Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Người tị nạn dùng thuyền lớn để vượt biển tìm tự do

BANGKOK — Các nhà hoạt động tại Đông Nam Á cho biết hàng ngàn người đã trốn khỏi Bangladesh và Miến Điện bằng đường biển, bắt đầu lại một cuộc di dân theo mùa với nhiều người đi về phía nam trong những năm gần đây. Hầu hết những người này đều tìm cách đến Malaysia một cách bất hợp pháp qua ngả Thái Lan. Từ Bangkok, Thông tín viên Đài VOA Steve Herman gởi về bài tường thuật sau đây.

Các quan sát viên dọc biên giới Miến Điện-Bangladesh ước lượng có khoảng 17.000 người đã rời khu vực này kể từ tháng 8 năm nay, hầu hết trên những chiếc thuyền lớn.

Tin tức này do tổ chức phi chính phủ có tên là Dự án Arakan đưa ra.

Tổ chức Arakan đặt trọng tâm nghiên cứu của họ vào sự thống khổ của những người Rohingya vô tổ quốc, một nhóm sắc tộc thiểu số Hồi Giáo trong vùng. Giám đốc Dự án Arakan, bà Chris Lewa, phát biểu như sau.

“Chỉ trong tuần qua thôi đã có 4.000 người đi tị nạn. Chúng tôi đặc biệt quan tâm là vào mùa này, trong suốt mùa khô, sẽ có một làn sóng tị nạn ồ ạt bằng thuyền.”

Các giới chức Liên hiệp quốc trong vùng nói những tin tức này “đáng tin cậy”, nhưng họ không có những con số rõ rệt.

Những di dân kinh tế từ Bangladesh và Miến Điện lâu nay vẫn thường liều lĩnh đi bằng đường biển với nhiều nguy hiểm để tìm những việc làm tốt hơn tại Malaysia và các nơi khác ở châu Á. Tuy nhiên, bạo động giáo phái giữa những người theo Phật Giáo và những người theo Hồi Giáo tại Miến Điện trong những năm qua đã làm cho con số những người sắc tộc Rohingya trốn khỏi nước này ngày càng tăng.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Viên chức di trú Thái ‘bán’ người tị nạn Rohingya

Các phóng viên theo dõi vụ việc làm ăn của những kẻ buôn người

Chutima Sidasathian và Alan Morison cho South China Morning Post 
Viên chức di trú Thái ‘bán’ người tị nạn Rohingya thumbnail
Ảnh: South China Morning Post
Các viên chức di trú Thái Lan có liên quan đến vụ buôn bán những người Rohingya bị giam giữ cho những kẻ buôn người, theo các nguồn tin cho phép tờ South China Morning Post chứng kiến một phần vụ buôn bán bí mật này khi nó đang diễn ra.
Những người cung cấp thông tin cho biết nhiều người Rohingya bị chở trên xe buýt đưa đi xa 500 km từ một trại giam ở miền nam đến cửa khẩu Ranong ở biên giới Thái Lan – Myanmar và họ được cấp số đăng ký. South China Morning Post thấy một xe buýt cùng biển số xe đến Ranong lúc 2 giờ sáng thứ Bảy, rồi họ còn thấy một xe tải của Sở Di trú chở người bị giam giữ chạy đi khỏi đó 12 giờ sau.

