Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Người gốc Việt bị bắt trong vụ bán visa Mỹ


Cảnh sát Mỹ vừa bắt giữ một công dân gốc Việt là đồng phạm của Michael Sestak, người bị tố cáo thu hàng triệu USD từ việc bán visa cho người Việt trong thời gian làm việc cho lãnh sự quán Mỹ ở TP SG. 

NLD dẫn thông cáo của Văn phòng Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Binh Vo, 39 tuổi, bị bắt tại sân bay quốc tế Washington Dulles hôm 24/9. Thẩm phán John M. Facciola đã ra lệnh giam giữ người này.
Binh Vo bị đưa ra tòa ngay ngày hôm sau. Người này bị buộc tội hối lộ và gian lận visa (thị thực). 

Michael Sestak, cựu nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Times Union
Michael Sestak, cựu nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại thành phố SG. Ảnh: Times Union

Người Việt và thói quen ‘tự sướng’

 

Tư duy cùn. Ảnh minh hoạ.

 
Anh Trung - Nghe hơi lạ nhưng không biết tự bao giờ thói quen này luôn âm ỉ chảy trong mạch máu của rất nhiều người dân đất Việt. Từ tự sướng rồi chuyển sang tinh tướng mất có vài giây nhưng chỉ  vậy thôi cũng đủ làm người nghe ngứa cái tai bên phải, đau cái tai bên trái.

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Một nhóm người Việt Nam xin tỵ nạn sắp bị trục xuất. Tàu đầu tiên của người xin tỵ nạn cập Đảo Christmas. Quản trị viên Đảo Christmas có thể sẽ từ chức.

Một tổ chức ủng hộ người xin tỵ nạn cho hay một nhóm người xin tỵ nạn Việt Nam tại Trung tâm Giam giữ Darwin có thể sắp bị trục xuất về Việt Nam trong 72 tiếng đồng hồ sắp tới.
Mạng lưới Hỗ trợ và Ủng hộ Người Xin tỵ nạn Darwin (DASSAN) cho hay, nhóm này gồm khoảng 20 người Việt Nam sống tại Trung tâm Giam giữ Wickham Point.
DASSAN cho biết, hồi tháng Tám nhóm người này đã bị công an Việt Nam thẩm vấn trong nhiều tiếng đồng hồ và một số người bị cáo buộc tội phản quốc.
Phát ngôn viên DASSAN Rohan Thwaites cho biết, Bộ Di trú đã thông báo cho những người này hay họ không được nộp đơn xin di trú.
Tàu đầu tiên của người xin tỵ nạn cập bến
Một tàu chở khoảng 30 người đã cập Đảo Christmas và đây là tàu đầu tiên tới Úc kể từ khi tân chính phủ liên bang thi hành chính sách bảo vệ biên giới, được biết dưới tên Chiến dịch Chủ quyền Biên giới.
Chính quyền không cho biết chi tiết về tàu nói trên nhưng cư dân Đảo Christmas cho Cơ quan Truyền thông Quốc gia Úc ABC biết hành khách trên tàu bao gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em từ Trung Đông.
Từ khi Chiến dịch Chủ quyền Biên giới được công bố hồi tuần trước, khi tân chính phủ tuyên thệ nhậm chức, Bộ trưởng Di trú Scott Morrison nay áp dụng biện pháp giới hạn thông tin về các tàu của người xin tỵ nạn.

