Dân oan thắp nhang
chia buồn
Giáp ta vĩnh viễn đi
luôn xuống mồ
Xin ông gặp hỏi ông Hồ
Bao nhiêu máu nhuộm cơ
đồ nước non
Biên cương biển đảo
hao mòn
Chủ quyền Tổ quốc liệu
còn mấy phân
Nhìn lên biên ải phân
vân
Nam Quan, Bản Giốc
ngại ngần gọi tên
Cái vòng Bắc thuộc
dâng lên
Bàn tay Hồ đảng đáp
đền nợ xưa.
Tay phải đại
tướng cầm quân
Tay trái đại
tướng cầm quần chị em
Ban ngày cho tới ban
đêm
Bàn tay đại tướng cầm
thêm cái hèn
Phải chi đại tướng lên
đèn
Đem quân dẹp hết lũ
điên Tầu phù
Ai ngờ đại tướng hơi
ngu
Cúi đầu, ngậm miệng,
lù khù chắc ăn
Đường vào Mai Dịch khó
khăn
Chết về quê cũ gió
trăng mõi mòn
Còn trời, còn nước,
còn non
Cái lon đại tướng đâu
còn cái chi!
LKAH
Lợi dụng trung thần !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 181
(15-10-2013)
Thế
là ông Võ Nguyên Giáp, một trong những đại công thần và đại trung thần cộng
sản, đã ra đi. Đi về với “cụ Mác, cụ Lê, bác Hồ” mà ông đã trung thành cho đến
chết, lúc thọ 103 tuổi, bất chấp lời những đồng chí một thời của ông bên trời
tây: “20 tuổi mà không theo Cộng sản là không có trái tim, 40 tuổi mà không
từ bỏ Cộng sản là không có cái đầu” (Milovan Djilas, phó lãnh tụ đảng Cộng
sản Nam Tư) hay “Ai tin Cộng sản là không có cái đầu. Ai làm theo lời của
Cộng sản là không có trái tim” (Vladimir Putin, Tổng thống đương nhiệm Liên
bang Nga, cựu giám đốc KGB Xô viết).
Đúng là một người cộng sản chính hiệu
(không phải chân chính, vì làm gì có người cộng sản chân chính theo nghĩa công
chính đạo hạnh!). Đảng CSVN đã mừng húm về việc ông ra đi, vì lúc này hơn lúc
nào hết, đảng cần đến quá khứ gọi là “huyền thoại” của ông, huyền thoại mà cái
chết của ông làm cho thành vĩnh viễn (dù họ biết huyền thoại này là giả và đã
dùng nó để khống chế ông bao năm trường). Họ mừng húm đến độ gọi là ngày “quốc
tang vui vẻ” (HTV)!?!
Đảng
đang thấy uy tín của mình xuống dốc một cách thảm hại: kinh tế bết bát,
mấy trăm ngàn doanh nghiệp phá sản; tham ô, tham nhũng trở thành quốc
nạn; an ninh trật tự chẳng còn, công an và côn đồ cùng lộng hành như nhau;
đảng viên phần thì hư đốn, ngày càng làm nhục và làm hại đảng, phần thì sạch
bách lý tưởng, thấy mình mê lầm, chỉ muốn bỏ đi. Thế là từ một góc khuất, một
bóng mờ, Võ Nguyên Giáp được bơm lên thành một thánh nhân, một vĩ nhân, để quốc
dân và quốc tế thấy từng có một người cộng sản lẫy lừng như thế, bách thắng như
thế, tài giỏi như thế, ái quốc như thế, trung thành với lý tưởng cộng sản như
thế. Để dựa vào cái chết của ông mà tô hồng cái chế độ vốn đã đen
thui như mõm chó mực này, để người dân tạm quên đi bao vấn đề nhức
nhối trong cuộc sống, để đảng lại được ca ngợi công lao thành tích vốn
đã xa lắc xa lơ của mình, để ánh hào quang của viên đại tướng giúp củng cố
tính chính danh đang tiêu biến dần của đảng.
