Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Người biểu tình Thái Lan tràn vào trụ sở quân đội

Ngày 29.11, người biểu tình chống Chính phủ Thái Lan đã tràn vào trụ sở quân đội nước này tại thủ đô Bangkok, kêu gọi quân đội cùng họ lật đổ chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra.



“Những người biểu tình đập cửa rồi xông vào trụ sở quân đội”, AFP dẫn lời người phát ngôn quân đội Thái Lan (không nêu tên).
Người đứng đầu quân đội Thái Lan không có mặt trong trụ sở này, cũng theo người phát ngôn trên.
AFP cho hay hàng ngàn người biểu tình đã tràn vào trụ sở quân đội Thái Lan ở thủ đô Bangkok, kêu gọi quân đội ủng hộ họ lật đổ chính quyền bà Yingluck.
Người biểu tình cũng đổ xô đến trước trụ sở đảng cầm quyền Puea Thai do bà Yingluck đứng đầu tại thủ đô Bangkok.

Malaysia chật vật trước làn sóng người Hồi giáo ở Miến Điện xin tị nạn

người Hồi giáo ở Miến Điện xin tị nạn
Malaysia là nơi sinh sống của khoảng 30.000 người Hồi giáo đến từ Miến Điện. Đa số là thuộc sắc tộc Rohingya mà Liên Hiệp Quốc mô tả là sắc dân thiểu số bị đàn áp nhiều nhất trên thế giới. Thông tín viên Mahi Ramakrishnan tường thuật rằng một làn sóng người Hồi giáo tị nạn mới trốn chạy những vụ đổ máu ở bang Rakhine của Miến Điện đang tăng thêm sức ép đối với cộng đồng Hồi giáo ở Malaysia và những nguồn lực giới hạn của họ.

Một số người tị nạn Hồi giáo từ Miến Điện đã sinh sống ở Malaysia trong 20 năm nay.

Thái Lan: Đảng Dân Chủ quyết lật đổ chính phủ

Bất chấp việc Thủ tướng Yingluck Shinawatra vượt ải bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội, cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.


Người biểu tình trước Tổng cục Cảnh sát Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
Sáng qua, bà Yingluck đã dễ dàng vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở quốc hội với tỷ lệ 297 phiếu ủng hộ và 134 phiếu chống. Tuy nhiên, làn sóng chống đối chính phủ vẫn tăng cao với việc hàng ngàn người biểu tình bao vây trụ sở của Tổng cục Cảnh sát và cắt đứt hệ thống điện ở đây. Chiếc loa công suất lớn đặt trên mui xe tải chĩa thẳng vào trụ sở Tổng cục Cảnh sát. Những người cầm đầu nhóm biểu tình liên tục chửi bới cảnh sát là tay sai cho điều được họ gọi là “chế độ Thaksin”, ám chỉ bà Yingluck là con rối của người anh trai, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
“Họ đã quên nhiệm vụ phục vụ người dân, họ chỉ phục tùng một người đó là Thaksin vì vậy chúng tôi đến để thức tỉnh họ”, ông Somkiet Pong Paiboon, lãnh đạo Mạng lưới nhân dân 77 tỉnh, thành Thái Lan nói.
Ông Somkiet nói mục đích  của những người tham gia biểu tình là đòi lại quyền làm chủ của người dân, không để gia đình Thaksin làm mưa làm gió, vơ vét làm giàu và làm hại đất nước. Tôn chỉ khi thành lập của Mạng lưới nhân dân 77 tỉnh, thành Thái Lan là đấu tranh bảo vệ lãnh thổ quốc gia, nhưng từ khi tham gia phong trào biểu tình do đảng Dân chủ đối lập khởi xướng, nhóm này chuyển sang mục tiêu lật đổ “chế độ Thaksin”.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Người biểu tình Thái quyết lật chính phủ

Những người biểu tình phản đối Chính phủ tiếp tục tuần hành ở Bangkok ngày thứ tư liên tiếp với quyết tâm đóng cửa các cơ quan chính phủ.

Đây là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất ở Thái Lan kể từ năm 2012

Những người biểu tình đang trên đường hướng về khu tập trung các cơ quan chính phủ ở rìa thành phố. Họ muốn chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức.
Người lãnh đạo cuộc biểu tình nói họ muốn bao vây và đóng cửa 14 bộ trong nỗ lực làm gián đoạn hoạt động của chính phủ.
Họ cáo buộc chính phủ hiện tại là do cựu Thủ tướng Thaskin Shinawatra, anh trai của Thủ tướng Yingluck, kiểm soát và mong muốn thay thế chính phủ bằng một cơ quan không do dân bầu.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Thủ lĩnh biểu tình tại Thái Lan tuyên bố bất tuân lệnh bắt

Hôm qua 26-11, Tòa án hình sự Thái Lan đã ra lệnh bắt giữ ông Suthep vì tội kích động đám đông biểu tình chiếm giữ trụ sở các bộ chính phủ.
Ông Suthep Thaugsuban sau khi cùng những người biểu tình chiếm Bộ Tài chính

Song tuyên bố tại Bộ Tài chính tối qua, ông Suthep nói ông sẽ không bỏ trốn vì tôn trọng pháp luật nhưng cũng sẽ không tự nộp mình cho cảnh sát cho đến khi “hệ thống Thaksin” bị loại bỏ hoàn toàn khỏi nước Thái, theo báo Bangkok Post ngày 27-11.
"Hệ thống Thaksin" mà ông Suthep và những người biểu tình chống chính phủ muốn nói là ảnh hưởng của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra lên nền chính trị Thái Lan,
Ông Suthep kêu gọi những người ủng hộ tiếp tục đến Bangkok tham gia biểu tình nếu họ không muốn ông bị bắt.
“Đây có thể là những lời cuối của tôi dành cho các bạn. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình” – ông nói, đồng thời kêu gọi mọi người cảnh giác vì cảnh sát có thể ập vào bắt ông bất cứ lúc nào.
Ông Suthep là một nhân vật quan trọng trong Đảng Dân chủ đối lập và từng giữ chức phó thủ tướng Thái Lan. Chính ông này là người kích động đám đông biểu tình xông vào chiếm giữ trụ sở Bộ Tài chính hôm 25-11, sau đó tuyên bố “sẽ chiếm giữ tất cả các bộ”.

Bất ổn Thái Lan: Vì sao và như thế nào?

