Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Người xin tỵ nạn đầu tiên trên đảo Nauru từ bỏ đơn xin tị nạn của mình sợ bị ngược đãi khi trở về nước.


Anh ta là người đầu tiên rời Nauru sau 18 người Sri Lanka khác chấp nhận rời đảo Christmas trở về cố quốc vào cuối tuần qua.
Chính phủ liên bang nói rằng người đàn ông đó muốn trở về vì “những lí do cá nhân và lí do gia đình.”
Với chính sách thanh lọc người tị nạn tại những trung tâm ở nước ngoài của chính phủ, những nhà hoạt động lo sợ rằng những người quay trở lại Sri Lanka sẽ bị ngược đãi hoặc có thể bị hành hạ khi họ trở về.

Đến nay đã có 120 người tị nạn đưa đến ở khu lều mới dựng trên đảo Nauru. Họ là những người đàn ông Sri Lanka và Iran.
Nhà vận động cho người tị nạn Sara Nathan cho biết, hầu hết người tị nạn đến Úc là người Tamil vì họ là những người đang bị ngược đãi ở Sri Lanka. Trong số 10.528 người tị nạn đã đặt chân đến Úc từ tháng Giêng, thì 3.621 là người Sri Lanka.
Chính phủ Australia tin tưởng tuyệt đối vào sự đảm bảo của Sri Lanka rằng tất cả các công dân của họ đều an toàn.
Nhiều người tị nạn Sri Lanka đang được đưa đến đảo Nauru. Mối lo lắng mình sẽ phải ở nhiều năm trên đảo đã làm một số người có ý định trở về nước. Vào thứ Bảy tuần rồi, 18 người đã chọn hồi hương từ đảo Christmas.
Bộ trưởng bộ Di trú Chris Bowen nói: “Đây là chuyến trao trả đầu tiên và nó có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là dấu hiệu cho thấy mọi người phải cân nhắc sự lựa chọn của mình và không để cho những tay buôn người lừa gạt.”
Chính phủ Úc nói rằng họ đang tuân theo các cam kết quốc tế là không đưa những người tị nạn vào tình trạng nguy hiểm, bởi vì những người tự nguyện trở về có nghĩa là họ không cần sự bảo vệ nữa.
Đô đốc Sri Lanka Samarasinghe nói, những người quay trở về không phải sợ hãi gì cả nhưng họ sẽ được thẩm vấn. Chúng tôi ghi lại hồ sơ và tiến hành một số qui trình pháp lý. 18 người này đã trải qua một vài thủ tục pháp lý và họ đã trở về đoàn tụ với gia đình họ sau vài giờ trở về đất nước.
Tuy nhiên cô Nathan lại cho biết có một số người trở về đã bị ngược đãi. Họ bị bắt ở sân bay, bị hành hạ, tra khảo và sau đó bị bắt viết cam kết rằng mình đã được đối xử tốt.
Đô đốc Samarasinghe nói điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Có một người tự nguyện hồi hương, anh ta bị tra hỏi và sau đó 7 hoặc 8 tiếng anh ta được thả ra. Dĩ nhiên, nếu người đó có dấu hiệu tội phạm, anh ta sẽ bị xử lý theo pháp luật. “Ở Sri Lanka có đến 11.000 người khủng bố đã từng bị bắt hoặc đã đầu hàng, nhưng họ đều được trả tự do và trở lại cuộc sống đời thường. Vậy gì có gì phải lo với những người hồi hương?” ông nói.
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.