Thông tin nghi vấn về sự mất tích bí ẩn của nhà đấu tranh Lê Trí Tuệ

Ngày 23/10/2013 trên trang Đàn Chim Việt và trước đó trang Dân Làm Báo có đăng bài "Những thông tin cuối cùng về Lê Trí Tuệ" của tác giả Hải Huỳnh (DLB), chúng tôi thấy bài viết có một số điểm nói về nhân chứng cuối cùng gặp Lê Trí Tuệ tại Nam Vang là Ngô Đắc Lũy, một người tị nạn Việt Nam làm việc tại Bangkok Refugee Center và bị đuổi khỏi nơi này hồi tháng 06 năm 2012. Chúng tôi thấy nổi lên những thông tin cần quan tâm như sau:
1. Ông Ngô Đắc Lũy là người cuối cùng nhìn thấy Lê Trí tuệ, vậy theo nguyên tắc hình sự thì các nhà điều tra cần phải bắt đầu từ những lời khai của ông Lũy.
2. Ông Lũy cũng là người thu xếp chỗ ở tạm cho Tuệ, nhưng nếu đi ra ngoài thì phải đi qua nhà ông Lũy. Tại sao?
3.  Ông Lũy chắc chắn phải biết rằng ở Nam Vang vào thời điểm 2007 nếu một người tị nạn vắng mặt như vậy mà không liên lạc được bằng điện thoại hoặc ra ngoài mà không trở về trong đêm thì dứt khoát là đã có chuyện không hay xảy ra. Tại sao khi Tuệ mất tích đến 2 ngày sau thì ông Lũy mới đi báo UNHCR?
4. Trong đọan audio dài 48 phút ông Lũy trả lời ông Nguyễn Chính Kết trên đài Saigon Houston Radio ngày 23/03/2011 (xin nghe lại tại ĐÂY) khi nói về việc Lê Trí Tuệ mất tích thì ông Lũy đã không hề nhắc đến chuyện Lê Trí Tuệ có nói: “Mục sư ơi tối nay em về nhà mục sư ăn cơm đó nhớ nấu cơm cho em” mà xác nhận Tuệ đã nói là “đến một tiệm Internet để liên lạc qua Skype trong một cuộc hẹn”. Đây là những thông tin bất nhất.
5. Ông Lũy nói rằng mình gặp nguy hiểm tại sao ông ta sống ngay cạnh Tuệ mà không bị công an cộng sản bắt như Tuệ?
6. Trong bài có nói là "Theo ông Lũy thì vào tháng 10 năm 2007 ông cũng bị Nguyễn Công Cẩm bắt cóc 3 ngày. Nguyễn Công cẩm cũng dùng số phận của Lê Trí Tuệ ra đe dọa ông Ngô Đắc Lũy. Sau 3 ngày thì ông được thả và ông chạy trốn tiếp qua Bangkok tỵ nạn vì quá sợ." Theo thông tin chính ông Lũy nói và mọi người cùng chứng kiến là ông Lũy sang Thái vào tháng 9 năm 2008, vậy từ tháng 10 năm 2007 (ông Lũy bị bắt 3 ngày - theo bài viết và theo đoạn audio ông Lũy nói trực tiếp) thì tại sao đến tận năm 2008 ông ta mới chạy sang Bangkok?
7. Theo thông tin công khai trên mạng Internet thì tận ngày 18/05/2008 ông Lũy và cả các ông Nguyễn Phùng Phong, Đỗ Hữu Nam vẫn sinh hoạt tôn giáo và chia quà tại "hội thánh" của ông Lũy ở Nam Vang (xem hình ảnh), vậy đâu là "mối nguy hiểm" đối với ông Lũy".

Dòng chữ trên bao gạo ghi rõ ngày  "Chúa Nhật 18/05/2008"

Pháp, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Anh, Đức, Úc, Thụy Sĩ: 19 Lễ Giỗ 50 Năm Cố TT Ngô Đình Diệm cùng Quân Dân Cán Chánh VNCH đã Vị Quốc Vong Thân [Update 26/10]


Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Nhóm Nguyễn Thu Trâm, Ngô Đắc Lũy, Lau Sỹ Phúc đã làm hại người tị nạn tại Thái Lan như thế nào?


 Vào tháng 7/2013 Ngô Đắc Lũy dưới bút danh Nguyễn Thu Trâm đã tung ra bài viết về việc nhóm này đã tham gia đóng phim “Trafficker” do Hiệp hội Điện ảnh England dàn dựng. Nhóm Lũy, Trâm, Phúc đã lôi kéo một số người tị nạn tại Thái tham gia đóng các vai quần chúng là thuyền nhân Việt Nam (cảnh trong phim).

Diễn viên Remy Hii trong phim Better Man

Sự thật thì đã có một bộ phim “Better Man” nội dung về vụ án Nguyễn Tường Vân, người Úc gốc Việt buôn ma túy bị bắt năm 2002 và bị xử tử tại Singgapore, phim của chính những người Việt tại Úc làm và dàn dựng do đạo diễn Đỗ Khoa. “Phim do tài tử Remy Hii là tài tử đang lên của Úc, sinh tại Queensland, là con của người cha Mã Lai gốc Trung Hoa và mẹ người Úc. Remy Hii học diễn xuất tại trường National Institute of Dramatic Art” thủ vai Nguyễn Tường Vân…

