Sau khi bài này đăng tải đã có một số bạn đọc gửi email thắc mắc về việc tác giả Lê Nguyên Hồng nói là "tỉ lệ người Việt tị nạn thành công là 2 phần ngàn tại Thái", chúng tôi đã có buổi liên lạc bằng điện đàm với tác giả này (hiện đã định cư tại Sydney - Úc), ông cho biết như sau:
1. Kể từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2013 đã có ít nhất trên 1500 và dưới 2000 người (hộ gia đình và cá nhân, không phải nhân khẩu) có quốc tịch Việt Nam đến đệ đơn xin tị nạn tại UNHCR BKK. Những người xin tị nạn gồm có người Việt (kinh), Khmer Crom, Thượng, H'Mong vv.., nhưng hiện chính thức chỉ có 03 trường hợp định cư thành công, đó là cô Vũ Phương Anh, ông Nguyễn Đức Vinh, ông Lê Nguyên Hồng. Những trường hợp khác như nhóm Cồn Dầu thì đây là trường hợp đặc biệt được Quốc Hội Mỹ quan tâm, cử luật sư sang Thái tác động. Ngoài ra có sự tham gia tích cực của BPSOS và dân biểu Cao Quang Ánh... vì vậy nhóm này để riêng ra vì không ai bì kịp với sức mạnh của họ. Vậy chúng ta chỉ nhắc đến những trường hợp bình thường.
2.Đối với trường hợp ông Nguyễn Ngọc Quang thì đã được Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam chấp nhận định cư Mỹ nhưng vì ông Quang không có Passport do đang thời gian quản chế nên phải chạy sang Thái làm thủ tục, vậy đây cũng là trường hợp đặc biệt. Đối với trường hợp Lê Văn Kỳ thì cùng nhóm của ông Quang nhưng vẫn chưa được đi định cư.
3. Những người không được tính là tị nạn tại Thái vì họ đã có quy chế Refugee từ Cambodia sau đó mới chạy sang Thái hiện có khoảng 7 gia đình, nhưng chỉ có duy nhất 01 gia đình được định cư Đan Mạch, còn lại đều vẫn đang tạm dung bất hợp pháp tại Thái.
Như vậy thì tỉ lệ 2/ 1 ngàn người tị nạn thành công (hoàn tất quá trình tìm kiếm tự do) như tác giả nói là chính xác.
Sau đây là bài viết:
Bảy bước quan trọng để một người tị nạn hoàn tất quá trình tìm kiếm tự do
Thưa quý vị và các bạn.
Trên con đường nỗ lực tìm
tự do tại United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR), mỗi người tị
nạn đều phải trải qua những bước khó khăn nhất định, đặc biệt là họ phải làm
sao để cho UNHCR công nhận tư cách tị nạn (Refugee) cho họ bằng việc cấp cho
những người được công nhận tư cách tị nạn một tấm giấy “UNHCR Refugee Certificate”.
Nhưng như vậy là chưa đủ để
người đó có thể được UNHCR và các cơ quan hữu trách khác thiết lập và hoàn tất
quá trình tái định cư, tức là gửi người tị nạn đến định cư tại một nước Đệ
tam. Họ - những người có tư cách tị nạn còn tiếp tục
phải trải qua những bước khác – thì mới hoàn tất quá trình tìm kiếm tự do. Dưới
đây tôi xin liết kê ra 7 bước bắt buộc đó: