Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Hai người chết do chiếc tàu chở người tị nạn Sri Lanka hỏng máy


Hai người chết một người mất tích trong vụ một tàu chở 25 người tỵ nạn Sri Lanka bị hỏng máy trôi dạt nhiều tuần lễ ngoài khơi đảo Java. Cảnh sát Indonesia loan báo hôm Thứ ba 29/1.

Số người tị nạn Syria lên tới 700.000 người



(VOV) - Hiện các cơ quan cứu trợ đang gặp khó khăn trong việc phân phát hàng viện trợ vì số lượng người tị nạn tăng lên nhanh chóng.

Liên hợp quốc hôm nay (29/1) cho biết, hơn 700.000 người tị nạn Syria đã sơ tán sang các nước láng giềng khác trong khu vực. Hiện các cơ quan cứu trợ đang gặp khó khăn trong việc phân phát hàng viện trợ vì số lượng người tị nạn tăng lên nhanh chóng.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Người Royingya có thể ở lại Thái Lan thêm 6 tháng


Thái Lan sẽ che chở cho người Royingya nhập cư trong vòng 6 tháng nữa, đồng thời tìm kiếm các cuộc đàm phán với Myanmar và các quốc gia khác để giải quyết số phận những người này.

Người tị nạn Rohingya biểu tình trước trụ sở LHQ ở Bangkok (Nguồn: AFP)

Kế hoạch cụ thể sẽ sớm được đệ trình lên Thủ tướng Yingluck Shinawatra để thông qua.
Quyết định trên được Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul công bố sau cuộc họp giữa Bộ ngoại giao và các cơ quan an ninh ngày 25/1, trong bối cảnh quốc tế kêu gọi nước này không đẩy đuổi những người di cư khi họ đã vào Thái Lan. 

Một sáng kiến để giúp người tị nạn hòa nhập vào đời sống Úc


Một tổ chức tư nhân của Australia có sáng kiến tìm người dân Úc cho người xin tị nạn ở nhờ và để đổi lại, họ có người bầu bạn giúp đỡ việc nhà.

Một chương trình mới để người Úc mở cửa nhà đón nhận những người tị nạn. (ABC) 


Giờ đây, những người dân Úc muốn tìm người sống cùng hoặc giúp đỡ việc nhà đã có một giải pháp mới khác biệt.
Một công ty tư nhân chuyên tìm chỗ ở ngắn hạn cho người xin tị nạn sẽ giới thiệu một chương trình mới vào tuần này.
Tổ chức Australian Homestay Network muốn ghép những người xin tị nạn với người dân sống trên khắp nước Úc. Để đổi lại, những vị khách sẽ được yêu cầu giúp đỡ làm một số việc nhà.
Ông bà HillaryNoel kể về những người xin tị nạn đã ở nhà họ ở phía đông bắc Melbourne: “Khi chúng tôi có cơ hội nhận người xin tị nạn ở cùng, chúng tôi đã thảo luận với nhau và đi đến quyết định đây là việc đáng làm. Chúng tôi cảm thấy mình có thể giúp họ định cư ở Australia và chúng tôi tiếp tục làm việc này.”

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Gây quỹ giúp người Việt tỵ nạn ở Thái Lan định cư


WESTMINSTER (NV) - Gần 600 đồng hương, trong đó rất đông là người Việt tỵ nạn từng ở Palawan, Philippines, quy tụ tại nhà hàng Moonlight, Westminster, tối Chủ Nhật để cùng các nhà hoạt động cộng đồng trong lãnh vực tỵ nạn, như ba luật sư: Trịnh Hội, Nguyễn Quốc Lân, Nguyễn Quang Trung... và rất đông nghệ sĩ, như MC Thùy Dương, Lâm Thúy Vân, Trúc Hồ..., gây quỹ giúp người tỵ nạn, hiện còn kẹt tại Thái Lan, đi định cư tại một quốc gia thứ ba.


