Chí Hùng là Thái Lan đã ký hiệp ước dẫn độ với CSVN từ giữa năm 2009.

Thái Lan: Người biểu tình tiếp tục đòi lật đổ Thủ tướng

Người biểu tình chống chính phủ tập họp tại một khu thương mại lớn ở Bangkok, ngày 19/12/2013.

Những người biểu tình đối lập tuần hành trên đường phố ngày hôm nay trong một nỗ lực khác đòi lật đổ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.

Cuộc biểu tình với khoảng 2.500 người tham dự nhỏ hơn so với những cuộc biểu tình trước khi bà Yingluck  giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử mới để giải quyết vụ khủng hoảng chính trị.

Phe đối lập nói sự nhượng bộ này chưa đủ. Một trong những người biểu tình, bà Kaewpha Thalukbamsuk, nói bà xem chính phủ hiện hành là bất hợp pháp.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Ách tắc giao thông do băng, tuyết tại Lai Châu

Ngày 17/12, băng, tuyết phủ kín bề mặt Quốc lộ 4D trên đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn, thuộc địa phận xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu), nơi giáp ranh với huyện Sa Pa (Lào Cai).


 Băng tuyết phủ trắng đèo Hoàng Liên Sơn.
Băng tuyết phủ trắng đèo Hoàng Liên Sơn.
 
Đoàn xe trọng tải lớn đang mắc kẹt trong băng tuyết.
Đoàn xe trọng tải lớn đang mắc kẹt trong băng tuyết.

Đoàn xe trọng tải lớn đang mắc kẹt trong băng tuyết.
 Doan đường có tuyết rơi dày.

Về 3 Người Việt Vừa Bị Bắt Ở Thái Lan


Tuần qua, tin tức về 3 người Việt ở Thái Lan bị cảnh sát Thái bắt đã tạo hoang mang cho số 900 đồng bào đang lánh nạn ở quốc gia này. Nhiều người Việt ở hải ngoại đã bày tỏ mối quan tâm và lo lắng.
Chiều tối ngày 11 tháng 12, cảnh sát Thái bắt Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang tại căn chung cư nơi hai anh đang tá túc. Cảnh sát Thái cũng đã hỏi chủ nhà người Thái về anh Đặng Chí Hùng, mà tên trên giấy tờ là Phạm Mạnh Hùng. Tuy nhiên anh Hùng đã chuyển đến ở một khu chung cư khác, cùng với gia đình anh Trần Quốc Hiền. Cả hai khu chung cư có cùng một chủ nhà.
Sáng hôm sau ông chủ nhà đã báo động cho anh Hùng để phòng thân.
Anh Hùng và anh Hiền đã cùng đến gặp luật sư của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ để xin sự bảo vệ. Tuy nhiên, luật sư bảo hai anh cứ yên tâm về nhà, không việc gì phải lo lắng. Khi bước vào sân của khu chung cư, cảnh sát Thái mặc thường phục đã bắt ngay anh Hùng, còng tay anh và đưa về phòng để lục soát. Cảnh sát cho biết là chỉ được lệnh bắt anh Hùng nên đã để yên cho anh HIền và gia đình.
Hiện nay hai anh Huy và Hùng đã bị đưa vào trại giam của sở di trú Thái Lan (IDC) còn anh Quang thì, theo nguồn tin chưa kiểm chứng được, đang phải làm lao động để đóng tiền phạt nhập cảnh bất hợp pháp.
Ngay khi anh Hùng bị cảnh sát bắt, BPSOS đã được một đồng bào trong nhóm giáo dân Cồn Dầu báo cho biết. Chúng tôi đã thực hiện ngay một số công việc như sau:
-          Thông tin cho Cao Uỷ Tị  Nạn Liên Hiệp Quốc ở cấp cao nhất và yêu cầu can thiệp
-          Thông tin đến bộ phận bảo vệ người tị nạn của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đến Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Thái Lan
-          Phối hợp với các tổ chức bảo vệ pháp lý cho người tị nạn và các tổ chức nhân quyền ở Thái Lan để lên tiếng với chính phủ Thái

