Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Công an VN điều tra thuyền nhân tại trại Yongah Hill

Thuyền nhân hoang mang
Vừa qua, thông tin từ trại tạm cư Yongah Hill cho biết có các công an thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam đã vào trại để lấy lý lịch và lời khai của các thuyền nhân trong trại. Việc này đã gây hoang mang lo sợ cho các thuyền nhân.
Bắt đầu ngày thứ tư tuần qua, người Việt trong trại giam giữ di trú Yongah Hill (Northam) đã được gọi lên để gặp nhân viên của cục xuất nhập cảnh Việt Nam, theo lời kể của trại viên, trong vòng 3 ngày, đã có hơn 100 người Việt gặp 3 nhân viên của cơ quan công an CP A18 thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam. Mục tiêu cuộc tiếp xúc là để lấy lời khai về lý lịch cũng như lý do xin tị nạn của thuyền nhân. Tuy nhiên, những câu hỏi của nhân viên cục xuất nhập cảnh đã làm cho nhiều người lo sợ và hoang mang. Một trại viên tên Yên Bình cho biết nội dung của cuộc gặp kéo dài 7 phút đó như sau:
“Sáng hôm thứ tư tuần rồi, bọn em 30 người được gọi lên; bên di trú có nói rằng: đây là cơ quan chính quyền Việt Nam, chúng tôi mời sang để xác minh lý lịch của các bạn. Vào đó thì họ hỏi tên,địa chỉ, quê quán, ngày tháng năm sinh, họ tên Cha Mẹ, anh chị em như một bản lý lịch trích ngang và có 1 câu là: Nếu trở về Việt Nam thì bạn sẽ trở về địa chỉ nào và câu tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là sự thật, nếu sai trái tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và phải ký tên xác nhận vào đó. Thật ra thì mọi người có thắc mắc là tại sao bọn em bỏ đất nước ra đi rồi, sang đây rồi mà lại đưa cơ quan chính quyền Việt Nam sang đây để tra xét bọn em thì bọn em rất là thắc mắc, không hiểu họ làm cái nội dung gì.”
Tại sao bọn em bỏ đất nước ra đi rồi, sang đây rồi mà lại đưa cơ quan chính quyền Việt Nam sang đây để tra xét bọn em?
-Anh Yên Bình

Ngày đầu, mọi người nhận được giấy mời lên để gặp nhân viên cục xuất nhập cảnh, nhưng sau đó, có một số người phản đối không lên, họ đã xuống tận phòng đển gọi từng người lên lấy lời khai. Anh Bảo Long, dù đã bị trả hồ sơ ngày 15/8 vừa qua, vẫn bị gọi lên, anh cho biết sự bất bình trước thái độ quan liêu của nhân viên cục xuất nhập cảnh mà anh đã làm việc trong vòng 20 phút như sau:
“Ông này không có một thái độ nào tiếp khách hết. Em vào thì ông ấy chỉ lo xử dụng điện thoại để nhắn tin. Sau đó khoảng 1 phút thì ông ấy hỏi em họ tên, quê quán, ngày sinh ở đâu. Ông ấy không xưng tên và với thái độ làm việc không nhiệt tình, thái độ làm việc rất là quan liêu. Họ tự xưng họ là người của cục Xuất nhập cảnh Việt Nam và bọn em tìm hiểu là cục xuất nhập cảnh này còn có tên viết tắt là CP A18, gọi là công an A18 Việt Nam. Họ hỏi em với nhiều câu hỏi, cụ thể là họ tên, gia đình, quê quán, Cha Mẹ và vợ con. Hỏi đường đi như thế nào, đi từ đâu đến đâu.Và có câu hỏi là: giờ thích gì, em trả lời là thích được chính phủ Úc chấp nhận đơn tị nạn, ông ấy hỏi tiếp là: có cái gì để xin tị nạn. Theo lời bộ Di trú Úc dặn là chỉ khai về thân nhân, về lý lịch hồ sơ, còn những gì liên quan đến xin tị nạn thì không khai và ông nhấn mạnh câu này với em hai lần là: có những cái gì để xin tị nạn thì em trả lời là có giấy tờ bản thân.
7505733504_458ba94721-250.jpg
Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012.
Thì những giấy tờ liên quan đến chính quyền Việt Nam thí dụ như là những cáo trạng hay là những giấy tờ mà chính quyền đã kết án nhưng mà kết án sai, thí dụ như tụi em đi biểu tình thì họ kết án em là gây rối trật tự công cộng và bị đánh đập thương tích trên người và những giấy quấy rối, triệu tập rất nhiều lần trong cuộc sống, trong 10 ngày mà họ triệu tập đến 3-4 lần và lần cuối thì áp tải đến cơ quan huyện và điện thoại của xã hội đen đến để đe dọa mình không được tham gia các tổ chức, các sinh hoạt tôn giáo hay là các cuộc biểu tình mình tham gia đòi quyền lợi gì cho dân cả.”
Anh Bảo Long cũng đặt câu hỏi với nhân viên bộ di trú tại sao anh có giấy tờ đầy đủ mà vẫn phải cần xác minh lý lịch bởi công an A18 của cục xuất nhập cảnh Việt Nam:

