Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Bảy bước quan trọng để một người tị nạn hoàn tất quá trình tìm kiếm tự do

Ý kiến BBT:

Sau khi bài này đăng tải đã có một số bạn đọc gửi email thắc mắc về việc tác giả Lê Nguyên Hồng nói là "tỉ lệ người Việt tị nạn thành công là 2 phần ngàn tại Thái", chúng tôi đã có buổi liên lạc bằng điện đàm với tác giả này (hiện đã định cư tại Sydney - Úc), ông cho biết như sau:

1. Kể từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2013 đã có ít nhất trên 1500 và dưới 2000 người (hộ gia đình và cá nhân, không phải nhân khẩu) có quốc tịch Việt Nam đến đệ đơn xin tị nạn tại UNHCR BKK. Những người xin tị nạn gồm có người Việt (kinh), Khmer Crom, Thượng, H'Mong vv.., nhưng hiện chính thức chỉ có 03 trường hợp định cư thành công, đó là cô Vũ Phương Anh, ông Nguyễn Đức Vinh, ông Lê Nguyên Hồng. Những trường hợp khác như nhóm Cồn Dầu thì đây là trường hợp đặc biệt được Quốc Hội Mỹ quan tâm, cử luật sư sang Thái tác động. Ngoài ra có sự tham gia tích cực của BPSOS và dân biểu Cao Quang Ánh... vì vậy nhóm này để riêng ra vì không ai bì kịp với sức mạnh của họ. Vậy chúng ta chỉ nhắc đến những trường hợp bình thường.

2.Đối với trường hợp ông Nguyễn Ngọc Quang thì đã được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam chấp nhận định cư Mỹ nhưng vì ông Quang không có Passport do đang thời gian quản chế nên phải chạy sang Thái làm thủ tục, vậy đây cũng là trường hợp đặc biệt. Đối với trường hợp Lê Văn Kỳ thì cùng nhóm của ông Quang nhưng vẫn chưa được đi định cư.

3. Những người không được tính là tị nạn tại Thái vì họ đã có quy chế Refugee từ Cambodia sau đó mới chạy sang Thái hiện có khoảng  7 gia đình, nhưng chỉ có duy nhất 01 gia đình được định cư Đan Mạch, còn lại đều vẫn đang tạm dung bất hợp pháp tại Thái.

Như vậy thì tỉ lệ 2/ 1 ngàn người tị nạn thành công (hoàn tất quá trình tìm kiếm tự do) như tác giả nói là chính xác.

Sau đây là bài viết: 

Bảy bước quan trọng để một người tị nạn hoàn tất quá trình tìm kiếm tự do


Thưa quý vị và các bạn.

Trên con đường nỗ lực tìm tự do tại United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), mỗi người tị nạn đều phải trải qua những bước khó khăn nhất định, đặc biệt là họ phải làm sao để cho UNHCR công nhận tư cách tị nạn (Refugee) cho họ bằng việc cấp cho những người được công nhận tư cách tị nạn một tấm giấy “UNHCR Refugee Certificate”.



Nhưng như vậy là chưa đủ để người đó có thể được UNHCR và các cơ quan hữu trách khác thiết lập và hoàn tất quá trình tái định cư, tức là gửi người tị nạn đến định cư tại một nước Đệ tam. Họ - những người có tư cách tị nạn còn tiếp tục phải trải qua những bước khác – thì mới hoàn tất quá trình tìm kiếm tự do. Dưới đây tôi xin liết kê ra 7 bước bắt buộc đó:

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Sự Trở Lại Của Thuyền Nhân Việt Nam



ASHLEY HALL: Người Việt Nam đang rời bỏ đất nước để đến tị nạn ởAustralia với những con số thuộc diện lớn nhất kể từ giai đoạn hậu chiến trong thập niên 1970.
460 người Việt đã cập bến kể từ tháng Giêng 2013.
Cộng đồng người Việt cùng những người yểm trợ người tỵ nạn tại Australianói rằng chế độ cộng sản áp bức ở Việt Nam gần đây đã tăng cường đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Những người chỉ trích cho rằng Chính phủ Australia chưa làm đủ để gây áp lực công khai lên Chính phủ Việt Namvề thành tích nhân quyền của họ.
Phóng viên Annie Guest của chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Hội đồng Độc lập Yểm trợ và Tranh đấu cho Người tỵ nạn (Independent Council for Refugee Advocacy), Marion Le:

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Thiếu tá Hải quân Mỹ gốc Việt và cuộc hội ngộ với ân nhân

Kính thưa quý vị, trở về thời điểm mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi đang nằm bên xác mẹ trên Đại lộ Kinh Hoàng đã được một người lính Việt Nam Cộng Hòa nhặt lên đặt trong chiếc nón lá và trao cho một Thiếu úy Thủy quân Lục chiến người Việt đang giúp dân chúng di tản tại cầu Mỹ Chánh. Em bé 4 tháng tuổi nay là Trung tá Hải quân gốc Việt ở Hoa Kỳ. Cô đã gặp lại người cứu mạng mình sau 41 năm. Hôm nay Trung tá  Kim. Mitchell chia sẻ với quý vị về cuộc hội ngộ đặc biệt này:
Nữ Thiếu Thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt - Kimberly Mitchell 
trong cuộc hội ngộ với cựu Thiếu úy Thủy quân Lục chiến VNCH Trần Khắc Báo 
hồi cuối năm 2012.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Một hòn đảo cho người tị nạn cộng sản


Vietnamese_boat_people Nhân dịp cựu Thủ tướng Anh, bà Magaret Thatcher vừa qua đời, và cũng là một nhắc nhớ về một mốc lịch sử – Tháng Tư 1957 – và hệ quả, DCVOnline  đăng tải một bản tin rất cũ, nói về tài liệu đã được chính phủ Anh Quốc giữ kín 30 năm [1979-2009].
Vì lo ngại phản ứng chống lại người tị nạn Việt Nam, bà Margaret Thatcher yêu cầu Úc (Australia) giúp mua một hòn đảo để tái định cư họ, tài liệu của Nội các Anh từ năm 1979 tiết lộ.
Phổ biết sau 30 năm bắt buộc giữ kín, hồ sơ của Văn phòng Thủ tướng cho thấy mức độ lo ngại của Thủ tướng Anh về việc cấp tư cách tỵ nạn cho 10.000 thuyền nhân theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc.

Hai nghi phạm đánh bom Boston là người tị nạn


Truyền hình Nga hôm thứ Sáu loan tin hai anh em người Chechnya là nghi can trong vụ đánh bom khủng bố. Tuy nhiên đối với người Nga thì có một diễn biến mới: Vụ đánh bom tại Boston.

Trong những năm gần đây, người Chechnya bị truy tố trong các vụ đánh bom tại xe điện ngầm Moscow, một phi trường Moscow và một xe lửa từ Moscow. Tuy nhiên lần này các phóng viên Nga đưa ra những tin tức chi tiết về tiểu sử của hai thanh niên Chechnya, Tamerlan và Dzhokhar Tsarnaev, nghi can trong các vụ tấn công tại Mỹ.
Hai anh em nghi phạm đánh bom Boston
Tại Dagestan, một nước cộng hòa có truyền thống Hồi giáo, giáp ranh với Chechnya, hiệu trưởng Temirmagomed Davudov nói gia đình Tsarnaev từ nước Cộng hòa Kyrgyztan vùng Trung Á đến Dagestan vào năm 2001. Trong Thế chiến Thứ hai, Stalin trục xuất hầu hết người dân Chechnya đến Trung Á.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Albrecht, ân nhân của người Việt tị nạn tại Đức


Dr. Ernst Albrecht, nguyên thống đốc tiểu bang Niedersachsen, CHLB Đức. cdu-niedersachsen.de

 
LTS: Những "ân nhân" của người Việt tại Đức: ông Albrecht (cựu thống đốc bang Niedersachsen, nhận người Việt tị nạn đầu tiên vào Đức), ông Neudeck (người khởi xướng con tầu nhân đạo Cap Anamur cứu người biển Đông). Những nhân cách lớn nầy góp phần viết lịch sử Đức và lịch sử người Việt hải ngoại… T.T.