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cái tát cho CSVN: Tin cập nhật về Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang tại Bangkok

Tin từ nhà tù IDC-Bangkok Thailand cho hay Đặng Chí Hùng đã được đưa về đây. Các cơ quan truyền thông của Thái Lan cũng như các cơ quan an ninh của Thái Lan cũng đã biết về trường hợp đặc biệt của Đặng Chí Hùng. Điều đáng ghi nhận là cơ quan an ninh của Thái Lan không đáp ứng yếu cầu quá đáng của cơ quan an ninh Việt Nam là bàn giao Đặng Chí Hùng cho họ. 

Khi có sự sốt sắng của tòa đại sứ Việt Nam cũng như các nhân viên tình báo của Việt Nam thì Thái Lan nghi ngờ và e dè trong trường hợp này.

Nguồn tin của chúng tôi cho biết là Đặng Chí Hùng được "đặc cách" về chung phòng với người ngoại quốc da trắng chứ không bị đưa về chung với phòng có người Việt. Ban đầu ai cũng nghĩ là Đặng Chí Hùng sẽ về phòng 5 là nơi giam chung 8 người tỵ nạn chính trị ở IDC.

Một nguồn tin cũng từ Bangkok cho hay là sáng nay 16.12.2013 thì người nhà của Luật sư Trần Quốc Hiền đã tiếp xúc được với Hùng trong buổi thăm nuôi sáng nay.

Khi biết chắc không bị trả về Việt Nam thì tinh thần của anh Đặng Chí Hùng cũng thoải mái hơn một chút. Nguồn tin của chúng tôi cho biết là đã thấy anh Hùng ra sân vận động nhỏ trong nhà tù IDC để tập thể dục.

Phải nói rằng đây là trường hợp tù IDC đặc biệt được quan tâm ngay khi người tù chưa được đưa về đây. Phía nhà tù cũng cho hay nếu Đặng Chí Hùng có yêu cầu thăm nuôi đặc biệt, chẳng hạn nếu Hùng có vợ thì họ cũng sắp xếp cho vợ chồng gặp tại phòng riêng.

Bên cạnh đó cũng có tin từ UNHCR-Bangkok cho hay là Đặng Chí Hùng đã nộp đơn lên UNHCR và buổi chiều ngày 16.12.2013 đại diện của Cao ủy tỵ nạn LHQ cũng đã đến nhà tù IDC để gặp gỡ Đặng Chí Hùng.

Như vậy cho đến hiện nay thì kế hoạch bắt sống hay ám sát Đặng Chí Hùng của tình báo Việt Nam đã thất bại. Yếu cầu dẫn độ Đặng Chí Hùng về Việt Nam của tòa Đại sứ Việt Nam tại Bangkok cũng bị Thái Lan bác bỏ Khi tòa đại sứ Việt Nam xuất hiện đòi yêu cầu dẫn độ Đặng Chí Hùng thì phía nhà tù IDC nói họ biết là hiện nay IDC đang giam giữ gần 100 công dân Việt Nam và trước đây họ đã nhiều lần gởi công hàm yêu cầu Tòa đại sứ Việt Nam tại Bangkok đến phối hợp để đưa những công dân Việt Nam về nước nhưng luôn bị phớt lờ. Bây giờ cần giải quyết những trường hợp này trước.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Hình ảnh thánh địa Jerusalem bất ngờ có tuyết sau 60 năm

Sau 60 năm, bầu trời Jerusalem đổ tuyết trước dịp Giáng sinh. Đây được coi là một hiện tượng hiếm có, gây xôn xao mặt báo trên khắp thế giới. Nhiều nhiếp ảnh gia đã đổ về đây để ghi lại được những khoảnh khắc hiếm có.

