Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

Charlie Hebdo : Kết thúc cuộc truy lùng đẫm máu, 7 người chết trong đó có 3 hung thủ


mediaLực lượng đặc nhiệm Pháp tấn công vào siêu thị Do Thái gần Porte de Vincennes Paris, nơi nhiều người bị bắt làm con tin, 09/01/2015.REUTERS/Gonzalo Fuentes
    Hai anh em Kouachi, nghi phạm trong vụ khủng bố đẫm máu vào tòa soạn Charlie Hebdo, đã bị hạ sát hôm nay 09/01/2015, cùng với một tên Hồi giáo cực đoan có liên hệ với chúng, sau một ngày truy lùng đầy kịch tính với vụ bắt con tin ngay giữa thủ đô Paris. Bốn người khác bị thiệt mạng, và bốn người nữa bị thương.
    Sau nhiều tiếng đồng hồ đối đầu, lực lượng đặc nhiệm đã được lệnh tấn công ở Dammartin-en-Goële thuộc vùng Seine-et-Marne, nơi Saïd và Chérif Kouachi bắt giữ một người làm con tin từ sáng nay. Cảnh sát cũng tấn công vào một siêu thị nhỏ chuyên bán hàng Do Thái ở phía đông Paris, tại đây một trong những người thân cận với hai anh em sát thủ đã bắt khoảng năm người làm con tin, sau vụ đọ súng làm ít nhất hai người chết.
    Hai anh em Kouachi bị bắn hạ khi cố gắng chạy trốn và nổ súng trong lúc cuộc tấn công bắt đầu vào lúc 16 giờ 57 Paris. Con tin được giải thoát bình an vô sự, một cảnh sát đặc nhiệm GIGN bị thương.
    Tại Paris, một trong những người thân cận của hai tên sát nhân là Amédy Coulibaly, cũng đã bị bắn chết trong vụ tấn công vào cửa hàng « Hyper Cacher », nơi ít nhất một người đàn ông vũ trang đã bắt giữ nhiều người làm con tin. Xác của bốn người khác được tìm thấy tại đây, hiện chưa rõ có phải do vụ tấn công hay không, bốn người nữa bị thương trong đó có một người bị thương nặng.
    Cuộc tấn công mở đầu bằng ít nhất hai tiếng nổ và những tia chớp sáng, mấy chục cảnh sát sau đó đã xông vào bên trong siêu thị này. Nhiều con tin trong đó có một cậu bé đã có thể thoát ra bên ngoài, và nhanh chóng được cảnh sát bảo vệ.

    Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

    Nguyễn Bá Thanh gây sốt chính trường Việt Nam

    media 
    Ông Nguyển Bá Thanh ( hình internet )DR

    Trong lịch sử của Việt Nam dưới thời Cộng sản, có lẽ chưa có nhân vật lãnh đạo nào mà bệnh tình lại làm hao tốn nhiều giấy mực như ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương.

    Trong những ngày qua, nhất là khi có những tin đồn về việc ông Nguyễn Bá Thanh, cựu bí thư thành uỷ, cựu chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Đà Nẳng, đưa đưa từ Mỹ trở về thành phố này, người dân địa phương và phóng viên từ các nơi đã đổ xô đến sân bay Đà Nẳng để ngóng chờ chiếc chuyên cơ chở ông Thanh về.

    Sau khi được thông báo là ông sẽ về đến Đà Nẳng ngày 02/01/2015, rồi ngày 06/01, hôm nay tin mới nhất là cho biết là do thời tiết xấu nên chiếc chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh ngày mai mới cất cánh từ sân bay ở Washington và sẽ về đến Đà Nẳng vào ngày 09/01.

    Nhưng điều đáng nói là lịch trình chi tiết của chuyến bay, cũng như rất nhiều thông tin liên quan đến ông Nguyễn Bá Thanh lại xuất phát từ một trang blog chẳng hiểu là từ đâu ra, mang tên « Chân dung quyền lực », chứ không phải từ báo chí chính thức. Thật ra, trên các báo Nhà nước trong những ngày qua cũng có khá nhiều bài viết, bài phỏng vấn về ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng càng đọc càng rối mù, vì chẳng ai hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cựu lãnh đạo thành phố Đà Nẳng hiện nay ra sao.


    Bộ Chính Trị rúng động về tin ông Nguyễn Bá Thanh

    Trong những ngày cuối năm 2014, đầu năm 2015, các tuyên bố dồn dập đầy bức xúc của nhiều quan chức thượng tầng ĐCSVN cho thấy mức độ rúng động của giới lãnh đạo, đặc biệt là Bộ Chính Trị, trước các tin tức về ông Nguyễn Bá Thanh qua trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL).


    Một cách tóm tắt, trang CDQL vừa tung ra liên tiếp các bằng chứng khó chối cãi về khối của cải khổng lồ mà gia đình Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đang làm chủ trong nước và cất giấu tại hải ngoại. Từ đó CDQL chứng minh ông Nguyễn Xuân Phúc nuôi thâm thù đối với ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội Chính Trung ương, vì ông Thanh đang điều tra mạng lưới tham nhũng của ông Phúc. Sự thâm thù đó khiến ông Phúc nhờ các đầu mối Trung Quốc đầu độc ông Thanh bằng chất phóng xạ khi ông này đi công tác sang Bắc Kinh. Kết quả là chỉ vài tháng sau chuyến đi, ông Nguyễn Bá Thanh đang từ một cầu thủ bóng đá chạy trên sân cỏ trở thành bệnh nhân ung thư máu ở thời kỳ sau cùng. Ông Thanh phải gấp rút chạy sang Mỹ điều trị ở những bệnh viện tối tân nhất về ung thư. Đến nay các bác sĩ đều đã bó tay và ông Thanh đang được đưa về Đà Nẵng chờ chết.

