Hải quân Mỹ vừa hoàn thành thử nghiệm tàu hộ tống không người lái (USV) có thể bao vây, tiêu diệt tàu địch trong các cuộc tấn công phối hợp.
Xuồng cao su cao tốc không người lái dài 11 của Hải quân Mỹ trong đợt thử nghiệm hồi tháng 8 trên sông James ở bang Virginia. |
Khác với máy bay không người lái (UAV), tàu hộ tống không người lái (USV) không cần phải chờ người điều khiển ra lệnh cho từng giai đoạn. Chúng có thể tự di chuyển, phối hợp với các USV khác theo đội hình tối ưu nhất khi bao vây và tấn công tàu địch.
Phần mềm được cài đặt trên các tàu hộ tống không người lái “cảm tử” này áp dụng phần mềm của NASA điều khiển từ xa xe tự hành Curiosity Rover khám phá Sao Hỏa trong hai năm qua.
Theo Russia Today, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR) ngày 5/10 tiết lộ rằng trong thử cuộc nghiệm hồi tháng 8, 13 xuồng cao su không người lái tự hành đã hộ tống một tàu lớn và được “lái” bằng một bộ điều khiển duy nhất trên tàu mẹ trên sông James ở Virginia.
Trong bài thử nghiệm, một chiếc tàu được xem như là thù địch xuất hiện ở phía bên kia của con sông. Tám thuyền cao su tự hành được trang bị súng máy đã hình thành đội hình bao vây mục tiêu và 5 chiếc còn lại bảo vệ tàu mẹ.
Sau đợt thử nghiệm, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ nói đây là một "thành công vang dội" và các hệ thống USV mới có thể được đưa vào biên chế trong vòng 12 tháng. Trong thời gian đầu, các USV này có thể được sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống tại các khu vực có nguy cơ cao.
Chuẩn Đô đốc Matthew Klunder, giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Hải quân (ONR), cho biết: "Các lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến của chúng tôi không thể chống lại cuộc chiến ngày mai, khi sử dụng công nghệ của ngày hôm qua. Bước đột phá này là kết quả của sự hỗ trợ lâu dài của Hải quân Mỹ cho nghiên cứu sáng tạo trong khoa học và công nghệ”.
Sau đợt thử nghiệm, Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ nói đây là một "thành công vang dội" và các hệ thống USV mới có thể được đưa vào biên chế trong vòng 12 tháng. Trong thời gian đầu, các USV này có thể được sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống tại các khu vực có nguy cơ cao.
Chuẩn Đô đốc Matthew Klunder, giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Hải quân (ONR), cho biết: "Các lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến của chúng tôi không thể chống lại cuộc chiến ngày mai, khi sử dụng công nghệ của ngày hôm qua. Bước đột phá này là kết quả của sự hỗ trợ lâu dài của Hải quân Mỹ cho nghiên cứu sáng tạo trong khoa học và công nghệ”.
Ông Klunder cho biết ngoài khả năng tránh cho người điều khiển bị thương vong, dự án này còn giảm đáng kể số lượng nhân viên cần thiết để vận hành tàu tự hành cảm tử. Ban đầu, người ta cần có ít nhất 40 người để điều khiển từ xa các USV. Hiện thời, chỉ cần một sĩ quan là đủ để theo dõi, điều khiển hoạt động của 20 tàu chiến tự hành (USV). Chi phí lắp đặt thiết bị điều khiển từ xa cho một xuồng cao su cao tốc hiện có chỉ tốn hàng ngàn, chứ không phải hàng triệu USD. Vì vậy, Hải quân Mỹ không cần phải mua tàu tuần tra mới.
Theo ONR, Chi phí lắp đặt hệ thống điều khiển và truyền thông vào xuồng cao su cao tốc mà Hải quân Mỹ hiện có sẽ chỉ vào khoảng 2.000 USD, quá rẻ so với các tiêu chuẩn chi tiêu quân sự thông thường.
Ông Klunder đảm bảo rằng con người sẽ có tiếng nói cuối cùng về việc sử dụng vũ khí, khi các USV xác định vị trí và bao vây mục tiêu. Ông cho biết thêm: "Chúng tôi có ý định sử dụng các hệ thống không người lái để đối phó với mối đe dọa. Con người có nhiệm vụ điều khiển từ xa các USV cảm tử này trong việc xác định và hủy diệt mục tiêu”.
Phụ trách chương trình Robert Brizzarola cho biết: "Các USV này sẽ giúp cho các thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ tránh được nhiều tình huống nguy hiểm, khi tiếp cận tàu thù địch hoặc đáng ngờ. Nếu một kẻ thù đã bắn vào các USV, con người sẽ không gặp nguy hiểm”.
Ông Klunder đảm bảo rằng con người sẽ có tiếng nói cuối cùng về việc sử dụng vũ khí, khi các USV xác định vị trí và bao vây mục tiêu. Ông cho biết thêm: "Chúng tôi có ý định sử dụng các hệ thống không người lái để đối phó với mối đe dọa. Con người có nhiệm vụ điều khiển từ xa các USV cảm tử này trong việc xác định và hủy diệt mục tiêu”.
Phụ trách chương trình Robert Brizzarola cho biết: "Các USV này sẽ giúp cho các thủy thủ và thủy quân lục chiến Mỹ tránh được nhiều tình huống nguy hiểm, khi tiếp cận tàu thù địch hoặc đáng ngờ. Nếu một kẻ thù đã bắn vào các USV, con người sẽ không gặp nguy hiểm”.
Peter W. Singer, chuyên gia các hệ thống không người lái và nghiên cứu viên cấp cao tại New America Foundation, giải thích: "Một nhóm USV có thể làm được nhiều hơn so với một USV đơn lẻ. Đó là sự thật đối với con người và cũng là sự thật đối với robot. Sự hợp tác mở ra nhiều khả năng của các hệ thống không người lái. Chúng tìm thấy một mục tiêu, thông báo với nhau và tìm ra cách để vượt qua mục tiêu. Điều thực sự ấn tượng là một số USV sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ chung”.
Về nhiệm vụ của những chiếc tàu hộ tống tự hành nói trên, Chuẩn đô đốc Klunder cho biết chúng có thể được triển khai tại Eo biển Malacca và Eo biển Hormuz.
Về nhiệm vụ của những chiếc tàu hộ tống tự hành nói trên, Chuẩn đô đốc Klunder cho biết chúng có thể được triển khai tại Eo biển Malacca và Eo biển Hormuz.
Ông Klunder cho biết thêm các USV này không chỉ được sử dụng trong lực hượng hải quân mà còn được sử dụng để bảo vệ các tàu thương mại, các bến cảng và các giàn khoan dầu ngoài khơi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.