Cảnh sát bên ngoài Hạ viện Thái Lan hôm 26/11
Cảnh sát đã gia tăng sự hiện diện trước làn sóng biểu tình mới
Trong vài tuần qua, một giai đoạn tương đối bình lặng trong chính trường Thái Lan đã tan vỡ. 
Hàng chục ngàn người biểu tình đã xuống đường ở Bangkok giống như những phong trào phản kháng trước đây vốn đã dẫn tới một cuộc đảo chính của phe quân đội, chiếm giữ sân bay quốc tế của phe áo đỏ, hai thủ tướng phải từ chức theo lệnh của tòa án cũng như chiến dịch của quân đội ở Bangkok khiến hơn 90 người chết hồi năm 2010.
Trong ba năm qua không ai muốn có thêm đối đầu.Những năm bất ổn xoay quanh vị cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra làm cho Thái Lan sốc và kiệt sức vào năm 2010.
Những cố gắng của phe hoàng gia cứng rắn nhằm khơi dậy biểu tình chống chính quyền của em gái ông Thaksin, Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã không mang lại kết quả.
Tất cả đã thay đổi trong tháng trước khi đảng Pheu Thai của ông Thaksin bỗng nhiên mở rộng một đề nghị ân xá, vốn ban đầu chỉ ảnh hưởng tới những thường dân tham gia biểu tình trong quá khứ, thành việc xóa bỏ tất cả những vụ kết tội liên quan tới những xung đột chính trị kể từ năm 2004 tới nay.

Thông báo của Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước

THÔNG BÁO

Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước,
Trân trọng thông báo
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, sáng lập viên Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước, đã nhận lời mời của Tổ Chức Tây Tạng Hành Động và Hội Tài Chánh Thiện Nguyện Geißstraße Đức Quốc đến thuyết trình đề tài:

“ Tình Trạng vi phạm Tự Do & Nhân Quyền tại Việt Nam và Tây Tạng.”
TNCT
Buổi nói chuyện được tổ chức tại Trụ Sở Hội Tài Chánh Thiện Nguyện  Geißstraße 70173 Stuttgart, đường Geißstraße 7, hội trường thiện nguyện, tầng1, vào lúc 18 giờ ngày 08 tháng 12 năm 2013.
Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước, kính mời Đồng Hương định cư tại Đức Quốc dành chút thời giờ qúy báu tham dự buổi nói chuyện nêu trên để yểm trợ tinh thần Chiến Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh người phụ nữ Việt nam kiên cường đã có 14 năm lao tù vì lý tưởng Tự Do.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Bangkok: Người biểu tình cũng đã chiếm Bộ Ngoại giao Thái Lan

Những người biểu tình ùa vào các tòa nhà của Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Thái Lan ở Bangkok ngày 25/11, khi chiến dịch chống chính phủ đang lên cao nhằm lật đổ nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra. 

Hàng trăm nghìn người biểu tình phá đổ cổng vào Bộ Ngoại giao Thái Lan và chiếm một khu vực trong khuôn viên tòa nhà, AFP đưa tin. Họ yêu cầu các công chức rời đi và không quay lại làm việc vào ngày mai, theo một phát ngôn viên của bộ.
Những người biểu tình cũng đưa một chiếc xe hơi và một xe tải 6 bánh vào trong khuôn viên Bộ Ngoại giao để làm sân khấu tạm thời. Họ tuyên bố sẽ chiếm nơi này và qua đêm ở đây.
"Đây là một cuộc chiếm giữ hòa bình của người dân", cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban nói tại một cuộc họp báo từ Bộ Tài chính, đồng thời kêu gọi chiếm giữ toàn bộ các cơ quan chính phủ. "Hệ thống Thaksin không còn có thể làm việc nữa", ông nói và thề chống lại những cảnh báo của lực lượng an ninh nhằm yêu cầu người biểu tình rời khỏi bộ.
Bhumibol Adulyadej, as they sit inside the compound of the Finance Ministry after they stormed it in Bangkok on November 25, 2013
Người dân ôm chân dung Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej khi đang ngồi trong tòa nhà Bộ Tài chính ở thủ đô Bangkok. Ảnh: AFP
Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết, trước đó hơn 1.000 người chống chính phủ cũng ập vào tòa nhà Bộ Tài chính và Cục Ngân sách, trong một động thái táo bạo nhất của chuỗi các cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng trước. 

Bangkok: Người biểu tình chống chính phủ đã chiếm Bộ Tài Chính,

Nhóm biểu tình chống chính phủ tụ tập bên trong khuôn viên
Bộ Tài Chánh ở Bangkok, Thái Lan, 25/11/13
Những người biểu tình chống chính phủ Thái Lan đã chiếm Bộ Tài chánh tại Bangkok và đe dọa xông vào các toà nhà của chính phủ trong một cuộc leo thang các nỗ lực của họ để lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Thái Lan: "Biển" người biểu tình chống chính phủ tại Bangkok

Sáng 25/11, thủ đô Bangkok của Thái Lan tiếp tục chứng kiến một cuộc biểu tình lớn của những người chống chính phủ, sau khi khoảng 90.000 người đã xuống đường vào hôm qua. Rất nhiều người yêu cầu nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra và các cộng sự từ chức.

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin của cảnh sát cho biết, ước tính có khoảng hơn 30.000 người biểu tình chống chính phủ đã xuống đường. Họ hô vang khẩu hiệu: "Thaksin ra đi, quân đội tiến vào" trong lúc tụ tập tại hơn một chục cơ quan của nhà nước khắp Bangkok.
Người biểu tình đổ ra đường phố Bangkok.
Người biểu tình đổ ra đường phố Bangkok.
Điều chúng ta muốn đó là "thoát khỏi bộ máy của Thaksin", Suthep Thaugsuban - nhân vật số hai của phe đối lập tuyên bố trước đám đông.
Trước đó trong ngày 24/11, đã có tới 90.000 người tuần hành qua các đường phố Bangkok, để phản đối vị nữ thủ tướng, cũng như chính quyền đang chịu nhiều sức ép của bà Yingluck. Biểu tình diễn ra tại 3 địa điểm trong thành phố.

Cộng đồng người Việt trợ giúp nạn nhân bão Philippines

Luật sư Trịnh Hội, người có mặt tại Philippines khi siêu bão Haiyan càn quét đất nước này. Hôm 22/11, nhân chuyến đi đến Washington DC của Luật sư Trịnh Hội, Thanh Trúc có cuộc trao đổi ngắn về sự kiện này.

Chung tay cứu trợ

Siêu bão Haiyan tàn phá Iloilo, miền Trung Philippines, ảnh chụp ngày 09 tháng 11 năm 2013

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

CÁM ƠN NGƯỜI LÍNH MỸ!