    Hiển nhiên, Ban Tuyên Giáo ĐCSVN ra sức bưng bít toàn bộ sự việc ngay từ ngày đầu. Mọi tin tức lọt ra từ tin ông Thanh sang Mỹ vào tháng 8/2014 dài đến tin ông đang được đưa về Đà Nẵng vào tháng 1/2015 đều được báo đài nhà nước không những khẳng định đó là tin bịa đặt mà còn tung hàng ngũ dư luận viên lên mạng chửi bới tục tĩu tại những trang chuyển tiếp các tin này. Nhưng cứ vài tuần sau, khi không còn che đậy được vòng phát tán của nguồn tin và sự lên tiếng của chính các quan chức liên hệ, Ban Tuyên Giáo lại phải xác nhận “tin đồn” mà họ mạt sát trước đó là tin thật. Chỉ trong vòng 4 tháng, chu kỳ “cứ chối, chửi rồi nhận” này đã diễn ra hàng chục lần. Cứ mỗi lần như thế, mức khả tín của lãnh đạo Đảng qua báo đài công cụ lại sụt giảm và ngưòi dân lại càng tin CDQL hơn. Có người còn định ra công thức: Điều gì Ban Tuyên Giáo dồn công sức xông vào khẳng định là sai thì điều đó chắc chắn đúng.

    Một trong những luận điểm đốt cháy uy tín của Ban Tuyên Giáo là việc khăng khăng đổ toàn bộ sự việc, kể cả trang CDQL, cho các “thế lực thù địch bên ngoài”. Điều đã rõ như ban ngày và ai cũng thấy là không thế lực bên ngoài nào có nổi các chi tiết đến mức đó về cái núi tài sản của ông Nguyễn Xuân Phúc, kể cả hình chụp bằng lái xe của con trai ông Phúc đang sống tại Mỹ. Chỉ các bộ phận điều tra của chính ĐCSVN, đặc biệt là Ban Nội Chính của ông Thanh, mới có được. Ngược lại, cũng không thế lực bên ngoài nào có nổi các chi tiết nhà thương, quá trình chữa trị, hình ảnh, và lịch trình di chuyển của ông Thanh, ngoại trừ chính Ban Bảo vệ, Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương, hoặc gia đình ông Thanh.

    Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

    Hai ngày sống thử tại nơi lạnh nhất hành tinh


    Hai ngày sống thử tại ngôi làng Oymyakon ở miền Đông Bắc nước Nga - nơi được mệnh danh là lạnh nhất hành tinh - nhiếp ảnh gia người New Zealand, Amos Chapple đã ghi lại được những hình ảnh vô cùng chân thực, sinh động về cuộc sống khắc nghiệt của người dân nơi đây.






    Làng Oymyakon, nằm dọc theo sông Indigirka, thuộc Nga chỉ cách vòng Cực Bắc có 350 km được mệnh danh là ngôi làng lạnh nhất thế giới.



    Ngôi làng còn được biết đến với tên gọi "vòng cực lạnh giá" với nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận ở đây có thể xuống tới mức -64,4 độ C. Nhiệt độ tháng Giêng trung bình khoảng - 50 độ C.

    Lình Xình Vụ Đón Nguyễn Bá Thanh Về Nước



    Ông Nguyễn Bá Thanh bị bệnh và đã được âm thầm đưa sang Mỹ chữa trị hồi tháng 8 năm 2014.

    Tin tức này chỉ được loan tải trên một vài tờ báo qua sự xác nhận của ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai Nguyễn Bá Thanh sau khi nhiều trang mạng loan tải tin đồn ông Thanh bị đầu độc.

    Suốt trong 4 tháng qua, dường như dư luận không còn quan tâm đến bệnh tình và chuyến đi Mỹ chữa bệnh của ông Thanh.

    Gần đây dư luận trở nên xôn xao khi Blog Chân Dung Quyền Lực xuất hiện và tung ra nguồn tin ông Nguyễn Xuân Phúc là đã mượn tay Bắc Kinh đầu độc ông Thanh, và Bác sĩ Mỹ đã bó tay nên ông Thanh phải trở về Việt Nam vào cuối năm 2014 để “chờ chết”.

    Phản ứng đầu tiên của Hà Nội là lên tiếng phủ nhận nguồn tin bị đầu độc kể cả việc khẳng định chắc nịch là ông Thanh vẫn còn chữa bệnh ở Mỹ chưa về nước.

    Nhưng chỉ mấy ngày sau, từ cán bộ cao cấp ở Đà Nẵng cho đến lãnh đạo Ban bảo vệ sức khoẻ cán bộ trung ương đảng, đều xác nhận là ông Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng để tiếp tục chữa bệnh.

    Thái độ úp úp mở của CSVN nói trên đã khiến dư luận nhận ra một số điều không ổn về bệnh tình cũng như ngày trở về của Nguyễn Bá Thanh.

    Trước hết là ngày giờ trở về Việt Nam của ông Nguyễn Bá Thanh thay đổi liên tục. Lúc thì nói về ngày 2 tháng 1, lúc khác thì nói về ngày 6/1 vì chưa xong thủ tục và bây giờ thì nói tối ngày 8/1 sẽ về vì thời tiết xấu máy bay gặp trở ngại.

    Thứ hai là đưa một người bệnh về Việt Nam tiếp tục chữa trị, chứ đâu phải rước một nguyên thủ hay một chính khách nổi tiếng của Hoa Kỳ mà lực lượng an ninh ở sân bay Đà Nẵng phải họp khẩn trương, kiểm soát gắt gao các trục giao thông dẫn vào phi trường. Thậm chí nơi bệnh viện mà ông sẽ nằm để tiếp tục chữa trị cũng bị công an phong tỏa hai cổng ra vào.