Cảnh thánh địa Jerusalem chìm trong màn tuyết vốn là một trong những hình ảnh quen thuộc mang nét đặc trưng của mùa Giáng sinh. Hình ảnh này thường xuất hiện trên các tấm thiệp Giáng sinh.
Tuy vậy, cảnh này trong thực tế lại không thường xuyên xảy ra bởi vào dịp Giáng sinh, ở Jerusalem, trời vẫn còn nắng, thậm chí có những ngày nhiệt độ lên khá cao.
Tuy vậy, lần đầu tiên sau 60 năm, Jerusalem đã có một đợt tuyết rơi dày vào đúng dịp gần Giáng sinh. Đây được coi là một hiện tượng lạ lùng hiếm có.
Đợt tuyết này không chỉ là sự kiện kỳ lạ ở riêng thánh địa Jerusalem mà tại nhiều khu vực khác ở Trung Đông, mùa đông năm nay cũng trở nên thật đặc biệt bởi tuyết rơi dày ở những nơi mà đã hàng chục, thậm chí cả trăm năm nay không hề có tuyết, chẳng hạn như ở Ai Cập, đã 112 năm nay, mùa đông nước này không có tuyết.
Trong ký ức của nhiều người già sống tại khu vực Trung Đông, đây là một mùa đông hết sức kỳ lạ, khắc nghiệt hơn hẳn những mùa đông khác mà họ từng trải qua trong đời.
Cơn bão tuyết lần này được đặt tên là Alexa, nó đã khiến giao thông ở Jerusalem bị đình trệ bởi một lớp tuyết dày lên đến 50cm. Hiện tượng thời tiết bất thường này đem lại khá nhiều bất tiện cho cuộc sống thường ngày của người dân địa phương vốn không quen với tuyết rơi dữ dội vào mùa đông.
Hình ảnh thánh địa Jerusalem bất ngờ có tuyết sau 60 nămBức tường Than khóc hay còn gọi là Bức tường phía Tây và đền thờ Mount nằm trong thành phố cổ Jerusalem phủ đầy tuyết trắng.
Tuyết rơi dày khiến người dân địa phương rất bất ngờ với hiện tượng thời tiết lạ.

Indonesia phạt tù người tị nạn Rohingya

Một tòa án ở Indonesia ngày 9.12 đã kết án 14 người tị nạn Rohingya đến từ Myanmar mức phạt 9 tháng tù do vai trò của họ trong vụ ẩu đả gây chết người tại một trung tâm giam giữ ở Indonesia khiến 8 ngư dân theo đạo Phật thiệt mạng, theo hãng tin AP.

 Indonesia phạt tù người tị nạn Rohingya
Người Rohingya bị giam giữ ở Medan - Ảnh: AFP
Vụ ẩu đả xảy ra cách đây 8 tháng tại tỉnh Bắc Sumatra, nơi hơn 100 người Hồi giáo Rohingya và 11 ngư dân Phật giáo bị buộc tội đánh bắt trái phép được nhốt chung với nhau. Phần lớn họ bị chặn bắt ở ngoài khơi bờ biển Indonesia sau khi trốn khỏi Myanmar trên những chiếc thuyền ọp ẹp.
Tám ngư dân đã thiệt mạng và 15 người Rohingya bị thương trong vụ ẩu đả xuất phát từ một cuộc tranh luận về bạo lực giáo phái bùng phát trước đó vài tuần ở miền trung Myanmar.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang bị bắt tại BKK, Thái Lan

Bị Police Thái bắt thì khỏe re. Chỉ cần đóng tiền phạt khoảng 6 ngàn Baht, sau đó đóng tiền thế chân tại ngoại khoảng 30 ngàn Baht (1000 USD) là ung dung ra ngoài, mỗi tháng đi trình diện 1 lần, có gì mắc? Có cái hay là khi được bảo lãnh tại ngoại thì đi lại tung tăng như người hợp pháp... he he!!!