Ts. Ernst Albrecht là cựu Thống đốc bang Niedersachsen (Ministerpräsident von Niedersachsen) từ 1976 tới 1990, thủ phủ Hannover. Trong thời gian cầm quyền, Ông đã có việc làm nhân đạo để đời với người tị nạn Việt Nam tại Đức.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

TÀU CHỞ 66 NGƯỜI TỊ NẠN CẬP BẾN TÂY ÚC ĐẠI LỢI















Tin Geraldton - Một chiếc tàu chở 66 người tị nạn Sri Lanka đã cập bấn Geraldton tại Tây Úc vào ngày hôm nay mà không bị chính quyền Úc Đại Lợi chặn lại. Chiếc tàu đã cập bến cảng Geraldton trước khi lực lượng Tuần Duyên được cảnh báo bởi 2 người đàn ông trên một chiếc xuồng ba lá.


Hàng nghìn người vượt biên vào Brazil


Giới chức Acre nói cần thêm ngân khoản để xử lý tình trạng nhập cư lậu
Bang Acre của Brazil tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi có làn sóng nhập cư bất hợp pháp từ quốc gia láng giềng Bolivia và Peru.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Vợ "trưởng thôn" Văn Hiệp là người Việt tị nạn tại Đức


Lần đầu tiên, câu chuyện tình xúc động của nghệ sĩ Văn Hiệp mới được tiết lộ qua tâm sự của bà Văn Thị Kim Dung, người vợ duy nhất của ông bấy lâu vẫn sống ở Đức.
Nghệ sĩ Văn Hiệp và bà Văn Dung thời trẻ
Nghệ sĩ Văn Hiệp và bà Văn Dung thời trẻ.
Có lẽ đây là một may mắn của phóng viên khi được bà trải lòng ngay trong thời khắc tang gia bối rối và bà vừa phải vượt qua hai chặng máy bay về nước tiễn biệt chồng...
Rụt rè mãi ở đầu ngõ tôi mới dám tiến về phía nhà của nghệ sĩ Văn Hiệp. Dù rất hâm mộ ông nhưng thật khó mở lời xin phép phỏng vấn gia đình vào lúc này, khi cả nhà đang bận rộn chuẩn bị cho lễ viếng - lễ truy điệu và đưa tang nghệ sĩ Văn Hiệp bắt đầu vào 10h sáng nay (11/04/2013).
Chị Chiên, vợ anh Nguyễn Quốc Thắng, con trai đầu của nghệ sĩ Văn Hiệp hồn hậu mời tôi vào nhà. Bà Văn Dung (kiểu gọi tắt tên mình mà bà rất thích bởi nó gần với tên Văn Hiệp, chồng bà) đã nán lại trò chuyện với tôi.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Thông báo tạm ngưng post sách "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức

Kính quý vị độc giả.
Vì điều kiện tôi bận đột xuất nên trang Bangkok Việt Refugee tạm ngưng đăng tiếp các phần của sách Bên Thắng Cuộc".
Kính mời quý độc giả vào đọc trực tiếp tại các đường link dưới đây
Nguyễn Văn Hưng


Phần I:












Phần II













Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Tình cảnh khó khăn của người Việt tị nạn tại Thái Lan