( Cảm xúc khi nhìn những hình ảnh người lính Mỹ bồng bế cứu giúp trẻ em Việt Nam trong thời chiến tranh tại Việt Nam ).
 
Bao nhiêu mùa Lễ Tạ Ơn cho đủ,
Để Tạ Ơn người lính Mỹ năm xưa,
Hình ảnh anh bồng bế những trẻ thơ,
Trong lúc giao tranh, trong cơn hoạn nạn.
 
Thắm thiết tình người dù điều đơn giản,
Giữa đạn bom sống chết thật mong manh,
Người dân Việt Nam , người Mỹ các anh,
Đã có lúc khổ đau cùng chia sẻ.
 
Anh ôm đồm hai tay anh hai đứa,
Súng kẹp trong tay chân bước vội vàng,
Cha mẹ chúng chết hay đã bị thương,
Đứa trẻ khóc giữa mịt mờ khói súng.
 
Anh bế nó chạy trên đường làng vắng,
Quấn cho nó tấm chăn mỏng che thân,
Lội dưới ruộng đồng nước ngập ngang lưng,
Đứa trẻ ấm trên vai người lính Mỹ.
 
Anh bế nó trong căn nhà gạch đổ,
Bước qua tan hoang, qua cảnh đau lòng,
Đến một nơi nào tạm trú yên lành,
Giữa lúc hiểm nguy bên ta bên địch.
 
Anh vác nó đường hành quân vai nặng,
Đi giữa rừng chưa tới trạm cứu thương,
Đứa bé trúng đạn anh gặp trên đường,
Máu của nó trên áo người lính Mỹ.
 
Anh đã ngồi với một đàn trẻ nhỏ,
Tay súng chở che trong một chiến hào,
Chúng nằm im nghe súng nổ qua đầu,
.Ánh mắt tin cậy nhìn người lính Mỹ.
 
Anh đã cõng những người gìa người trẻ,
Băng bó vết thương máu chảy thịt rơi,
Họ lạc người thân mỗi người một nơi,
Được anh giúp, người lính Mỹ xa lạ.
 
Có thể hôm nay anh không còn nữa,
Có thể hôm nay anh lẩm cẩm gìa nua,
Anh không nhớ nổi cuộc chiến tranh qua,
Không nhớ những đứa trẻ trên tay anh thuở nọ.
 
Nhưng chúng tôi người Việt Nam vẫn nhớ,
Khi nhìn những hình ảnh cảm động này,
Thêm mùa Tạ Ơn để nói thêm lời,
Cám ơn người lính Mỹ trên quê hương tôi khói lửa.
           Nguyễn Thị Thanh Dương
             ( Nov. 19 - 2013)
 
 
 

Những Hình Ảnh Thay Bằng Hàng Ngàn Lời Nói




A PICTURE SAYS A THOUSAND WORDS

Hình Dung Lịch Sử và Tình Người Trong Cuộc Chiến Ý Thức Hệ tại Miền Nam Việt Nam



 
Người lính Hoa Kỳ tại Miền Nam Việt Nam ... tay súng …


 
…Tay bồng trẻ thơ .


“Việt Kiều” tỵ nạn cộng sản đã giúp đỡ chính cộng sản!


 
vietkieuveque
Từ trước năm 1975 ở miền Bắc có ai nghe thấy nạn tham nhũng lộng hành không? Có lẽ không ai biết hoặc là không có vì dân chúng nghèo quá làm sao mà có tiền hối lộ, tạo thành tệ nạn tham nhũng được. Nạn tham nhũng hối lộ ở Việt-Nam từ đâu mà ra ?
Sau khi VC xâm chiếm miền Nam, chúng – những tên rừng rú đỉnh cao trí tuệ – thấy chóa mắt về cảnh hào nhoáng (hoành tráng), giầu có tại Sàigon, rồi đâm ra hủ hoá vì người dân miền Nam đút lót chạy chọt cho được việc:
• để mua bãi vượt biên;
• đút lót tiền cho cán bộ CS để được thăm nuôi người nhà bị tù trong trại cải tạo;
• để có hộ khẩu,
• để khỏi đi miền kinh tế mới;
• để mua bán nhà cửa;
• để xin giấy phép mở tiệm làm ăn,
• v.v. và v.v….
Đủ mọi thứ chạy chọt, tạo thành một hệ thống THAM NHŨNG – HỐI LỘ khổng lồ, giống hệt như ngày trước dân chúng miền Nam “bắt tay” cảnh sát công lộ để khỏi bị phạt. Tại xa cảng Biên Hoà, VC dùng những xe chở hàng, chở trái cây, phía dưới giấu người và vũ khí, cũng “bắt tay” với cảnh sát mình để chuyển quân và súng ống vào Sàigòn hồi Tết Mậu Thân1968.
* Có lẽ chúng ta đấm ngực nhận lỗi đi là vừa.
* Khi chính phủ Clinton bắt đầu bang giao kết thân và giao thương với VC năm 1995, thì “Việt Kiều” về Việt-Nam ào ào.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Quân đội Thái Lan lên tiếng về tình hình chính trị bất ổn




Phe đối lập biểu tình phản đối dự luật ân xá ở Bangkok. (Nguồn: AFP)Phe đối lập biểu tình phản đối dự luật ân xá ở Bangkok. (Nguồn: AFP)
Ngày 22/11, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Thái Lan Surachart Jitjaeng đã kêu gọi tất cả các bên chấm dứt mọi hành động làm gia tăng xung đột hiện nay ở nước này trước khi sự việc vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ông Surachart cho biết tình hình chính trị ở Thái Lan đã trở nên căng thẳng sau phán quyết của Tòa án Hiến pháp về thành phần của Thượng viện. Bất đồng xuất hiện không chỉ giữa các chính trị gia mà còn trong giới truyền thông với những thông tin trái nhau, thậm chí có thông tin bịa đặt.
Ông Surachart cho rằng tình hình hiện nay có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia; nhấn mạnh tình trạng xung đột đã kéo dài suốt 9 năm qua và đang ngày càng trở nên sâu sắc, hiện là thời điểm phải chấm dứt mọi tranh cãi và các bên xung đột cần phải đối thoại với nhau một cách hòa bình để thể hiện lòng yêu nước và tôn trọng các thể chế.

LHQ kêu gọi EU trợ giúp cho người tị nạn ở Bulgaria


Tại một trại tị nạn người Syria ở Bulgaria. (Nguồn: AP)Tại một trại tị nạn người Syria ở Bulgaria. (Nguồn: AP)
Ngày 22/11, Liên hợp quốc kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) giúp đỡ hàng nghìn người tị nạn Syria hiện đang sống trong tình trạng vô cùng tồi tệ tại Bulgaria, đất nước nghèo nhất EU.