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ người tị nạn

Estefania Aguirre cho Catholic News Agency, Vatican 
Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ người tị nạn thumbnail
Ảnh: Catholic News Agency
Trong vài tuần tới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến đi ngắn đến trung tâm thành phố Roma để thăm một nhóm người tị nạn.
Vào chiều ngày 10 tháng 9 tới, ngài sẽ chào đón những người tị nạn đang được nuôi ăn miễn phí tại Trung tâm Tị nạn của dòng Tên, tọa lạc tại nhà thờ mẹ của hội dòng.

Thái Lan bắt 16 ngư dân Việt Nam

Hãng thông tấn Thái Lan (TNA) cho hay giới chức ở tỉnh Rayong vừa bắt 16 ngư dân Việt Nam bị nghi là đánh bắt trộm trong hải phận Thái.
Bản tin của TNA nói 16 người này bị bắt hôm thứ Tư 28/8 cùng với 23 ngư dân Campuchia.


Prasart Kemaprasit, chỉ huy cảnh sát di trú của tỉnh Rayong, nói chín tàu mang quốc tịch Việt Nam lúc đó vào bờ để giao mực cho thương nhân Thái.Số người nói trên đã có mặt trên chín tàu cá mà Thái Lan giữ lại khi các tàu này cập cảng ở Rayong.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Anh Quốc: Gần 100 ngàn người Việt di dân bất hợp pháp, làm nail

(Guardian) – Nhật báo Anh, The Guardian, trong một bài điều tra gần đây, đặt ra câu hỏi “Phải chăng thực sự có đến 71,000 thợ nail người Việt đang sống lậu trên đất Anh?”

(Hình minh họa: Colnav Nguyễn/Người Việt)

Trong khi đó báo Sunday Times lại đưa ra một con số lớn hơn nhiều: “Hai trong những cơ sở chuyên cung cấp vật liệu làm nail lớn nhất ở Anh, ước lượng có khoảng 100,000 người Việt làm nghề nail tại 15,000 tiệm trên toàn quốc. Tuy nhiên, dữ kiện thống kê cho thấy chỉ có 29,000 sống chính thức ở Anh.”

Hai tờ báo này cho biết số liệu trích dẫn từ các tổ chức tư nhân mà họ không muốn nêu tên. Vì lý do không cung cấp tên nên không thể căn cứ vào đâu để kiểm chứng được.


Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

NGƯỜI TỊ NẠN TẠI THÁI ĐỊNH CƯ NƯỚC NÀO TỐT?

Gửi anh Hưng.