Theo ban tổ chức, buổi tiệc gây quỹ được $30,000 sau khi trừ chi phí. Trong hình, Luật Sư Trần Kinh Luân và vợ, với tác phẩm “Tâm,” ông vừa mua $1,000 qua một cuộc đấu giá. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

17 người chết trong các trại tị nạn ở Afghanistan



Trẻ em Afghanistan tại một trại tị nạn ở Kabul, ngày 19/1/2013.

Hội Ân xá Quốc tế cho biết 17 người đã chết trong các trại tị nạn ở Afghanistan vì thời tiết lạnh giá.

Tổ chức nhân quyền này cảnh báo không được để tái diễn tình cảnh hồi năm ngoái là 100 người chết trong trại vì thiếu sự giúp đỡ.

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Thái Lan bác ý tưởng lập trại tị nạn cho người Rohingya

Người Rohingya từng biểu tình trước văn phòng UNHCR
Ngày 19/1, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bác bỏ ý tưởng thành lập một trung tâm tị nạn cho người Rohingya đang chờ hồi hương về Myanmar sau khi nhập cư bất hợp pháp vào Thái Lan.

Thủ tướng Yingluck cho biết một trung tâm tị nạn sẽ không phải là giải pháp lâu dài vì những người dân tộc thiểu số Rohingya muốn đến định cư ở một nơi an toàn. 

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Thái Lan cho phép LHQ tiếp cận 850 người Rohingya


Cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc cho hay Thái Lan đồng ý trên nguyên tắc cho phép họ tiếp cận với một nhóm khoảng 850 người đang bị giam giữ sau khi từ Miến Ðiện chạy sang để tránh bạo động sắc tộc và tôn giáo.


Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Bệnh, đói hoành hành trong số người tị nạn Mali tại Mauritania


DAKAR — Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới nói người tị nạn Mali tại Mauritania đang phải đối mặt với tỉ lệ đáng báo động về suy dinh dưỡng và tử vong, một phần vì thức ăn giới hạn. Thông tín viên Jennifer Lazuta tường trình chi tiết cho Đài VOA từ Dakar.

Người xin tị nạn trốn khỏi trại giam trên đảo Manus


Ba người xin tị nạn đã được cứu sống vào cuối tuần qua sau khi cố gắng thoát khỏi trung tâm giam giữ người xin tị nạn tại đảo Manus, Papua New Guinea.
Trại tị nạn trên đảo Manus. 

Phát ngôn viên của Bộ Di trú, Sandi Logan cho biết ba người đàn ông này đã trèo ra khỏi hàng rào của trung tâm tị nạn vào tối thứ Bảy và nhảy xuống biển để tìm cách thoát khỏi đảo.
Ông Logan nói ba người đàn ông này đã được cứu sống và một người đang được điều trị tại trung tâm y tế.
Theo thông báo chính thức từ Bộ Di trú, 3 người đàn ông này định trốn thoát nhưng không thành công. Họ thuộc nhóm 40 người từ Iran, Irad và Afghanistan, được đưa từ Australia đến trung tâm tị nạn vào hôm thứ Bảy.
Rất nhiều người tị nạn đã tiến hành các cuộc biểu tình bằng cách tuyệt thực và tìm cách trốn khỏi đảo vì điều kiện trên đảo chưa đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu cho họ.

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Thái Lan bắt người tị nạn Rohingya


Thái Lan bắt giữ hơn 150 người Rohingya

Một nhóm người tỵ nạn bị tạm giữ trên đảo Koh Sai Baed của Thái Lan (Ảnh chụp cuối năm 2008).
Một nhóm người tỵ nạn bị tạm giữ trên đảo Koh Sai Baed của Thái Lan (Ảnh chụp cuối năm 2008).
Reuters

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Mất nước kiểu gì?