Trong chuyến thăm Sofia, Cao ủy Liên hợp quốc phụ trách về tị nạn Antonio Guterres kêu gọi các nước EU "mở cửa cho người tị nạn Syria" và nêu cao tinh thần đoàn kết bằng mọi hình thức nhất là khi Bulgaria có nguồn lực hạn hẹp lại nằm bên ngoài biên giới của EU.

Bulgaria hiện có 10.000 người nhập cư trái phép trong đó 60% là người Syria tới đây từ hồi đầu năm để chạy trốn các cuộc xung đột. Số lượng người tị nạn này đã vượt quá khả năng của Bulgaria.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Mơ ước làm sao sống kiếp nghèo "nghèo" theo kiểu Mỹ


Nghèo ... kiểu Mỹ
(Theo Reuters)

Trích:
..."... Nước Mỹ giàu nhất thế giới, GDP bình quân đầu người rất cao, tuy thế vẫn còn15,1% số dân thuộc diện người nghèo. Tỷ lệ người nghèo như thế cao hơn cả Việt Nam (12,3%), Trung Quốc (2,8%), tuy còn thấp hơn nhiều nước khác thí dụ Dăm-bi-a (86%, cao nhất thế giới). 
Tuy nhiên, tiêu chuẩn nghèo ở mỗi nước thì khác nhau, cho nên không thể đánh giá mức độ nghèo của một nước qua con số tỷ lệ người nghèo. 
Liên hiệp quốc quy định, người có mức thu nhập dưới 2 USD/ngày, tức 730 USD/năm, là người nghèo. 
Trong khi đó, chuẩn nghèo ở Đức là thu nhập hàng năm dưới 11.256 Euro, ở Pháp là dưới 10.560 Euro (1 Euro tương đương 1,38 USD).
Theo định nghĩa của Mỹ, tiêu chuẩn nghèo được xác định khi có thu nhập 22.314USD/năm cho một gia đình có 4 người hoặc 11.139USD/năm cho người độc thân. 
43% số hộ nghèo ở Mỹ có nhà ở sở hữu riêng, tính trung bình mỗi nhà có 3 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung, 1 phòng khách và 1 phòng ăn kiêm bếp.
Bình quân mỗi gia đình nghèo ở Mỹ có 1 ga-ra ô tô. 
Phần lớn nhà ở của người nghèo đều có sân, vườn. 
66,2% hộ nghèo bình quân mỗi người có 2 phòng ngủ. 
28,2% hộ nghèo bình quân mỗi người có 1 phòng ngủ. 
5,6% hộ nghèo thuộc diện nhà ở chật chội, tức mỗi phòng ngủ có hơn 1 người, trong đó 4,3% hộ nghèo bình quân mỗi phòng có 1,5 người.
1,3% số hộ nghèo bình quân mỗi phòng có trên 1,5 người.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Đảng cầm quyền Thái Lan thoát hiểm

Theo phán quyết của tòa, như báo The Nation đưa tin, nội dung sửa đổi trong dự thảo quy định rằng toàn bộ thượng nghị sĩ được lựa chọn thông qua bầu cử là vi phạm điều 68 của hiến pháp. Các thẩm phán cũng cho rằng quá trình thông qua dự thảo sửa đổi cũng vi phạm hiến pháp vì bản đưa ra và bản thông qua khác nhau, báo Bangkok Post cho biết. Hiện nay một nửa số thượng nghị sĩ Thái Lan được chỉ định. Số còn lại thông qua bầu cử.
Người biểu tình áo đỏ biểu dương lực lượng ở Bangkok để ủng hộ chính phủ - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, tòa cũng bác yêu cầu của phe đối lập đòi giải thể sáu đảng trong liên minh cầm quyền có các hạ nghị sĩ tham gia bỏ phiếu thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp.
Quyết định của tòa có thể coi là phán quyết không có lợi cho Đảng cầm quyền Phuea Thai nhưng đổi lại, đảng này cũng như liên minh cầm quyền đã thoát hiểm, không bị tuyên giải thể.
Giới quan sát nhìn nhận phán quyết có thể giúp giảm nhiệt tình hình biểu tình của phe đối lập ở Bangkok trong tháng qua nhằm phản đối dự thảo sửa đổi hiến pháp và trước đó là dự luật ân xá. Lực lượng áo đỏ ủng hộ chính phủ những ngày qua cũng tụ tập biểu tình đông đảo ở Bangkok.

Khủng bố trà trộn vào diện tị nạn để xâm nhập Mỹ

Khoảng vài chục người thuộc thành phần khủng bố, chuyên làm bom, kể cả một số từng tấn công lính Mỹ, có thể đã được cho vào Mỹ theo diện tị nạn chiến tranh, theo cơ quan FBI.
Năm 2009, nhân viên FBI khám phá có hai tay khủng bố al-Qaeda tại Iraq đang sống ở Bowling Green, tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ, theo diện tị nạn chiến tranh. Sau đó hai người này nhận trước tòa là đã từng tấn công binh sĩ Mỹ ở Iraq.
Một số nghi can khủng bố bị bắt tại Iraq. (Hình: Getty Images)
Điều này khiến FBI phải để ra hàng trăm chuyên viên hoạt động liên tục ngày đêm nhằm xem lại hồ sơ của khoảng 100,000 vụ cài bom nhằm đối chiếu dấu tay thu thập trên chiến trường với dấu tay của những người được nhận vào Mỹ.
“Chúng tôi hiện đang hỗ trợ nhiều chục vụ điều tra chống khủng bố như thế này,” theo lời ông Gregory Carl, giám đốc Trung Tâm Phân Tích Chất Nổ (TEDAC) của FBI.
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu có thêm nhiều vụ hơn thế nữa,” theo lời Chủ Tịch Ủy Ban Nội An Hạ Viện, ông Michael McCaul. “Và đây là những thành phần khủng bố được huấn luyện về cách chế tạo bom, hiện đang sống ở Mỹ. Từ góc độ của an ninh quốc gia, điều này thật sự làm tôi lo ngại.”

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Đài Loan tịch thu 230 kg heroin trên chuyến bay từ Việt Nam

Nhà chức trách Đài Loan hôm qua bắt 7 nghi phạm và tịch thu 600 bánh heroin trị giá 300 triệu USD. Số ma túy này được cất giấu trong một máy bay chở hàng cất cánh từ Việt Nam.