Mấy tuần trước một vài anh em tị nạn bên Thái có hỏi tôi về đời sống Úc và xin lời khuyên là nên chọn đi nước nào. Câu trả lời của tôi là: Đi nước nào cũng tốt, vì ở đâu cũng phải làm mới có ăn. Không ở đâu nuôi kẻ ăn bám, và nếu là người có tự trọng thì phải coi việc hưởng trợ cấp bất chính là nỗi nhục.

Hiện tại người tị nạn được nhận vào Úc chỉ được cấp trợ cấp thất nghiệp $ 800/ tháng (người lớn trong gia đình) và $ 1000/ tháng (hộ độc thân), cho 3 tháng đầu và thêm 1/4 phí thuê nhà (tiền này mình không được dùng vì chủ nhà thông qua môi giới phải trả chênh lệch). Sau 3 tháng (chính xác là 13 tuần) thì bạn sẽ bị cắt trợ cấp nếu không đi học một cái gì đó (learn English, job). Tại Úc, 60 tuổi vẫn bắt buộc phải đi học, và có những trung tâm tìm việc chính quy sẽ kiếm việc làm cho bạn, đừng nói chuyện ngồi nhà báo thất nghiệp để ăn trợ cấp nha!

Nếu bạn có $ 100 ngàn ở Mỹ sẽ mua được nhà tốt có tới 3 phòng ngủ, nhưng ở Úc thì bạn chỉ có quyền xem xong... ra về, vì ít nhất bạn phải có trong tay từ $ 250 - $ 300 ngàn mới có thể nghĩ đến việc mua một ngôi nhà nhỏ 2 phòng ngủ. Điều này có nghĩa là nhiều người cả đời sẽ không bao giờ mua được nhà.

Ở Úc lao động chân tay dễ kiếm việc hơn Mỹ (là nói chung) nhưng giá cả tiêu dùng thì đừng hỏi, giá một tô phở ngon bên này là $ 14,5 trong khi Mỹ chỉ từ $ 3; $7.5. (xem chi tiết bên dưới).

Tôi thấy đi Na Uy là sướng nhất, ngoài ra Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển... đều tốt nhưng khí hậu lạnh. Chỉ có đi Mỹ là ngặt hơn và đôi khi phải chờ đợi lâu, còn Úc, Hà Lan, Na Uy vv... đều dễ như nhau.

Tuy nhiên, xin nhấn mạnh rằng: Chọn đi định cư nước nào là quyền của người tị nạn, nhưng trước đó họ phải được UNHCR cho phép đi tái định cư cái đã, và lẽ đương nhiên các quốc gia nhận người cũng thấy không có gì nghi vấn trong cuộc phỏng vấn tiếp nhận họ tại đại sứ quán của nước nhận người. Và người tị nạn cần phải vượt qua tất cả những hàng rào pháp lý vốn không đễ dàng này...

Nói chung "giấc mơ Mỹ" vẫn là giấc mơ của nhiều người...

Mặc dù là lục địa khô hạn nhất hành tinh và đất đai bị sa mạc hóa đến gần một nửa đồng thời chỉ có khoảng 1/3 là có thể trồng cây, nhưng Úc vẫn là thiên đường đối với những người chăm chỉ, yêu lao động. Đặc biệt Úc là nước đa văn hóa và tự do dân chủ...

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Gạo thơm Thái Lan hàng triệu người Việt hải ngoại đang ăn:Đã bị nhiễm độc?


       Mấy ngày qua, báo chí hải ngoại và nhiều nguồn tin trên các phương tiện truyền thông khác nhau loan báo về việc một loại gạo thơm của Thái Lan bị nhiễm độc. Sự việc sẽ rất nghiêm trọng ( nếu đúng sự thật,) vì 3 triệu người Việt hải ngoại đã và đang ăn các loại gạo Thái Lan này.