    Blog Chân Dung Quyền Lực và Hội Nghị 10 Trung Uơng Đảng CSVN Lý Thái Hùng


    03:51 – 07/01/2015
    .
    Chỉ mới xuất hiện trong 2 tháng 11 và 12 năm 2014, với gần 50 bài viết tiết lộ một số dữ kiện thâm cung bí sử liên quan đến các lãnh đạo chóp bu của CSVN, Blog Chân Dung Quyền Lựcđang được dư luận bàn tán xôn xao với dấu hỏi: ai đứng sau trang mạng này và nhằm mục tiêu gì?
    Một số người thì cho rằng qua những nội dung loan tải, chứng tỏ là trang mạng này phải do một phe hay một cá nhân nào đó trong cung đình đã tiết lộ những tin tức nhạy cảm để tạo sự rối loạn trong đảng.
    Một số người thì phân tích nội dung các dữ kiện loan tải đã đi kết luận rằng phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã dựng ra trang mạng này để tấn công các đối thủ.
    Một số người trong chế độ thì đổ vấy cho “thế lực thù địch bên ngoài” đã dựng chuyện để tấn công làm mất uy tín lãnh đạo.
    Dù ai đứng đàng sau đi chăng nữa, thì việc xuất hiện Blog Chân Dung Quyền Lực đúng vào dịp Hội nghị 10 của Trung ương đảng CSVN (nhóm họp từ 5-12/1/2015 – trễ đến hai tháng so với dự trù), đã cho thấy có một sự chủ mưu rõ ràng.
    Mấu chốt của Hội nghị 10 là Trung ương đảng sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư hiện nay. Đồng đồng thời Trung ương đảng sẽ đề cử các nhân sự vào thành phần Bộ chính trị, Ban bí thư, Trung ương đảng cho nhiệm kỳ 5 năm tới (2016-2021) mà CSVN gọi là “xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.”
    Cả hai việc làm nói trên đều mới, lần đầu tiên được CSVN áp dụng, và hoàn toàn khác với trước đây khi vấn đề nhân sự trung ương nằm trong tay Tổng bí thư và Bộ chính trị.
    Kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư lần này sẽ ảnh hưởng rất lớn vào phiếu bầu của Trung ương đảng cho những ai muốn được đề cử vào Bộ chính trị, Ban bí thư cho nhiệm kỳ XII (2016-2021).
    Trong danh sách 16 thành viên của Bộ chính trị hiện nay, nếu tính theo tuổi hưu 65 tuổi thì có 9 người sau đây sẽ ra đi: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ (1947), Tô Huy Rứa (1947), Trương Tấn Sang (1949), Nguyễn Tấn Dũng (1949), Lê Hồng Anh (1949), Phạm Quang Nghị (1949).
    Còn lại 7 người có thể ở lại vì chưa tới tuổi hưu gồm: Nguyễn Xuân Phúc (1954), Nguyễn Thiện Nhân (1953), Tòng Thị Phóng (1954), Nguyễn Thị Kim Ngân (1954), Đinh Thế Huynh (1953), Lê Thanh Hải (1950), Trần Đại Quang (1956).

    Pháp triển khai 3.000 cảnh sát truy lùng các nghi phạm bỏ trốn

    An ninh khắp nước Pháp được đặt ở mức cảnh báo cao, riêng thủ đô Paris báo động khủng bố ở mức cao nhất sau vụ thảm sát tại trụ sở tạp chí châm biếm Charlie Hebdo. Khoảng 3.000 cảnh sát được triển khai khắp Paris nhằm tăng cường an ninh và truy lùng các nghi phạm.

    Với việc những kẻ thực hiện vụ thảm sát vẫn chưa bị bắt, an ninh tại thủ đô Paris cũng như khắp nước Pháp đang được thắt chặt.
    Phát biểu trước báo giới bên ngoài phiên họp khẩn của nội các Pháp ngày 7/1, Bộ trưởng nội vụ Bernard Cazeneuve cho biết cảnh báo an ninh mức cao đã được phát đi khắp nước Pháp.
    Cảnh sát Pháp hiện diện dày đặc khắp
    Cảnh sát Pháp hiện diện dày đặc khắp Paris (Ảnh: AFP)
    Toàn bộ các công tố viên đã được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ các cơ sở xuất bản, cơ sở văn hóa và các địa điểm công cộng, ông Cazeneuve nói.
    Tất cả các biện pháp đang được thực hiện “để vô hiệu hóa 3 kẻ tội phạm, những kẻ đã thực hiện hành vi man rợ này”. Tất cả các nguồn lực đã được huy động, bao gồm cả lực lượng hiến binh và quân đội, vị Bộ trưởng cho biết thêm.
    Trước đó, người phát ngôn của cảnh sát Paris, Rocco Contento xác nhận 3 kẻ tấn công đã xông vào trụ sở tạp chí trên vào khoảng 11 giờ 30 phút giờ địa phương, tấn công bằng súng cưa nòng và súng AK. “Chúng nổ súng vào bất kỳ ai, đó là một vụ thảm sát thực sự”, Contento khẳng định với tờ nhật báoLibération.
    Trong một thông báo sau đó, Contento xác nhận 2 trong số 12 người thiệt mạng trong vụ khủng bố là cảnh sát.
    Theo kênh Foxnews của Mỹ, một sỹ quan cảnh sát giấu tên cho biết, một trong hai cảnh sát thiệt mạng là người được giao nhiệm vụ bảo vệ riêng cho biên tập viên kiêm họa sỹ biếm họa Stephane Charbonnier, 47 tuổi, người đã nhận được những lời dọa giết trước vụ tấn công.

    ​Máy bay rơi xuống hồ, 13 người thoát chết


     Ngày 7-1, một viên phi công New Zealand đã được ca ngợi hết lời khi kịp lái chiếc máy bay bị trục trặc xuống mặt hồ, giúp 13 người trên máy bay kịp nhảy ra ngoài thoát chết.
    Chiếc máy bay chìm xuống dưới hồ - Ảnh: ABC
    Theo AFP, vụ tại nạn xảy ra tại hồ Taupo ở North Island thuộc New Zealand. Khi đó, viên phi công này lái máy chiếc máy bay nhỏ chở 12 người nhảy dù bay lên bầu trời để chơi trò chơi thể thao đầy mạo hiểm này. Khi ở độ cao hơn 600 m, bất ngờ động cơ máy bay trục trặc.
    “Anh ấy phải đối phó với cơn ác mộng tồi tệ nhất mà bất cứ phi công nào cũng không mong muốn. Đó là động cơ bị tê liệt” - ông Roy Clemens, giám đốc hãng Skydive Taupo, chủ sở hữu chiếc máy bay, cho biết. Một nhân chứng kể anh nghe thấy tiếng nổ trên bầu trời.

