Công tác đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật trong tình hình mới
TÀI LIỆU MẬT
của Ðảng Cộng sản và Bộ Công an
nhằm chống phá và tiêu diệt
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
của Ðảng Cộng sản và Bộ Công an
nhằm chống phá và tiêu diệt
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo lớn, có truyền thống gắn bó với dân tộc. Ða số những phật tử và nhiều người tu hành có lòng yêu nước và gắn bó với chủ nghĩa xã hội.
Ở miền bắc, "Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam" là một tổ chức Phật giáo duy nhất yêu nước, đi theo chủ nghĩa xã hội và là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay Phật giáo ở miền bắc có khoảng 3000 tăng ni, tín đồ phần đông là ông bà già (bà già là chủ yếu). Số cao tăng tiêu biểu hầu hết đã già yếu không còn khả năng hoạt động. Số tăng ni trẻ trình độ văn hóa cũng như lý luận về Phật giáo thấp, không đủ sức làm nhiệm vụ tranh thủ Phật giáo miền nam và hoạt động quốc tế. Tuy vậy hiện nay "Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam" đang đào tạo một số tăng ni trẻ nhưng ít nhất hàng chục năm nữa họ mới có khả năng làm những nhiệm vụ trên.
Ở miền bắc, "Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam" là một tổ chức Phật giáo duy nhất yêu nước, đi theo chủ nghĩa xã hội và là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay Phật giáo ở miền bắc có khoảng 3000 tăng ni, tín đồ phần đông là ông bà già (bà già là chủ yếu). Số cao tăng tiêu biểu hầu hết đã già yếu không còn khả năng hoạt động. Số tăng ni trẻ trình độ văn hóa cũng như lý luận về Phật giáo thấp, không đủ sức làm nhiệm vụ tranh thủ Phật giáo miền nam và hoạt động quốc tế. Tuy vậy hiện nay "Giáo hội Phật giáo thống nhất Việt Nam" đang đào tạo một số tăng ni trẻ nhưng ít nhất hàng chục năm nữa họ mới có khả năng làm những nhiệm vụ trên.
Ở miền nam, Phật giáo có nhiều tổ chức và hệ phái, số đông tăng ni cư sĩ, phật tử tham gia tích cực trong cuộc đấu tranh chống Mỹ-Ngụy. Nhưng Mỹ-Ngụy cũng dùng nhiều âm mưu và thủ đoạn nham hiểm để chia rẽ, thao túng và làm biến chất một số tăng ni cư sĩ phật tử trong tất cả các tổ chức hệ phái phật giáo (nhất là trong tổ chức "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất"), để biến các tổ chức và hệ phái này thành công cụ chống phá cách mạng. Hiện nay, Phật giáo miền nam còn tám tổ chức và hệ phái lớn đang hoạt động với khoảng hơn một vạn tăng ni, gần 5000 ngôi chùa và khoảng 2,5 triệu tín đồ (đã quy y). Nhiều sư được trí thức hóa, có trình độ cao về giáo lý và một số người có tiếng tăm trong các tổ chức tôn giáo quốc tế. Nhiều sư, cư sĩ và phật tử được đào tạo ở nước ngoài về nay vẫn đang tích cực tham gia trong các hoạt động của giáo hội. Nhiều tăng ni đã ra "đời" nhưng thực chất vẫn còn gắn bó với giáo hội và một số ít trong số này hiện nay có tham gia trong một số cơ quan của Nhà nước. Bọn phản động lợi dụng đạo Phật ở miền nam từ sau 30-4-1975 đến nay vẫn tích cực câu kết với số sư phản động người Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài hoạt động chống lại cách mạng Việt Nam. Nhưng chúng không thể làm xoay chuyển được tình thế của cách mạng Việt Nam. Hơn nữa đa số tăng ni, cư sĩ phật tử miền nam vẫn yêu nước và gắn bó với chế độ.