Phóng viên người Đức viết về thảm sát Mậu Thân và tội ác diệt chủng Cộng sản


Những xác chết trong Tết Mậu Thân
 Tác giả là người Đức, hiện cư ngụ tại USA. Là phóng viên, ông có mặt tại VN khoảng 5 năm và là chứng nhân việc thảm sát Mậu thân, việc 4 vị giáo sư Đức của Đại học Y Khoa Huế bị việt cộng thảm sát. v.v..
A reporter's love for a wounded people
Cuốn sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của tác giả Uwe Siemon-Netto đã được viết xong và đang chờ một số người viết "foreword" và endorsements.
Bản dịch cũng đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta:
Đoạn kết
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng." Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

400 người tị nạn Syria chết đuối trên biển

PNO - Kênh truyền hình tiếng Ả-rập Al-Jazeera hôm 23/10 vừa tiết lộ một đoạn video do hải quân Malta quay cảnh hàng trăm người tị nạn Syria vẫy vùng cố thoát chết sau khi tàu của họ bị những kẻ buôn người Libya đánh chìm trong biển Địa Trung Hải.
    Ảnh chụp màn hình: Youtube
    Những người sống sót đã được cứu ở địa điểm cách bờ biển Malta 160km.
    Chiếc tàu của người di cư đã bị những kẻ buôn người Libya bắn chìm sau một cuộc tranh cãi về thanh toán chi phí. Chiếc tàu chìm với hàng trăm người di cư Syria rơi xuống biển.

    Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

    Ngoại giao 'hàng rào' không mang lại hòa bình


    Trong khi các phương tiện truyền thông tiếp tục thảo luận quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng bức tường cao 2 mét trên biên giới với Syria để chặn những người tỵ nạn lọt vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, thì có một thông tin mới tương tự mới từ Bulgaria. 


    Các nhà chức trách Bulgaria thông báo rằng, họ có kế hoạch xây dựng hàng rào dài 30 km ở khu vực miền núi Elhovo trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn những người di cư bất hợp pháp từ Syria. Theo lời Thứ trưởng Bộ Nội vụ Bulgaria Basil Marinov, để xây dựng hàng rào cao 3 mét này, ngân khố quốc gia sẽ chi khá nhiều tiền. 

    Ảnh: EPA.

    Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

    Lục bát đen Võ Nguyên Giáp



    Dân oan thắp nhang chia buồn
    Giáp ta vĩnh viễn đi luôn xuống mồ
    Xin ông gặp hỏi ông Hồ
    Bao nhiêu máu nhuộm cơ đồ nước non
    Biên cương biển đảo hao mòn
    Chủ quyền Tổ quốc liệu còn mấy phân
    Nhìn lên biên ải phân vân
    Nam Quan, Bản Giốc ngại ngần gọi tên
    Cái vòng Bắc thuộc dâng lên
    Bàn tay Hồ đảng đáp đền nợ xưa.


    Tay phải đại tướng cầm quân
    Tay trái đại tướng cầm quần chị em
    Ban ngày cho tới ban đêm
    Bàn tay đại tướng cầm thêm cái hèn
    Phải chi đại tướng lên đèn
    Đem quân dẹp hết lũ điên Tầu phù
    Ai ngờ đại tướng hơi ngu
    Cúi đầu, ngậm miệng, lù khù chắc ăn
    Đường vào Mai Dịch khó khăn
    Chết về quê cũ gió trăng mõi mòn
    Còn trời, còn nước, còn non
    Cái lon đại tướng đâu còn cái chi!
    LKAH




    Lợi dụng trung thần !!!
    Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 181 (15-10-2013)
                Thế là ông Võ Nguyên Giáp, một trong những đại công thần và đại trung thần cộng sản, đã ra đi. Đi về với “cụ Mác, cụ Lê, bác Hồ” mà ông đã trung thành cho đến chết, lúc thọ 103 tuổi, bất chấp lời những đồng chí một thời của ông bên trời tây: “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ Cộng sản là không có cái đầu” (Milovan Djilas, phó lãnh tụ đảng Cộng sản Nam Tư) hay “Ai tin Cộng sản là không có cái đầu. Ai làm theo lời của Cộng sản là không có trái tim” (Vladimir Putin, Tổng thống đương nhiệm Liên bang Nga, cựu giám đốc KGB Xô viết). 

    Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

    Lại chìm tàu tị nạn ở Ý, hàng chục người chết

    AFP cho hay con tàu bị lật ở ngoài khơi Malta, quốc gia gần đảo Lampedusa (Ý).
    Thủ tướng Malta Joseph Muscat nói ít nhất 27 người di cư đã thiệt mạng khi con tàu chở đầy người bị lật vì biển động ở vị trí cách Malta 110 km và cách đảo Lampedusa khoảng 100 km.
    Trong khi đó, hãng tin Ý Ansa nói đã vớt được khoảng 50 thi thể, bao gồm cả phụ nữ và khoảng 10 trẻ em.
    Chiếc tàu chở khoảng 250 người bị lật úp ngoài khơi
    đảo Sicilia của Lampedusa. Photo Courtesy: Maltese quân / AP

    Khoảng 150 người đã được một tàu của Malta cứu sống, theo Thủ tướng Muscat. Trong khi đó, hải quân Ý đã cứu được khoảng 50 người.
    “Chiến dịch vớt thi thể các nạn nhân vẫn đang tiếp diễn”, ông nói.

    Hàng ngàn người tị nạn bị bỏ rơi tại Italia

    Hàng ngàn người dân châu Phi ở châu Âu hiện đang phải đối mặt với cảnh bị rẻ rúng, không được chấp nhận, thậm chí bị gửi trả lại nước Ý- nơi họ đã tìm đến trước tiên

    Những con ruồi bay quanh cái chén trên tay. Mùi hôi thối nồng nặc. Rác rưởi chung quanh. Những kẻ sống trong cảnh tạm bợ như nêu trên ở Apulia, cách thủ đô Rome về phía Đông Nam khoảng 4 giờ lái xe, gọi nơi họ sinh sống là “Ghetto” - khu ổ chuột. Họ cũng gọi đó là “Tân Mogadishu”, thủ đô vô trật tự của Somalia, nơi mạng sống chỉ đáng giá bằng một viên đạn không hơn không kém.

    Hàng ngàn người tị nạn vẫn liều chết vượt biển đến Ý Ảnh: WORDPRESS



    Mắc kẹt ở Apulia
    Kone, một người dân tị nạn từ Liberia, 30 tuổi, than thở: “Ghetto này tồi tệ hơn bất kỳ khu ổ chuột nào ở châu Phi”. Thế nhưng, anh có thể đi nơi nào khác bây giờ? Cha mẹ mất, anh Kone rời bỏ Liberia năm 1991 khi còn là một đứa trẻ. Hầu như ngày nào cũng vậy, anh rời khỏi khu vực sinh sống từ sáng sớm và đi bộ 15 km đến Foggia, thành phố gần nhất, chờ đợi được thuê làm việc cùng với vài chục lao động khác từ Đông Âu và châu Phi. Họ thường được thuê làm việc trên cánh đồng nhưng trong thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay, thậm chí những việc làm đơn giản này cũng khó tìm. Kone cho biết 3 tuần nay anh không tìm được việc làm. Hầu hết những ngày như thế, anh chỉ còn biết quay lại khu lều trại của mình và chờ đợi đến sáng hôm sau.

    Khi người tị nạn trả ơn...


    Người Việt ở trại tị nạn
    Hong Kong trong những năm 80s
    Báo Courier Mail của nước Úc hôm 28/7 ghi nhận chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm 2013 đã có 759 người Việt dùng thuyền tị nạn đến Úc, trong khi Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay tự hào cơm no áo ấm, xã hội tiên tiến, độc lập, tự do, hạnh phúc.


    Sau khi cộng sản chiếm miền Nam, chúng ta là những người vượt biển tìm tự do, hẳn đã biết thế nào là nỗi thống khổ, bỏ quê hương, làng mạc để ra đi, chịu đói khát, bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm hay chặt đầu, xô xuống biển, nên hết sức thông cảm với hoàn cảnh những người đã vượt biển này.
    Tị nạn, dù là chính trị hay kinh tế cũng là điều đáng thương. Những quốc gia độc tài, hà khắc buộc những người dân phải ra đi tị nạn, hay những chính phủ không lo đủ cơm áo cho nhân dân, để dân phải bỏ nước đi tìm miếng cơm ở xứ người cũng phải được lên án như nhau. Dân Mễ Tây Cơ từ năm 1985 vượt biên sang Mỹ mỗi năm chết vì hơi nóng sa mạc, mất nước khoảng 200 người, nhưng từ năm 1995 trở về sau, số người chết này tăng gấp đôi, như vậy cộng với những người đi thoát đến Mỹ, đây là một quốc gia có người bỏ nước vì miếng ăn cao nhất.

