Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Ông Nguyễn Đình Thắng Đáng Trách?



Nguyễn đạt Thịnh 

Ông Nguyễn Đình Thắng có làm gì đáng trách trong việc ông "giúp" bà Phạm Thu Hạnh hay không? Xin thử tìm câu trả lời qua lá thư ông viết để minh oan với dư luận. 
 

Ông Thắng viết, "Tháng 9 năm 2013, Ông Trần Tử Thanh, người mà chúng tôi quen biết từ lâu, gọi điện thoại cho tôi hai lần để yêu cầu tôi gặp Bà Hạnh gấp vì có việc cần giúp đỡ. Trước đây tôi cũng được biết qua về Bà Hạnh là con gái nuôi của cụ Phan Vỹ, một người tôi cũng quen biết từ lâu. Tôi đồng ý gặp. Khi gặp, Bà Hạnh cho biết là trường dạy nghề làm tóc của Bà bị đóng cửa từ nhiều tháng và sắp đến hạn phải tái kiểm định (accreditation) nên bà ta muốn nhờ BPSOS giúp khôi phục hoạt động để thông qua kỳ tái kiểm định. Bà Hạnh tâm sự là muốn duy trì hoạt động của trường để phục vụ cộng đồng. Sau đó Bà Hạnh chở cụ Phan Vỹ đến gặp tôi để nói thêm vào. Việc huấn nghệ và tạo công ăn việc làm cho đồng hương là việc mà BPSOS đã thực hiện nhiều năm nay, đặc biệt là đối với các phụ nữ nạn nhân bạo hành gia đình. Tôi cho biết là sẵn sàng giúp. Tuy nhiên, trường của Bà Hạnh đăng ký với Tiểu Bang Virginia là một công ty doanh nghiệp vụ lợi cho nên BPSOS, một tổ chức bất vụ lợi, không thể đứng tên chung mà cần có một ban quản trị riêng cho đúng với luật pháp. Cho đến lúc ấy Bà Hạnh là người độc nhất trong ban quản trị. Điều này không đáp ứng đòi hỏi của luật pháp đối với một công ty vì phải có sự cân bằng và kiểm soát để bảo đảm minh bạch về quản trị; đó là ý nghĩa của chữ “công” trong “công ty”, tôi giải thích. Bà Hạnh đồng ý. 
 
Tôi đi mời một số người có kinh nghiệm về ngành làm tóc hoặc về kinh doanh để tham gia ban quản trị. Bà Hạnh cũng ở trong ban quản trị. Ngoài ra Bà Hạnh còn muốn tiếp tục đứng lớp và lãnh lương như là nhân viên của công ty. Ban quản trị đồng ý." 
 
Những câu sau cùng của đoạn trích dẫn thư của ông Thắng, cho thấy gian ý của ông. Ông Thắng viết, "Cho đến lúc ấy Bà Hạnh là người độc nhất trong ban quản trị. Điều này không đáp ứng đòi hỏi của luật pháp đối với một công ty vì phải có sự cân bằng và kiểm soát để bảo đảm minh bạch về quản trị; đó là ý nghĩa của chữ “công” trong “công ty”, tôi giải thích." Ông Thắng còn nói ý nghĩa của chữ "công" (trong 2 chữ "công ty") là phải có sự cân bằng và kiểm soát để bảo đảm minh bạch về quản trị. 

Có lẽ ông Thắng là người đầu tiên trong văn học sử Việt Nam giải thích 2 chữ "công ty" như vậy; thật ra "công ty" là danh từ kép mà tách riêng 2 chữ ra, không chữ nào có nghĩa gì cả, như tĩnh từ kép "e lệ", chữ "e" không có nghĩa là e sợ, chữ "lệ" không có nghĩa là nước mắt; và câu thơ của cụ Nguyễn Du :

"Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa"

không hề có nghĩa là chị em cô Thúy Kiều, Thúy Vân vừa e sợ, vừa khóc lóc trốn dưới hoa. 

Theo luật lệ thì công ty là một doanh nghiệp do một tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu. Trong trường hợp "trường dạy uốn tóc" của bà Hạnh, thì đó là một doanh nghiệp do một cá nhân -bà Hạnh- làm sở hữu chủ, người Mỹ gọi là sole proprietorship, hoặc sole trader. Trong quy chế này người chủ tiệm chịu trách nhiệm pháp lý về doanh vụ của mình. Khi bà Hạnh đề nghị ông Thắng cộng tác, ông này đưa ra hình thức Partnerships -hùn hạp; hình thức mà ông Thắng gọi là công ty, trong đó chữ "công" có nghĩa là cân bằng và kiểm soát. Bà Hạnh không đồng ý, vì đang làm chủ trường, bà xuống làm giảng viên, dạy nghề làm tóc, lãnh lương của công ty, một hình thức hùn hạp mà bà thiệt thòi. Do đó bà Hạnh nhờ bà Tôn Nữ Hoàng Hoa lên
tiếng ngăn chặn việc bà mất khôang 3/4 cơ nghiệp, nếu công ty gồm có 4 người, mà bà là một. 
Trong đoạn sau lá thư trần tình, ông Thắng viết, "Vì công ty này đã ngưng hoạt động và hoàn toàn không có tài sản hay thu nhập để có thể tự thuê cơ sở, ban quản trị đề nghị BPSOS đứng ra thuê cơ sở và cho công ty thuê lại. Tôi đồng ý. Các buổi họp của ban quản trị đều có biên bản và biên bản đều được gửi đến mọi thành viên của hội đồng quản trị."