Chính
vì thế tất cả sức mạnh của hệ thống chính trị đã được huy động: toàn thể Bộ
Chính trị đương thời (trừ 2 bà Ngân và Phóng) vào ban tang lễ; để tới 10
ngày mới tổ chức lễ tang và dành hai ngày quốc tang; nổi bật hơn mọi cuộc tạ
thế khác (kể cả cụ Hồ) là toàn quốc sẽ có đến cả trăm bàn thờ để nhân dân, bộ
đội nhang đèn hương hoa đến kính vái “cụ Giáp” (Tổng Quân ủy đã chỉ thị mỗi
trung đoàn sẽ phải thiết lập một bàn thờ cụ và phải mở rộng cửa doanh trại cho
công chúng vào viếng cụ!). Dàn báo chí công cụ và lũ dư luận viên đầy tớ thì
mặc sức tung hô cụ lên đến trời, không tiếc lời (chỉ có điều là im re về những
nỗi nhục ê chề, những vu oan giá họa và những tháng năm thất sủng của cụ
thôi)…. Thậm chí nhiều nhà trí thức chế độ, phản biện gia trung thành cũng
không ngần ngại viết: “Xuất thân là một trí thức, Võ Nguyên
Giáp tự nguyện đem tài trí của mình đáp ứng đòi hỏi của non sông đất nước
khi giờ khắc lịch sử đã điểm. Và Ông đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được
giao phó, làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng. Nói trí thức là nguyên khí
quốc gia thì ở thời đại hôm nay, ông chính là biểu tượng hàng đầu”!?! Tất
cả nhằm tạo nên và đã thực sự tạo nên một cơn lên đồng tập thể suốt 10 ngày tại
Hà Nội, nhất là hôm đưa đám, với những đoàn người ôm hình đại tướng vật vã khóc
than, với những đoàn viên thanh niên quỳ làm hàng rào bảo vệ xe linh cữu…. Y
như trong đám tang của tên đồ tể Kim Chính Nhật cách đây mấy năm bên Bắc Hàn và
đám tang của Hồ Chí Minh thế kỷ trước.
Đảng
ưu ái quan tâm đến sự ra đi của ông Võ Nguyên Giáp cũng có lý do, trước hết và
trên hết vì ông là một đại trung thần (tôi tớ trung thành rất mực). Về điểm
này, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh viết rất chí lý: “Ông là người của chế độ độc
đảng toàn trị và ông là bậc tôi trung, mỗi lời mở ra không bao giờ nằm ngoài ý
Bác, ý Đảng nên ông thụ động ngồi chờ sự chọn lựa (của Đảng và Bác)… Ông
là bậc tôi trung, ông luôn chấp hành nghị quyết và ý chí của đảng… Nghị
quyết đặt ông ở đâu và ông luôn chấp hành ngồi ở đó. Sự chấp hành tuyệt đối
nguyên tắc đảng của ông làm người ta thấy ông là mẫu người của "Quân xử
thần tử, thần bất tử bất trung”… Trong phát biểu của ông, ông thường xuyên
nhắc đến Bác và Đảng, và nhắc đến với một thái độ hết sức tôn kính gây ra cho
tôi một cảm giác là ông không thể nào có ý kiến gì khác những ý kiến của Bác và
Đảng đã đề ra và đã thấm sâu vào trong ông tự bao giờ… Một lòng trung quân mê
muội" (bài Tôi Trung).