    Hiện nay, những người tị nạn Việt Nam đến Úc không có cơ may được nước Úc cứu xét cho định cư tại nước này, và nếu có đủ tiêu chuẩn của một người tị nạn họ sẽ được đưa sang Papua New Guinea. Tệ hại hơn nữa là chính quyền Úc đã thỏa thuận cho phép công an từ Việt Nam, nơi mà người tị nạn đã bỏ ra đi, vào tận các trại giam người tị nạn để “làm việc”, có nghĩa là sẽ truy cập tên tuổi và chi tiết của thân nhân họ hiện ở Việt Nam. Hành động này của chính quyền Úc, theo quy ước của người tị nạn là sai trái. Thật sự, nếu công an thẩm vấn người tị nạn để tìm ra những đường dây buôn người thì được nhưng không thể dùng căn cước của những người tị nạn để trả thù thân nhân họ như thói quen và đường lối trả thù của các nước cộng sản. Nhưng câu hỏi được giới truyền thông Úc đặt ra là những người gọi là “tị nạn” này muốn gì khi đặt chân đến Úc? Đa số không phải là người tị nạn thực sự. Nhiều người khai là vô gia đình, nhưng hồ sơ cho thấy một số trước đây đã du lịch đến Úc. Có người, sau khi du lịch đến Úc, họ hủy visa và xin ở lại đoàn tụ với gia đình vì bị đàn áp.

    Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

    Ba Lan: Bắt “nhà máy sản xuất cần sa” của người Việt


    Ảnh Gazeta Wyborcza GorzówẢnh Gazeta Wyborcza Gorzów
    Cảnh sát chống khủng bố cùng lực lượng biên phòng vùng Zielona Góra đã ập vào một nơi mà họ gọi đó là “nhà máy sản xuất cần sa” của người Việt Nam. 6 người Việt Nam đã bị bắt cùng trị giá cần sa vào khoảng 1.500.000 Zua-ty (tương đương nửa triệu USD). Căn cứ vào số lượng hàng hóa bị thu giữ, cũng như số người bị bắt thì đây là một vụ khá lớn.
    Vụ đột nhập của cảnh sát xảy ra lúc 6 giờ sáng hôm thứ Sáu tuần trước, khiến những người có mặt trong ngôi nhà hoàn toàn bất ngờ. Họ thậm chí vẫn đang nằm trên giường trong những bộ quần áo ngủ. Cảnh sát đã theo dõi những ngôi nhà này từ vài tháng trước, 2 trong số đó nằm ngay trung tâm thị trấn Nowa Sól. Có 1.400 khóm cần sa đang ở trong những giai đoạn phát triển khác nhau. Điều đó cho thấy đây là một băng đảng hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, họ muốn có sản phẩm ‘gối đầu’ liên tục. Những cây cần sa sấy khô cũng được tìm thấy, chứng tỏ đây không phải vụ trồng đầu tiên của họ mà hoạt động này đã diễn ra khá lâu trước đó.
    Ngoài ra, cảnh sát cũng thu giữ 7.000 USD tiền mặt và các dụng cụ dùng trong việc trồng trọt, sản xuất.

    Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

    Ý hồi hương 111 thi hài di dân châu Phi

    Hôm qua, chính phủ Italia đã cho hồi hương 111 thi hài của các di dân châu Phi đã chết sau khi tàu của họ bị đắm ở ngoài khơi nước này hôm thứ Năm, đồng thời nối lại việc trục vớt xác những người còn lại.

