Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Sự thực quân đội Campuchia xâm nhập Thái Lan gây biểu tình bạo lực

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh ngày 12/2 bác bỏ thông tin cho rằng lực lượng vũ trang nước này đã xâm nhập Thái Lan để gây ra tình trạng bạo lực trong thời gian gần đây.

Phát biểu với các phóng viên tại sân bay quốc tế Phnom Penh sau khi trở về từ Singapore, ông Tea Banh cho biết: “Tôi đã gặp thứ trưởng Quốc phòng Thái Lan tại Triển lãm hàng không quốc tế 2014 ở Singapore. Khi ấy, tôi khẳng định không có chuyện các lực lượng vũ trang hay quân đội Campuchia hành động như vậy tại Thái Lan”.
“Đó là vấn đề nội bộ của Thái Lan, không liên quan đến Campuchia” - ông Tea Banh nói và cho biết thêm Phnom Penh đang tích cực hợp tác để thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương với Bangkok.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia đưa ra tuyên bố trên sau khi rộ lên thông tin từ Thái Lan cáo buộc quân đội Campuchia dường như đã xâm nhập và gây bất ổn trong làn sóng biểu tình tại thủ đô Bangkok.
Mới đây, có thông tin từ Thái Lan cáo buộc quân đội Campuchia xâm nhập,
gây bất ổn trong làn sóng biểu tình tại thủ đô Bangkok
Mới đây, có thông tin từ Thái Lan cáo buộc quân đội Campuchia xâm nhập, gây bất ổn trong làn sóng biểu tình tại thủ đô Bangkok


Không chỉ vậy, tình hình xung đột biên giới giữa hai nước Thái Lan-Campuchia gần đây đang được tháo gỡ. Trước đó, ngày 11/11/2013, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ra phán quyết về vấn đề tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia liên quan tới ngôi đền cổ Preah Vihear.
Thẩm phán Peter Tomka của ICJ tuyên bố: “Phán quyết năm 1962 của ICJ đã xác định Campuchia có chủ quyền đối với toàn bộ khu vực đền Preah Vihear.
Phán quyết hôm nay là Thái Lan phải rút quân đội hoặc cảnh sát, cũng như các lực lượng canh giữ và bảo vệ khác khỏi khu vực này”. Phán quyết của ICJ là bắt buộc và không được kháng cáo.
Thái Lan và Campuchia hy vọng, phán quyết này sẽ giúp chấm dứt xung đột dai dẳng ở khu vực biên giới hai nước từ nhiều năm nay, đã làm  ít nhất 28 người thiệt mạng và hàng nghìn người quanh khu đền cổ 900 năm tuổi này phải di dời.
Mai Thùy (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.