Hiện nay riêng những người tị nạn đã được UNHCR cấp quy chế Refugee sẽ đối mặt với việc bị cắt giảm tiền trợ cấp. Lý do là hiện nay trên thế giói, người tị nạn đang gia tăng chóng mặt, điểm nóng nhất là Syria với con số khủng khiếp: 1,3 triệu.
Tại Thái lan, ngoài việc UNHCR phải lo đời sống cho một lượng người tị nạn thường trực lên đến con số dưới 100 ngàn, phần lớn là người Myanmar và vụ cháy trại tị nạn của người Myanmar hồi tháng trước đã tiêu tốn một khoản kinh phí không nhỏ của họ. Trong khi đó làn sóng tị nạn đến từ Srilanka, Somali, Việt Nam, Cambodia vv... vẫn không ngừng gia tăng thêm.
Theo thống kê tạm tính, hiện vẫn còn khoảng 20 người tị nạn Cồn Dầu đã được cấp quy chế tị nạn nhưng chưa được tái định cư, trong đó còn khoảng 40 người Cồn Dầu khác đã bị UNHCR từ chối cấp quy chế. Rải rác vẫn có những nhóm nhỏ và những gia đình riêng người Việt đến nộp đơn xin tị nạn...
Vì lý do thiếu kinh phí cho nên người tị nạn nói chung và người Việt cũng không là ngoại lệ, đã bị UNHCR cắt giảm tiền trợ cấp, bắt đầu từ tháng 04/2013.

Xem thêm:

Người tỵ nạn Syria sẽ tăng lên 4 triệu vào cuối năm nay

A- A+ ‹Đọc›
Hiện đã có hơn 1,3 triệu người Syria đang tỵ nạn ở tại các nước Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Ira

Người tị nạn Syria ở Jordan.
Người tị nạn Syria ở Jordan.
Số người Syria tỵ nạn tại các nước láng giềng sẽ lên tới 4 triệu người vào cuối năm nay, nếu không có một giải pháp chính trị nào để chấm dứt cuộc khủng hoảng và bạo lực đẫm máu kéo dài hơn 2 năm qua tại quốc gia Trung Đông này.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 7



Chương 7: “GIẢI PHÓNG”
  hiều người Việt đã cầm súng với niềm tin họ chiến đấu là để giải phóng miền Nam. Trong suốt nhiều thập niên, truyền thông nhà nước đã lặp đi lặp lại điều này như là chân lý. “Giải phóng” là cách nói để mô tả sự kiện kết thúc vào ngày 30-4-1975. “Giải phóng” là từ không chỉ được dùng bởi những người đi từ trong các chiến khu mà còn được nói như một phản xạ tự nhiên của không ít người dân. Có hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, nhưng hàng chục triệu người miền Nam vẫn chọn con đường ở lại, rồi chính họ sẽ có những trải nghiệm đáng nhớ về “giải phóng”.
Sài Gòn thay đổi
Chiều 2-5, từ trường Petrus Ký, Ban Kinh tài Thành ủy đưa nhóm ông Võ Văn Kiệt sang “tiếp quản” nhà 222 và 224 đường Phan Thanh Giản321. Ngôi nhà này vốn là nơi ở của tùy viên quân sự Anh. Người giúp việc cho ông tùy viên lại cũng là một cơ sở bí mật của Cách mạng. Ông Võ Văn Kiệt tới, gia đình rất mừng, và từ hôm đó họ trở thành “cán bộ Thành ủy”.

Trộm điện thoại, 1 người Việt bị bắt tại Thái Lan


Cảnh sát Thái Lan vừa bắt một người Việt đột nhập vào một cửa hàng để trộm điện thoại di động và đang truy lùng những người khác được cho là trong đường dây của nghi phạm.


Cảnh sát ở tỉnh Nakhon Pathom, cách Bangkok 56 km, hôm 6.4 đã bắt Đậu Quang Thịnh (21 tuổi), tại một quán ăn vì nghi ngờ Thịnh là kẻ trộm tài sản trong một cửa hàng điện thoại.

Kiểm tra nơi ở của Thịnh, cảnh sát phát hiện 18 điện thoại di động, loại đã qua sử dụng, 3 máy tính xách tay, với tổng giá trị 200.000 bahts (khoảng 140 triệu đồng).
Theo cảnh sát, vào 2 giờ sáng 4.4, Thịnh leo lên mái nhà của cửa hàng nằm trong chợ Nong Chok. Sau đó khoét 1 lỗ trên mái nhà để chui vào bên trong. Thịnh mang theo 4 cái túi và vơ hết đồ đạc có giá trị trong cửa hàng cho vào trong túi.