  Tờ *Tin Viet News* ra ngày 24/2/2005 có bài viết:*COI CHỪNG ĂN GẠO THÁI LAN NHIỄM ĐỘC*với nội dung như sau:
- Hiện nay hầu hết các siêu thị Á Đông đều bày bán nhiều loại gạo xuất xứ từ Thái Lan - nhất là loại gạo hình Ông Địa, ghi là Gạo Nàng Hương Jasmine.
Hiện nay loại gạo này đều bị nhiễm độc hoàn toàn.

Báo động từ gạo hương lài Thái Lan (Jasmine). Thật ra, gạo hương lài (gạo jasmine) Thái Lan chỉ là một trong các dấu vết đầu tiên của vụ ô nhiễm kim loại nặng Cadmium ở tỉnh Tak của nước này. 110.000 người ở Tak có nguy cơ ngộ độc Cadmium, song đây là một phát hiện muộn những... 2 năm. Chưa hết, phản ứng của Bộ Nông Nghiệp Thái Lan vào cuối tuần trước cũng bị xem là muộn thêm những 2 tháng! Tại sao vậy?

Gạo hương lài (Jasmine) là loại gạo “ngon nhất Thái Lan”.

5.700 người trong vùng được cảnh báo không dùng tiếp các loại cây lương thực mọc trên vùng đất sinh sống của họ, do các Cơ Quan chức năng đã xác định mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của kim loại nặng Cadmium (Cd) trong khu vực này. Trong đó, có 500 người đang có nguy cơ bị loãng xương và tổn hại thận do ngộ độc Cadmium. Họ đều là cư dân ở lòng chảo Huai Mae Tao, huyện Mae Sot, tỉnh Tak (Thái Lan).

Một phụ nữ Thái lãnh án tử hình ở VN

Báo Việt Nam đưa tin một phụ nữ quốc tịch Thái Lan bị tuyên án tử hình tại phiên tòa sơ thẩm ở TP HCM vì tội "vận chuyển trái phép ma túy".
Tờ CAND trong bài đăng ngày 20/8 nói bà Suracha Chaimongkol, 31 tuổi, quốc tịch Thái Lan, khai trước tòa rằng bản thân đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm.

Bà Suracha là người nước ngoài thứ hai bị tuyên án tử hình ở Việt Nam trong tuần này

Đến ngày 12/8, người tên là Miera này đưa bà Suracha từ Thái Lan sang Việt Nam để giới thiệu với một "chủ công ty xuất khẩu xe hơi". Nhưng khi đến, Miera lại nói công ty đang cần người làm việc ở Brazil và cả hai đã đáp chuyến bay sang Brazil trong tối cùng ngày.Bà Suracha cũng khai là được một người tên là Miera hứa sẽ giới thiệu với một công ty xuất khẩu xe hơi.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

THUYỀN NHÂN: KHI LÒNG NHÂN ĐẠO THÁO CHẠY!


        Trong kỳ bầu cử quốc hội Liên Bang ở Úc Châu, vấn đề người tầm trú được đưa lên hàng hai, trong cuộc vận động bầu cử, chỉ sau chính sách kinh tế, điều nầy nói lên người dân Úc, các chính khách rất quan tâm về bảo vệ biên cương và việc người tầm trú ồ ạt đi vào nước Úc một cách bất hợp pháp, thành phần khó phân biệt giữa những người tị nạn thật sự, tầm trú và có khi còn cả những tên tội phạm, khủng bố sang, lợi dụng lòng nhân đạo và qui chế tị nạn Liên Hiệp Quốc để thực hiện mục đích cá biệt..

