Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Tẽn tò

Lũy và Trâm


Thể hiện là một tên lưu manh trí thức hạng bét, Ngô Đắc Lũy vẫn kịp tung ra một chiêu hết sức trẻ con trước khi y bị đuổi ra khỏi trung tâm BRC số nhà 5 Soi 35 Sutthisarn Bangkok Thái Lan.

Đó là ngày 30/06/2012 y đã mua một số nước ngọt và tập trung các em nhỏ học sinh con em các gia đình tị nạn đang học tại BRC lại và tuyên bố là “tôi sẽ đi định cư ở Canada trong tháng 7 này” và đây (nước ngọt) là quà chia tay với các em. Nhưng khi lên lầu gặp một số nhân viên của BRC thì Lũy lại nói là “tôi xin nghỉ để đi chữa bệnh”.

Người tị nạn vượt biển đến Úc tăng vọt

Số lượng thuyền nhân vượt biên đến Úc trong 7 tháng đầu năm nay tăng vượt mức năm ngoái mặc dù có nhiều vụ tai nạn đắm tàu thuyền nhân trên biển.

AFP photo
Một chiếc thuyền chở 250 người tị nạn bị lật trên đường từ Indonesia đến Úc hôm 21/12/2011
Bộ Di trú Úc cho biết trong năm nay có tổng cộng 92 tàu chở khoảng 6 ngàn 557 người tị nạn đã đặt chân đến Úc.

SỨ MỆNH MẶC NHIÊN CỦA THUYỀN NHÂN VIỆTNAM

Một số hình ảnh những thuyền nhân đầu tiên trong cuộc chiến với Cộng Sản


Hiệp định Geneve 1954 qui định lấy vĩ tuyến 17 chia cắt Việt nam làm hai miền. Quân độihai bên phải rút về khu vực qui định trong vòng 300 ngày, trong thời gian nầydân hai miền được quyền lựa chọn nơi sinh sống và sẽ được hỗ trợ trong việc di chuyển.

Ba trăm ngày, vâng, ba trăm ngày của hoảng loạn trên nửa phần phía Bắc của đất nước Việt nam, người dân Miền Bắc bất chấp mọi đedọa, khủng bố, bắt bớ, thậm chí thủ tiêu của Cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã bồng bế dắt díu nhau xuống tàu xuôi Nam tìm tự do. Hà nội của ba mươi sáu phố phường, Hà nội của một thời đô hội bỗng chốc biến thành bãi tha ma với đoàn đoàn lớp lớp ma vương quỷ dữ lùng sục khắp nẻo hang cùng ngõ ngách, khủng bố, thủ tiêu lươngdân đã không hợp tác với chúng.

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Thư ngỏ gửi Liên Hội Người Việt Canada


Kính gửi đến: Vietnamese Canadian Federation; Suite 1 – 885 Somerset St. West, Ottawa, ON K1R 6R6 Canada.
Tel.: (613) 230-8282, Fax: (613) 230-8281, Email: VCFOttawa@gmail.com

Chúng tôi là một nhóm người Việt tị nạn tại Thái Lan xin gửi đến quý vị một số thông tin về một người tị nạn có tên là Ngô Đắc Lũy (NĐL), số NI: 22813 như sau:

Kể từ khi NĐL chạy từ Cambodia sang Thái, cộng đồng người Việt tị nạn ở Thái, nhất là tại Bangkok đã có nhiều xáo trộn, biến động. Đồng bào luôn trong tâm trạng lo lắng hoang mang về việc hồ sơ của gia đình mình bị kẻ xấu tung lên mạng Internet. Đồng thời có nhiều người đã bị đe dọa tính mạng. Mọi việc đều có nguồn gốc từ nhân vật NĐL.

Nếu nói chúng tôi không quan tâm đến những chuyện bất bình thường của NĐL thì ko đúng, vì chúng tôi cũng là những thành viên trong cộng đồng người Việt tị nạn ở Bangkok. Nhưng quả thật là chúng tôi không có trách nhiệm hay liên quan gì đến chuyện tư cách hay nhân phẩm của cả NĐL và những người tị nạn khác. Nhưng việc NĐL bất chấp tình đồng hương, lừa dối và bất kính đối với cả những cựu tù chính trị lớn tuổi, án chung thân, án 20 năm và án trên 20 năm trong lao tù Cộng Sản, nay đào thoát ra đi tị nạn, là một nỗi đau đớn và nhức nhối không ai có thể bỏ qua!!!