BẢY VIỄN TƯỚNG CƯỚP HAY TƯỚNG LÃNH BÌNH XUYÊN

Trúc Giang MN
1/- Mở đầu
Bảy Viễn vào đời bằng một chuỗi tiền án không mấy vẻ vang gì, từ trộm vặt, hành hung người, rồi ăn cướp có vũ khí. Cuộc đời giang hồ vào tù ra khám, vượt ngục. Chữ nghĩa không có, thời thế đưa đẩy lên địa vị một tướng lãnh, nắm giữ bộ máy cảnh sát công an đô thành Sài Gòn Chợ Lớn. Một tướng cướp lại đóng vai trò người đi bắt cướp, giữ an ninh Đô thành, thì thật là quá mĩa mai cho một thời nhiễu nhương của người Việt.
2/- Vụ cướp tiệm vàng Kim Khánh
Năm 1942, Bảy Viễn với người bạn giang hồ là Mười Trí, lên kế hoạch đánh cướp tiệm vàng Kim Khánh, tại một nơi buôn bán ồn ào náo nhiệt trên đường Trần Hưng Đạo. Bảy Viễn giả làm ông chủ tiệm vàng giàu có ở Cần Thơ, dùng yếu tố bất ngờ, với khẩu súng Colt để cướp vàng và tiền bạc.
Theo kế hoạch, tài xế và Mười Trí đậu chiếc xe Huê Kỳ sang trọng trước tiệm vàng. Mười Trí giữ nhiệm vụ ra dấu hiệu để liên lạc và bảo vệ. Một đàn em giả làm dân dạo phố ngồi ở ngã tư, ra dấu làm hiệu, khi cảnh sát gác đường ra về đổi phiên.
Trưa hôm đó, chiếc xe Huê Kỳ bóng láng ngừng trước tiệm vàng Kim Khánh. Bảy Viễn oai vệ trong bộ đồ lớn màu hột gà, cà vạt đỏ, kiếng gọng vàng, nón Fletcher, giày 2 màu, xách cạt táp da, miệng ngậm xi gà, bước vào giở nón chào chủ tiệm:
- “Tôi định lên sớm, nhưng kẹt hai chiếc bắc Cần Thơ và Mỹ Thuận, nên giờ mới tới. Trưa trờ trưa trật rồi, bà chủ thông cảm cho”.
Bảy Viễn kéo tay áo xem giờ, để lộ chiếc đồng hồ Omega vàng, nói : “Kém 15 phút đầy 12 giờ, bà chủ chưa nghỉ trưa sao ?”
Bà chủ nhìn Bảy Viễn, nhìn ra chiếc xe Huê Kỳ, biết là khách sộp, tươi cười đáp :
- “Đúng 12 giờ, tiệm đóng cửa, ăn cơm và nghỉ trưa, nhưng có khách từ lục tỉnh lên, chúng tôi vui lòng đón tiếp, quá 12 giờ cũng không sao”.
Bảy Viễn trao danh thiếp : “Đây là tiệm vàng của tôi, mới khai trương hồi tháng trước, nhờ trời thương, làm ăn khá nên chuyến nầy lên Sài Gòn bổ hàng. Nghe các đồng nghiệp nói tiệm Kim Khánh là nơi đáng tin cậy, nên tôi tới làm quen”.
Bà chủ mời xem hàng trong tủ kiếng. Khi thấy Mười Trí dùng tờ báo xếp làm tư, quạt phe phẩy ra hiệu, cho biết cảnh sát đã rời ngã tư đi đổi gác, thì lập tức, Bảy Viễn dằn khẩu “colt đuôi” trên mặt kiếng và nói : “Không được la ! Hễ la là chết tức khắc”. Tất cả vàng trong tủ kiếng được dồn hết vào cặp da. Chiếc xe phóng nhanh đến ngã tư mới nghe tiếng bà chủ la làng. Chỉ trong 10 phút là xe đã ra tới mũi tàu Phú Lâm.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Liên hiệp quốc: 50 triệu USD giúp người tị nạn Syria



 Trong nỗ lực cứu giúp người dân đất nước Trung Đông chịu ảnh hưởng của cuộc nội chiến dai dẳng gần ba năm qua này, theo Phó tổng thư ký Liên hiệp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Valerie Amos, tổ chức này đã trích 50 triệu USD để giúp đỡ họ. Trong đó, 20 triệu để cung cấp cho các hoạt động nhân đạo trong lãnh thổ Syria, 15 triệu USD dành cho các nỗ lực tương tự của người tị nạn Syria ở Lebanon, 10 triệu dùng giúp đỡ dòng người đổ về Iraq và 5 triệu còn lại để thúc đẩy các chương trình nhân đạo cho người Syria tại Jordan.


Đứa trẻ Syria ngóng về quê nhà
Được biết cuộc nội chiến bùng phát từ tháng 3-2011 đã làm hơn 100.000 người Syria thiệt mạng, trên 4,2 triệu người mất nhà cửa phải tìm nơi lánh nạn, trong đó có 2 triệu đổ sang các nước láng giềng quanh khu vực.

Ngày 18/09/2013 Nhật Bản cũng đã viện trợ 10 triệu USD cho người tị nạn Syria
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đưa ra cam kết như trên trong bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sắp tới.
Phan Tô (theo news.qq.com

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Đức tiếp nhận 5.000 người tị nạn Syria

Máy bay của Đức đã khởi hành từ thủ đô Beirut của Lebanon đến thị trấn Hanover, Đức mang theo 107 người tị nạn Syria trong đó có 40 phụ nữ và 35 trẻ em.
Đây là số người tị nạn Syria đầu tiên đến Đức trong khuôn khổ chương trình mang tên “Chương trình tiếp nhận nhân đạo” do chính phủ Đức thực hiện nhằm hỗ trợ người dân Syria tái hòa nhập cộng đồng ở Đức.
Những người tị nạn Syria đầu tiên đến Đức (Ảnh DPA)
Số người tị nạn Syria còn lại sẽ lần lượt tới Đức trên 25 chuyến bay trong những tuần tới và sẽ định cư tại đây đến khi Syria an toàn để họ có thể về nước.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Thụy Sĩ chấp nhận hạn ngạch về người tị nạn từ Syria

Một gia đình Syria ở trại tị nạn. (Nguồn: Getty)


Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định cho phép 500 người đặc biệt dễ bị tổn thương được tị nạn trong ba năm tới. Một nhóm đầu tiên của những người chạy trốn cuộc xung đột ở Syria dự kiến sẽ đến Thụy Sĩ vào tháng tới.

Bộ trưởng Tư pháp Simonetta Sommaruga ngày 4/9 cho biết phụ nữ, trẻ em, người tàn tật hoặc người già cũng như những người bị đàn áp sẽ thuộc nhóm những người tị nạn. Bộ trưởng cho biết quyết định trên nhằm tạo điều kiện đoàn tụ cho những người Syria đã sống ở Thụy Sĩ với các thành viên khác của gia đình họ.

