Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

TS Nguyễn Đình Thắng trả lời bà TNHH.

Trích: Và rồi một phụ nữ ở Maryland gọi cho tôi vừa khóc vừa kể rằng Bà Hạnh đã dùng tên của tôi và của cụ Phan Vỹ để thuyết phục vị phụ nữ ấy cho vay 20 nghìn Mỹ kim. Bà Hạnh hứa sẽ ký giấy nợ với bảo đảm trả nợ nhưng rồi đã lờ đi không ký, mặc cho vị phụ nữ này liên lạc nhiều lần. Đây là 1/3 số tiến mà vị phụ nữ đã về hưu này dành dụm trong suốt cuộc đời đi làm. Vị phụ nữ này trước đây đã đóng góp ủng hộ BPSOS và biết tôi nên cả tin Bà Hạnh".

Nếu thông tin của ông Nguyễn Đình Thắng là đúng thì đây có dấu hiệu một vụ lừa đảo. Đề nghị TS Tháng đưa vụ việc này ra trước luật pháp Hoa Kỳ. Số tiền 20 ngàn USD không hề nhỏ, ngay cả ở Mỹ. Nếu không, TS Tháng sẽ là người vu khống, bịa đặt nhằm che giấu hành vi xấu của ông ta theo như bài tố cáo của bà TNHH.

BBT

Về thông tin trên internet về Bà Phạm Thu Hạnh

Mới đây có bài viết phổ biến trên internet về trường hợp của Bà Phạm Thu Hạnh kèm với lời kêu gọi giúp đỡ tài chánh từ cộng đồng. Tôi thấy cần làm sáng tỏ vấn đề để tránh cho đồng hương không bị nhầm lẫn.
Tháng 9 năm 2013, Ông Trần Tử Thanh, người mà chúng tôi quen biết từ lâu, gọi điện thoại cho tôi hai lần để yêu cầu tôi gặp Bà Hạnh gấp vì có việc cần giúp đỡ. Trước đây tôi cũng được biết qua về Bà Hạnh là con gái nuôi của cụ Phan Vỹ, một người tôi cũng quen biết từ lâu. Tôi đồng ý gặp.
Khi gặp, Bà Hạnh cho biết là trường dạy nghề làm tóc của Bà bị đóng cửa từ nhiều tháng và sắp đến hạn phải tái kiểm định (accreditation) nên bà ta muốn nhờ BPSOS giúp khôi phục hoạt động để thông qua kỳ tái kiểm định. Bà Hạnh tâm sự là muốn duy trì hoạt động của trường để phục vụ cộng đồng.
Sau đó Bà Hạnh chở cụ Phan Vỹ đến gặp tôi để nói thêm vào.
Việc huấn nghệ và tạo công ăn việc làm cho đồng hương là việc mà BPSOS đã thực hiện nhiều năm nay, đặc biệt là đối với các phụ nữ nạn nhân bạo hành gia đình. Tôi cho biết là sẵn sàng giúp. Tuy nhiên, trường của Bà Hạnh đăng ký với Tiểu Bang Virginia là một công ty doanh nghiệp vụ lợi cho nên BPSOS, một tổ chức bất vụ lợi, không thể đứng tên chung mà cần có một ban quản trị riêng cho đúng với luật pháp.
Cho đến lúc ấy Bà Hạnh là người độc nhất trong ban quản trị. Điều này không đáp ứng đòi hỏi của luật pháp đối với một công ty vì phải có sự cân bằng và kiểm soát để bảo đảm minh bạch về quản trị; đó là ý nghĩa của chữ “công” trong “công ty”, tôi giải thích. Bà Hạnh đồng ý.