Từ tình hình thực tế của Phật giáo ở nước ta. Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 18-5-1977 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam đã nêu chủ trương đối với Phật giáo như sau : "... chuẩn bị cẩn thận để tiến tới thành lập một tổ chức Phật giáo yêu nước chung cho cả nước. Ðối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (phái Ấn Quang) phải có kế hoạch cải tạo và sau khi cải tạo tốt sẽ đưa vào tổ chức Phật giáo chung của cả nước". Chỉ thị này nhằm quy tụ Phật giáo cả nước về một mối, xóa bỏ các tổ chức Phật giáo được lập ra dưới thời Mỹ-Ngụy làm cho tổ chức phật giáo thống nhất thành một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thực hiện chủ trương trên. Ban dân vận Trung ương đã giúp đỡ cho một số sư, cư sĩ, phật tử tiêu biểu, có tên tuổi và uy tín trong Phật giáo ở cả hai miền nam bắc lập ra "Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam" ngày 12-2-1980 để tiến hành cuộc vận động thống nhất Phật giáo cả nước theo nguyên tắc : "Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, còn tất cả các truyền thống hệ phái và phương pháp tu hành vẫn được duy trì" (1). Từ tình hình thực tiễn (thế và lực) của các tổ chức và hệ phái Phật giáo trong cả nước như trên nên trong cơ cấu nhân sự của "Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam" cũng phải dành nhiều "ghế" cho đại diện của Phật giáo miền nam".
Việc hình thành "Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam", được sự ủng hộ của số đông tăng ni, cư sĩ, phật tử trong các tổ chức và hệ phái Phật giáo cả nước, kể cả số ở trong tổ chức "Phật giáo Ấn Quang". Vì nguyện vọng của họ là thống nhất Phật giáo để hoạt động có bề thế hơn. Nhưng riêng bọn phản động lợi dụng đạo Phật, nhất là bọn phản động Phật giáo Ấn Quang (kể cả trong và ngoài nước) vẫn tìm mọi cách chống lại việc thống nhất Phật giáo theo 2 xu hướng chính sau đây :
- Ðồng ý thống nhất Phật giáo cả nước, nhưng phải thống nhất theo kiểu "Liên hiệp các tập đoàn giáo hội". Phật giáo Ấn Quang phải được nhiều "ghế" trong ban lãnh đạo ở trung ương và ở các địa phương; thống nhất nhưng phải đưa được nội dung để bành trướng hoạt động của đạo Phật. Tiêu biểu cho xu hướng này là Trí Quang được sự ủng hộ tích cực của Ðôn Hậu, Trí Thủ, Thiện Siêu và bọn cầm đầu Phật giáo Ấn Quang ở các tỉnh miền trung.
- Không đồng ý thống nhất dưới bất kỳ hình thức nào, cho nên chúng tìm mọi cách cản trở việc thống nhất, tẩy chay không tham dự hội nghị, không cử đoàn đại biểu của Ấn Quang đi tham dự hội nghị, vì chúng sợ khi Phật giáo thống nhất rồi thì chúng sẽ mất vị trí lãnh đạo trong Phật giáo. Tiêu biểu xu hướng này là Huyền Quang được Quảng Ðộ, Thuyền Ấn cùng một số tăng ni phản động cực đoan ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung tích cực ủng hộ.
Cả hai xu hướng chống đối này đều thể hiện rõ nét khi "Ban vận động thống nhất Phật giáo" được thành lập : "Ban vận động thống nhất Phật giáo" ra mắt ở thành phố Hồ Chí Minh (15-5-1980), ở Huế (24-5-1980) : "Ban vận động thống nhất Phật giáo" tiếp xúc với "Hội đồng Viện Hóa Ðạo" của Phật giáo Ấn Quang tại chùa Ấn Quang thành phố Hồ Chí Minh và khi "Giáo hội Phật giáo Ấn Quang" đóng góp vào bản dự thảo "Hiến chương" của "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" (2), kể cả khi cử đoàn đại biểu đi dự "Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam". Nhưng nhìn chung, chúng không có điều kiện và không có hoạt động gì đáng kể, chỉ đi vào lôi kéo mua chuộc, chi phối và đả kích lại những thành viên của Phật giáo Ấn Quang tham gia trong "Ban vận động thống nhất Phật giáo" mà thôi.
Ta kiên trì chỉ đạo cuộc vận động bằng phương pháp : cảm hóa, giáo dục, thuyết phục những người có xu hướng tiến bộ theo ta như : Trí Tịnh, Mật Hiển và những người cầm đầu các tổ chức và hệ phái Phật giáo khác. Ðồng thời ta cũng tích cực củng cố lòng tin cho những người có tư tưởng bấp bênh, dao động như Trí Thủ, Ðôn Hậu, Hành Trụ, Thanh Trí. Mặt khác, ta cũng đấu tranh phân hóa và vạch mặt bọn phản động cực đoan như : Huyền Quang, Quảng Ðộ, Thuyền Ấn, Thông Bửu... ở thành phố Hồ Chí Minh; Ðức Tâm, Thiện Hạnh, Thanh Huyền, Diệu Không ở Huế. Bước đầu ta đã tranh thủ được một số nhân vật cầm đầu các tổ chức và hệ phái (nhất là số sư tiêu biểu của tổ chức Phật giáo ở miền bắc và các sư tiêu biểu trong tổ chức "Ban liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh" và được đa số tăng ni, cư sĩ, phật tử cả nước ủng hộ. Cho nên đã có điều kiện tương đối chín muồi (so với thế và lực trong Phật giáo hiện tại) để Phật giáo thống nhất theo ý đồ của ta. Trước tình hình ấy, trong Nghị quyết số 40-NQ/TW 1-10-1981 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản có đề ra chủ trương đối với Phật giáo như sau : "Giúp Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam" thành lập một tổ chức chung cho Phật giáo cả nước theo hướng đi với dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở đó mà xóa bỏ tổ chức giáo hội Phật giáo Ấn Quang...".