Some of the 600 heroin bricks that were discovered in an aircraft container are displayed at the Criminal Investigation Bureau building in Taipei yesterday.Nov 18, 2013
Khoảng 600 bánh heroin được phát hiện trong một chiếc máy bay chở hàng hôm qua được trưng bày tại tòa nhà của Văn phòng Điều tra Hình sự Đài Loan ở Đài Bắc. Ảnh: AFP
Taipei Times dẫn lời các nhà điều tra Đài Loan hôm qua thông báo vừa triệt phá vụ buôn lậu ma túy bằng máy bay chở hàng lớn nhất trên đảo này trong vòng 20 năm.
Một công tố viên cho biết chiếc máy bay tới sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan vào khoảng 3h20 sáng. Sau khi mở kiện hàng, cử chó nghiệp vụ kiểm tra, các nhà điều tra phát hiện 600 bánh heroin, nặng tổng cộng 229 kg, được giấu trong 12 dàn loa.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Trung Quốc bắt 13 người tị nạn Triều Tiên

PNO - Truyền thông Hàn Quốc ngày 18/11 đưa tin 13 người tị nạn từ CHDCND Triều Tiên đã bị bắt giữ tại thành phố Côn Minh của Trung Quốc khi họ cố gắng tìm đến Hàn Quốc.
Những người Triều Tiên phản đối chính sách trả người tị nạn của Trung Quốc (ảnh: AFP)
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một nhà hoạt động cho biết dường như những người Triều Tiên muốn tiết kiệm tiền thuê người trung gian có thể đưa họ qua biên giới. “Đa số những người trốn khỏi Triều Tiên di chuyển theo nhóm tối đa 5 người khi vượt biên giới để sang một nước Đông Nam Á”, nguồn tin cho biết.
Tờ Dong-A Ilbo đưa con số bị bắt giữ tại Trung Quốc là 15 người.

Bọn buôn người rao bán passport và visa Úc để vào Úc bằng máy bay

Cuộc điều tra do chương trình thời sự Four Corners của Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc ABC thực hiện cho thấy bằng chứng những kẻ buôn người đang bán hộ chiếu (passport) Úc với giá lên tới 16 ngàn đô la.

Theo lời những kẻ buôn người, những hộ chiếu và thị thực nhập cảnh (visa) này có thể thể giúp người xin tỵ nạn vào Úc bằng đường hàng không, qua các chuyến máy bay thương mại, thay vì phải đi bằng thuyền đánh cá.
Qua một loạt những cuộc họp ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia hồi tuần trước, một người Iraq tên Abu Tarek đã bị bí mật quay phim khi đang đề nghị bán passport cho các khách hàng tiềm năng.
Ông Tarek nói: “Thị thực Úc, mọi thứ đều đúng. Passport thật. Visa thật”.
Ông nói rằng một trong những khách hàng của mình hồi gần đây đã đến Úc bằng passport và visa do Bahrain, một quốc gia ở vùng Vịnh, cấp và đã xin tị nạn tại một sân bay của Úc.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Sự thật ,thấy mà đau lòng: Sự ô trọc ở Việt Nam lan cả vào nhà chùa


 
Sau khi nhân dân xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) cùng chính quyền trục xuất pho tượng đồng “giống 90% chân dung sư trụ trì” ra khỏi chùa Chân Long ngày 5/11, vị sư này cũng biến mất khỏi chùa. Người dân Chàng Sơn cho biết bức tượng này được đúc không khác gì bức ảnh của nhà sư treo trong phòng bếp.
Ở Việt Nam, trừ những người chính thức theo một tôn giáo nào đó như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo,... phần đông người dân vẫn tự cho mình là những người không có tín ngưỡng, trong bản khai lý lịch phần tôn giáo họ cũng thường trả lời “Không,” mặc dù mỗi năm cũng có vài lần đi đến các địa điểm tôn giáo như nhà thờ, chùa...

Song nếu xét trên tổng thể thì số người có khuynh hướng nghiêng về Phật Giáo vẫn chiếm đa số. Nghĩa là đầu năm, ngày rằm Tháng Giêng, Tháng Tư, Tháng Bảy đều có đi chùa, cúng bái, thỉnh thoảng ăn chay niệm Phật.
alt

Vụ Ðại Ðức Thích Tâm Mẫn thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” mang theo côn đồ hành hung người đi đường khiến dư luận phẫn nộ.

Ngay trong đám đông những người siêng năng đi chùa, thì số người thực sự vì nhu cầu tôn giáo, thực sự am hiểu những tư tưởng triết học sâu sắc, cao đẹp của Phật Giáo chắc chắn sẽ ít hơn số người vì những lý do thực dụng như cầu an, cầu may...

Thậm chí, không hiếm kẻ ăn ở ác, làm giàu bằng những con đường bất chính hoặc trên đường hoạn lộ tay dính máu người, cũng thường tìm đến cửa chùa như một hình thức sám hối, hoặc chí ít, để lương tâm được tạm yên ổn.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

10 điều đáng ngạc nhiên về nước Mỹ

Mỹ là một nước có nhiều dân nhập cư nhất thế giới, cũng là nước có lịch sử nhập cư lâu dài. Văn hóa thế giới bị hòa trộn ở Mỹ. Tuy nhiên, nền văn hóa nước này vẫn có những đặc điểm khác biệt làm nên một đất nước đầy “phong cách Mỹ”.