Chính
vì thế, bắt chước Hồ Chí Minh coi Mao Trạch Đông là thầy, Võ Nguyên Giáp cũng
học đòi chiến lược và chiến thuật của tay lãnh tụ Tàu cộng. Bài học ấy là chiến
tranh du kích kéo dài và sẵn sàng nướng quân, thí tướng kiểu tấn công biển
người để chiến thắng (Mao chẳng từng tuyên bố có thể hy sinh 300 triệu dân Tàu
để bá chủ thế giới sao?). Do đó tướng Giáp không hề thương sinh mạng của quân
sĩ. Về điểm này, cựu đại tá Bùi Tín kể lại: “Sau chiến thắng lớn như
trên [Điện Biên Phủ],
các nhà bình luận quân sự phương Tây thường chỉ ra phía kháng chiến đã chịu
những tổn thất khủng khiếp, gấp 3 hay 4 lần đối phương. Cái giá phải trả cho
chiến thắng là quá lớn, lớn đến khủng khiếp, toàn là trai tráng thanh niên tuấn
tú, có lý tưởng, chất lượng cao của dân tộc. Đây là sự thật. Hồi tháng 4-1996,
trong cuộc hội thảo ở trụ sở Quốc hội Hoa kỳ, tướng Westmoreland nói với tôi rằng: “…Nếu như tướng Giáp là một
viên tướng Hoa Kỳ
thì ông đã bị mất chức từ lâu rồi, vì Quốc hội chúng tôi, xã hội chúng tôi
không thể chấp nhận những tổn thất sinh mạng của quân đội mình cao đến vậy”…Đây là điểm tiêu cực nhất
của tướng Giáp, là tỳ vết sâu đậm nhất của một danh tướng, từng được coi là
Người Anh Cả của Quân đội Nhân dân. Ông mang danh là một viên tướng «Sát Quân»,
sát quân một cách lạnh lùng”. Chính thượng nghị sĩ John McCain, cựu phi công
từng bị quân đội cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh, mới đây cũng nói: để đánh
bại quân thù, vị tướng quá cố sẵn sàng chấp nhận thương vong khổng lồ và sự tàn
phá gần như hoàn toàn nước Việt. Chiến lược của ông không phải là
"chiến lược hòa bình" như ông đã nói với Dominique Bari, một nhà báo
của tờ Nhân Đạo (l’Humanité, củađảng
Cộng sản Pháp) vào năm 2004, mà là chiến lược giành chiến thắng trong dài hạn với cái giá hy
sinh nhân mạng cao không gì so sánh nổi; và ông đã chẳng hề hối tiếc về số 3-4 triệu
người Việt Nam chết vì các cuộc chiến tranh gọi là chiến tranh ý thức hệ. Đó
chẳng phải là sự trung thành với nguyên tắc luân lý cộng sản : «Cứu cánh biện
minh cho phương tiện» sao ?
Tấm
lòng tận trung với Đảng và Bác của ông Giáp còn tỏ ra sau vụ Cải cách Ruộng đất
ngày long trời đêm lở đất, đẫm máu nông dân tan tành làng mạc và có nguy cơ đe
dọa cả Đảng lẫn Bác. Lúc ấy, với hào quang “anh hùng Điện Biên”, ông đã giơ đầu
chịu báng (đứng ra xin lỗi toàn dân), để ông Hồ chỉ giỏ một giọt nước mắt mà
thoát hết cả mấy chục vạn tội giết người. Rồi tuy cũng là trí thức như luật sư
Nguyễn Mạnh Tường, nhưng vì ông này đã dám phê bình Đảng và Bác về cuộc Cải
cách ruộng đất tàn ác và vô luật, Võ Nguyên Giáp vẫn để mặc cho người bạn đồng
liêu bị Hồ Chí Minh đày đọa cho đến chết. Trong vụ Nhân văn Giai
phẩm xẩy ra năm 1955, nhiều người đã ở trong Quân đội Nhân dân dưới quyền tướng
Giáp như Trần Dần, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán… bị đem ra đấu tố, tù đầy
theo lệnh Hồ Chí Minh và Tố Hữu, ông ta vẫn giữ im lặng. Trong vụ án «Xét lại
chống đảng» do đám Lê Duẩn, Lê Đức Thọ chủ mưu và dàn dựng, các tướng Cộng sản
đàn em của ông Giáp như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Nguyễn Văn Vịnh, các Đại tá
thuộc cấp như Lê Minh Nghĩa, Lê Vinh Quốc, Văn Dzoãn… bị hãm hại, ông vẫn
ngoảnh mặt làm ngơ. Khi các tướng Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái (cũng là thông
gia của Giáp) bí ẩn đột tử sau khi miền Nam đã bị cộng sản hóa, ông ta vẫn ngậm
miệng, im lặng là vàng, kẻo làm mất uy tín đảng. Cũng vì sợ mất uy tín đảng mà
vị đại tướng từng đương đầu với Pháp và đang thống lĩnh quân đội câm lặng trước công hàm bán nước 1958 dâng đảo
cho Tàu, trước việc Tàu xâm lăng Hoàng Sa của đất Việt.