    111 quan tài tại sân bay trên đảo Lampedusa chờ làm thủ tục đưa về quê nhà.
    111 quan tài tại sân bay trên đảo Lampedusa chờ làm thủ tục đưa về quê nhà.
    Lễ hồi hương được tiến hành tại sân bay trên đảo Lampedusa, nơi con tàu di dân bị chìm ở ngoài khơi hôm thứ Năm 3/10.
    Trước khi tiến hành lễ hồi hương, những người sống sót trên chiếc tàu cùng các quan chức và cảnh sát nước sở tại đã nghiêng mình trước 111 cỗ quan tài xếp hàng trên bãi đậu máy bay của đảo Lampedusa.
    Trên mỗi cỗ quan tài đều có đặt một nhánh hoa hồng, riêng quan tài của bốn em nhỏ được đặt một chú gấu nhồi bông. Tất cả các nạn nhân không được xác định danh tính, mà chỉ được ghi bằng các con số.
    Trong khi đó, tại khu vực ngoài khơi đảo Lampedusa, các thợ lặn đã nối lại công việc trục vớt thi thể các di dân châu Phi bị mất tích trên con tàu xấu số sau nhiều giờ tạm hoãn do thời tiết xấu.
    “Các thợ lặn được chia làm 3 nhóm làm việc theo ca, mỗi ca kéo dài 2 giờ. Tuy nhiên, do tàu bị chìm quá sâu, nên thợ lặn chỉ có thể lặn tối đa mỗi lần từ 6 - 7 phút”, cơ quan cứu hộ Italy cho biết.

    Con tàu định mệnh làm hơn 300 người chết nằm dưới đáy biển

    Giới chức Italia đã công bố đoạn video quay cảnh xác con tàu định mệnh chở di dân từ châu Phi vốn bị chìm ngoài khơi bờ biển Lampedusa hai ngày trước, làm hơn 300 người thiệt mạng. 

    Xác tàu nằm dưới đáy biển.
    Xác tàu nằm dưới đáy biển.
    Đoạn video cho thấy các thợ lặn đã xuống nước để tiếp cận xác con tàu sau khi nó bị chìm hôm 3/10 khi ở cách đảo Lampedusa 1 km. Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 người trong tổng cộng khoảng 500 người trên tàu.

    Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

    Úc phản hồi yêu cầu của UNHCR và đồng ý tiếp nhận 500 người Syrian xin tị nạn

    Chính phủ Liên bang Ú
    c ra thông báo sẽ tiếp nhận 500 người Syria xin tị nạn  trong chương trình tị nạn nhân đạo của nước này.
    Những chỗ dành riêng cho người Syria sẽ nằm trong số lượng tiếp nhận người tị nạn hàng năm hiện nay với định mức 13.700 người.
    Liên Hiệp Quốc cho rằng cuộc khủng hoảng tại Syria là một thảm kịch đối với con người, khiế hơn 100 ngàn người thiệt mạng và đẩy 6,5 triệu người khác phải bỏ nhà ra đi.
    Hơn hai triệu người tị nạn đã bỏ chạy khỏi Syria, nhiều người vượt biên giới sang Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) đã kêu gọi làm dịu áp lực đối với các nước láng giềng của Syria.
    Bộ trưởng Di trú Úc, ông Scott Morrison, cho hay chính phủ Úc đã cam kết tiếp nhận người tị nạn theo yêu cầu của UNHCR.

    Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

    Chìm tàu tỵ nạn ngoài khơi nước Ý, gần 100 người chết

    Thi thể nạn nhân nhập cư của  vụ đắm thuyền sáng ngày 3/10/2013 được đặt tạm trên bờ đảo  Lampedusa.
    Thi thể nạn nhân nhập cư của vụ đắm thuyền sáng ngày 3/10/2013 được đặt tạm trên bờ đảo Lampedusa.

    Thảm họa người nhập cư đã xảy ra ngoài khơi nước Ý. Một chiếc tàu chở khoảng từ 400 đến 500 người nhập cư, chủ yếu đến từ Somalia, đã bị đắm khi tiến gần vào đảo Lampedusa. Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Ý, ít nhất đã vớt được 92 thi thể nạn nhân, nhưng có thể con số này sẽ còn nhiều hơn nữa. Trong số nạn nhân đa phần là trẻ em và phụ nữ. Lực lượng cứu hộ đã cứu được 151 nhưng vẫn còn khoảng gần 300 người mất tích. Ngoài khơi đảo Lampedusa, sáng nay, một chiếc thuyền chở người nhập cư, trên đó ước tính có khoảng 500 người chủ yếu đến từ Somalia đã bị đắm. Lực lượng bảo vệ bờ biển Ý cho biết đến giữa ngày hôm nay, đã thống kê được 92 người chết. Nhà chức trách cho biết đã cứu được khoảng trên 150 người đưa vào đảo Lampedusa.