Người nước ngoài khi mới bắt đầu đến Mỹ sẽ bắt gặp những điều khiến họ không tin nổi, và đó là những đặc điểm làm nên văn hóa Mỹ. Tờ BusinessInsider đã tổng kết 10 điều ngạc nhiên thú vị nhất mà khách du lịch thường ngỡ ngàng về quốc gia có nền văn hóa đa dạng nhất thế giới này.
Nước Mỹ thực sự rộng lớn
Phải mất nhiều tuần mới có thể tham qua hết các thành phố lớn của Mỹ. Để đi xe ô tô từ thành phố Seattle, đi qua New York, Miami, Grand Canyon và Hollywood, khách du lịch phải mất một tuần. Khoảng cách để đi từ bờ biển Thái Bình Dương sang đến bờ biển Đại Tây Dương – hai đại dương ôm lấy nước Mỹ - là 4.800km.
Nếu ở các quốc gia khác, đất đai và bất động sản rất đắt đỏ thì ở Mỹ, số lượng các bất động sản giá thấp nhiều đến mức đáng kinh ngạc.
Khẩu phần ăn khổng lồ
Khách du lịch khi đến Mỹ thường cảm thấy các khẩu phần ăn ở đây quá lớn, đến mức có thể chia đôi ra cho người khác. Các quốc gia phương Tây khác không chia những phần ăn lớn như vậy, không phải vì họ không có khả năng, mà họ không cần nhiều thực phẩm như thế.
Ở Mỹ, khách có quyền đem mọi thức ăn thừa ở trên bàn mang về, điều này không phổ biến ở châu Âu, đặc biệt là ở Đông Âu. Đây là một thứ văn hóa thú vị mà khách du lịch rất thích khi đến Mỹ.
Có lẽ vì khẩu phần ăn lớn và thoải mái với cách sử dụng thực phẩm, Mỹ có rất nhiều người béo phì. Trong các siêu thị lớn, chẳn hạn như Wal-Mart, có những chiếc xe ga hoặc điện dành riêng cho những người béo để họ dễ dàng di chuyển và mua sắm tại đó.
Ở Mỹ, có một dạng khẩu phần ăn đặc biệt, được gọi là “humongous” – có nghĩa là thực đơn khổng lồ, thực khách có thể dễ dàng chia sẻ bữa ăn này với người khác mà không cảm thấy đói trong nhiều giờ.
Người Mỹ bị ám ảnh bởi việc tập thể dục và thể thao
Các sân tennis và hồ bơi công cộng đầy chật người tham gia trong mùa hè dài, chưa kể đến các câu lạc bộ thể dục khác. Những người trong thành phố thực sự cuồng nhiệt với việc tập thể dục. Đó là một thói quen tốt và tích cực cho một quốc gia có quá nhiều người thừa cân. Tuy nhiên, thực tế, càng đi xa trung tâm các thành phố thì lại càng có nhiều người béo, và người ở nội đô sẽ quan tâm tới chăm sóc sức khỏe hơn. Ở các vùng ngoại ô, hầu như chẳng ai nghĩ đến việc đi bộ để tập thể dục cả.
Hàng hóa siêu thị thực sự đa dạng
Một góc siêu thị Wal-Mart ở Mỹ

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

VIỆT KIỀU VỀ NƯỚC BỊ GIANG HỒ ĐẾN NHÀ TRẤN LỘT 45,000 MỸ KIM


Sự kiện vừa xảy ra cho biết một Việt kiều từ Canada là Trần Văn Hòa 44 tuổi, khi về quê chơi ở nhà tại Quận 1, Saigon, bất ngờ bị một băng giang hồ đến nhà, ép ký giấy nhận là thiếu nợ 45,000 Mỹ kim và đòi phải thanh toán liền, nếu không sẽ bị xử theo luật rừng.
Sự kiện quá sức bất ngờ với gia đình anh Hòa, khiến ai nấy đều hoang mang. Vốn chỉ là người về thăm quê, nay bị nhắn tin vào số điện thoại hăm dọa lấy mạng, các tin nhắn còn nói nếu anh Hòa không chi tiền, đừng hòng ra phi trường về được Canada. Khủng hoảng bởi sự kiện trên. Anh Hòa hoảng sợ chạy 500 Mỹ kim đưa trước cho nhóm giang hồ này với yêu cầu là đừng phá nhà người thân của anh ở Việt Nam. Nhưng do quá hoảng sợ, người nhà của anh Hòa chạy tiền nhờ công an giải quyết nên đã bắt tại trận được 4 người đang xiết nợ anh Hòa tại một quán café ở quận 1. Sự việc của anh Hòa chỉ là đầu mối cũng như nghi vấn mà dân chúng hiện đang lo ngại và bàn tán. Do tình hình kinh tế khó khăn, các băng nhóm giang hồ đang nhắm vào giới Việt kiều về thăm quê, đặc biệt là dịp Tết nguyên đán này...

Úc bắt 65 người trong mạng lưới lạm dụng trẻ em toàn cầu


(ĐNĐT) - Ngày 15-11, Cảnh sát Úc cho biết, đã bắt giữ 65 người, trong đó có một linh mục, 2 giáo viên và giải cứu 6 trẻ em, một phần trong cuộc điều tra toàn cầu nhằm vào một trang web lạm dụng trẻ em ở Canada.
Cảnh sát Úc đã bắt giữ 65 nghi phạm lạm dụng tình dục trẻ em.
Cảnh sát Úc đã bắt giữ 65 nghi phạm lạm dụng tình dục trẻ em.
“65 người Úc đã bị bắt giữ là một phần trong cuộc điều tra toàn cầu nhằm vào một trang web lạm dụng trẻ em hoạt động tại Canada”, Cảnh sát Úc cho biết trong một tuyên bố.
Cảnh sát bang New South Wales cho biết, 65 người, bao gồm: 2 giáo viên trung học, một linh mục Công giáo 57 tuổi và một linh mục Công giáo 72 tuổi đã nghỉ hưu.

Bình Thuận: hàng trăm người dân đốt xe công an gây tai nạn

Vụ việc hàng trăm người dân huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận bao vây đốt xe công an giao thông gây tai nạn do truy đuổi người vi phạm kéo dài từ đêm qua tới sáng nay 15/11 mới tạm yên.
Người dân tụ tập bên chiếc xe công an bị đốt hôm 15/11.

Theo tin địa phương, lúc 19g 30 tối 14/11 lực lượng tuần tra giao thông công an huyện Tánh Linh Bình Thuận đã truy đuổi 1 xe gắn máy chở ba vi phạm luật giao thông, người lái xe là anh Hồ Ngọc Khoa 20 tuổi là dân Tánh Linh. Sau đó người dân phát hiện anh Khoa nằm ngất dưới đương mương và đã hô hoán qui tụ hàng trăm người dân bao vây và đốt xe mô tô của công an giao thông đã thực hiện truy đuổi.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Không có vấn đề thương lượng ‘trao đổi người’ giữa Úc với Indonesia

Thủ tướng Úc Tony Abbott  cho hay Úc hiện không thương lượng về thỏa thuận “trao đổi người” với Indonesia, trong lúc Bộ trưởng phối hợp an ninh và chính trị Indonesia Djoko Suyanto cũng cho biết không có vấn đề hai nước Indonesia và Úc đang thương lượng về thỏa hiệp này như lời phát biểu mới đây của Tiến sĩ Dewi Fortuna Anwar,  cố vấn cao cấp của Phó Tổng thống Indonesia. 
Thủ tướng Abbott cho hay hai nước Úc và Indonesia đang thảo luận
 về số phận những người xin tỵ nạn được các tàu Úc vớt. (Credit: AFP) 


Tuy nhiên, chính phủ Úc xác nhận Canberra và Jakarta đang thảo luận về việc giải quyết số người xin tỵ nạn được các tàu Úc vớt trong khu vực ‘tìm kiếm và cứu hộ’ của Indonesia.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Ai Cập giam giữ hàng nghìn người tị nạn Syria

Theo một báo cáo ngày 11/11 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York (Mỹ), Ai Cập đã giam giữ hơn 1.500 người tị nạn đến từ Syria, trong đó có cả người Palestine và 250 trẻ em, trước khi buộc phần lớn số họ phải rời khỏi nước này.