    Diễn biến vụ thảm sát ở tòa soạn Charlie Hebdo



    mediaMột nạn nhân được đưa ra khỏi tòa soạn Charlie Hebdo, 07/01/2015.REUTERS/Jacky Naegelen
      Thảm sát bằng kalachnikov ngay trong cuộc họp tòa soạn, sát hại một cảnh sát giữa trung tâm Paris, cướp xe…Đó là diễn tiến của vụ tấn công vào tuần báo trào phúng Charlie Hebdo hôm nay 07/01/2015.
      Vào khoảng 11 giờ 20, hai người đàn ông mặc đồ đen, nón trùm đầu, mỗi người trang bị một khẩu kalachnikov xuất hiện trước ngôi nhà số 6 đường Nicolas-Appert, quận 11 Paris. Họ gào lên: « Có phải Charlie Hebdo là ở đây không ? » Thấy rằng nhầm địa chỉ, hai kẻ này quay sang nhà số 10 cùng đường – trụ sở của tuần báo Charlie Hebdo.

      Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

      Đề nghị thanh tra tài sản của Vũ Chí Hùng con rể của nguyễn Xuân Phúc

      Trước thông tin đang gây xôn xao dư luận về việc Vũ Chí Hùng, từ 2 bàn tay trắng, chỉ sau 5 năm (2009-2014) làm rể Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sở hữu khối tài sản lên tới hàng nghìn tỷ khiến lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đang bị lung lay dữ dội. Hiện nay đi khắp Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh đều nghe người dân bàn tán về số tài sản của Vũ Chí Hùng là đứng tên hộ Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chứ Hùng kiếm đâu ra cả nghìn tỷ trong thời gian nhanh như thế? Để bảo vệ uy tín của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cũng là của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin hệ thống lại một phần tài sản đã được kiểm chứng của vợ chồng Vũ Chí Hùng để tiện cho cơ quan chức năng mở cuộc điều tra, làm rõ.
      Phải chăng nhờ tờ Giấy chứng nhận kết hôn này mà Vũ Chí Hùng từ 2 bàn tay trắng đã kiếm được khối tài sản nghìn tỷ chỉ trong vòng 5 năm?

      1- Những tài sản nằm trong bản kê khai

      Trước hết, cần tham khảo và phân tích tại bản scan kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng, con rể Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được lập vào cuối năm 2013 khi chuẩn bị rời công ty PTSC về Hà Nội nhậm chức Phó Vụ trưởng, Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.

      Thực chất của Hội nghị Trung ương 10?

      Hội nghị Trung ương 10

      Lần đầu tiên sẽ có việc lấy phiếu tín nhiệm với Bộ Chính trị, Ban Bí thư
      Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc hôm 5/1.

      Dự kiến kéo dài cả tuần, khoảng 200 nhân vật cao cấp nhất của Đảng gặp nhau để bàn các chủ đề quan trọng về nhân sự, tổng kết đường lối, phương hướng cho Đại hội Đảng lần thứ 12.

      BBC có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu sống ở Úc chuyên quan sát tình hình chính trị Việt Nam.

      Carl Thayer: Trước hết có thể nhận xét Hội nghị Trung ương 10 đã bị trì hoãn quá lâu. Trong suốt cả năm 2014 chỉ có mỗi một hội nghị trung ương 9 diễn ra vào tháng Năm. Hội nghị này lẽ ra có thể đã được nhóm vào tháng Tám khẩn trương để đối phó với khủng hoảng Giàn khoan HD-981. Sau đó nó được định lại ngày vào tháng Mười, tháng Mười Hai và nay thì vào tháng Giêng.

      Ngay từ kỳ hội nghị lần thứ 9 hồi tháng Năm đã có các tiểu ban làm việc về vấn đề nhân sự. Nhưng hội nghị này cũng là cơ hội cuối để đảng tiếp tục hoạch định kế hoạch kinh tế - xã hội chiến lược tổng thể, cân nhắc việc điều chỉnh vị trí của Đảng, điều lệ Đảng và bầu cử, xác định xem cơ cấu quyền lực tới đây sẽ lớn nhỏ như thế nào, kể cả với cơ cấu, số ghế Bộ Chính trị v.v… Do đó đây là là một hội nghị trung ương rất quan trọng.

      BBC:Ông nghĩ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trụ lại? Đã có những nguồn gợi ý rằng ông ấy cũng quan tâm tới chiếc ghế Tổng Bí thư của Đảng.

      Tất cả những gì tôi có thể nói được là trong quá khứ, với tiêu chí hạn chế tuổi lãnh đạo ở ngưỡng 65 tuổi, thì người ta luôn mở ra đặc lệ với ghế Tổng Bí thư Đảng. Có nguồn nói thậm chí người ta sẽ mở ngoại lệ ra cho hai cá nhân đợt này.

      Nhưng rõ ràng tính số lượng với những ủy viên sắp nghỉ hưu, chỉ tính những người đã ngồi trọn nhiệm kỳ, mà không tính tới hai ủy viên mới trong Bộ Chính trị, thì đây là một vấn đề với Việt Nam. Cứ năm năm một lần Việt Nam lại lặp lại vấn đề là Đảng không có đủ nhân sự tài năng, cả nam lẫn nữ, để điền vào cho các ghế mới. Do đó hiện có những đồn đoán và phải nói là vẫn còn sớm để nói lên điều gì.

      Thái Lan bắt giữ tội phạm khủng bố lẩn trốn 10 năm


      Cảnh sát và quân đội Thái Lan đã bắt giữ một trùm khủng bố người Pakistan đang ẩn náu ở Pattaya sau khi tên này bị truy nã vì cáo buộc đánh bom giết chết 18 người hồi năm 1995.