BBT

Trung tâm IDC - 507 Soi Suan Phlu - Nơi giam giữ người nhập cư trái phép tại BKK

Tin Đặng Chí Hùng và Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang bị cảnh sát Thái Lan bắt gây rúng động trong và ngoài nước. Bàn tay tội ác của cộng sản dính sâu vào vụ truy bắt này. Mục tiêu của các điệp viên cộng sản là truy bắt cho được Đặng Chí Hùng. Nếu không bắt sống thì thủ tiêu. Trong cái xui xẻo này thì cũng có cái may mắn là nhóm anh em dân chủ đang tỵ nạn tại Thái Lan rơi vào tay của cảnh sát Thái. Cảnh sát Thái thì không có tàn độc như các điệp viên của cộng sản.

Tin từ Thái Lan cho hay là nhóm anh em dân chủ này đã bị đưa ra tòa. Trong vòng 48 tiếng đồng hồ phải ra tòa theo luật của Thái. Một nguồn tin từ Thái Lan cho hay là anh Đặng Chí Hùng và Trương Quốc Huy thì bị đưa về IDC, còn Lê Văn Quang thì bị đưa đi cưỡng bức lao động 45 ngày trả tiền phạt nhập cư bất hợp pháp. Mỗi ngày làm được trả công 200 THB (hơn 7 USD). Cuối cùng cũng sẽ bị đưa về nhà tù IDC.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Lãnh đạo quân đội Thái Lan đồng ý gặp Suthep

Ngày 13-12, tư lệnh tối cao quân đội Thái Lan Tanasak Patimapragorn đã đồng ý gặp thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban để lắng nghe các đề xuất “cải tổ chính trị” của phe biểu tình.

Ông Suthep muốn hủy bỏ chế độ dân bầu ở Thái Lan - Ảnh: Reuters

Theo báo Bangkok Post, ông Suthep cho biết ông Tanasak đã đồng ý gặp ông và các lãnh đạo biểu tình vào chiều ngày mai 14-12. Ông Suthep khẳng định sẽ giải thích rõ với quân đội về kế hoạch cải tổ chính trị và hi vọng quân đội sẽ “đứng về phía nhân dân”.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Phe biểu tình Thái Lan ra điều kiện bầu cử

Ngày 11.12, phe biểu tình ở Thái Lan đòi phải thực hiện cải cách trong quy chế bầu cử ở nước này trước khi tiến hành tổng tuyển cử mới như quyết định của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Người biểu tình dựng trại gần tòa nhà chính phủ Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
Người biểu tình dựng trại gần tòa nhà chính phủ Thái Lan - Ảnh: Minh Quang 
Thủ lĩnh Suthep Thaugsuban tuyên bố đó là “điều cần thiết để đất nước không lọt vào vòng xoáy nham hiểm”, ý muốn nói đến khả năng đảng Puea Thai sẽ lại chiến thắng và người thuộc dòng họ Shinawatra tiếp tục lãnh đạo đất nước.

Cuộc đào thoát của thủ hạ ông Jang Song-thaek

Theo sau số phận bi đát của Jang Song-thaek, phe cánh của ông này vội vã tháo chạy khỏi CHDCND Triều Tiên.

Các ông Ri Yong-ha (ngồi bên trái), Jang Su-gil (sau ông Ri) và Jang Song-thaek (bìa phải) trong một sự kiện với nhà lãnh đạo Kim Jong-un (ngồi giữa) năm 2012 - Ảnh: Korean Central TV
Các ông Ri Yong-ha (ngồi bên trái), Jang Su-gil (sau ông Ri) và Jang Song-thaek (bìa phải) trong một sự kiện với nhà lãnh đạo Kim Jong-un (ngồi giữa) năm 2012 - Ảnh: Korean Central TV 
Giới truyền thông Hàn Quốc đưa tin CHDCND Triều Tiên đang đối mặt những cuộc đào tẩu chính trị lớn nhất trong 15 năm qua. Theo đó, các cố vấn và phụ tá thân cận dưới trướng ông Jang Song-thaek, dượng nhà lãnh đạo Kim Jong-un, lần lượt tìm cách chạy khỏi nước này sau khi ông Jang bị tước hết chức vụ vào cuối tuần qua.
Nhân vật bí ẩn
Tờ The Korea Times dẫn các nguồn thạo tin cho biết hiện có 4 nước chạy đua tranh giành một cố vấn chủ chốt của ông Jang, người cách đây mấy ngày được cho là muốn xin tị nạn tại Hàn Quốc. Theo đó, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc muốn giành quyền kiểm soát nhân vật bí ẩn, mà theo trang tin YTN và tờ Kyunghyang Shinmun là đang ẩn náu tại một địa điểm bí mật ở Trung Quốc. Người này được cho là giám đốc quản lý tài chính của Jang Song-thaek và nắm thông tin về các quỹ ngầm của gia đình ông Kim Jong-un.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Huaxin “không tham gia làm CMND 12 số”


