Thuyền của những người vượt biển đến gần đảo Mijet, phía nam Croatia (hình do Bộ Quốc phòng của Croatia cung cấp)
Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) nói hôm thứ Hai, Lực lượng Tuần duyên Croatia đã giải cứu được 65 người từ một chiếc thuyền trôi lênh đênh trên biển Adriatic. UNHCR cho biết chiếc thuyền được phát hiện ngoài khơi đảo Mljet thuộc Croatia vào đêm chủ nhật.
Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ca ngợi hành động của Lực lượng Tuần duyên Croatia, nhưng nói rằng không phải tất cả trường hợp tàu thuyền bị trôi dạt trên biển đều có một kết thúc tốt đẹp như vậy.
Tổ chức này nói rằng tàu thuyền qua lại đôi khi phớt lờ những tín hiệu kêu cứu từ những người lênh đênh trên biển và cuối cùng là họ thiệt mạng.
Người phát ngôn của UNHCR, Adrian Edwards, cho biết Lực lượng Tuần duyên Croatia đã cung cấp thực phẩm, nước uống và thuốc men cho những người trên tàu. Lực lượng này cũng giúp kéo tàu vào bến cảng tại thủ đô Dubrovnik, nơi mà một số những người được giải cứu đang được chăm sóc y tế.
UNHCR đang theo dõi sát tình hình, tuy nhiên thông tin vẫn còn khá sơ sài.
Một phát ngôn viên khác của UNHCR, Andrej Mahecic, nói nhân viên của tổ chức này sẽ phỏng vấn những người sống sót để xác định khi nào và tại sao họ lại rời Hy Lạp.
Ông nói rằng nhân viên Liên Hiệp Quốc sẽ tìm hiểu xem liệu những người trên tàu là người di cư hay những người xin tị nạn. Xét các quốc gia gốc của những người này, ông Mahecic nói có thể là một số, nếu không phải tất cả, những hành khách trên tàu đều cần sự bảo vệ quốc tế.
Mahecic nói rằng biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là một cửa khẩu chính vào châu Âu cho những người di cư và người xin tị nạn. Ông nói rằng hệ thống hỗ trợ tị nạn của Hy Lạp không xác định đầy đủ những người có nhu cầu xin tị nạn.
UNHCR nói vùng Địa Trung Hải là một trong những tuyến đường di dân vào châu Âu bận rộn nhất, qua ngã Hy Lạp, Ý và Malta.
UNHCR nói năm ngoái, có hơn 58.000 người đã vượt biển vào được châu Âu. Cơ quan tị nạn này ước tính là hơn 1.500 người đã chết đuối hoặc mất tích hồi năm ngoái trong khi cố vượt qua Địa Trung Hải để tới Châu Âu.
Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ca ngợi hành động của Lực lượng Tuần duyên Croatia, nhưng nói rằng không phải tất cả trường hợp tàu thuyền bị trôi dạt trên biển đều có một kết thúc tốt đẹp như vậy.
Tổ chức này nói rằng tàu thuyền qua lại đôi khi phớt lờ những tín hiệu kêu cứu từ những người lênh đênh trên biển và cuối cùng là họ thiệt mạng.
Người phát ngôn của UNHCR, Adrian Edwards, cho biết Lực lượng Tuần duyên Croatia đã cung cấp thực phẩm, nước uống và thuốc men cho những người trên tàu. Lực lượng này cũng giúp kéo tàu vào bến cảng tại thủ đô Dubrovnik, nơi mà một số những người được giải cứu đang được chăm sóc y tế.
UNHCR đang theo dõi sát tình hình, tuy nhiên thông tin vẫn còn khá sơ sài.
Một phát ngôn viên khác của UNHCR, Andrej Mahecic, nói nhân viên của tổ chức này sẽ phỏng vấn những người sống sót để xác định khi nào và tại sao họ lại rời Hy Lạp.
Ông nói rằng nhân viên Liên Hiệp Quốc sẽ tìm hiểu xem liệu những người trên tàu là người di cư hay những người xin tị nạn. Xét các quốc gia gốc của những người này, ông Mahecic nói có thể là một số, nếu không phải tất cả, những hành khách trên tàu đều cần sự bảo vệ quốc tế.
Mahecic nói rằng biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là một cửa khẩu chính vào châu Âu cho những người di cư và người xin tị nạn. Ông nói rằng hệ thống hỗ trợ tị nạn của Hy Lạp không xác định đầy đủ những người có nhu cầu xin tị nạn.
UNHCR nói vùng Địa Trung Hải là một trong những tuyến đường di dân vào châu Âu bận rộn nhất, qua ngã Hy Lạp, Ý và Malta.
UNHCR nói năm ngoái, có hơn 58.000 người đã vượt biển vào được châu Âu. Cơ quan tị nạn này ước tính là hơn 1.500 người đã chết đuối hoặc mất tích hồi năm ngoái trong khi cố vượt qua Địa Trung Hải để tới Châu Âu.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.