Cảnh sống người Kachin trong một trại tạm cư miền Bắc Miến Điện. Ảnh chụp ngày 22/02/2012.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Hôm nay 24/08/2012, theo AFP chính quyền Trung Quốc đang cưỡng bức hồi hương hàng nghìn cư dân thuộc sắc tộc thiểu số Kachin, tỵ nạn tại tỉnh Vân Nam.
Khoảng 2.000 người tỵ nạn đã trở về và phải tạm trú tại các trại của quân nổi dậy ở vùng biên giới Miến – Trung. HRW lo ngại người tỵ nạn một lần nữa sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực và kêu gọi Bắc Kinh thay đổi quyết định.
Trả lời phỏng vấn vấn AFP qua điện thoại từ Laza – thủ phủ của quân nổi dậy Kachin, ông La Nan, người phát ngôn của Tổ chức vì Độc lập Kachin (KIO) cho biết, khoảng 2.000 người tỵ nạn đã trở về và hiện đang sống trong các điều kiện khó khăn tại các trại do quân nổi dậy kiểm soát tại khu vực biên giới Miến Điện – Trung Quốc.
Vẫn theo người phát ngôn của lực lượng Kachin đòi ly khai, chính quyền Trung Quốc gây nhiều áp lực khiến tất cả dân tỵ nạn Kachin phải trở về bản quán, tức bang Kachin, miền cực bắc Miến Điện. Như vậy, toàn bộ 5.000 người Kachin tỵ nạn sẽ phải rời Trung Quốc.
Theo một thành viên quân nổi dậy Kachin, chính quyền Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận người tỵ nạn vì chiến tranh và 1.800 người Kachin đã phải ra đi khẩn cấp trong vòng ba ngày, kể từ ngày 22/08. Trong khi đó, cũng theo nguồn tin này, những người tỵ nạn không biết có thể quay về nhà được không, vì ở đó chưa chắc họ đã được an toàn.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lo ngại rằng, việc cưỡng bức hồi hương dân tỵ nạn Kachin sẽ khiến họ một lần nữa trở thành nạn nhân của bạo lực. Ông Bill Frelick, phụ trách chương trình tỵ nạn của HRW, nhận định : Với việc gửi trả những người tỵ nạn Kachin về một khu vực đang có xung đột dữ dội, nơi quân đội Miến Điện thường xuyên có các hành động vi phạm nhân quyền, chính quyền Trung Quốc đã coi thường luật pháp quốc tế. Ông cũng khuyến cáo Bắc Kinh thay đổi chính sách ngay lập tức, và phải có biện pháp bảo trợ tạm thời đối với những người tỵ nạn Kachin ở Vân Nam.
Ông Yup Zaw Hlkang, một doanh nhân người Kachin, tham gia vào các đàm phán giữa quân nổi dậy và chính phủ Miến Điện, cho biết hiện tại chiến sự vẫn tiếp diễn, và không có bất cứ một thời hạn nào được hai bên xác định cho các đàm phán tiếp theo.
Cũng theo doanh nhân người Kachin, trên toàn Miến Điện, hiện có khoảng 100.000 người tỵ nạn, như vậy cần phải có một cuộc đối thoại chính trị, nếu không sẽ không thể có được hòa bình.
Theo một số nhà phân tích, việc quân đội Miến Điện và quân nổi dậy Kachin tiếp tục giao tranh, bất chấp lệnh của tổng thống Thein Sein, khiến người ta phải đặt câu hỏi về việc, có thể là bản thân tổng thống Miến Điện không kiểm soát được các đơn vị quân đội đang làm nhiệm vụ chiến đấu.
Xin nhắc lại là, các đụng độ dữ dội giữa quân nổi dậy Kachin (Kachin Independence Army - KAI) với quân đội chính phủ Miến Điện, từ tháng 6/2011, đã buộc hàng chục nghìn người phải bỏ nhà ra đi, trong đó hàng nghìn người đã chọn hướng vượt biên sang Trung Quốc.
