Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 6



   Phần I: Miền Nam

Chương 6: VƯỢT BIÊN

gày 7-8-1987, khi Trần Minh Triết292 lên thuyền, anh kể: “Tôi thấy chuyến vượt biên còn có hai thầy giáo và hai người bạn học cùng lớp của mình”. Những năm ấy, người dân miền Nam nói: “Nếu cây cột đèn mà biết đi chắc nó cũng đã bứng đất mà đi mất”. Nếu như những gì xảy ra trong các trại cải tạo có thể được giữ kín, thì vượt biên lại là vấn đề gây chú ý ngay sau khi có các thuyền nhân tới được vùng biển quốc tế. Những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi chở hàng trăm người đối chọi với sóng dữ, với cướp biển, với sự thờ ơ của các quốc gia lân bang đã gây rúng động dư luận.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 5



Phần I: MIỀN NAM

Chương 5: CHIẾN TRANH


 ặc dù từ giữa năm 1977, Pol Pot bắt đầu được nói tới như những bóng ma áo đen, đêm đêm cầm dao quắm lẻn sang giết chóc dọc biên giới Tây Nam, nhưng người dân Việt Nam vẫn sững sờ khi ngày 25-1-1978, tình trạng chiến tranh được Chính phủ công khai thừa nhận. Kể từ khi Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, đất nước trải qua ba mươi năm chiến tranh liên tiếp chiến tranh. Chưa kịp hưởng một ngày thực sự yên vui, trai tráng lại phải khoác lên vai cây súng, lần này là đánh nhau với những “người anh em” Cộng sản.
Biên giới Tây Nam

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 4



Phần I: MIỀN NAM
Chương 4: NẠN KIỀU
  ăm 1978, Hà Nội phát hiện Bắc Kinh hậu thuẫn cho Pol Pot quấy phá biên giới Tây Nam. Hơn một triệu người Hoa ở Việt Nam đã trở thành mối lo “con ngựa thành Troy” cho một cuộc chiến tranh khi ấy được tin là không tránh khỏi. Ba “phương án” đưa người Hoa ra khỏi Việt Nam đã được triển khai. Bắc Kinh tố cáo Việt Nam gây ra vụ “nạn Kiều”. Việt Nam tố cáo Bắc Kinh “kích động”. Ở giữa “hai làn đạn”, cộng đồng người Hoa ở Việt Nam đã phải trải qua cơn biến động không kể hết đau thương.
Đội quân thứ năm
Đầu năm 1978, ông Lê Duẩn đưa Đỗ Mười vào miền Nam thay thế Nguyễn Văn Linh chỉ huy công cuộc “Cải tạo công thương nghiệp tư nhân”. Sau năm 1986, sự kiện này đã được nêu lên như là một bằng chứng để nói ông Nguyễn Văn Linh là người chống lại cải tạo tư sản. Tuy nhiên, theo ông Trần Phương, người có sáu tháng làm phó cho ông Nguyễn Văn Linh ở Ban Cải tạo công thương nghiệp Trungương: “Trong vấn đề cải tạo, Mười Cúc chỉ khác Đỗ Mười ở cách làm chứ không khác ở quan điểm cải tạo hay không cải tạo. Ở thời điểm ấy, Lê Duẩn chọn Đỗ Mười và đứng sau lưng Đỗ Mười vì ông muốn giải quyết vấn đề người Hoa gấp. Điều mà Lê Duẩn không tin là Mười Cúc làm được”.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 3



Phần I: MIỀN NAM
Chương 3: ĐÁNH TƯ SẢN
 au khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi” của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.
“Chiến dịch X-2”
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường: Mã Hỷ, vua lúa gạo; Lưu Tú Dân, lũng đoạn vải vóc; Bùi Văn Lự, nhập cảng, đầu cơ phụ tùng xe máy; Hoàng Kim Quy, thầu cung cấp kẽm

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG 2



Phần I: Miền Nam
Chương 2a: CẢI TẠO
 au hai mươi năm chia cắt, lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam vào những tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi vui mừng đón đứa con “nhảy núi” trở về thì đứa con “nguỵ” đang phấp phỏng nằm chờ trên gác; có những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình để lại đã trở thành “lính nguỵ”. Dù 175 nghìn khẩu súng các loại đã được giao nộp ngay trong mấy ngày đầu tiên sau 30-4, nhưng hơn nửa triệu sỹ quan, binh lính Việt Nam Cộng Hòa tan rã thì vẫn đang nhà ai nấy ở. Tất cả đều căng ra chờ đợi. 
Những ngày đầu

Lữ đoàn 203 được lệnh rút về Long Bình lúc 5 giờ chiều ngày 30-4, nhường công việc chiếm đóng Dinh và bảo vệ Sài Gòn cho Quân đoàn IV. Nhưng, theo ông Bùi Văn Tùng, gần một trăm chiếc tăng của ông đã không thể di chuyển, vì giờ đóngười dân Sài Gòn bắt đầu đổ ra đường. Sau những giờ phút căng thẳng nhất, như sợi dây căng hết cỡ đã đứt tung ra, mọi người Việt Nam, kể cả những người lính, cho dù ở phía nào, đều cảm thấy chiến tranh kết thúc!

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Cảnh sát Séc bắt giữ một người Việt bị truy nã quốc tế


“Nhóm săn đầu lâu” của cảnh sát Séc hành động và một người Việt bị sa lưới. Ngày 20. 2. 2013, cảnh sát phòng truy nã tội phạm, Cục cảnh sát chống tội phạm hình sự và điều tra thuộc Tổng cục cảnh sát Séc đã bắt giữ một người đàn ông Việt Nam đang bị truy nã quốc tế.

Hiện tại đương sự đang bị tạm giam để quyết định cho việc dẫn độ về Việt Nam.

Nhóm "săn đầu lâu" của cảnh sát Séc đang hành động trong một vụ án. Ảnh minh họa.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN I - GIẢI PHÓNG - CHƯƠNG I






hông ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách nhiệm.
*****
Published by
OsinBook∘2012
Copyright 2012 by Huy Đức & OsinBook∘2012
ISBN: 978-1-4675-5790-0
Huy Đức & OsinBook∘2012 giữ bản quyền
Thiết kế bìa và trình bày:
Phùng Văn Vinh & Trần Minh Triết
Bản giấy in tại California, USA
ISBN: 978-1-4675-5791-7
Phát hành toàn cầu