      Trùm khủng bố Jagtar Singh

      Trùm khủng bố Jagtar Singh
      Theo Bangkok Post, quân đội và cảnh sát tỉnh Chon Buri đã bắt giữ Jagtar "Tara" Singh, kẻ khủng bố bị truy nã trong vụ đánh bom ở Ấn Độ năm 1995 khiến 18 người chết và bị kết án tù chung thân sau đó.
      Jagtar "Tara" Singh đã lẩn trốn ở Thái Lan với hộ chiếu của người đàn ông Pakistan tên Gurmeet Singh, đồng phạm của tên này trong vụ đánh bom trên.
      Gurmeet Singh năm nay 42 tuổi đã được ân xá vào tháng 12/2013 sau khi thụ án 18 năm tù với tội danh khủng bố. Theo thông tin do giới chức Ấn Độ cung cấp, cảnh sát và quân đội Thái Lan đã đột kích ngôi nhà của Jagtar “Tara” Singh ở quận Bang Lamung, Pattaya vào 19h30’ ngày 5/1.  Cảnh sát cũng bắt một người Pakistan khác là Ali Alat, 48 tuổi, là chủ căn nhà kể trên.

      Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

      Bổ nhiệm cấp tập hàng loạt cán bộ cấp Vụ, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã vơ vét được bao nhiêu?



      Trước lúc nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền dính tai tiếng khi chỉ trong vòng 5 tháng đã kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ tại Thanh tra Chính phủ. Lật lại hồ sơ công tác cán bộ của Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc, cũng chỉ trong khoảng thời gian 5 tháng trước khi rời VPCP để lên chức Phó thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã kịp kí bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ khủng khiếp hơn nhiều. Mục đích chính của Nguyễn Xuân Phúc là vơ vét càng nhiều càng tốt để chuẩn bị cho nấc thang quyền lực tiếp theo mà ông ta đã nhắm đến.
      Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc
      Hãy thống kê các quyết định bổ nhiệm nhân sự của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc trong giai đoạn này:

      -    Ngày 7/11/2010, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký cùng lúc 11 quyết định bổ nhiệm:

      • Ông Đỗ Xuân Hưng và bà Trần Bích Ngọc (chuyên viên) giữ các chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Theo dõi khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng;
      • Bà Nguyễn Thị Thủy giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính; ông Nguyễn Văn Hưng giữ chức Hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành; ông Lê Hải Đào giữ Hàm Vụ phó Cục Quản trị;
      • Ông Hồ Đình Chinh giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Khoa giáo - Văn xã;
      • Ông Phạm Sỹ giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp; ông Nguyễn Quốc Việt giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính; ông Nguyễn Xuân Sơn giữ chức Phó Cục trưởng Cục Hành chính-quản trị II; ông Đặng Trọng Lương giữ chức Giám đốc Nhà khách Tao Đàn; ông Nguyễn Văn Thanh giữ chức Phó Giám đốc Hội trường Thống nhất;…

      Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

      Cơ bản hoàn tất khâu chuẩn bị để đón ông Nguyễn Bá Thanh về điều trị

      (TNO)Vào cuối giờ sáng nay 5.1, bác sĩ Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, vẫn đang có mặt tại Bệnh viện Đà Nẵng kiểm tra các khâu chuẩn bị của bệnh viện này để chiều tối mai đón ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính T.Ư, về điều trị.

      Cơ bản hoàn tất khâu chuẩn bị để dón ông Nguyễn Bá Thanh về điều trịÔng Nguyễn Bá Thanh trong buổi tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng đầu tháng 12.2013 - Ảnh: Hoàng Bảo
      Trả lời câu hỏi, trước đây có tin, ông Nguyễn Bá Thanh muốn đưa về điều trị tại nhà, cũng có tin điều trị tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, bác sĩ Phạm Hùng Chiến nói, chỉ ở Bệnh viện Đà Nẵng.

      Việc ông Nguyễn Bá Thanh về nước chữa bệnh là có thật

      Sáng nay (5/1), người nhà của ông Nguyễn Bá Thanh xác nhận với báo chí việc ông Thanh sẽ về nước chữa bệnh trong ngày hôm nay. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ông Thanh sẽ được tiếp tục điều trị ở Bệnh viện Đa khoa hay Bệnh viện Ung bướu của Đà Nẵng.
      Ông Nguyễn Bá Thanh một lần xuống cơ sởÔng Nguyễn Bá Thanh một lần xuống cơ sở
      Em trai ông Bá Thanh là ông Nguyễn Bá Bình cho hay, mọi thủ tục với phía Mỹ đã hoàn tất, máy bay đưa ông Thanh cùng gia đình và các bác sĩ cũng đã cất cánh. Nếu không có gì thay đổi, dự kiến tối mai (6/1), ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về tới Đà Nẵng.
      Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ông Thanh sẽ được tiếp tục điều trị ở bệnh viện nào của Đà Nẵng, Bệnh viện Đa khoa hay Bệnh viện Ung bướu, vì hiện nay, chính quyền vẫn chưa có chỉ đạo chính thức nào.
      Trao đổi với Tiền Phong, ông Trịnh Lương Trân – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho hay, đến trưa nay, bệnh viện này vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ phía lãnh đạo Đà Nẵng.
      “Ông Nguyễn Bá Thanh là cán bộ cấp cao của Trung ương, vì thế mọi động thái liên quan ông ấy đều phải có ý kiến của chính quyền. Hiện chúng tôi chưa nhận được bất kỳ chỉ đạo gì” – Bác sĩ Trân nói.
      Trong khi đó, lãnh đạo an ninh sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng cho hay, chưa có thông tin chính thức nào.

      Trung Quốc điều tra Bí thư Thành ủy Nam Kinh


      Trung Quốc đã thông báo điều tra Bí thư thành ủy Nam Kinh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh Giang Tô Dương Vệ Trạch. Động thái này cho thấy chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi” của nước này sẽ được tiến hành triệt để và mạnh mẽ trong năm 2015.
      Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch
đang bị CCDI điều tra. (Ảnh:

      Bí thư Thành ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch đang bị CCDI điều tra. (Ảnh:China News)
      Tối ngày 4/1, trang web của Ủy ban giám sát kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) đăng thông báo cho biết, Bí thư Thành ủy Nam Kinh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh Giang Tô Dương Vệ Trạch đang bị điều tra do bị tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, cụm từ thường ám chỉ các quan chức tham nhũng.