   Đây cũng là điểm khó trả lời của đảng Lao Động ( Labor), sau khi thắng cử vào năm 2007, một năm sau là 2008, thủ tướng Kevin Rudd tuyên bố hủy bỏ luật di trú của cựu thủ tướng Liên Đảng là ông John Howard, đã đưa đến làn sóng người tầm trú ào ạt đổ về đất Úc, làm tốn ngân sách số tiền lên đến hơn 12 tỷ Đô la từ tiền người thọ thuế. Người tầm trú là vấn đề gây nhức đầu thường xuyên cho chính phủ Lao Động, dù dưới thời bà Julia Gillard có đưa ra giải pháp Mã Lai, nhưng đã bị thất bại sau khi tòa án đảo ngược quyết định của chính phủ, làm mất mặt thủ tướng và người tầm trú, đa số từ các nước Trung Đông như Aghanistan, Iraq, Iran…Trong vùng có Sri lanka và có cả thuyền nhân Việt Nam gia tăng đến đây do luật bảo vệ biên cương bị bỏ ngỏ trong thời gian đảng Lao Động cầm quyền…Hầu hết những người Trung Đông giàu có, tự do mua vé phi cơ đến Nam Dương như là du khách và chi tiền cho các tổ chức buôn người, đoạn trải qua một chuyến hải hành ngắn từ Nam Dương sang Úc và được cứu vớt, đưa về trung tâm tạm giam ở đảo Christmas, chờ ngày thanh lọc, nhập cư vào Úc.

  

Những người tị nạn bị bỏ quên




 
 

Bà Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh đối lập thăm một trại tị nạn của người Myanmar ở Thái Lan
Hơn 130.000 người tị nạn Myanmar vẫn đang phải sống vất vưởng trong những trại tị nạn tạm bợ ở vùng đá vôi trên lãnh thổ Thái Lan ở biên giới Myanmar - Thái Lan. Dường như họ đã bị bỏ quên trong khi Myanmar đang được cả thế giới quan tâm và ca ngợi với những bước tiến nhảy vọt về dân chủ hóa sau nhiều chục năm do quân đội cầm quyền, mở cửa hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế.

Gần 90 người trốn khỏi trung tâm tị nạn tại Thái Lan

Những người Rohingya ngồi trước đồn cảnh sát trước khi bị đưa đến trung tâm tị nạn. (Nguồn: AFP)


AFP đưa tin, cảnh sát Thái Lan cho biết ngày 20/8, có 87 thuyền nhân Hồi giáo Rohingya đến từ Myanmar đã trốn khỏi trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép tại huyện Sadao, tỉnh Songkhla ở miền Nam, giáp với Malaysia.

Nhóm người này nằm trong số 137 người tị nạn bị giam giữ tại trung tâm trên trong bối cảnh Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã kêu gọi nhà đương cục Thái Lan trả tự do cho tất cả số người trên.

Nghị sĩ đối lập Thái Lan ẩu đả với cảnh sát

Theo hãng tin AFP, hỗn loạn xảy ra khi 57 nghị sĩ đảng Dân chủ đối lập đồng loạt đứng dậy để phản đối kế hoạch sửa đổi hiến pháp do chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra đề xuất. Dù chủ tịch Quốc hội đã lên tiếng, họ vẫn không chịu ngừng nói.

Cảnh hỗn loạn tại Quốc hội Thái Lan hôm nay Ảnh: AFP

Truyền hình Thái Lan chiếu cảnh các cảnh sát bao vây quanh các nghị sĩ, túm lấy họ khi họ đồng loạt lao ra cửa phòng họp Quốc hội. Những tiếng la hét vang lên inh ỏi. “Tôi là người đầu tiên bị tóm. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cảnh sát điệu những người đứng phản đối ra khỏi phòng họp” - AFP dẫn lời nghị sĩ đối lập Nipit Intarasombut.

Thuyền nhân Việt trốn khỏi trại Úc


Thuyền nhân (ảnh minh họa)
Úc đang cứng rắn với vấn đề người nhập cư bất hợp pháp
Một cuộc săn lùng đang được thực hiện tìm bắt năm người Việt bỏ trốn khỏi một trại tập trung ở Northam, thuộc thành phố Perth của Úc.
Bộ Di trú Úc khẳng định năm người Việt đã bỏ trốn khỏi Trung Tâm Giam giữ Di trú Yongah Hill đêm hôm 17/8.