Thi hành chủ trương này, ta đã phối hợp với Ban dân vận Trung ương giúp đỡ cho "Ban vận động thống nhất Phật giáo" mở "Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam", tập trung 165 tăng ni, cư sĩ Phật giáo tiêu biểu cho 9 tổ chức và hệ phái lớn của Phật giáo trong cả nước về họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội từ ngày 4 đến 7-11-1981 để thông qua hiến chương, đường lối và chương trình hoạt động của "Giáo hội Phật giáo Việt Nam"; thông qua các văn kiện của giáo hội và bầu được thành phần lãnh đạo trung ương cho Phật giáo cả nước. Mặc dù bọn Huyền Quang, Quảng Ðộ, Thuyền Ấn chống phá đến cùng, nhưng Phật giáo Ấn Quang vẫn cử một đoàn gồm 33 người ra dự hội nghị. Trước khí thế trang nghiêm của hội nghị, một số tên xấu trong đoàn đại biểu của Phật giáo Ấn Quang cũng không dám có hoạt động gì cản trở lớn. Nhìn chung, Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam cơ bản đạt yêu cầu chính trị (riêng phần nhân sự của thành phần lãnh đạo trung ương ở góc độ công an ta cũng cần phải suy nghĩ thêm). Phật giáo Ấn Quang rất thỏa mãn với những thành phần lãnh đạo mà họ giành được trong hai hội đồng lãnh đạo trung ương của Phật giáo cả nước (Hội đồng chứng minh và Hội đồng trị sự trung ương).
Sau Hội nghị bế mạc, ngày 8-11-1981, Hội đồng trị sự trung ương họp lần thứ nhất tại chùa Quán Sứ để triển khai hoạt động của Phật giáo Việt Nam. Những người của Phật giáo Ấn Quang là thành viên trong Hội đồng trị sự trung ương vẫn tìm mọi cách thao túng tổ chức này ngay từ đầu, chúng không tán thành để "Giáo hội Phật giáo Việt Nam" chính thức gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà chúng chỉ đồng ý Giáo hội Phật giáo Việt Nam có đại diện trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt khác, sau hội nghị này Phật giáo Ấn Quang vẫn hy vọng thời kỳ "quá độ" giữa tổ chức Phật giáo cả nước và các tổ chức Phật giáo cũ kéo dài một thời gian nữa để chúng tìm cách đưa người của Phật giáo Ấn Quang vào giữ các vị trí "then chốt" trong thành phần lãnh đạo của Phật giáo Việt Nam ở các địa phương. Do đó, chúng có chủ trương cho tất cả những người cầm đầu của Phật giáo Ấn Quang ở các địa phương là cứ hoạt động "hàng hai" (nghĩa là vừa làm việc cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vừa làm việc cho tổ chức Phật giáo Ấn Quang cũ).
Tất cả những tình hình trên chứng tỏ rằng : cuộc đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay không phải là đã "nhàn" như một số người hoặc một số địa phương nhận xét, mà cuộc đấu tranh này còn lâu dài, gay go và phức tạp. Cho nên đòi hỏi công an các cấp phải suy nghĩ cách đánh mới cho phù hợp với tình hình hiện tại để chủ động đấu tranh chống lại những hoạt động của bọn phản động lợi dụng đạo Phật ở Việt Nam nhất là hiện nay, Phật giáo Việt Nam vẫn được sự quan tâm của nhiều nước đế quốc tư bản như: : Mỹ, Pháp, Nhật... và các tổ chức quốc tế nói chung cũng như các tổ chức tôn giáo quốc tế nói riêng.
Trong bài này chúng tôi chỉ xin nêu một vài suy nghĩ của cá nhân về cuộc đấu tranh đối với những âm mưu và hoạt động của bọn phản động lợi dụng đạo Phật ở Việt Nam.
