Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Người Khmer Krom tị nạn lo ngại bị trục xuất khỏi Thái Lan

Một tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc Thiểu số vừa công bố báo cáo tháng 2/2014 về tình hình người Khmer Krom lánh nạn đến Campuchia và chạy sang Thái Lan để xin Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cấp quy chế tị nạn đi định cư nước thứ 3, đang đứng trước nguy cơ buộc trục xuất về nước. Những người này xuất xứ từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, rời Việt Nam trong nhiều đợt kể từ năm 2005.
Người Khmer Krom xin tị nạn đã bị trục xuất
từ Bangkok trở về Campuchia trong năm 2009.

Nguyên nhân rời khỏi Việt Nam
Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc Thiểu số (MIRO) cho biết có khoảng 300 hộ gia đình người Khmer Krom đang lánh nạn ở Bangkok của Thái Lan. MIRO đã phỏng vấn với 82 người Khmer Krom đang xin tị nạn chính trị với Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok. Những người tị nạn Khmer Krom tiết lộ rằng nguyên nhân lánh nạn vì chính phủ Việt Nam sách nhiễu, chụp mũ là ly khai khi đứng lên đấu tranh vì dân chủ, quyền tự do tín ngưỡng, khiếu nại đất đai và có quan hệ với người đấu tranh ở ngoài nước.

