Giới chức Thái Lan nói đã tiếp tục trục
xuất người Hồi giáo Rohingya từ các trại tập trung về lại Miến
Điện.
Năm
ngoái, tổng cộng 1.300 người Rohingya đã bị cho quay lại Miến Điện.
Những
người này bị giữ tại các trại tập trung ở Thái Lan và bị trục
xuất vào cuối năm, nhưng thông tin nay mới được đưa ra.
Các
nhóm nhân quyền đã chỉ trích quyết định trục xuất người Rohingya,
nói rằng họ bị truy bức ở Miến Điện.
Nhiều
nghìn người Hồi giáo Rohingya đã phải rời khỏi Miến Điện kể từ khi
có các cuộc xung đột sắc tộc và tôn giáo ở nước này trong những năm
gần đây.
Tình
hình tồi tệ nhất là tại bang Rakhine phía tây Miến Điện, nơi người
theo Phật giáo và Hồi giáo xung đột với nhau. Các nhóm nhân quyền
nói hàng chục nghìn người đã phải sơ tán, nhiều người vẫn còn sống
trong trại tạm.
Người Rohingya trốn chạy bằng thuyền |
Người
sắc tộc Rohingya bị cho là không có tổ quốc và không được cả Miến
Điện lẫn nước Bangladesh láng giềng công nhận. Bangladesh đã nhận vài
trăm nghìn người tỵ nạn từ Miến Điện và nói không thể đón thêm được
ai nữa.
Trung
tướng cảnh sát Thái Lan Pharnu Kerdlarpphon nói với hãng tin Associated
Press: "Việc trục xuất là tự nguyện. Mỗi lần chúng tôi trục
xuất 100-200 người".
"Những
người này nói là họ không thấy có tương lai nào trong trại ở Thái
Lan nên họ muốn quay lại Miến Điện."
Phát
biểu của ông trung tướng đã bị chỉ trích.
Sunai
Phasuk, nghiên cứu viên cao cấp của Human Rights Watch, nói: "Việc
trục xuất người Rohingya là vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế,
vốn cấm hồi hương người tỵ nạn về nơi họ có thể gặp nguy hiểm và
bị đàn áp".
Nhiều
người Rohingya đã trốn đi bằng đường biển, trên các con tàu ọp ẹp,
với đích đến là Malaysia. Các tổ chức cứu trợ nói họ dễ bị đắm
tàu hoặc rơi vào tay các băng đảng buôn người ở Thái Lan.
BC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.