Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không tham dự sự kiện kỷ niệm chính trị quan trọng vào ngày hôm nay - 10/10, kéo dài thêm sự vắng mặt bí ẩn vốn làm dấy lên nhiều đồn đại về sức khỏe cũng như tương lai chính trị của ông. Có khả năng "chú Ủn" đã bị lật đổ ngoạn mục!
Ông Kim Jong-un tới thăm Đơn vị 323 của quân đội Triều Tiên. Ảnh được KCNA công bố hôm 21/2.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA không liệt kê tên của ông Kim trong số các quan chức viếng thăm Cung điện Kumsusan ở Bình Nhưỡng, nơi đang để thi hài của cha và ông nội của ông.
Tuy nhiên, một vòng hoa đề tên ông Kim được thấy đặt ở hai bức tượng cố lãnh đạo Kim Jong-il và Kim Nhật thành tại Cung điện Kumsusan.
Trong số những người có mặt trong buổi lễ có Hwang Pyong-So, nhân vật được xem là số hai của Triều Tiên.
Ông Kim đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3/9 vừa qua, khi ông tham dự một buổi hòa nhạc ở Bình Nhưỡng cùng vợ.
Có nhiều giả thuyết trái ngược được đưa ra về sự vắng mặt của ông Kim, nhưng gần như chắc chắn chú Ủn đã bị lật đổ.
Ảnh minh họa
Chủ tịch Kim Jong un đã không xuất hiện trước công chúng hơn một tháng qua. Theo tuyên bố chính thức của Bắc Triều Tiên, ông Kim Jong-un đang trị bệnh. Nhưng sự vắng mặt của ông trong cuộc họp Quốc hội nói lên rằng ông đã bị lật đổ.
Tin đồn này càng có căn cứ khi ba quan chức cấp cao, trong đó dẫn đầu là nhân vật quyền lực thứ 2 của Bắc Triều Tiên Hwang Pyong So, đã có chuyến thăm bất ngờ tới Incheon, Hàn Quốc. Khó hiểu hơn nữa là Hwang đã chuyển lời ” chúc mừng chân thành” được cho là của ông Kim Jong un tới các quan chức Hàn Quốc mà ông Kim từng gặp. Nhìn từ bên ngoài thì hành động này có vẻ bình thường, nhưng đó lại là một cử chỉ hòa giải có ý nghĩa lớn và là điều mà các chuyên gia cho rằng ông Kim sẽ không làm như vậy.
Ngoài ra, còn có nhiều suy đoán khác về những gì đã xảy ra với Chủ tịch Kim Jong un.
Phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin ông Kim bị bệnh gút, điều này có thể giải thích tại sao ông xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng vào ngày 3/9 với dáng đi khập khiễng.
Trang tin New Focus International cho rằng ông Hwang, người đã tích lũy được quyền lực quân sự và chính trị mới trong những tháng gần đây, đã chiếm đoạt quyền lực của ông Kim và hiện đang nắm quyền kiểm soát ở quốc gia này.
Bài viết của nhà phân tích Gordon G. Chang trên tờ Daily Beast nói rằng: “Có phải Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên đã bị lật đổ? Tất nhiên, ở chế độ cai trị tối tăm nhất thế giới này, hầu hết các kịch bản đều hợp lý. Tuy nhiên, chúng ta sẽ biết được nhiều hơn khi nhìn thấy ai là người đứng quan sát trong lễ kỷ niệm thành lập Đảng Lao động ngày 10/10. Cho đến lúc đó, chúng ta có thể khẳng định những dấu hiệu cho thấy ông Kim Jong Un đã mất quyền lực, và nếu chưa thì ông ta cũng sẽ sớm trở thành một kẻ bù nhìn mà thôi”.
Kim Jong-un là con trai của Kim Jong-il (1941-2011) và là cháu nội của Kim Il-sung (1912-1994). Ông đã từng giữ các chức danh: Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương, Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Quốc phòng Bắc Triều Tiên, Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Triều Tiên, và là thành viên Đoàn Chủ tịch của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên. Ông chính thức trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Bắc Triều Tiên sau lễ tang cấp nhà nước của cha mình vào ngày 28/12/2011. Ông Kim Jong-un là con thứ ba và là con út của cố Chủ tịch Kim Jong-il và bà Ko Young-hee.
Từ cuối năm 2010, Kim Jong-un được xem là người kế nhiệm hiển nhiên cho vai trò lãnh đạo quốc gia sau cái chết của cha ông. Đài truyền hình quốc gia Bắc Triều Tiên khi đó đã gọi ông là “Người kế nhiệm vĩ đại”. Tại lễ tưởng niệm cố Chủ tịch Kim Jong-il, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao của Bắc Triều Tiên Kim Yong-nam tuyên bố rằng “đồng chí Kim Jong-un đáng kính là thành viên của đảng chúng ta, là nhà lãnh đạo quân sự và lãnh đạo tối cao của đất nước, người kế thừa tư tưởng, khả năng lãnh đạo, đặc tính, đạo đức, sự cứng rắn và lòng can đảm của đồng chí Kim Jong-il vĩ đại.
Vào ngày 30/12/2011, Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên chính thức bổ nhiệm ông Kim là Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Triều Tiên. Ngày 11/4/2012, Hội nghị Đảng lần thứ 4 đã bầu ông giữ cương vị mới được thành lập là Bí thư đầu tiên của Đảng Lao động Triều Tiên.
Ông được thăng cấp bậc là nguyên soái của Quân đội nhân dân Triều Tiên vào ngày 18/7/2012, đồng thời củng cố vị trí của mình với tư cách là người chỉ huy tối cao của lực lượng vũ trang.
Ông đã lấy hai bằng, một bằng vật lý tại Đại học tổng hợp Kim Il-sung và một bằng sỹ quan ở Đại học Quân sự Kim Il-sung. Ngày 9/3/2014, Kim Jong-un dễ dàng được bầu cử vào Hội đồng Nhân dân tối cao. Ở độ tuổi 31, ông là nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đầu tiên sinh ra sau khi thành lập nhà nước và là người đứng đầu một quốc gia trẻ nhất thế giới.
Ông Kim là người thứ 46 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes vào năm 2013, giữ vị trí thứ 3 sau Ban Ki-moon và Lee Kun-hee trong số những người Triều Tiên được liệt kê trong danh sách.
(Đại Kỷ Nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.