Ông Thắng gọi người vào lập công ty với bà Hạnh dưới hình thức Partnerships -hùn hạp? Hùn bao nhiêu, những ai đứng hùn? Yêu cầu ông Thắng, và bà Hạnh cho biết thêm chi tiết. Ông Thắng còn đứng ra thuê nhà và cho công ty thuê lại? Ông chỉ hào hiệp muốn giúp bà Hạnh hay còn ẩn ý gì khác? Dù hào hiệp hay không, ông Thắng cũng ra mặt chủ động mọi việc; 

ông viết, "Sau đó, tôi bổ túc hồ sơ của công ty ở Tiểu Bang Virginia để phản ảnh thành phần ban quản trị này và yêu cầu Bà Hạnh cung cấp hồ sơ thuế vụ của công ty để xem có đúng luật hay không." 

Đến đây, có thể bà Hạnh bắt đầu nghi ngại; ông Thắng viết về thái độ của bà, "Vài hôm sau Bà Hạnh gặp riêng tôi và đề nghị bãi bỏ hội đồng quản trị để Bà Hạnh và tôi chia nhau nắm công ty. Tôi nói rằng tôi không chủ trương làm kinh doanh, không có kinh nghiệm làm kinh doanh và không thể nào thất tín với những người đã mời vào hội đồng quản trị. Bà Hạnh ra về và hẹn sẽ trở lại vào một hôm khác để nói chuyện
thêm. "Qua hôm sau tôi gọi cho người làm thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế cho những năm trước của công ty thì biết ra là các giấy tờ khai thuế không có cơ sở, và các con số không thể chứng minh được." 
Ông Thắng có quyền gọi "người làm thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế cho những năm trước của công ty" hay không, và có quyền kết tội bà Hạnh làm kế toán với "các giấy tờ khai thuế không có cơ sở, và các con số không thể chứng minh được," hay không? 
Ông còn bêu xấu bà Hạnh bằng câu chuyện, "... một phụ nữ ở Maryland gọi cho tôi vừa khóc vừa kể rằng Bà Hạnh đã dùng tên của tôi và của cụ Phan Vỹ để thuyết phục vị phụ nữ ấy cho vay 20 nghìn Mỹ kim. Bà Hạnh hứa sẽ ký giấy nợ với bảo đảm trả nợ nhưng rồi đã lờ đi không ký, mặc cho vị phụ nữ này liên lạc nhiều lần. Đây là 1/3 số tiến mà vị phụ nữ đã về hưu này dành dụm trong suốt cuộc đời đi làm. Vị phụ nữ này trước đây đã đóng góp ủng hộ BPSOS và biết tôi nên cả tin Bà Hạnh." 

Điều đáng trách là ông Thắng đánh "đòn hạ bộ" nêu lên những việc không liên quan đến nội vụ với dụng ý nói xấu bà Hạnh, như việc kẻ vạch bà Hạnh chỉ là "con nuôi" chứ không phải con đẻ, và bà Hạnh thiếu nợ. 

Đến nước đó, dĩ nhiên công việc lập "công" ty, không thể thực hiện được
nữa, ông Thắng viết, "Tôi mời Bà Hạnh đến gặp và thông báo chấm dứt mọi hợp tác và dính dấp với Bà Hạnh, yêu cầu Bà Hạnh dọn tất cả đồ đạc và dụng cụ ra khỏi cơ sở mà BPSOS đã thuê, và yêu cầu Bà Hạnh tuyệt nhiên không được dùng tên tôi hoặc BPSOS cho bất cứ mục đích gì. Sau đó mọi người trong ban quản trị đã rút tên ra khỏi hồ sơ của công ty tại Tiểu Bang Virginia, chỉ còn lại Bà Hạnh, nghĩa là trở về nguyên trạng như trước đây." 

Việc lập công ty bất thành nhưng địa vì của ông Thắng trong những sinh hoạt của cộng đồng người Việt hải ngoại khiến nhiều người muốn biết đích xác mọi việc hơn. Tôi xin bà Hạnh và ông Thắng cho biết 
(1) Lý do nào khiến bà Hạnh tìm đến ông Thắng để xin giúp đỡ? Vì thế lực hay vì uy tín của ông? 
(2) Ông Thắng có mưu đồ lợi dụng không, khi ông biến doanh nghiệp sole trader của bà thành một công ty mang hình thức Partnerships, với một Hội Đồng Quản Trị, có thể cũng do ông vẽ ra? 
(3) Ông có biết là 95% tiệm tóc, tiệm nail Việt Nam đều là những sole proprietorship business không? 
(4) Ông có tạo ra nguồn dư luận yêu cầu mọi người thận trọng trước khi kết tội ông hay không? và 
(5) xin ông vui lòng giải thích thái độ thất vọng của nhạc sĩ Trúc Hồ sau khi cộng tác với ông trong nỗ lực thuyết phục Quốc Hội Hoa Kỳ quan tâm
đến tệ trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Xin chờ nghe ông Thắng, và bà Hạnh nói rõ hơn mọi việc. 

Nguyễn đạt Thịnh 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.