Ông nói thêm cuộc săn lùng được tái tục vào sáng hôm 19 và vẫn đang tiếp diễn.Cảnh sát chính quyền tại Tây Úc được điều động để truy lùng khu vực này sau khi quản lý khu trại lên tiếng báo động, một phát ngôn viên của Bộ Di trú cho biết.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Thụy Sĩ bị chỉ trích vì phân biệt đối xử người tị nạn

Thụy Sĩ, luôn tự hào về nguyên tắc nhân đạo, lại đang phải đối mặt với một loạt chỉ trích về việc phân biệt đối xử với người tị nạn.

(Nguồn: eurojewcong.org)

Dòng người tị nạn Syria dài vô tận đổ tới Iraq

(ĐVO) - Cây cầu phao mảnh mai mới được bắc qua sông Tigris từ Syria tới tỉnh Dohuk của Iraq dường như trở nên vô hình trước đám đông người tị nạn. 


Dòng người kéo dài hàng trăm mét ùn ùn di chuyển qua cây cầu tạm trong ánh hoàng hôn, trong khi ở phía xa xa, bên kia bờ, vẫn dày đặc người chờ đợi đến lượt mình.
 
Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Geneva, nhóm người đầu tiên đi qua cầu mới chỉ là lượng nhỏ. Trưa hôm thứ Năm (15/8), hơn 750 người đã vượt qua cầu vào Iraq. Buổi chiều cùng ngày, hàng ngàn người cũng đã đi qua cây cầu này.
 
Bức ảnh gây chấn động với hình ảnh dòng người tị nạn dài dằng dặc vượt sông tới Iraq chạy trốn bạo lực.
Bức ảnh gây chấn động với hình ảnh dòng người tị nạn dài dằng dặc vượt sông tới Iraq chạy trốn bạo lực.
 
 

Bắt một công dân Úc vận chuyển ma túy

Một người đàn ông 50 tuổi, quốc tịch Úc, bị nghi ngờ nằm trong một đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia, vừa bị bắt.

Ma túy đá của người đàn ông 50 tuổi, quốc tịch Úc,
vừa bị thu giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất -
Ảnh: Cơ quan Hải quan cung cấp 

Trưa nay 18.8, nguồn tin chính thức từ Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (thuộc Cục Hải quan TP.HCM) cho hay lực lượng nghiệp vụ hải quan tại sân bay Tân Sơn Nhất vừa phối hợp với Trung tâm An ninh hàng không quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra, bắt giữ một người đàn ông 50 tuổi, quốc tịch Úc

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Hàng ngàn người Syria được tị nạn ở Mỹ

(TNO) Trên dưới 2.000 người tị nạn Syria “bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc nội chiến tại quê nhà” sẽ có cơ hội được sống tại Mỹ, tạp chí Foreign Policy (Mỹ) đưa tin hôm 10.8.

Do tình hình tại Syria tiếp tục trở nên tồi tệ, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên đã đồng ý cho phép số người Syria nói trên vào Mỹ tị nạnForeign Policy cho hay.

Một người phụ nữ Syria đang trả lời báo chí tại một trại tị nạn ở Thung lũng Bekaa (Li Băng) - Ảnh: Reuters
Con số này khá nhỏ nếu so với khoảng 2 triệu người Syria sống lưu vong tại nước ngoài để tránh nội chiến, nhưng lại rất lớn nếu so với con số 90 người tị nạn Syria được cấp phép tại Mỹ trong hai năm qua.
Tuy nhiên, 2.000 người tị nạn Syria lần này, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, sẽ khó có thể được vào Mỹ ngay vì Washington sẽ phải tiến hành kiểm tra xem những người này có liên hệ với khủng bố hay không. Quy trình có thể tốn đến hơn một năm.
“Nhiều khả năng số người tị nạn Syria này sẽ khó có thể có mặt ở Mỹ vào năm 2014”, Foreign Policy dẫn lời Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kelly Clements.