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Đề xuất luật của thiếu nữ Việt được Mỹ thông qua

Sau 4 năm kiên trì, đề xuất luật về an toàn xe buýt của thiếu nữ gốc Việt Le Yen Chi sẽ được Tổng thống Barack Obama ký duyệt vào tuần tới. 


Thiếu nữ gốc Việt Le Yen Chi. Ảnh: Khou11
Nhìn bề ngoài trông Le Yen Chi không có điểm gì giống với một người vận động hành lang, và có vẻ như cô cũng không muốn trở thành người như thế. Cô đến với chính trị một cách tình cờ, đúng hơn là sau một tai nạn.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Lễ Độc Lập Hoa Kỳ và Di Dân Việt Nam

Ngày 4 tháng 7 hàng năm là ngày lễ trọng đại nhất của Hoa Kỳ. Đó là ngày Mỹ quốc Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 và bắt đầu chiến tranh cách mạng chống lại Anh quốc trong 6 năm. Đến 1782 Anh và Mỹ ký thỏa ước ở Paris và công nhận Hoa Kỳ độc lập. Người Mỹ đã chiến thắng trận chiến tranh đầu tiên của lịch sử Hiệp Chủng Quốc.

Là công dân gốc Việt trong đợt di dân cuối cùng của thế kỷ 20, chúng ta nên tìm hiểu về đất nước mà chúng ta lập nghiệp. Các di dân tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ đã được dự ngày kỷ niệm 200 năm lập quốc vào năm 1976. Đến bây giờ nước Mỹ đã già thêm 35 năm nhưng lịch sử trẻ trung của Hiệp Chủng Quốc rất phong phú và cũng rất độc đáo. Hoa Kỳ là quốc gia bao gồm tất cả các sắc dân, các ngôn ngữ, các tập tục văn hóa. Nước Mỹ đã có các kỷ niệm vừa hung bạo vừa nhân từ. Tiêu diệt da đỏ, bắt da đen làm nô lệ, kỳ thị da vàng, đem quân đi làm cảnh sát trên thế giới, đi đến đâu là gây sóng gió ở đó. Hoa Kỳ cũng là quốc gia phát huy tự do dân chủ toàn cầu, viện trợ kinh tế, quân sự, giáo dục, xã hội, văn hóa cho toàn thể các quốc gia chậm tiến trên thế giới.

U.S. Independence Day

Nhân ngày Lễ Độc Lập, xin tham gia một việc ý nghĩa!

Kính thưa quý vị,

Nhân dịp Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton sẽ tới Việt Nam trong tuần lễ trước mặt, kính mời quý vị tiếp tay gởi lá thư tới Bà yêu cầu nêu vấn đề Nhân Quyền với CSVN và kêu gọi sự trả tự do cho các nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có công dân Hoa Kỳ  Nguyễn Quốc Quân.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân

Úc tìm thấy tàu chở người tị nạn mất tích


Úc tìm thấy tàu chở người tị nạn mất tích
Tàu chở người tị nạn tìm cách đến Úc được cho là từ Indonesia - Ảnh: AFP 

Ngày 4.7, một tàu hải quân Úc đã tiếp cận được tàu chở người tị nạn đã phát tín hiệu cầu cứu trước đó ở vùng biển ngoài khơi Indonesia.

Theo BBC dẫn nguồn từ giới chức Úc, thời tiết xấu khiến lực lượng Úc không thể lên tàu bị nạn, nhưng cho biết thủy thủ đoàn đã kiểm soát được tình hình.
Cơ quan An toàn Hàng hải Úc cho hay, một tàu thương mại cũng đã có mặt tại hiện trường và một tàu hải quân khác đang trên đường đến khu vực này.
Indonesia cũng đã điều một chiếc máy bay vận tải C-130 và một tàu hải quân đến khu vực tàu gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Gagah Prakoso, phát ngôn viên của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Indonesia.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Đám Đông Thầm Lặng (2)


Chị Bùi Thị Minh Hằng ôm chiếc nón 'Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam' sau cuộc giằng co với lực lượng đeo băng đỏ
Thật ra nếu nói người Việt Nam chưa bao giờ dám xuống đường biểu tình để đòi chính phủ thực thi những quyền hạn tự do, dân chủ thì cũng không hẳn chính xác cho lắm. Vì trên thực tế, vào ngày này năm ngoái, đã có hàng ngàn người Việt từ già đến trẻ xuống đường biểu tình ở Sài Gòn và Hà Nội. Và tuy mục tiêu chính của những buổi xuống đường này là để chống đối sự tham lam quá độ của Trung Quốc trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng chúng ta ai cũng có thể đồng ý rằng những buổi xuống đường ấy là một cách gián tiếp mà người dân muốn phản đối các chính sách của nhà cầm quyền Hà Nội.