      Người Canada gốc Việt giết 7 thành viên gia đình rồi tự tử


      Một người đàn ông Canada gốc Việt sát hại 7 người nhà vợ và một người bạn, sau khi đe dọa giết toàn bộ gia đình vào hai năm trước.
      edmonton-3-6869-1420377609.jpg
      Một thi thể nạn nhân được chuyển khỏi nhà. Ảnh: Postmedia News
      Phu Lam, một người Canada gốc Việt 53 tuổi, hôm 28/12 giết vợ mình là Thuy Tien Truong, 35 tuổi cùng con trai 8 tuổi, cha mẹ, chị gái, cháu gái ba tuổi và một người quen của bà Truong tại Edmonton, thủ phủ tỉnh Alberta, tây Canada.
      Tại một địa điểm khác ở nam Edmonton vào ngày hôm sau, ông Lam giết chết Cindy Duong, một phụ nữ 37 tuổi. Cảnh sát cho biết nạn nhân là một người bạn của gia đình và nhiều khả năng không phải là mục tiêu dự định của ông Lam.
      cyndi-duong-4920-1420377609.jpg
      Bà Cindy Duong, một trong những nạn nhân bị ông Lam sát hại. Ảnh: Facebook
      Ông Lam được cho là bị trầm cảm. Ông sau đó tự tử tại nhà hàng Việt Nam mà ông làm việc ở Fort Saskatchewan. Cảnh sát vẫn đang điều tra động cơ của vụ giết người. Theo cảnh sát Edmonton, ông Lam từng phạm tội tấn công tình dục và sử dụng ma túy.
      Ông Lâm hai năm trước tđe dọa giết toàn bộ gia đình mình, theo một khiếu nại pháp lý của vợ ông. Báo chí địa phương dẫn chứng hồ sơ tòa án cho biết bà Truong cáo buộc ông Lam nhiều lần có hành vi bạo lực trong những năm qua.

      Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

      Nguyễn Bá Thanh, cốt cách và số phận

      Người dân Đà Nẵng nói riêng, và với người dân miền Trung, thậm chí người dân Việt Nam nói chung, Nguyễn Bá Thanh là một nhân vật chính trị khá đặc biệt. Tính đặc biệt này nằm trong nhiều khía cạnh nhưng rõ nét nhất vẫn là cốt cách và số phận của ông. Dù nói gì, đứng trên chính kiến nào thì Nguyễn Bá Thanh cũng là một lãnh đạo thành phố có cốt cách hơn người và là nhà chính trị có số phận khá hẩm hiu, trên mọi nghĩa.

      Sở dĩ nói ông có cốt cách đặc biệt, có lẽ cũng nên nhắc đến người cha của ông, tức ông Nguyễn Bá Tùng, một trong những công thần khai quốc của Việt Minh, sau này là công thần của đảng Cộng sản tại miền Trung. Nguyễn Bá Tùng là một trí thức, có phong cách điềm đạm, dáng người quắc thước (ông Thanh không bằng cha ở điểm này). Sau biến cố 1975, không hiểu sao ông Tùng lại lui về ở ẩn khá sớm trên núi Túy Loan để làm vườn, chăm sóc con cái. Ông Thanh là thành quả nuôi dạy con của ông Tùng.

      Ông Nguyễn Bá Thanh
      Có lẽ vì sống ở nơi hoang vắng, núi rừng, gần với thiên nhiên nên cốt cách ông Thanh rất khác người với cá tính mạnh mẽ, quyết đoán và hành xử đôi khi rất bản năng, nói là làm, gần với khí cốt của giới giang hồ hơn là giới lãnh đạo chính trị. Ngay từ thời làm chủ nhiệm nông trường Quyết Thắng, thay vì trồng thơm để cải thiện đời sống, ông xem việc này là việc của kẻ “trí ngu”, tại sao sống ngay trên mảnh đất có nhiều quặng vàng mà không khai thác, đãi lấy vàng, cứ đào lên lại lấp xuống? Ông Thanh âm thầm cho đàn em khai thác vàng ở đây.

      Kết quả là năm nào nông trường Quyết Thắng cũng đóng thuế đầy đủ, công nhân mập mạp, có rượu bia để uống và có nhà để ở. Đương nhiên việc ông làm là cái gai trong mắt của nhiều lãnh đạo bảo thủ, trong đó có chú ruột của ông là Nguyễn Bá Lấn (em ruột ông Nguyễn Bá Tùng), hễ cứ đi đâu, gặp ai hỏi về ông Thanh thì ông Lấn đều chê “thằng đó hí hố…”.

      Khi lên làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông gặp cũng không ít mũi dùi (trận chiến với trung tá công an Trần Văn Thanh là cú đánh vỗ mặt đầu tiên Nguyễn Bá Thanh nghênh chiến với thế lực ẩn nấp sau lưng ông Trần Văn Thanh). Đó cũng là cái giá của một con người quen sống với cá tính và dám làm dám chịu khi đương đầu với một hệ thống (dù là cấp thành phố) vốn quen chạy theo lối mòn.

      Quan chức ngoại giao hàng đầu TQ bị điều tra

      Phụ tá Ngoại trưởng Trung Quốc Trương Côn Sinh đã bị cách chức và bị điều tra vì “nghi ngờ vi phạm kỷ luật” theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ngày hôm qua.

      Trương là một trong 4 trợ lý ngoại trưởng và là Cục trưởng Cục Lễ tân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ông Trương là quan chức ngoại giao cao cấp nhất bị cách chức trong chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ kể từ khi chiến dịch được Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 khởi động vào năm 2012.
      Theo một nguồn tin trong Bộ, Trương bị thanh tra trong khoảng 2 tuần, mặc dù cũng chưa rõ ràng là ông bị điều tra vì liên quan đến một vấn đề an ninhquốc gia hay tham nhũng.
      Quan chức ngoại giao hàng đầu TQ bị điều tra - Ảnh 1

      Ông Trương Côn Sinh - người ngồi giữa trong lần tham dự Diễn đàn ASEAN hôm 8/12.