Từ cuối năm 2011, chính quyền Miến Điện đã có các thỏa thuận ngưng bắn với nhiều nhóm nổi dậy thuộc các sắc tộc thiểu số, tuy nhiên, các đàm phán với quân nổi dậy Kachin cho đến nay đã không mang lại kết quả.
Trọng Thành AFP
Trả lời phỏng vấn vấn AFP qua điện thoại từ Laza – thủ phủ của quân nổi dậy Kachin, ông La Nan, người phát ngôn của Tổ chức vì Độc lập Kachin (KIO) cho biết, khoảng 2.000 người tỵ nạn đã trở về và hiện đang sống trong các điều kiện khó khăn tại các trại do quân nổi dậy kiểm soát tại khu vực biên giới Miến Điện – Trung Quốc.
Vẫn theo người phát ngôn của lực lượng Kachin đòi ly khai, chính quyền Trung Quốc gây nhiều áp lực khiến tất cả dân tỵ nạn Kachin phải trở về bản quán, tức bang Kachin, miền cực bắc Miến Điện. Như vậy, toàn bộ 5.000 người Kachin tỵ nạn sẽ phải rời Trung Quốc.
Theo một thành viên quân nổi dậy Kachin, chính quyền Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận người tỵ nạn vì chiến tranh và 1.800 người Kachin đã phải ra đi khẩn cấp trong vòng ba ngày, kể từ ngày 22/08. Trong khi đó, cũng theo nguồn tin này, những người tỵ nạn không biết có thể quay về nhà được không, vì ở đó chưa chắc họ đã được an toàn.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lo ngại rằng, việc cưỡng bức hồi hương dân tỵ nạn Kachin sẽ khiến họ một lần nữa trở thành nạn nhân của bạo lực. Ông Bill Frelick, phụ trách chương trình tỵ nạn của HRW, nhận định : Với việc gửi trả những người tỵ nạn Kachin về một khu vực đang có xung đột dữ dội, nơi quân đội Miến Điện thường xuyên có các hành động vi phạm nhân quyền, chính quyền Trung Quốc đã coi thường luật pháp quốc tế. Ông cũng khuyến cáo Bắc Kinh thay đổi chính sách ngay lập tức, và phải có biện pháp bảo trợ tạm thời đối với những người tỵ nạn Kachin ở Vân Nam.
Ông Yup Zaw Hlkang, một doanh nhân người Kachin, tham gia vào các đàm phán giữa quân nổi dậy và chính phủ Miến Điện, cho biết hiện tại chiến sự vẫn tiếp diễn, và không có bất cứ một thời hạn nào được hai bên xác định cho các đàm phán tiếp theo.
Cũng theo doanh nhân người Kachin, trên toàn Miến Điện, hiện có khoảng 100.000 người tỵ nạn, như vậy cần phải có một cuộc đối thoại chính trị, nếu không sẽ không thể có được hòa bình.
Theo một số nhà phân tích, việc quân đội Miến Điện và quân nổi dậy Kachin tiếp tục giao tranh, bất chấp lệnh của tổng thống Thein Sein, khiến người ta phải đặt câu hỏi về việc, có thể là bản thân tổng thống Miến Điện không kiểm soát được các đơn vị quân đội đang làm nhiệm vụ chiến đấu.
Xin nhắc lại là, các đụng độ dữ dội giữa quân nổi dậy Kachin (Kachin Independence Army - KAI) với quân đội chính phủ Miến Điện, từ tháng 6/2011, đã buộc hàng chục nghìn người phải bỏ nhà ra đi, trong đó hàng nghìn người đã chọn hướng vượt biên sang Trung Quốc.
Từ cuối năm 2011, chính quyền Miến Điện đã có các thỏa thuận ngưng bắn với nhiều nhóm nổi dậy thuộc các sắc tộc thiểu số, tuy nhiên, các đàm phán với quân nổi dậy Kachin cho đến nay đã không mang lại kết quả.
Trọng Thành AFP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.