Australia, Indonesia thảo luận về việc giải quyết nạn đưa lậu người


Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono và Thủ tướng Australia Julia Gillard trong cuộc họp báo tại Darwin, ngày 3/7/2012
Australia và Indonesia đã đồng ý tăng cường sự hợp tác trên biển trong một nỗ lực chống lại nạn đưa lậu người, sau khi hai chiếc tàu chở người xin tị nạn bị lật và gây tử vong cho mấy mươi người trong hai tuần qua. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer có bài tường thuật sau đây.

Croatia giải cứu 65 người trên biển Adriatic


Thuyền của những người vượt biển đến gần đảo Mijet, phía nam Croatia (hình do Bộ Quốc phòng của Croatia cung cấp)
Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) nói hôm thứ Hai, Lực lượng Tuần duyên Croatia đã giải cứu được 65 người từ một chiếc thuyền trôi lênh đênh trên biển Adriatic. UNHCR cho biết chiếc thuyền được phát hiện ngoài khơi đảo Mljet thuộc Croatia vào đêm chủ nhật. 

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Về câu chuyện tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và nhà báo Đỗ Vũ

Kính quý bạn đọc.

Ngày 2/7/2012 trang Bangkok Việt Refugees đã nhận được bài viết "Đỗ Vũ Trả lời" của nhà báo Đỗ Vũ (Danlambao). Tác giả yêu cầu "giữ nguyên nội dung" vì vậy BBT đã không đăng tin này vì lý do tế nhị. Nhưng quan trọng nhất đó là ông Vũ có thể sẽ phải đối mặt với 01 vụ kiện do BPSOS và tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng tiến hành.

Sau đó BBT có tìm và biết được trang KCBHN (Hoa Kỳ) đã đăng trọn vẹn bài này. Vì vậy để truyền tải thông tin đa chiều đến độc giả có thể tiện theo dõi vụ việc đang nóng rực trên một số diễn đàn, độc giả có thể đọc bài của nhà báo Đỗ Vũ trên trang KBCHN tại đường link:

http://kbchn.net/news/Xa-Hoi-Ton-Giao/NB-Do-Vu-sang-to-vu-TS-Nguyen-Dinh-Thang-5865/

BBT

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Thông báo từ Diễn Đàn VN-TD

Kính chào quí thành viên, 
Diễn Đàn Việt Nam Tự Do là nơi trao đổi, thông tin đa chiều của những người Việt Nam luôn quan tâm đến vận mệnh của Tổ Quốc - Dân Tộc - Việt Nam trong tinh thần tương kính và tôn trọng lẫn nhau.

Hai doanh nhân gốc Việt sáng giá tại Mỹ


Tại Mỹ, 2 doanh nhân gốc Việt là Đoàn Trí Trung và Chu Chính đang để lại những ấn tượng sâu sắc trong 2 lĩnh vực kinh doanh thời thượng.