Người tị nạn Syria nhận thức ăn tại một trại tị nạn ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP-TTXVN

HRW nói rằng số người tị nạn trên bị giam giữ trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng và rằng có một số trẻ em mới chỉ 2 tháng tuổi. Phần lớn số người này bị bắt khi đang tìm cách "di cư sang châu Âu trên thuyền của những kẻ buôn lậu".

HRW cáo buộc nhà cầm quyền Ai Cập ngăn cản họ tìm kiếm sự bảo vệ từ Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), yêu cầu họ phải rời khỏi nước này hoặc phải đối mặt với việc "bị giam giữ vô thời hạn".

Trong một diễn biến khác, ngày 11/11, người phát ngôn của ủy ban soạn thảo lại hiến pháp Ai Cập Mohammed Salmawy cho biết ủy ban gồm 50 thành viên này ủng hộ việc tăng cường quyền lực cho tổng thống trong trường hợp có tranh cãi với quốc hội về việc bổ nhiệm thủ tướng.

Cán cân quyền lực giữa tổng thống và quốc hội là vấn đề then chốt trong hiến pháp mới của Ai Cập, quốc gia có truyền thống có một tổng thống quyền lực. 

Ông Mohammed Salmawy cho hay hiến pháp mới sẽ trao cho khối lớn nhất trong quốc hội cơ hội được chọn thủ tướng và giành được quyền thông qua quyết định này. Tuy nhiên, trong trường hợp thất bại, tổng thống sẽ là người có quyền lựa chọn thủ tướng và nếu quốc hội không công nhận thì tổng thống có thể giải tán quốc hội.

Ủy ban soạn thảo hiến pháp Ai Cập là một phần của kế hoạch quá độ sang dân chủ được quân đội hậu thuẫn sau khi Tổng thống Mohammed Morsi bị lật đổ.

Trong bản hiến pháp thời ông Morsi, quốc hội có hai cơ hội về bầu chọn thủ tướng.

TN(Theo AFP, AP)

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

10.000 người chết vì bão tại một tỉnh ở Philippines?

Khoảng 10.000 người được cho là đã chết tại tỉnh Leyte, miền trung Philippines, sau khi siêu bão Hải Yến quét qua, theo ước tính sơ bộ của một quan chức cảnh sát cấp cao Philippines đưa ra ngày 10.11.


Khung cảnh hoang tàn tại thành phố Tacloban sau khi siêu bão Hải Yến tràn qua - Ảnh: Reuters
Khoảng từ 70% đến 80% khu vực mà siêu bão đi qua tại tỉnh Leyte đã bị tàn phá, Cảnh sát trưởng Leyte Elmer Soria cho hay.
“Chúng tôi đã có một cuộc họp với tỉnh trưởng và các quan chức địa phương vào tối qua. Tỉnh trưởng đã cho biết rằng căn cứ theo ước tính của họ, thì đã có 10.000 người chết”, ông Soria nói với Reuters.
Siêu bão Hải Yến đã tấn công 6 đảo miền trung Philippines vào hôm 8.11, phá hủy các căn nhà và san bằng khu vực ven biển. Vùng bị tàn phá nặng nề nhất là thành phố Tacloban.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

NẠN NHÂN TRONG VỤ CHÌM PHÀ Ở THÁI LAN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG 9,000 MỸ KIM


Tin Pattaya - Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông đưa tin, nạn nhân người Hồng Kông, thiệt mạng trong vụ chìm phà ở Thái Lan, dự trù chỉ được bồi thường khoảng 9,000 Mỹ kim.



Thi thể của nạn nhân đã được vợ và con gái nhận vào hôm Thứ Ba ở thủ đô Bangkok. Ông là một doanh nhân 48 tuổi. Một người đàn ông khác, bị thương trong vụ tai nạn, vừa xuất viện hôm qua. Người đàn ông Hồng Kông, 29 tuổi này sẽ được bồi thường khoảng 2,580 Mỹ kim. Cả hai người đều có mặt trên chiếc thuyền du lịch bị lật và chìm gần bãi biển nghỉ mát nổi tiếng Thái Lan là Pattaya vào hôm Chủ Nhật, khiến 6 du khách thiệt mạng.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Bác sĩ tị nạn người Myanmar giành giải thưởng Hòa bình

Bác sĩ Cynthia Maung người Myanmar đã giành giải thưởng Hòa bình Sydney năm nay cho những công việc của bà tại khu vực biên giới Thái Lan-Myanmar.

Bác sĩ Cynthia Maung, người dân tộc Karen, đã chạy trốn khỏi Myanmar trong cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ vào năm 1988.
Đến Thái Lan, bác sĩ Maung đã thành lập phòng khám Mae Tao tại tỉnh Mae Sot để khám bệnh cho hàng ngàn người bị mất nhà cửa.

Bác sĩ Cynthia Maung khám chữa bệnh tại phòng khám
Mae Tao của bà. (Allyse Pulliam) 

Luật sư Trần Đỉnh Triển tố VTV công bố tài liệu “mật” quốc gia

(Edaily.vn) - Luật sư Trần Đình Triển khẳng định ông có những bằng chứ rõ ràng, mang tính pháp lí và sẽ làm “đến nơi đến chốn”.

Mục đích của luật sư là để “vạch mặt” ngược những sai phạm pháp luật nghiêm trọng của VTV trong vụ việc tìm kiếm, giám định phần thủ cấp hài cốt liệt sĩ Phùng Kiên.

VTV tiết lộ bí mật quốc gia!?

Mới đây, luật sư Trần Đình Triển vừa “tung” ra bằng chứng về hành vi vi phạm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước của VTV trong Hội thảo về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên diễn ra sáng 6/11.

Theo đó, ông khẳng định việc VTV cùng với vị trưởng phòng của Viện Pháp y Quân đội cho rằng kết quả tìm kiếm đã được giám định không phải là thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên mà chỉ là 1 chiếc răng lợn cùng 9 miếng mảnh sành là 1 sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật với những chứng cụ thể sau:

Thứ nhất, “Đã xác minh văn bản của Viện Pháp y quân đội gửi Thủ trưởng Tổng cục chính trị được VTV chiếu công khai là văn bản nằm trong tập tài liệu được đóng dấu “mật”. Do đó nếu chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố công khai thì vi phạm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước (chính văn bản này là yếu tố quan trọng nhất trong tập tài liệu đó, có lẽ cũng vì văn bản này mới đóng dấu mật)” – ông nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội thảo, ông cho biết “Gia đình bên con cháu cụ Phùng chí Kiên phản đối và bác Giáp đã có một công văn mật. Tập tài liệu phát hôm nay trên tay các bác hôm nay, bìa bên ngoài tôi đã ghi rõ bìa màu đỏ và nâu nâu được đóng dấu mật. Văn bản dấu mật đó đã được VTV đưa lên đây. Văn bản này là văn bản mật nằm trong tập tài liệu mật đó”.