Cũng
chính vì “nghị quyết đặt ông ở đâu, ông luôn chấp hành ngồi ở đó” mà năm 1983,
lúc ông 70 tuổi, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã nhân danh đảng (thật ra là vì thù
ghét và khinh thường), xếp ông vào vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số
và sinh đẻ có kế hoạch. Thế mà vị đại tướng vẫn nhẫn nhục (đúng ra là nhục nhã)
chấp nhận không phản đối một lời, còn biện minh là chẳng muốn làm mất sự đoàn
kết trong đảng (điếu văn của Nguyễn Phú Trọng có khen điều này).
Biết
rằng Hiến pháp của Đảng năm 1980 đưa vào điều 4 hiến định sự độc quyền lãnh đạo
của đảng, đến Hiến pháp năm 1992 và dự thảo sửa đổi HP đầu năm nay vẫn lưu giữ
điều này, đang khi cũng nghe vô vàn trí thức, nhân sĩ (nhiều người suy tôn ông
như mẫu mực, như biểu tượng), vô vàn chức sắc lẫn dân thường chỉ ra những tai
hại của điều khoản phi lý vô luật và vi hiến này rồi mạnh mẽ phản đối nó, Võ
Nguyên Giáp, xứng danh trung thần của đảng, chẳng hề lên tiếng. Ông như cho
rằng sự độc tài cai trị của đảng là điều thiêng liêng, tối thượng, không phải
bàn cãi. Có phản đối chăng là phản đối việc phá bỏ hội trường Ba Đình, việc
khai thác bauxite Tây Nguyên, hay việc sát nhập cả tỉnh Hà Đông vào Hà Nội.
Những điều này đâu có động đến quyền lực đảng!
Một
điểm nữa chứng tỏ lòng tận trung với đảng của Võ Nguyên Giáp chính là ông chưa
bao giờ lên tiếng về Luật đất đai vốn coi đảng như sở hữu chủ mọi tài nguyên
đất nước, chưa bao giờ mở miệng bênh vực hàng triệu dân oan mất đất mất nhà,
trong số đó ông hàng ngày thấy hàng ngàn kẻ đi qua ngôi nhà của ông ở Hà Nội
trong dáng điệu lếch thếch, mệt mỏi, tuyệt vọng. Phải chăng đã từng bình thản
hy sinh hàng triệu binh lính trong các cuộc chiến mà ông chỉ huy lãnh đạo, nên
cuộc sống điêu đứng của hàng triệu nông dân và thị dân bị đồng đảng và đồng chí
của ông tước đoạt ruộng vườn nhà cửa, có đáng gì để ông bận tâm ? Đề nghị đảng
trả lại quyền tư hữu đất đai cho nông dân để đảng chẳng còn gì để củng cố quyền
lực, như thế chẳng hóa ra bất trung với đảng sao ?
Đảng
CS hẳn nhớ ơn Võ Nguyên Giáp vì lòng trung thành của ông, trung thành đến độ mê
muội, một lòng trung thành mà họ đã lợi dụng lúc ông còn sống cũng như lúc ông
chết. Nhưng nhân dân VN thì không phải nhớ ơn ông gì cả vì ông đã góp phần (cho
đến cuối đời) xây nên một chế độ gian dối và tàn ác chưa từng có, một chế độ
đang đẩy đất nước đến bờ vực thẳm và tuyệt vọng.
BAN
BIÊN TẬP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.