Mai mốt anh Tàu làm thẻ Đảng cho hơn ba triệu đảng viên là xong... he he!!!

Ngày 9-12, Báo Người Lao Động đăng bài CMND sẽ thay sổ hộ khẩu?, trong đó có hình ảnh mẫu CMND mới 12 số sẽ được Bộ Công an triển khai cấp mở rộng trên địa bàn 27 quận, huyện ở Hà Nội thời gian sắp tới.
Ngay trong ngày, đã có nhiều bạn đọc thắc mắc về chuyện có phải phôi CMND mới được sản xuất bởi một tập đoàn của Trung Quốc hay không. Bởi lẽ, trên chiếc phôi CMND mà Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII) Bộ Công an đưa ra trong cuộc họp báo chiều 6-12 có in dòng chữ màu đỏ specimen Huaxin (mẫu của Huaxin - một tập đoàn Trung Quốc). Huaxin được coi là một tập đoàn chuyên sản xuất các chất liệu làm nên thẻ công dân tại Trung Quốc.
Mẫu CMND mới 12 số in tên một tập đoàn Trung Quốc gây bàn tán trong dư luận
Mẫu CMND mới 12 số in tên một tập đoàn Trung Quốc gây bàn tán trong dư luận
Ngay lập tức, vấn đề này đã trở thành đề tài trao đổi trên một số diễn đàn mạng, xung quanh chuyện tập đoàn Huaxin đóng vai trò gì trong việc sản xuất, in ấn CMND mới của Việt Nam. Điều này rất quan trọng bởi CMND mới 12 số được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhiều yêu cầu cao về bảo mật thông tin và tránh làm giả.

Thủ tướng Yingluck sẽ tiếp tục tranh cử

Thủ tướng đương nhiệm của Thái Lan Yingluck Shinawatra sẽ vẫn chạy đua trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, bất chấp làn sóng biểu tình đòi bà từ chức. 

yingluck-6554-1386597555.jpg
Thủ tướng Yingluck sẽ tiếp tục đại diện đảng Pheu Thai tranh cử. Ảnh: AFP
"Yingluck chắc chắn sẽ chạy đua, vì bà đã làm việc với đảng lâu nay. Chúng tôi giải tán quốc hội vì chúng tôi rất tự tin. Chúng tôi muốn đảng Dân chủ tham gia bầu cử và không chơi trò chơi đường phố nữa", Charupong Ruangsuwan, lãnh đạo đảng cầm quyền Pheu Thai, nói với các phóng viên hôm 9/12.
Bangkok Post cũng dẫn lời ông Charupong cho hay, Pheu Thai đã sẵn sàng để tổ chức tuyển cử sau khi quốc hội giải tán. Ban chấp hành đảng sẽ nhóm họp trong một, hai ngày tới để vạch ra chiến lược bầu cử. 
Lãnh đạo đảng Pheu Thai cũng có lời khuyên dành cho đảng Dân chủ đối lập rằng: "Đừng sợ bầu cử. Đừng chơi trò chơi đường phố. Mặc dù các anh đã thua trong 8 cuộc bầu cử vừa qua, rồi một ngày các anh sẽ thắng", ông nói