Theo báo cáo dày 19 trang của MIRO, chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền Khmer Krom trầm trọng. Bao gồm vi phạm tự do tôn giáo, quyền sử dụng đất, văn hóa, hạn chế về tự do ngôn luận, lập hội và hội họp. Nhiều người trong số những người được phỏng vấn đã từng bị chính phủ bắt giam và tra tấn trong tù.
Người Khmer Krom xem chính phủ Phnom Penh như chính phủ của họ. Mỗi lần họ bị chính quyền VN đàn áp, đe dọa, đa số họ trốn sang Campuchia và tìm cách xin tị nạn chính trị.
Vẫn theo báo cáo, do chính phủ Phnom Penh tuyên bố người Khmer Krom được hưởng các quyền như công dân bản xứ khi cư trú tại Campuchia, người Khmer Krom xem chính phủ Phnom Penh như chính phủ của họ. Mỗi lần họ bị chính quyền Việt Nam đàn áp, đe dọa, đa số họ trốn sang Campuchia và tìm cách xin tị nạn chính trị. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mà chính phủ Phnom Penh đã không đủ khả năng bảo vệ cộng đồng Khmer Krom.
Ông Ang Chanrith, Giám đốc của Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân tộc Thiểu số phát biểu với RFA rằng trong số 82 người Khmer Krom đang xin quy chế tị nạn, đã có 50 người bị UNHCR từ chối vì hồ sơ không đáp ứng đầy đủ điều kiện. Trong số 32 người còn lại, 19 người đang được xem xét lần hai, 8 người đã nhầm chán cách làm việc của UNHCR và 5 người khác được UNHCR ở Bangkok cấp quy chế tị nạn chờ sang định cư ở nước thứ 3.
Ông Ang Chanrith nói: “Những người Khmer Krom đang xin tị nạn và chờ kết quả phỏng vấn bày tỏ sự lo sợ sẽ bị cảnh sát Thái bắt giữ và trục xuất về Campuchia hoặc Việt Nam. Tình cảnh bất ổn thế này vì có một nhà sư và bốn người Khmer Krom bị bắt đưa về giam giữ ở Campuchia trong năm 2013.”
Còn ông Thạch Ry, một nhà hoạt động Khmer Krom thuộc Tổ chức chính trị Trà Đàm Dân chủ bị văn phòng Cao ủy từ chối cấp quy chế tị nạn cho biết từ Bangkok: “Tôi chạy qua Campuchia và hoạt động ở Campuchia tiếp nhưng bị Campuchia tìm bắt. Tổ chức bảo vệ nhân quyền LICADO cho qua Thái Lan vì ở Campuchia họ không bảo vệ được.
Tôi phỏng vấn bị rớt vì UN nói tôi nói dối, không phải là người tị nạn. Bị cảnh sát Thái bắt đưa qua Campuchia nhưng mình không dám ở nên tiếp tục trốn qua Thái Lan. Bởi vì với những người tị nạn bị bắt đó sẽ bị đưa về Việt Nam
ông Thạch Ry
Tôi phỏng vấn bị rớt vì UN nói tôi nói dối, không phải là người tị nạn. Bị cảnh sát Thái bắt đưa qua Campuchia nhưng mình không dám ở nên tiếp tục trốn qua Thái Lan. Bởi vì với những người tị nạn bị bắt đó sẽ bị đưa về Việt Nam. Còn người bị bắt ở Thái thì đưa về Campuchia nhưng, ở Campuchia rất khó khăn. Cho nó làm giấy tạm trú, nó không làm cho đâu.”
Việt Nam: không có chuyên đàn áp người Khmer Krom?
Tuy nhiên, ông Trần Văn Thông, Tham tán phụ trách chính trị, đối ngoại và là người phát ngôn của Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do đi lại của mọi công dân.
Ông Thông phát biểu với RFA: “Vì họ muốn được tị nạn, hay xin phép cư trú gì đó cho nên họ có thể xuyên tạc sự thật bằng cách thổi phòng tình hình lên để có đủ lý do xin tị nạn hay cư trú ở nước ngoài. Chứ còn ở Việt Nam, kể cả bắt người, giam giữ người đều theo luật pháp.
Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam không ngừng tiến bộ. Các Công ước của LHQ, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã ký kết thì Việt Nam cố gắng thực hiện; tôn trọng nhân quyền của người Việt Nam nói chung cũng như những người Khmer Nam bộ, sư sãi Khmer Nam bộ sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.”
Còn Đại tướng Khieu Sopheak, người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia nói với RFA rằng những người Khmer Krom sang sống ở Campuchia luôn đươc pháp luật bảo vệ. Hiện nay có nhiều người Khmer Krom nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong xã hội.
Vẫn theo Đại tướng, Campuchia không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chính phủ cũng không lý do nào buộc hồi hường người Khmer Krom.
Vấn đề nhân quyền ở VN không ngừng tiến bộ. Các Công ước của LHQ, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã ký kết thì VN cố gắng thực hiện; tôn trọng nhân quyền của người Việt Nam nói chung cũng như những người Khmer Nam bộ, sư sãi Khmer Nam bộ ...
ông Trần Văn Thông ĐSQVN tại Campuchia
Đại tướng Khieu Sopheak: “Phần lớn cộng đồng Khmer Krom bị các tổ chức Khmer Krom hải ngoại lừa ghạt, kích động chống đối Nhà nước để xin tị nạn đi định cư ở nước thứ 3. Nếu họ đến tìm việc làm ở Campuchia và tôn trọng luật pháp của Campuchia thì sẽ được chính phủ bảo vệ. Nhưng Campuchia không bao che những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam rồi chạy trốn ẩn náu ở đây.”
Trong khi đó, một cựu tù nhân Khmer Krom bị tòa án huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang kết án 2 năm tù vào cuối năm 2010, ông Chau Hêng đào thóat sang Thái Lan lần hai hồi tháng 3/2013 sau khi thụ án xong. Hiện ông được UNHCR chập thuận cấp quy chế tị nạn chính trị. Ông này bị công an bắt vào tháng 12/2010 sau trở về xin tị nạn ở Bangok. Ông nói các tị nạn Khmer Krom đang đứng trước nguy cơ bị bắt cóc, và trục xuất về Việt Nam vì nhiều người tị UNHCR từ chối đã có tên truy nã ở Việt Nam.
Ông Chau Hêng nói: “Nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, không cỡi mở cho người Khmer Krom đi lại. Họ làm khó dễ người Khmer Krom, họ đe dọa và đàn áp. Họ không bao giờ cỡi mở tự do cho người Khmer Krom, tuyệt đối không có.
Chúng tôi ở Thái Lan cũng không được ổn. Công an cũng có thể đến bắt chúng tôi ở đây. Ngay ngày tôi đến đây có 5 người bị cảnh sát của chính phủ Campuchia bắt trở về nước. Ở đây dễ bị bắt cóc cho nên sau khi đến Thái Lan này tôi không dám ra ngoài…”
Nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, không cỡi mở cho người Khmer Krom đi lại. Họ làm khó dễ người Khmer Krom, họ đe dọa và đàn áp. Họ không bao giờ cỡi mở tự do cho người Khmer Krom, tuyệt đối không có
Ông Chau Hêng
Trước phát biểu trên, ông Trần Văn Thông cho biết thêm:“Chính sách của Nhà nước Việt Nam luôn luôn khoan hồng đối với những người ăn năn hối cải. Những trường hợp người Khmer Nam bộ, sư sãi Khmer Nam bộ vi phạm luật pháp Việt Nam, sau đó họ sợ bị luật pháp xử lý và trốn tránh chạy ra nước ngoài. Họ có hoạt động tuyên truyền, vu cáo chống lại chính quyền, Nhà nước Việt Nam, trở về…thì bị xử lý theo luật pháp.”
Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Thê giới (HRW), nhân quyền ở Việt Nam đã xấu đi nghiêm trọng trong năm 2013. Việt Nam hiện đang có khoảng từ 150 đến 200 tù nhân chính trị.
Trong số này có nhiều người Khmer Krom ở các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng bị kết án trong các phiên tòa có động cơ chính trị, nhiều người khác phải trốn sang Campuchia và Thái Lan.
Hiện có khoảng 300 gia đình người Khmer Krom đang ẩn náu rải rác, sống trong tình trạng lẩn trốn và đối diện với âu lo từng ngày. Sau khi bị UNHCR từ chối cấp quy chế hay đang chờ đợi phỏng vấn, không biết sẽ bị chính quyền Thái bắt và giải giao qua biên giới Campuchia cho chính quyền xứ này và Việt Nam ngày nào.

RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.