Ðể giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật hiện nay cần xác định cụ thể những đối tượng phải đấu tranh, trấn áp, cô lập, phân hóa. Những người cần phải tranh thủ, cảm hóa, giáo dục và mức độ tranh thủ. Ðồng thời phải đấu tranh xóa bỏ ngay các tổ chức Phật giáo lập ra dưới thời Mỹ-Ngụy (từ trung ương đến địa phương) để làm mất chỗ dựa và cơ sở của bọn phản động. Mặc khác, phải hướng dẫn tăng ni, cư sĩ, phật tử tích cực tham gia xây dựng một tổ chức Phật giáo chung cho cả nước mà tổ chức ấy dần dần phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trước mắt cần tiến hành tốt những công tác sau đây :
1. Củng cố và bổ sung đội ngũ trinh sát có năng lực làm công tác đấu tranh chống phản động lợi dụng Phật giáo
Ở các tỉnh thành, đặc khu và các huyện, thị đông tăng ni, cư sĩ, phật tử (nhất là ở các tỉnh miền nam) cần có những cán bộ trinh sát chuyên trách làm công tác đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật. Tùy tình hình cụ thể mà bố trí phân công cán bộ trinh sát cho thích hợp. Riêng công an thành phố Hồ Chí Minh và công an tỉnh Bình Trị Thiên (những địa bàn trọng điểm), cần củng cố lại đội trinh sát làm công tác này cả về số lượng và chất lượng.
Việc củng cố tổ chức và bổ sung cán bộ công tác chuyên đề trên ở các cấp công an phải tiến hành đồng thời với việc trang bị kiến thức cơ bản về Phật giáo, kinh nghiệm đấu tranh và các chủ trương, đường lối chính sách tôn giáo của Ðảng và Nhà nước cho trinh sát.
Thực tế cho thấy chỉ có những trinh sát yêu nghề, đi sát thực tế trong công tác, cộng với sự chuyên môn hóa sâu về lĩnh vực này mới có năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong công tác đấu tranh chống bọn phản động lợi dụng đạo Phật. Không có cán bộ chuyên sâu thì khó có thể nắm được tình hình kịp thời, đầy đủ và chính xác, cho nên không thể chủ động trong công tác đấu tranh.
Phòng chuyên đề của A16 (3) cần khẩn trương biên soạn bài giảng, viết sơ kết, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật ở Việt Nam để phổ biến trang bị những kiến thức cơ bản cho trinh sát làm công tác này, ở các cấp công an. Mặt khác, cần tổ chức và đầu tư cán bộ trinh sát có năng lực tập trung nghiên cứu về những vấn đề lớn trong chuyên đề Phật giáo có liên quan đến nhiều địa bàn, đến các tổ chức quốc tế. Ðồng thời hướng dẫn các địa phương đi vào nghiên cứu những đề tài trong phạm vi địa phương mình.
Các trường đại học và trung học an ninh nhân dân cần đưa nội dung công tác đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật vào chương trình giảng dạy một cách có hệ thống.
2. Cần củng cố và tổ chức lại việc nắm tình hình
Phòng chuyên đề của A16 (4) cần đầu tư cán bộ phối hợp với các lực lượng trinh sát khác làm rõ tổ chức và những hoạt động tác động từ bên ngoài vào các tổ chức Phật giáo trong nước (nhất là đối với Phật giáo Ấn Quang), đồng thời qua đó phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn phản động lợi dụng đạo Phật Việt Nam sống ở nước ngoài. Làm rõ về các tổ chức tôn giáo quốc tế để Bộ (5) phối hợp với Ban dân vận trung ương tham mưu cho Ðảng và Nhà nước về công tác đấu tranh, đối ngoại trong lĩnh vực Phật giáo trên trường quốc tế. Tổng cục An ninh nhân dân cần có sự hợp tác với An ninh Liên Xô trong công tác tranh thủ và nắm các tổ chức tôn giáo quốc tế cũng như các tổ chức Phật giáo khác ở các nước châu Á... để phục vụ cho cuộc đấu tranh chung trên lĩnh vực Phật giáo của cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa.
Công tác nắm tình hình của công an các cấp cần phải được chỉ đạo chặt chẽ, đảm bảo chính xác, kịp thời và đầy đủ, trước hết là tình hình hoạt động của bọn phản động lợi dụng đạo Phật ở các tỉnh miền nam trong tình hình hiện nay.