Thư gửi đồng bào người Việt sinh sống tại Thái lan của mái ấm Cánh Hoa dại


Thăm quý anh chị và các bạn,

Gửi quý anh chị bản tin từ Mái Ấm Cho Loài Hoa Dại.  Hai Sơ dòng Chúa Chiên Lành hiện đang làm việc tại đây và sẽ đảm nhiệm trông coi trung tâm này.  Sơ Supapawn và Sơ Siriporn là công dân Thái gốc Việt.  Trước khi về Chiang Mai để đảm nhiệm Mái Ấm Cho Loài Hoa Dại, Sơ Supapawn là giám đốc đại diện dòng trông coi vùng Đông Nam Á điều hành nhiều chương trình giúp đỡ cho phụ nữ và trẻ em, nhất là những phụ nữ bị lường gạt để bị bán ra nước ngoài. Sơ Supapawn là người con thứ 5 trong gia đình có 8 người con. Ngoài Sơ ra gia đình còn có thêm 2 chị em tu dòng: 1 Sơ thuộc dòng Mến Thánh Giá và 1 Sơ thuộc dòng Sa lê Giêng.

Sơ Siriporn trông coi một trung tâm huấn nghệ tại thành phố Chiang Rai, cách Chiang Mai gần 200 cây số vế hướng bắc.  Sơ Siriporn đặc biệt hướng dẫn nông dân cách trồng trọt và gia tăng năng suất cách trồng tỉa.

Với hai Sơ trông coi Mái Ấm Cho Loài Hoa Dại, Elizabeth & Michael tin tưởng rằng các người mẹ trẻ cũng như những người tị nạn sẽ tiếp tục phát triển tương lai tươi sáng; Và hai Sơ sẽ đem đến những sinh động mới cho chương trình.  Gia đình Elizabeth & Michael cũng chuẩn bị trở về lại Mỹ; Cháu An sẽ đi đại học tại Maine; còn hai cháu Kim Trinh, Thùy Anh sẽ tiếp tục để hoàn tất chương trình trung học.  Nhìn lại những thành quả trong những năm qua, Elizabeth & Michael nhận thấy sự yêu thương và quan phòng của Thượng đế  dành cho các con cái Ngài qua tất cả những khích lệ và đóng góp tinh thần cũng như vật chất của tất cả quý anh chị và quý bằng hữu. Hy vọng quý anh chị và các bạn tiếp tục giúp đỡ Mái Ấm Cho Loài Hoa Dại ngõ hầu những người mẹ trẻ và con cái của họ hoặc những người tị nạn mặc dù trong hoàn cảnh cùng quẫn có nơi nương tựa và nhận ra tình thương yêu Thượng đế mà hy vọng vào một tương lai tươi tốt hơn.

Chân thành cảm ơn,

Elizabeth, Michael và gia đình

Kích chuột vào đường link dưới đây để xem nội dung tin tức tại Trung tâm Mái Ấm Cho Loài Hoa Dại (download file PDF). Thông tin của vợ chồng ông Michael Nguyễn Thái Bình. Trân trọng.

http://www.mediafire.com/view/?6yifhilmuniwt2e 




Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Trả lời thư bạn đọc tháng 4/2013

Kính quý bạn đọc.

Trong thời gian vừa qua trang Bangkok Việt Refugee đã nhận được một số thư của độc giả. Chúng tôi đã trả lời trực tiếp wua email.

Riêng về lý do tại sao chúng tôi không đăng toàn bộ bài viết "Thăm người Việt tị nạn bị giam giữ ở IDC Bangkok" của nà báo Đỗ Vũ thì xin được trả lời như sau:

Bài của anh Đỗ Vũ rất tốt và trung thực. Nhưng chúng tôi không thể đăng vì trong bài viết đó anh Vũ có nhắc đến tên tuổi và một số việc làm của một số người cụ thể như TS Nguyễn Đình Thắng (giám đốc điều hành BPSOS), một số người của đài RFA, cô Luyến (người tị nạn), xét thấy những thông tin đó có thể gây nên những hiểu lầm nên chúng tôi đã cắt bỏ như qúy bạn đọc đã thấy...

Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất hàng trăm người tị nạn Syria



Giới chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua cho biết nước này đã trục xuất ít nhất 600 người Syria tại một trại tị nạn gần biên giới sau các cuộc đụng độ giữa những người này với lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ xung quanh việc phản đối về điều kiện sống.
Trẻ em Syria trong một khu dành cho người tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Theo nguồn tin trên, các camera an ninh trong trại tị nạn đã ghi lại hình ảnh của khoảng 600 đến 700 người Syrie liên quan đến vụ bạo động xảy ra vào hôm qua với lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà chức trách đã quyết định trục xuất những người này khỏi trại để ngăn chặn nguy cơ tái diễn tình trạng trên.

Không dưới 8 người tị nạn Myanmar thiệt mạng trong vụ đụng độ ở Indonesia



Không dưới 8 người tị nạn Myanmar thiệt mạng trong vụ đụng độ ở Indonesia
EPA
Tám người tị nạn Myanmar thiệt mạng và 15 người bị thương trong vụ đụng độ diễn ra tối qua tại một trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp ở miền tây Indonesia. Cổng thông tin Detik.com đưa tin vào ngày thứ Sáu.

35 nghìn người tị nạn Syria trở về từ Jordan

Truyền thông Jordan ngày 5/4 đưa tin, khoảng 35.000 người tị nạn Syria đã tự nguyện rời khỏi trại tị nạn al-Zaatari trở về nước do không chịu nổi điều kiện sống ở nơi đây.


Người tị nạn Syria ở Jordan.
Hãng thông tấn Sana của Syria dẫn lời phát ngôn viên của Văn phòng giải quyết các vấn đề về người tị nạn Syria ở Reino Hachemita (Jordan) Anmar al-Hamoud cho biết, số người tràn sang đất nước này từ vùng Cận Đông kể từ đầu cuộc khủng hoảng 2 năm trước đã lên tới 34.824.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Ngày càng nhiều người Việt Nam vượt biển sang Australia tị nạn


Hình do Bộ Nội vụ Australia cung cấp cho thấy tàu chở người tị nạn bị chặn bắt trong vùng biển phía bắc Australia.
Hình do Bộ Nội vụ Australia cung cấp cho thấy tàu chở người tị nạn bị chặn bắt trong vùng biển phía bắc Australia.
CỠ CHỮ 
Một phúc trình mới đây của chính phủ Úc cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam dấn thân vào những chuyến đi biển nguy hiểm và đầy bất trắc để sang Australia tị nạn.

Một người Việt bị bắt nghi do ăn cắp hàng hiệu

(TNO) Cảnh sát Thái Lan ngày 25.3 đã bắt một người Việt bị tình nghi là ăn cắp hơn 200 mặt hàng thuộc loại hàng hiệu ở trong trung tâm hàng thời trang cao cấp Central World, Bangkok.

Một số tang vật ăn cắp

Vụ người Việt giết người Việt ở Bangkok



Vẫn còn một nghi can trong vụ giết người Việt chặt xác ở Bangkok

(TNO) Theo cảnh sát Thái Lan, vẫn còn một nghi can người Việt đang bị truy nã được cho là có liên quan trong vụ giết người Việt ở Bangkok.

Ghi nhận ban đầu của cảnh sát, nghi can này có tên là Minh nhưng không rõ họ. Minh là tên thường được các nghi can khác gọi người này.
Cảnh sát Thái Lan cho rằng Minh vẫn đang lẩn trốn trên đất Thái.
Cho đến nay cảnh sát đã bắt được 5 nghi can trong vụ giết người này.
Nghi can Lê Văn Thắng, 29 tuổi, là bạn của Trần Thanh Lam, người tự khai là hung thủ duy nhất giết Hoàng Trọng Hùng. Thắng không thuộc đối tượng bị truy nã nhưng vì có mặt tại khu các nghi can khác nên bị giam giữ để điều tra.
Cảnh sát Thái Lan không tin Lam là người duy nhất hạ thủ Hùng, vì dựa vào những chứng cứ thu thập được, có thể có sự tham gia của những nghi can khác.