Bằng chứng video liên quan đến cuộc bạo động tại Trung tâm giam giữ Nauru

Video ghi lại cảnh những cuộc bạo động diễn ra tại Trung tâm giam giữ Người tị nạn trên đảo Nauru cho thấy, người dân địa phương muốn hỗ trợ cảnh sát trong lúc bất ổn đang diễn ra. 

Cảnh quay video cho thấy, các cuộc bạo loạn tại Nauru đã ngoài tầm kiểm soát. (Credit: ABC) 
Cảnh quay video cho thấy, các cuộc bạo loạn tại Nauru đã ngoài tầm kiểm soát. (Credit: ABC) 

Trong các cảnh quay này, lửa đan bùng lên bên trong Trung tâm giam giữ, trong khi người dân địa phương tụ tập bên ngoài yêu cầu được vào trại.
Ovini Uera, một cư dân ở Nauru, nói tình hình đã "ngoài tầm kiểm soát". "Cái chính là cảnh sát. Họ không thể xử lý nó. Đó là lý do tại sao người dân địa phương yêu cầu được vào đó", ông nói.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Singapore bắt người Việt nghi mang ma túy

Báo chí Singapore cho hay một phụ nữ người Việt 47 tuổi bị bắt tại phi trường Changi vì mang theo người hơn 4kg chất nghi là ma túy.
Các báo lớn ở đảo quốc đều đưa tin người phụ nữ không được công bố danh tính đã bị giới chức tạm giữ khi họ phát hiện ra hơn 4kg chất nghi là methamphetamine trong hành lý của bà.
Chất này được mua bán dưới tên 'Ice' (Đá).

Giới chức nghi rằng đây là ma túy methamphetamine

Người phụ nữ Việt có mặt trên chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Changi vào khoảng 8 giờ 45 phút sáng thứ Bảy 10/8, chưa rõ từ địa điểm nào.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Mỹ tiếp tục viện trợ cho người tị nạn Syria

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 7/8 thông báo gói viện trợ nhân đạo mới trị giá 195 triệu USD cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột tại Syria.
Người tị nạn Syria tại Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: yalibnan.com)

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Cuộc sống bí mật của giới tỷ phú


Tuần báo Le Nouvel Observateur đăng bài viết về thế giới bí mật và xa hoa của các tỷ phú từ Luân Đôn tới Bắc Kinh, từ Paris tới New York.

Tỷ phú Bill Gates, người giàu nhất thế giới.

Hồi tháng Ba vừa qua, tạp chí Forbes thống kê toàn thế giới có 1.426 tỷ phú với giá trị tài sản lên tới 5.000 tỷ USD, gấp 2,5 lần GDP của Pháp.
Nếu như Châu Mỹ vẫn giữ kỷ lục số lượng tỷ phú, Châu Á-Thái Bình Dương vượt Châu Âu đứng hàng thứ 2. Cuối cùng, tỷ phú châu Phi cũng bắt đầu góp mặt vào bảng xếp hạng. Sơ đồ phân chia số lượng tỉ phú tại các châu lục cho thấy : Châu Mỹ có 571 tỷ phú, trong đó Mỹ chiếm 442 người. Châu Á-Thái Bình Dương có 386 tỷ phú, trong đó 122 là người Trung Quốc. Châu Âu có 366 tỉ phú, trong đó nước Đức chiếm 58 người. Cuối cùng, Châu Phi và Trung Đông có 103 tỷ phú, với 17 tỷ phú là người Isarel.
Giới siêu giàu làm gì với khối tài sản khổng lồ của mình? Tuy cuộc sống kiểu thích phô trương vẫn được ưa chuộng, nhưng không còn thu hút nhiều tỷ phú như trước. Một nhà xã hội học nhận định: “Tiền của họ là vô hình: 95% tài sản được phân chia đầu tư để được hưởng đặc quyền miễn thuế. Họ không thể có hàng trăm lâu đài hay du thuyền nữa”. Tuy nhiên, một số người vẫn thích thế giới biết mình giàu đến mức nào.