3. Công tác vận động quần chúng tăng ni, cư sĩ, phật tử trong đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật, xây dựng tổ chức Phật giáo mới theo chủ trương của ta từ trung ương xuống địa phương... là một việc làm cần thiết trước mắt cũng như lâu dài mà công an các cấp đều phải tiến hành
Ðối với các tỉnh miền bắc, công an cần phối hợp với các ban dân vận và mặt trận tuyển chọn một số tăng ni trẻ tiêu biểu cho Phật giáo ở các địa phương gửi về học lớp cao đẳng Phật học trung ương ở chùa Quán Sứ (Hà Nội) để đào tạo đội ngũ lãnh đạo mai sau cho Phật giáo ở các tỉnh miền bắc. Ở những tỉnh có đông tăng ni, phật tử như : Hà Nội, Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hải Phòng, Hà Sơn Bình... cần vận động và giáo dục quần chúng tăng ni, phât tử chống hoạt động tà đạo, mê tín dị đoan và đưa họ về hoạt động thuần túy tôn giáo.
Ðối với các tỉnh miền nam, nhất là ở những địa bàn trọng điểm, phức tạp và có đông tăng ni, cư sĩ, phật tử như : Huế (Bình Trị Thiên); thành phố Hồ Chí Minh, Ðồng Nai và các tỉnh khu 5 cũ, ban chỉ huy an ninh các cấp cần đầu tư thời gian chỉ đạo lực lượng trinh sát chuyên đề vạch kế hoạch đấu tranh cụ thể và toàn diện đối với từng tổ chức và hệ phái Phật giáo theo tinh thần Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 1-10-1981 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Trong việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ công an để đấu tranh chống phản cách mạng lợi dụng đạo Phật ở Việt Nam, cần phải triệt để phát huy sức mạnh của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước nhất là vận dụng Nghị quyết 297/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 11-11-1977.
3. Tiếp tục làm tốt những công tác nghiệp vụ cơ bản của công an trong công tác đấu tranh chống phản động lợi dụng đạo Phật
Các địa phương cần hoàn thành công tác sưu tra theo quy trình đã quy định. Trong công tác sưu tra về hệ Phật giáo ở các tỉnh miền nam, cần chú ý tổng hợp các nguồn tài liệu, trong đó có nguồn tài liệu địch để lại, tài liệu khai thác những đối tượng địch ngụy và các tài liệu khác do công tác trinh sát của ta thu được. Cần đặc biệt chú ý sưu tra lại các tổ chức Phật giáo được thành lập dưới thời Mỹ-Ngụy, các cơ quan từ thiện của Phật giáo. Trường thanh niên phụng sự xã hội của Thích Nhất Hạnh; cơ quan tuyên úy của Phật giáo; những cơ sở văn hóa, giáo dục được các tổ chức quốc tế trợ giúp, những tổ chức và các phong trào Phật giáo đã từng hoạt động dưới chiêu bài "trung lập", "đối lập" với chính quyền Mỹ-Ngụy, những tu sĩ, cư sĩ Phật giáo được cử đi đào tạo ở nước ngoài về; những tu sĩ, cư sĩ Phật giáo đã công khai hoặc bí mật cộng tác với Mỹ-Ngụy mà hiện nay còn đang hoạt động trong tổ chức Phật giáo hoặc trong các cơ quan Nhà nước...
Ở các tỉnh Bình Trị Thiên và thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục đấu tranh với những chuyên án đã xác lập, đồng thời xác lập chuyên án chính xác mới đối với những nhân vật phản động cầm đầu Phật giáo Ấn Quang và một số tu sĩ trẻ phản động đang có âm mưu và hoạt động lợi dụng Phật giáo chống lại cách mạng.
Công tác xây dựng và chỉ đạo đặc tình (6) giữ một vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong công tác phát hiện và bóc gỡ mạng lưới tình báo gián điệp, phản động lợi dụng Phật giáo. Cần mạnh dạn xây dựng đặc tình vào những tên mà chính bọn Mỹ-ngụy trước đây đã chú ý tuyển lựa và cài lại, nhất là số có uy tín và thế lực trong Phật giáo Việt Nam và quốc tế như : những tu sĩ Phật giáo có giáo phẩm thượng tọa, hòa thượng, số đại đức trẻ, có trình độ văn hóa cao và giáo lý sâu sắc. Ðối với những loại này cần phải nghiên cứu kỹ nắm vững lai lịch và mối quan hệ của chúng để khống chế, cảm hóa, giáo dục, thuyết phục đề phòng chúng dối trá, phản bội.
Trước mắt cần chú ý giải quyết một số công việc cơ bản sau đây :
- Sau "Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam" ở Hà Nội, Hội Phật giáo các địa phương sẽ tiến hành thành lập ban trị sị các cấp theo tinh thần của "hiến chương" và nghị quyết của "Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.