      Lần cuối cùng Zhang tham dự một sự kiện công khai với tư cách một Trợ lý Ngoại trưởng là vào ngày 8/12 tại Diễn đàn khu vực ASEAN.
      Mạng Douwei – một trang mạng tiếng Hoa có trụ sở ở nước ngoài nói rằng Trương đã có khả năng dính lứu với câu lạc bộ Tây Sơn – câu lạc bộ do quan tham Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua) lập ra, tập hợp các quan chưc cấp cao và các nhà giàu để mua quan bán chức.
      Lệnh Kế Hoạch là người đứng đầu Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là Phó Chủ tịch của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc trước khi ông bị điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

      Bé gái sống sót diệu kỳ khi máy bay rơi


      Một vụ rơi máy bay khiến 4 người thiệt mạng xảy ra tại Mỹ (sáng nay, giờ Việt Nam), nhưng điều bất ngờ xảy đến là bé gái 7 tuổi sống sót qua vụ tai nạn này.

      Hình minh họa một vụ máy bay hạng nhẹ rơi
      AP dẫn lời các nhà chức trách cho biết bé gái bị mất phương hướng, và đi ra khỏi đống mảnh vỡ của máy bay.
      Chiếc máy bay hạng nhẹ Piper PA-34 được cho là đã gặp trục trặc động cơ và mất liên lạc với các kiểm soát viên không lưu khi bay qua bang Kentucky, Mỹ.
      Nửa giờ sau đó, một người dân ở Hạt Lyon gọi điện và báo tin một bé gái 7 tuổi đã bước vào nhà của ông, nói rằng em đã ở trên chiếc máy bay bị rơi.
      “Bé gái tự đi ra khỏi máy bay gặp nạn và tìm thấy ngôi nhà gần nhất rồi cho biết về vụ rơi máy bay” – Dean Patterson, một cảnh sát địa phương nói.

      Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

      Ai trả học phí cho các con ông Dũng?

      Theo tin từ nước Anh, vụ án liên quan tới việc trả học phí cho Lê Đức Minh, con trai ông Lê Đức Thúy đã được đưa ra xét xử. Doanh nhân người Anh, Bill Lowther, 71 tuổi, cựu giám đốc của một công ty có trụ sở tại London, liên doanh với công ty Úc châu Securency, đã bị cơ quan chống hối lộ của Anh buộc tội. Trong phiên tòa dự diễn ra hôm 20 tháng Chín, doanh nhân này được nộp tiền thế chân để tại ngoại trong khi quá trình điều tra vẫn tiếp tục.

      Cơ quan chống tham nhũng của Anh xác nhận rằng, Bill Lowther đã đứng ra dàn xếp một chỗ học cao học cho con ông Thúy ở Đại học Durham và sau đó trả học phí cho anh ta trong thời gian học, tức 2 năm 2003 và 2004.

      Đó cũng là thời gian mà cha của Minh là ông Lê Đức Thúy giữ chức vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trên cương vị này, năm 2003, ông Thúy đã dành hợp đồng tin tiền Polymer cho công ty Úc có tên là Securency. Cuộc điều tra của cảnh sát Úc cũng cho biết, Securency thông qua công ty trung gian do Lương Ngọc Anh -một đại tá tình báo công an, có quan hệ thân thiết với 2 ông Lê Đức Thúy và Nguyễn Tấn Dũng – làm giám đốc, chi trả khoảng 12 triệu Úc Kim cho việc chạy hợp đồng.

      Năm 2007, thủ tướng Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Thúy vào chức vụ Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và ông Thúy ở cương vị này cho tới khi về hưu vào tháng Tư vừa rồi.

      Tính đến nay, phía Úc đã bắt giữ 7 viên chức liên quan và nhiều lần nêu đích danh một số quan chức Việt Nam dính líu trong vụ việc này.

      Vụ án đã được báo chí hải ngoại đăng tải nhiều lần, với các tình tiết liên tục cập nhật, nên xin không đề cập sâu thêm nữa.

      Chuyện con cái quan chức cỡ bự đi du học, có người khác trả tiền đã được xì xầm lâu nay trong xã hội Việt Nam, tuy báo chí trong nước không dám đề cập tới. Câu hỏi được đặt ra là, ai đã trả học phí cho các con ông Dũng?

      Thủ tướng Dũng có 3 con

      Nguyễn thanh Nghị. Ảnh: Soha
      Nguyễn thanh Nghị. Ảnh: Soha
      Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, hiện là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

      Tốt nghiệp đại học kiến trúc Tp. HCM, ít năm sau, Nghị sang Mỹ học tiến sĩ. Năm 2006 Nghị bảo vệ xong tiến sĩ ngành Kỹ sư công chính tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ.

      Như vậy Nguyễn Thanh Nghị cũng theo học tiến sĩ ở Mỹ vào khoảng thời gian cùng với Minh, tức 2003- 2006.

      Con thứ hai của thủ tướng Dũng là Nguyễn Thanh Phượng, hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị một quỹ đầu tư VietCapital với số vốn khoảng trăm triệu đô la. Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1981, tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 2002, sau đó học thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ. Tra cứu cả 2 tên “International University in Geneva” và “University of Geneva” đều không thấy tên cô, nên không rõ cô đã theo học trong thời gian cụ thể nào và ở trường nào.

      Nguyễn thanh Phượng. Ảnh: vietstock.vn
      Nguyễn thanh Phượng. Ảnh: vietstock.vn
      Có thể tính như sau, vào năm 2006 Phượng làm cho tập đoàn Holcim của Thụy Sĩ và sau đó là phó giám đốc tài chính của công ty liên doanh giữa Holcim và một doanh nghiệp ở Kiên Giang mà gia đình cô có ‘mối liên hệ mật thiết’. Khi đi làm, Phượng đã tốt nghiệp MBA rồi. Như vậy Thanh Phượng đi học cao học cùng thời gian với Lê Đức Minh và Nguyễn Thanh Nghị, khoảng năm 2003-2005, 2006 gì đó. Năm 2008,Phượng lấy Nguyễn Bảo Hoàng, một Việt kiều Mỹ, con của cựu quan chức Việt Nam Cộng Hòa.

