Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Thông tin mới nhất về nhóm những người Việt tị nạn bị bắt tại Sutthisarn BKK chiều ngày 29/11/2012


Như quý bạn đọc đã biết, chiều ngày 29/11/2012 4 người tị nạn Việt Nam gồm có các ông, Nguyễn Phùng Phong, Nguyễn Văn Mười (đều là cựu tù chính trị án chung thân và trên 20 năm tại A 20 Xuân Phước) và các ông Siu a Nem, Siu Phạm (người Thượng VN) đã bị một nhóm 6 cảnh sát Thái mặc thường phục chăn bắt tại bên ngoài quán Cà Phê số 523 sát cạnh Soi 35 Inthamara, Sutthisarn - nơi có trung tâm BRC chăm sóc đời sống cho người tị nạn của UNHCR.


Nhà tù Klongprem Central



Cho đến hôm nay - 02/12/2012 chúng tôi xác nhận 4 người bị bắt vừa kể vẫn còn đang bị giam giữ, trước đó có tin họ đã bị câu lưu tại trại giam tù hình sự lớn nhất Thái Lan, đó là nhà tù Klongprem số nhà 33/2 Ngam Wong Wan Road ngoại ô BKK.

Tất cả 4 người đều sẽ phải ra tòa để nộp phạt với số tiền mỗi người khoảng 5000 Baht Thái. Sau đó họ sẽ bị dẫn giải về trung tâm IDC giam giữ tiếp. IDC là trung tâm tạm giữ người nhập cư trái phép tại Soi Suan Phlu đường South Sathorn BKK để chờ thực hiện lệnh trục xuất của tòa án...

Khi nhóm này bị bắt bởi những cảnh sát Thái mặc thường phục thì còn có 2 người trong nhóm đó may mắn hơn, tức là họ từ quán Cà Phê ra sau. Khi thấy các bạn mình bị bắt thì 2 người đo cố thủ trong quán và không ra ngoài nữa, đồng thời gọi điện báo cho UNHCR (Cao Ủy Người Tị Nạn), 2 người này đã được luật sư của UNHCR đang làm việc trong trung tâm BRC hộ tống ra về mà không bị bắt - đó là các ông Đỗ Hữu Nam (chủ tịch Đảng NVYNV)  và mục sư Lưu Huy.

Có thể thấy là cảnh sát Thái Lan đã hành động đúng luật, nếu chưa có lệnh của tòa án thì họ không bao giờ xâm nhập vào một ngôi nhà để bắt người, dù đó chỉ là một quán Cà Phê mà thôi. Nếu như ở Việt Nam và với công an của CS Việt Nam thì ông Đỗ Hữu Nam và mục sư Lưu Huy có vắt chân lên cổ mà chạy cũng không thoát!!!

Những người tị nạn Việt bị bắt là theo đúng luật pháp của Thái Lan, vì nước Thái chưa ký Công Ước Về Người Tị Nạn 1951 và Nghị Định Thư về Người Tị Nạn năm 1967.

Như chúng tôi đã cảnh báo trên trang Bangkok Việt Refugee, hiện nay tại Thái đang có những căng thẳng về trật tự trị an, nhất là từ khi có cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra hồi thứ bảy tuần trước. Vì vậy cảnh sát gia tăng vấn đề an ninh, đặc biệt là người Việt đang bị chú ý do có vụ trọng án một người Việt tên là Le Wan Thang (tin Bangkok Post) đã bị đâm chết công khai ngay tại khu Sam Sen, BKK - Thái Lan hôm 29/11/2012.

Những người Việt tị nạn tại Thái Lan đang sống trong cảnh bất an. Không những thế, họ còn bị những tên nội gián Việt Gian tìm đủ mọi cách hãm hại. Trường hợp bị bắt của 4 người kể trên cũng có thể là do bị lũ ăng ten của CS ngầm báo cảnh sát rằng "đây là một nhóm tội phạm hình sự" để mượn tay cảnh sát Thái gây khó cho người vô tội. Gần đây blogger Lê Nguyên Hồng cũng bị kẻ xấu viết bài vu cáo bịa đặt trắng trợn đời tư, thậm chí chúng không ngần ngại tung ra cả một lệnh truy nã giả mạo cho blogger này với tội danh hết sức kinh tởm, đó là tội "hiếp dâm trẻ em".

Về trường hợp của blogger Lê Nguyên Hồng thì mọi việc đã được UNHCR và các cơ quan hữu trách làm sáng tỏ ngay sau khi có trình báo của người này với UNHCR nhờ việc blogger này có nhiều giấy tờ chứng minh sự vô can của mình, đặc biệt là có đủ cơ sở chứng minh tấm ảnh trong lệnh truy nã giả mạo đó thực ra là bức ảnh blogger này tự chụp bằng Webcam máy tính sau đó cắt gọn lại rồi đưa lên blog cá nhân hồi năm 2011 tại một phòng trọ ở BKK, kẻ xấu đã vô cùng ngu ngốc khi chon tấm ảnh này gắn vào "lệnh truy nã" năm 2007. Và hiện UNHCR đang tiến hành điều tra kẻ đã tung tin thất thiệt.

Riêng các ông Nguyễn Phùng Phong và Nguyễn Văn Mười cùng 2 người Thượng mới bị bắt, tương lai của họ không biết sẽ ra sao, nếu chẳng may họ bị trục xuất về Việt Nam thì đối với ông Phong và ông Mười coi như sẽ chết trong tù vì tuổi của họ đều trên 60 cả rồi.

Mong rằng các diễn đàn, các tổ chức cứu trợ và bảo vệ người tị nạn hãy hành động kịp thời để cứu họ thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm hiện nay.

BBT




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.