Nhiều năm qua, không ít doanh nhân gốc Việt đã thành công rực rỡ trên nhiều lĩnh vực tại Mỹ. Nếu như lĩnh vực khách sạn có ông Trần Đình Trường, một tỉ phú gốc Việt vừa qua đời hồi tháng 5, thì ngành bất động sản có ông Triệu Phát hay kinh doanh ẩm thực có ông Chiêu Lê. Ngoài ra, một tên tuổi khác rất đáng được nhắc đến là Trung Dung, người tạo nên không ít tiếng vang trong ngành công nghệ thông tin tại Mỹ. Mỗi người có những dấu ấn, đặc trưng riêng. Trong đó, Đoàn Trí Trung và Chu Chính là 2 đại diện tiêu biểu cho sự thành công của cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt.
“Đại gia” ngành bán dẫn
Hai doanh nhân sáng giá tại Mỹ
Kỹ sư Đoàn Trí Trung, ngôi sao đang lên của ngành chip LED - Ảnh: Optics.org
Ít ai biết rằng Semileds, một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip LED (chíp đi ốt bán dẫn), được sáng lập bởi kỹ sư gốc Việt tên Đoàn Trí Trung (54 tuổi). Đến Mỹ khi còn khá trẻ, ông Trung nhận bằng kỹ sư về ngành kỹ thuật hạt nhân của ĐH California vào năm 1979, theo Bloomberg. Hai năm sau đó, ông tiếp tục nhận bằng thạc sĩ ngành hóa kỹ thuật cũng tại ĐH California. Kể từ đây, ông bắt đầu làm việc trong ngành kỹ thuật bán dẫn.
Đến năm 1988, ông chính thức gia nhập Tập đoàn Micron Technology, ở bang Idaho của Mỹ, là một trong những đơn vị hàng đầu thế giới về kỹ thuật bán dẫn. Từ đây, sự nghiệp của kỹ sư Trung ngày càng thăng hoa. Trong giai đoạn từ năm 1997 - 2003, ông Trung giữ chức Phó chủ tịch phụ trách quy trình phát triển của Micron Technology. Đồng thời, ông cũng đảm nhiệm chức vụ quản lý và điều hành tại nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Honeywell và Philips.
Từ năm 2003, ông trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Jusung Engineering, một công ty hàng đầu Hàn Quốc chuyên về thiết bị bán dẫn và LCD. Trước đó, hồi năm 2000, ông còn kiêm nhiệm chức vụ thành viên ban giám đốc của công ty chuyên về hệ thống kỹ thuật EMCO Flow Systems. Năm 2004, kỹ sư Trung cùng một số người sáng lập nên Công ty Semileds đặt trụ sở tại bang Idaho. Một năm sau đó, ông cũng được chọn vào ban giám đốc của Advanced Energy chuyên về công nghệ điều khiển, thiết bị bán dẫn.

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Bổ Túc Bản Lên Tiếng của BPSOS Về bài viết liên quan đến Ms. Nguyễn Công Chính

Bổ túc bản lên tiếng liên quan đến MS Chính

Tin Cập Nhật

Ngày 29 tháng 6, 2012
Ngày hôm qua chúng tôi lên tiếng về một bài viết liên quan đến Ms. Nguyễn Công Chính do một số thân hữu chuyển đến. Bài viết ấy ghi xuất xứ từ trang Dân Làm Báo.
Hôm nay chúng tôi phối kiểm được rằng trang Dân Làm Báo chưa bao giờ đăng bài này nên không có việc rút bài xuống.
Nghĩa là bài viết kể trên, được chuyển đi trên một số diễn đàn, không hề xuất xứ từ trang Dân Làm Báo.
Chúng tôi chân thành xin lỗi nhóm thực hiện trang Dân Làm Báo về sự hiểu lầm này.
Theo Mạch Sống: 

Một người gốc Việt bị nghi hỗ trợ khủng bố

 Chính quyền Mỹ đã buộc tội một người gốc Việt tình nghi giúp đỡ phiến quân ở Yemen có liên kết với al Qaeda, theo thông báo đăng trên trang tin Bộ Tư pháp Mỹ ngày 29-6.
Một binh sĩ Yemen trong cuộc chiến chống phiến quân có liên kết với al Qaeda tại thành phố Zinjibar ở nam Yemen ngày 12-6 - Ảnh: Reuters
Thông báo cho biết Minh Quang Pham, 29 tuổi, bị buộc tội khi di chuyển từ Anh đến Yemen vào tháng 12-2010. Các công tố viên liên bang cho biết Pham đã thề trung thành với nhánh al Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP).

Người Canada gốc Việt nhận huy chương của nữ hoàng Anh


Paul Nguyen, người Canada gốc Việt sáng lập trang mạng jane-finch.com, vừa được nữ hoàng Anh Elizabeth II trao tặng huy chương Kim khánh bội tinh Kim.

Paul Nguyen sinh ra và lớn lên tại Toronto; có cha là người gốc Việt, mẹ người Canada. Khi học trung học, anh đã tham gia và giành giải thưởng cấp quốc gia trong cuộc thi video “Phân biệt chủng tộc, hãy dừng lại!”. Vào Đại học York, chuyên ngành phim ảnh, Paul lại say mê tham gia các hoạt động xã hội và kiến thiết nhiều dự án xã hội.

Đại sứ toàn quyền Canada David Johnston và thủ tướng Stephen Harper đã trao huy chương Kim khánh bội cho Paul Nguyen vì những đóng góp lớn giúp cải thiện các mối quan hệ sắc tộc và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc đang sinh sống tại Canada, cũng như thành tích giúp đỡ trẻ em khó khăn trong cộng đồng người Việt. 
Paul Nguyen trong lúc nhận huy chương.