      Người con thứ ba của ông Dũng là Nguyễn Minh Triết. Trước khi đi chi tiết về Triết, xin lòng vòng một chút.

      Nhà báo Mỹ: "Giao thông Việt Nam là một kỳ quan"

      Một nhà báo Mỹ khi đến với Việt Nam đã nhận xét: "Điều làm tôi ấn tượng nhất chính là giao thông Hà Nội: "Một trong những kỳ quan của thế giới". Nó là kỳ quan, không phải bởi vì nó tệ hại mà bởi vì nó vận hành theo một cách đáng kinh ngạc."
      Llewellyn King, giảng viên, diễn giả, phóng viên, nhà báo kiêm dẫn chương trình truyền hình của tờ Huffington Post, đã nhiều lần đến Việt Nam. Mới đây, khi trở lại Hà Nội, ông đã vô cùng thích thú với giao thông tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam. 

      Trong bài viết mới nhất được đăng tải trên trang HuffingtonPost, nhà báo Llewellyn King đã miêu tả về giao thông Hà Nội dưới một góc nhìn rất hài hước và thú vị:

      "Tôi muốn kể cho các bạn nghe về Việt Nam: Về con người, văn hóa, kinh tế... nhưng chưa thể. 

      Cũng giống với rất nhiều du khách khác khi ghé thăm Hà Nội, tôi không quá chú ý đến những con đường rộng dài cổ điển có từ thời Pháp thuộc hay con đường gốm sứ kể nên câu chuyện lịch sử, những kiến trúc độc đáo, những công viên xanh tươi giữa lòng thành phố, hay những món ăn tuyệt vời kết hợp giữa ẩm thực Pháp và những gì thuần chất Việt Nam. Điều làm tôi ấn tượng nhất chính là giao thông Hà Nội: "Một trong những kỳ quan của thế giới". Nó là kỳ quan, không phải bởi vì quá tệ hại, như những thành phố khác trên thế giới, mà bởi vì nó vận hành theo một cách đáng kinh ngạc. 

      Ở Hà Nội, nhiều tuyến đường (trừ những tuyến đường lớn) không có đèn giao thông cũng như biển chỉ dần dừng xe hay nhường đường. Các xe di chuyển với tốc độ khoảng 25km/h, có thể nhanh hơn, có thể chậm hơn tùy vào khoảng thời gian trong ngày.

      Nhà báo Mỹ: "Giao thông Việt Nam là một kỳ quan" 1
      "Nếu muốn qua đường, bạn hãy lấy hết can đảm để bước vào kỳ quan hỗn loạn với niềm tin rằng những tài xế trên đường sẽ tránh bạn thôi".

      Ai đứng phía sau trang “Chân Dung Quyền Lực”


      cdql-622.jpg
      Hình chụp trang mạng Chân Dung Quyền Lực.
      Screen capture
      Thời gian trước Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 người ta thấy xuất hiện một trang mạng có tên Chân Dung Quyền Lực với hàng trăm bài viết hình ảnh về các nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam. Hầu hết các bài viết đều vạch ra những bí mật mà bên ngoài không biết và đặc biệt nhất là những hình ảnh khó tìm thấy ở bắt cứ đâu về các nhân vật mà nó nhắm tới.

      Cách hành văn như báo cáo nội bộ?

      Theo một nhà báo kỳ cựu giữ mục an ninh nội chính không muốn nêu tên có nhận xét rằng văn phong của Chân Dung Quyền Lực là cách hành văn của báo cáo nội bộ mà người bên ngoài khó bắt chước hay giả mạo. Thứ đến, các văn kiện, tài liệu đưa lên cũng rất trùng khớp với hình thức những văn bản hiện nay. Cạnh đó trang Chân Dung Quyền Lực có thể được xem là được tổ chức rất bài bản, nó được sắp xếp khoa học và bài nào cũng có trọng tâm đánh người được nhắc tới theo một trình tự chuyên nghiệp.
      Hình ảnh dồi dào mà nó trích dẫn không thể có từ một nhà báo nước ngoài ngay cả những cơ quan tình báo. Chỉ có công an bảo vệ chính trị mới có khả năng này và từ nút thắt ấy, giới thạo tin lần mở ra thủ lĩnh thật sự của Chân Dung Quyền Lực là ai là điều không khó.
      Trang mạng này của ai lập ra thì không ai dám khẳng định nhưng khi nhìn vào cách mà nó điều hành thì không khó lắm để đưa ra những suy đoán hợp lý. Ông Đặng Xương Hùng cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneve, Thụy Sĩ cho biết nhận xét qua kinh nghiệm mà ông có được trong khi giữ vai trò của một nhà ngoại giao:
      Tuy có những đấu đá, những xì xầm và những thông tin truyền đạt lại cho nhau cũng có thường xuyên nhưng độ đáng tin cậy của những trang này đến đâu thì tôi không dám khẳng định nhưng rõ ràng nó là một nét mới trong đấu tranh quyền lực của các nhà lãnh đạo.
      -Đặng Xương Hùng
      Cái này với tôi là một câu hỏi khó bời vì trước đây chuyện đấu đá nó vẫn có nhưng không xuất hiện những trang ngấm ngầm tự hiểu, muốn hiều thế nào thì hiểu thí dụ như trang Nguyễn Tấn Dũng hay trang Chân dung quyền lực mới đây. Nó chỉ xuất hiện trong những năm gần đây thôi chứ trước Đại hội XI tình hình nó không có những hiện tượng này. Tuy có những đấu đá, những xì xầm và những thông tin truyền đạt lại cho nhau cũng có thường xuyên nhưng độ đáng tin cậy của những trang này đến đâu thì tôi không dám khẳng định nhưng rõ ràng nó là một nét mới trong đấu tranh quyền lực của các nhà lãnh đạo mà nó nổi lên nhất là cái sự đi không trong hàng của ông Nguyễn Tấn Dũng.