Từ đó, ông đặt ra câu hỏi: Ai đã cho công bố tài liệu mật này? Tại sao tài liệu mật liên quan đến một vị lãnh tụ lại được đem ra công bố? Trên phương diện pháp lý, luật sư Trần Đình Triển cho rằng các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét việc tiết lộ bí mật nhà nước khi chưa được phép để xử lí nghiêm minh.

Thứ hai, cũng theo văn bản được VTV công khai thì Viện Pháp y quân đội không thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phùng Quang Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại công văn số 302-TB/VP-NC ngày 17/7/2008 về việc giao tổ chức giám định ADN xác định 1 phần hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Thay cho việc giám định ADN thì Viện Pháp y Quân đội lại thực hiện ý kiến của Cục Chính sách là tiến hành phân tích mẫu vật (công văn 418/CV-CS ngày 21/8/2008).

“Tôi lưu ý đến yếu tố pháp lý nhiều hơn. Tôi đề nghị mọi người đọc ngay trong văn bản này, chính văn bản ông Toàn kí, Viện trưởng kí được VTV đưa lên thì cái phần đầu tiên được nói đến công văn số 302 của Phó bí thư Đảng Ủy, bác Phùng Quang Thanh chỉ đạo Phó Bí thư kiêm Bộ trưởng Quốc phòng là chỉ đạo “giám định AND” – Ông Triển nói. 

Luật sư Trần Đình Triển khẳng định VTV đã công bố văn bản “mật” quốc gia

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Bà Clinton tiết lộ lý do Mỹ từ chối đơn tị nạn của Vương Lập Quân

 Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tiết lộ lý do Washington từ chối đơn tị nạn chính trị của cựu giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân và cách thức đội ngũ nhân viên của bà hóa giải 2 cuộc khủng hoảng ngoại giao vốn có thể đe dọa quan hệ Mỹ-Trung. 

Bà Clinton tiết lộ lý do Mỹ từ chối đơn tị nạn của Vương Lập Quân
Bà Clinton tiết lộ về 2 cuộc khủng hoảng ngoại giao liên quan tới vụ Vương Lập Quân (trái) và Trần Quang Thành.
Trong một bài phát biểu gần đây tại London (Anh), bà Clinton đã tiết lộ các sự kiện quanh vụ chạy trốn vào lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Thành Đô của ông Vương Lập Quân hồi tháng 2/2012.
Bà Clinton cũng nói về cuộc đối đầu căng thẳng với Trung Quốc sau khi luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành trú ẩn tại đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh 2 tháng sau đó.
Về vụ Vương Lập Quân, cựu Ngoại trưởng Mỹ đã miêu tả tình hình tại Thành Đô là gây báo động khi các cảnh sát trung thành với cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bao vây tòa nhà lãnh sự quán.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Hai đặc phái viên RFI tại Mali đã bị ‘sát hại’ một cách tàn nhẫn


Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kể lại diễn biến vụ bắt cóc sát hại hai đặc phái viên RFI với các nhà báo sau phiên họp khẩn cấp tại phủ tổng thống Pháp sáng ngày 3/11/2013.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kể lại diễn biến vụ bắt cóc sát hại hai đặc phái viên RFI với các nhà báo sau phiên họp khẩn cấp tại phủ tổng thống Pháp sáng ngày 3/11/2013.
REUTERS/Gonzalo Fuentes

Trọng Nghĩa
Trong lúc nỗi xúc động trước cái chết của hai đặc phái viên RFI tại Mali vẫn tiếp tục trào dâng, các thông tin về bối cảnh xẩy ra tấn thảm kịch vẫn hiếm hoi. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì được tiết lộ, đặc biệt trong buổi họp sáng nay, 03/11/2013, dưới sự chủ trì của chính Tổng thống Pháp, có một điều gần như chắc chắn : Ghislaine Dupont và Claude Vernon đã bị kẻ bắt cóc hành quyết thô bạo.

 Sau khi cuộc họp khẩn cấp tại Phủ Tổng thống Pháp kết thúc, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã kể lại diễn biến vụ bắt cóc hai phái viên RFI căn cứ theo những thông tin mà ông nhận được:
« Vào đúng 13g10, hai nhà báo bị một toán đột kích nhỏ bắt cóc và đưa ra khỏi thành phố Kidal. Một ít lâu sau, xác của hai người đã được tìm thấy các Kidal đúng 12 cây số. Họ đã bị sát hại. Một cách lạnh lùng. Một người bị hai viên đạn, người kia bị ba viên. Thi thể của họ nằm cách chiếc xe chở họ vài mét, được khóa chặt.Trên xe hoàn toàn không có vết đạn nào».

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Lễ cầu nguyện cho cụ Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm tại nghĩa trang Lái Thiêu


www.ducme.tv - Cầu nguyện cho cố Tổng thống Ngô Đình Diệm - 01.11.2012
VRNs (02.11.2012) - Bình Dương – Tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi- Lái Thiêu, lúc 12 giờ trưa ngày 01.11.2012, một thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Quý cụ cố tổng thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm (NĐD), cụ cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu đã mất được 49 năm. Cha Antôn Lê Ngọc Thanh chủ tế,  cha Giuse Đinh Hữu Thoại, cha Đaminh Nguyễn Văn Phương đồng tế và khoảng 20 người tham dự.
10h30 xe khởi hành từ nhà thờ Kỳ Đồng đến nghĩa trang Lái Thiêu gần 12h. Khung cảnh nghĩa trang lúc này khá vắng vẻ, gồm những người chăm sóc nghĩa trang, một số người viếng mộ, các cha và các anh chị em.
12h bắt đầu thánh lễ, bàn lễ được dâng trên mộ của cụ NĐD, xung quanh gồm mộ của Bà Cố Luxia- thân mẫu hai cụ, cụ Giacôbê Ngô Đình Nhu, Gioan Baotixita Ngô Đình Cẩn và các mộ khác quanh đó.

Cha Giuse Đinh Hữu Thoại công bố Lời Chúa