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Thủ tướng Thái 'sẽ giải tán nghị viện'

Thủ tướng Yingluck Shinawatra hôm thứ Hai 9/12 nói sẽ giải tán nghị viện và tổ chức bầu cử sớm nhất có thể theo sau làn sóng biểu tình ở Bangkok.
Trong bài phát biểu được truyền hình tới toàn dân, bà Yingluck nói: "Ở giai đoạn này, khi mà nhiều người phản đối chính phủ đến từ nhiều nhóm khác nhau, cách tốt nhất là chuyển giao lại quyền lực cho người dân Thái và tổ chức bầu cử".
"Để người Thái sẽ quyết định."

Thủ tướng Yingluck Shinawatra nói sẽ tổ chức bầu cử sớm

Giới phóng viên cho rằng nếu đúng cam kết thì bầu cử sẽ được tổ chức trong vòng 60 ngày tới.

ĐẠO HỒ


Đạo Hồ có thật hay chỉ là một ngoa ngôn và thêu dệt của người dân thù ghét CS?
 
Xin thưa, chẳng ngoa ngôn, cũng không phải thêu dệt, đạo Hồ hay Hồ giáo là chuyện có thực, một tôn giáo đang thịnh hành tại VN. Theo nghĩa tôn giáo, đạo Phật là đường lối tâm linh giải phóng con người khỏi khổ lụy. Đạo Chúa thường gọi là con đường cứu rỗi của Thiên Chúa cho trần gian. Thế còn đạo Hồ? Nó không hơn không kém là biện pháp duy trì sự thống trị của đảng VGCS trên đất nước.
 
 
Thực tế và lịch sử trên 60 năm qua đã minh bạch trả lời, Hồ Chí Minh là tên bán nước, đầy tớ Nga Hoa, đẩy nhân dân VN vào vòng nô lệ, lầm than, đói khổ. Cuộc đời Hồ toàn là gian manh, bịp bợm, dâm loạn, và chém giết. Ấy thế mà đảng VGCS suy tôn Hồ như một anh hùng Dân Tộc, sánh vai với những Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lợi, tôn thờ Hồ như bậc Bồ Tát, tạc tượng đem vô chùa để phật tử chiêm bái và thờ cúng ngang hàng với đức Phật. Trong các gia đình, ảnh Hồ phải có và phải được đặt nơi trang nghiêm nhất trong nhà. VGCS vẽ chân dung Hồ vừa là vị cha già dân tộc, yêu nước, thương dân, vừa là một bậc siêu phàm sánh ngang với thần phật. Không nghi ngờ gì nữa, VGCS mưu đồ lập ra một tôn giáo mới tại VN, gọi là Đạo Hồ.
Bài viết dưới đây của tác giả Trần Khải tìm hiểu về thứ tôn giáo mới này mà ông gọi là Hồ Giáo, hình thành và phát triển tại Việt Nam như thế nào. Bài này tác giả gởi lên internet ngày 22-5-2007, hơn 6 năm rồi. Ngày ấy, đọc bài thấy khá kỳ lạ nhưng thú vị, chúng tôi vẫn bán tín bán nghi, cố lưu giữ lại làm chứng liệu. Nay nghiệm thấy khảo sát của tác giả Trần Khải là xác thực. Chúng tôi xin tác giả, ông Trần Khải, cho phép đăng lại để chứng minh rằng “Đạo Hồ” là một sự kiện có thật, chứ không phải do lòng thù ghét VGCS thêu dệt ra. Sau ngày VGCS trong nước làm lễ suy tôn nhà sư Thích Quảng Đức, người mà chúng coi là lập công đầu trong việc triệt hạ TT Ngô Đình Diệm, làm sụp đố chế độ Đệ I VNCH, và cuối cùng đưa đất nước vào vòng thống trị của VGCS, thì Hồ giáo càng được khẳng định hơn.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiêu bài viết của tác giả Trần Khải.