Trần Hoàng Lan (Danlambao) - Nếu đảng cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục cai trị đất nước, duy trì chế độ độc tài đảng trị, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, đàn áp những người yêu nước, bất đồng chính kiến, u mê với “tình hữu nghị 4 tốt, 16 chữ vàng”,… thì Việt Nam sẽ mất nước vào tay Trung Quốc là điều không tránh khỏi. Đó là một cảnh báo mà nếu tìm hiểu, theo dõi diễn biến quan hệ Việt- Trung từ xưa đến nay, biết rõ thực chất các việc đã làm của chính quyền Trung Quốc với các nước khác, chứng kiến sự khiếp nhược hèn hạ của chính quyền cộng sản Việt Nam,… thì thấy cảnh báo trên là hoàn toàn chính xác.

Người Việt ở Luang Prabang, Lào



Cố đô Luang Prabang là một thành phố không lớn, nhưng cũng có nhiều người Việt sinh sống. Dường như đã có người sang đây từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng bài viết sau chủ yếu nói về lớp người sang Lào và định cư ở đây khoảng những năm 1940.

Tiệm bách hóa Chí Thanh ở Luang Prabang
Thành phố Luang Prabang nằm trong tỉnh Luang Prabang mạn Bắc nước Lào, cách Việt Nam khoảng 450 kilômét. Nơi đây là điểm gặp nhau của sông Namkhan và sông Mekong, hội tụ rồi lan dọc theo cố đô chập chùng rừng núi  cổ kính và trầm lắng của Vương quốc Vạn Tượng xưa, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Lào.

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

TÀI LIỆU MẬT (3)


TÀI LIỆU MẬT (3)
Công tác đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật trong tình hình mới
TÀI LIỆU MẬT
của Ðảng Cộng sản và Bộ Công an
nhằm chống phá và tiêu diệt
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo lớn, có truyền thống gắn bó với dân tộc. Ða số những phật tử và nhiều người tu hành có lòng yêu nước và gắn bó với chủ nghĩa xã hội.

Ở miền bắc, "Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam" là một tổ chức Phật giáo duy nhất yêu nước, đi theo chủ nghĩa xã hội và là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay Phật giáo ở miền bắc có khoảng 3000 tăng ni, tín đồ phần đông là ông bà già (bà già là chủ yếu). Số cao tăng tiêu biểu hầu hết đã già yếu không còn khả năng hoạt động. Số tăng ni trẻ trình độ văn hóa cũng như lý luận về Phật giáo thấp, không đủ sức làm nhiệm vụ tranh thủ Phật giáo miền nam và hoạt động quốc tế. Tuy vậy hiện nay "Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam" đang đào tạo một số tăng ni trẻ nhưng ít nhất hàng chục năm nữa họ mới có khả năng làm những nhiệm vụ trên.

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Một bài chưa từng thấy trên truyền thông Cộng Sản Việt Nam


KG: Một bài chưa từng thấy trên truyền thông Cộng Sản Việt Nam với nội dung khen ngợi tiến trình đi lên con đường đa đảng, dân chủ ở các nước Ả rập và Miến Điện. post trên trang mạng VietNamNet của chế độ CSVN hôm 1-1-2013 đã bị gỡ bỏ hôm nay.
Bài “Mùa xuân Ả rập và mùa xuân Myanmar’ của tác giả Hồng Ngọc, nhìn lại đổi thay chính trị trong thế giới Ả rập và tại Miến Điện, đã có nội dung ngầm ủng hộ đa nguyên, đa đảng, một chủ đề cấm kỵ, mặc dù bài viết không trực tiếp nhắc đến Việt Nam. 
Phải chăng đang có một khuynh hướng thay đổi trong hàng ngũ đảng CSVN, nhìn thấy đảng phải thay đổi nếu không sẽ........chết! Và cách thay đổi hay nhất là "Top Down" kiểu Miến Điện, thay vì "Bottom Up" kiểu cách mạng Hoa Lài khi người dân nổi giận và đứng lên lật đổ độc tài.
Minh Thi

Bài nay không còn trên trang VietNamNet