Tôi đi mời một số người có kinh nghiệm về ngành làm tóc hoặc về kinh doanh để tham gia ban quản trị. Bà Hạnh cũng ở trong ban quản trị. Ngoài ra Bà Hạnh còn muốn tiếp tục đứng lớp và lãnh lương như là nhân viên của công ty. Ban quản trị đồng ý.
Vì công ty này đã ngưng hoạt động và hoàn toàn không có tài sản hay thu nhập để có thể tự thuê cơ sở, ban quản trị đề nghị BPSOS đứng ra thuê cơ sở và cho công ty thuê lại. Tôi đồng ý.
Các buổi họp của ban quản trị đều có biên bản và biên bản đều được gửi đến mọi thành viên của hội đồng quản trị.
Sau đó, tôi bổ túc hồ sơ của công ty ở Tiểu Bang Virginia để phản ảnh thành phần ban quản trị này và yêu cầu Bà Hạnh cung cấp hồ sơ thuế vụ của công ty để xem có đúng luật hay không.
Vài hôm sau Bà Hạnh gặp riêng tôi và đề nghị bãi bỏ hội đồng quản trị để Bà Hạnh và tôi chia nhau nắm công ty. Tôi nói rằng tôi không chủ trương làm kinh doanh, không có kinh nghiệm làm kinh doanh và không thể nào thất tín với những người đã mời vào hội đồng quản trị. Bà Hạnh ra về và hẹn sẽ trở lại vào một hôm khác để nói chuyện thêm.
Qua hôm sau tôi gọi cho người làm thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế cho những năm trước của công ty thì biết ra là các giấy tờ khai thuế không có cơ sở, và các con số không thể chứng minh được.
Và rồi một phụ nữ ở Maryland gọi cho tôi vừa khóc vừa kể rằng Bà Hạnh đã dùng tên của tôi và của cụ Phan Vỹ để thuyết phục vị phụ nữ ấy cho vay 20 nghìn Mỹ kim. Bà Hạnh hứa sẽ ký giấy nợ với bảo đảm trả nợ nhưng rồi đã lờ đi không ký, mặc cho vị phụ nữ này liên lạc nhiều lần. Đây là 1/3 số tiến mà vị phụ nữ đã về hưu này dành dụm trong suốt cuộc đời đi làm. Vị phụ nữ này trước đây đã đóng góp ủng hộ BPSOS và biết tôi nên cả tin Bà Hạnh.
Dù lúc ấy BPSOS đã ký hợp đồng với chủ đất để thuê cơ sở và không thể huỷ hợp đồng, tôi thấy rằng không thể tiếp tục.
Tôi mời Bà Hạnh đến gặp và thông báo chấm dứt mọi hợp tác và dính dấp với Bà Hạnh, yêu cầu Bà Hạnh dọn tất cả đồ đạc và dụng cụ ra khỏi cơ sở mà BPSOS đã thuê, và yêu cầu Bà Hạnh tuyệt nhiên không được dùng tên tôi hoặc BPSOS cho bất cứ mục đích gì. Sau đó mọi người trong ban quản trị đã rút tên ra khỏi hồ sơ của công ty tại Tiểu Bang Virginia, chỉ còn lại Bà Hạnh, nghĩa là trở về nguyên trạng như trước đây.
Vài hôm sau Bà Hạnh đến gặp tôi với đề nghị thuê cơ sở mà BPSOS đã ký hợp đồng và bỏ trống. Tôi từ chối vì không muốn dính dấp và mang tiếng sau này.
Sau đó vài hôm Bà Hạnh lại đến gặp tôi và đề nghị thuê cơ sở trong 2 tháng để thông qua kỳ tái kiểm định, làm như là trường đang hoạt động ổn định. Tôi trả lời như vậy là cố tình đánh lừa tổ chức kiểm định, điều mà tôi không thể làm.
Khi Bà Hạnh về rồi, cụ Phan Vỹ gọi lại để yêu cầu tôi bỏ qua những gì đã xẩy ra và tiếp tục giúp cho Bà Hạnh. Tôi xin lỗi cụ là tôi không thể làm những việc trái với luật pháp Hoa Kỳ và trái lương tâm.
Sau vài tuần Ông Nguyễn Ngọc Bích lại liên lạc với tôi cho biết là Bà Hạnh nhờ Ông Bích nói với tôi giúp Bà Hạnh. Tôi đã kể tự sự như trên và khuyên Ông Bích nên cẩn thận để tránh bị tai tiếng sau này.
Từ đó Bà Hạnh đã đi rêu rao trong cộng đồng địa phương những điều không đúng sự thật nhưng tôi không lên tiếng vì chủ trương không nói về chuyện riêng tư của người khác.
Tuy nhiên lần này vì có sự kêu gọi quyên góp tài chánh, tôi phải lên tiếng để tránh cho một số đồng hương có thể bị nhầm lẫn và bị trục lợi.
Xin quý vị nào quan tâm đến vấn đề này giúp phổ biến thông tin trên đây để rộng đường dư luận. Xin cảm ơn.
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 24 tháng 8, 2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.