Văn phòng Di cư Liên bang (FMO) của Thụy Sĩ đang xem xét đề nghị của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR).

Thái Lan : Quyền thế vẫn thắng Pháp luật ?


Cảnh sát Thái câu lưu Vorayuth Yoovidhya sau tai nạn xe hơi (DR)
Cảnh sát Thái câu lưu Vorayuth Yoovidhya sau tai nạn xe hơi (DR)

Trọng Nghĩa
Công lý tại một nước dân chủ phải là « pháp bất vị thân ». Điều đó tuy nhiên vẫn còn là một giấc mơ tại Thái Lan. Ngày 02/09/2013, lại xẩy ra một sự kiện có thể được xem là một ví dụ điển hình về tình trạng thiên vị giới quyền thế trong hệ thống tư pháp Thái Lan : Một thanh niên thuộc một gia đình giàu có bậc nhất Vương quốc này đã không thèm ra trình diện tòa án để trả lời về một tai nạn lưu thông gây chết người – dù đã bị triệu mời lần thứ sáu liên tiếp.
Theo thông tín viên Arnaud Dubus phụ trách khu vực Đông Nam Á, hành động coi thường luật pháp nói trên không phải là hiếm hoi trong một xã hội mà giới giàu có, quyền thế vẫn được hưởng một quyền « miễn trừ tư pháp » bất thành văn, kể cả khi tội trạng đã rành rành như trong vụ vừa nổi cộm lên. Từ Bangkok, Arnaud giải thích như sau : 


Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Malaysia mở chiến dịch có thể quét sạch người tị nạn

Có hơn 100.000 người tị nạn tại Malaysia. Ða số những người tị nạn
đó là những người sắc tộc thiểu số Miến Ðiện trốn chạy khỏi sự ngược đãi tại quê nhà.

Các nhà hoạt động cho quyền lao động và quyền con người cảnh báo rằng những người đi tìm đường tị nạn và những người tị nạn có thể bị quét sạch trong chiến dịch truy quét di dân không giấy tờ của Malaysia, và chính phủ nước này không được trang bị để xử lý họ một cách đúng đắn. Thông tín viên Kate Woodsome của đài VOA có bài tường trình sau đây.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Châu Âu “nói không” với người tị nạn

Thế giới đang trở nên ít hiếu khách hơn với người tị nạn và dân nhập cư. Báo cáo về nhân quyền của tổ chức Ân xá Quốc tế (AL) mới đây cho biết, hàng triệu người phải bỏ ra nước ngoài để chạy trốn sự ngược đãi hoặc tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn đã bị ném đá. Điều làm dư luận hết sức quan tâm rằng những hòn đá đầu tiên ném vào dân tị nạn hay dân di cư lại xảy ra ngay tại khu vườn của EU, nơi vốn được coi là hình mẫu của “thế giới văn minh”.

Trại tị nạn của người Syria trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ
Vấn đề nổi cộm trong báo cáo của AL năm nay là số phận của 15 triệu người tị nạn và 214 triệu dân di cư đang bị đe dọa. Căng thẳng nhất có thể kể đến số phận của người tị nạn - hậu quả của cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria.  Theo đánh giá của AL, số người tị nạn có thể lên đến ¼ dân số của nước này. Cụ thể, 4,5 triệu người phải bỏ nhà cửa lang thang ở các vùng khác trong nước, 1,5 triệu người đã chạy đến các trại tị nạn dọc theo biên giới với Jordan, Li Băng, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Cơ quan Tị nạn LHQ, tính đến tháng 10/2012 đã có hơn 16.500 người Syria đăng ký xin tị nạn tại EU trong 18 tháng qua, nhưng số phận của họ là rất mong manh. EU đang đóng cửa trước làn sóng tị nạn.
 
Không ít người tị nạn cũng chạy từ Sudan, Congo… Trại tị nạn lớn nhất thế giới ở Kenya đang chứa tới 468 ngàn người Somali, trên biên giới với Thái Lan, 130 ngàn người tị nạn từ Myanmar đang sống vất vưởng…
 

Thái Lan bị tố cáo bóc lột người nhập cư trái phép


Tôm tươi bày bán ngoại chợ tại Thái Lan, quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu thủy hải sản.
Tôm tươi bày bán ngoại chợ tại Thái Lan, quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu thủy hải sản.
Getty Images/Karen Trist

Thanh Hà
Một công trình nghiên cứu của Tổ chức Lao Động Quốc tế ILO được công bố ngày 02/09/2013 tại Bangkok lên án ngành đánh bắt cá của Thái Lan cưỡng bức lao động, sử dụng người nhập cư trái phép, đặc biệt là các công dân Cam Bốt và Miến Điện kể cả lao động trẻ em.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tố cáo ngành ngư nghiệp của Thái Lan cưỡng bức lao động, khai thác sức lao động của trẻ em, hành hạ người nhập cư trái phép. Thái Lan là nguồn cung cấp hải sản lớn thứ ba của thế giới.