Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

THUYỀN NHÂN: KHI LÒNG NHÂN ĐẠO THÁO CHẠY!


        Trong kỳ bầu cử quốc hội Liên Bang ở Úc Châu, vấn đề người tầm trú được đưa lên hàng hai, trong cuộc vận động bầu cử, chỉ sau chính sách kinh tế, điều nầy nói lên người dân Úc, các chính khách rất quan tâm về bảo vệ biên cương và việc người tầm trú ồ ạt đi vào nước Úc một cách bất hợp pháp, thành phần khó phân biệt giữa những người tị nạn thật sự, tầm trú và có khi còn cả những tên tội phạm, khủng bố sang, lợi dụng lòng nhân đạo và qui chế tị nạn Liên Hiệp Quốc để thực hiện mục đích cá biệt..

   Đây cũng là điểm khó trả lời của đảng Lao Động ( Labor), sau khi thắng cử vào năm 2007, một năm sau là 2008, thủ tướng Kevin Rudd tuyên bố hủy bỏ luật di trú của cựu thủ tướng Liên Đảng là ông John Howard, đã đưa đến làn sóng người tầm trú ào ạt đổ về đất Úc, làm tốn ngân sách số tiền lên đến hơn 12 tỷ Đô la từ tiền người thọ thuế. Người tầm trú là vấn đề gây nhức đầu thường xuyên cho chính phủ Lao Động, dù dưới thời bà Julia Gillard có đưa ra giải pháp Mã Lai, nhưng đã bị thất bại sau khi tòa án đảo ngược quyết định của chính phủ, làm mất mặt thủ tướng và người tầm trú, đa số từ các nước Trung Đông như Aghanistan, Iraq, Iran…Trong vùng có Sri lanka và có cả thuyền nhân Việt Nam gia tăng đến đây do luật bảo vệ biên cương bị bỏ ngỏ trong thời gian đảng Lao Động cầm quyền…Hầu hết những người Trung Đông giàu có, tự do mua vé phi cơ đến Nam Dương như là du khách và chi tiền cho các tổ chức buôn người, đoạn trải qua một chuyến hải hành ngắn từ Nam Dương sang Úc và được cứu vớt, đưa về trung tâm tạm giam ở đảo Christmas, chờ ngày thanh lọc, nhập cư vào Úc.

   Người tầm trú vốn xuất thân từ các gia đình giàu, nên hống hách, đòi hỏi chính phủ phải làm cái nầy, cái nọ…mà họ gọi là nhân quyền, đôi khi họ còn đâm đơn kiện chính phủ để đòi bồi thường, vì giam giữ lâu ngày, ảnh hưởng đến tâm thần. Nhưng bên ngoài các trại giam dành cho di dân bất hợp pháp, có đảng Xanh, tổ chức Refugee Action Group, luôn biểu tình, gây áp lực, khiến người tầm trú trở thành hống hách, nhiều lần phóng hỏa đốt trại, thiệt hại hàng nhiều triệu Úc Kim, mới đây ở đảo quốc Nauru, người tầm trú phóng hỏa đốt trại, thiệt hại hơn 60 triệu khi nghe tin là sẽ không được định cư ở Úc. Người tầm trú là một vấn nạn, gây tốn kém ngân quỷ, theo tin tức cho biết là người tầm trú hút thuốc lá, báo hại người thọ thuế phải chi hàng năm vài triệu để thỏa mãn như cầu, vì sợ họ buồn mà sinh ra những chuyện không tốt, ảnh hưởng đến tâm thần, trong khi đó bộ y tế Úc phát động phong trào bỏ thuốc lá.

     Sau khi giành lại chiếc ghế thủ tướng từ tay phe cánh của bà Julia Gillard, ông thủ tướng Kevin Rudd đã quay ngược 180 độ, với chính sách di trú gắt gao, đưa sang định cư ở Pupua New Guinea, nhưng tình hình vẫn không thể đảo ngược, qua các cuộc thăm dò dư luận, thì Liên Đảng sẽ thắng lớn trong kỳ bầu cử vào ngày 7-9-2013.

     Phần Liên Đảng, họ đã chuẩn bị từ lâu và vốn xuất phát từ chính sách bảo vệ biên cương của thủ tướng John Howard nên mới đây, họ đưa ra chính sách về những người nhập cư bất hợp pháp, là phải đối diện với những chế tài như sau ( theo tin từ công ty Fairfax):

-Đối với hơn 32,000 người tầm trú đã đến Úc từ trước, đến Úc bằng thuyền, họ sẽ không bao giờ được ban cấp qui chế cư trú và tước bỏ quyền kháng cáo, thưa kiện với tòa án. (được biết dưới thời đảng Lao Động, một số người tầm trú đã đưa chính phủ ra tòa và có vài trường hợp thắng kiện, nên chính phủ phải bồi thường một số tiền lớn, cũng người thọ thuế gánh chịu cả).

-Nếu Liên Đảng thắng cử, thì người tạm thời cư trú, nhưng nếu được nhìn nhận là tị nạn, cũng phải đi làm để hưởng trợ cấp ( work for the dole) chớ không phải tự nhiên mà được hưởng tiền từ bộ xã hội như trước đây.

-Bộ Di Trú đưa ra con số tuần rồi, với 31,986 người tầm trú, hiện đang sinh sống trong cộng đồng, với Visa bắt cầu ( Bridging Visa), trong các trại tạm giam trong đất liền hay hải đảo, hoặc ở đảo Manus và Nauru. Theo thủ lãnh đối lập Tony Abbott và bộ trưởng di trú đối lập là ông Scott Morrison sẽ công bố là những người nầy không được quyền cư trú vĩnh viễn ở Úc, đó là sự khác biệt giữa chính sách Liên Đảng và Lao Động. Ông Scott Morrison xác nhận:" đảng Lao Động ban cấp chiếu kháng thường trú, nhưng Liên đảng thì chỉ cấp chiếu kháng tạm thời mà thôi".
    
Liên đảng chỉ cấp chiếu kháng tạm thời trong vòng 3 năm, sau khi ban cấp tư cách tị nạn và sẽ được đưa ra sống trong cộng đồng. Sau 3 năm, họ có thể nộp đơn xin các loại chiếu khán khác, nếu cảm thấy không an toàn khi trở về quê quán..Những người tị nạn nầy cũng bị cấm không được bảo lãnh gia đình dưới chương trình đoàn tụ. Họ phải tái nộp đơn xin tạm cư, nếu đi ra khỏi nước Úc và được yêu cầu làm việc để lãnh trợ cấp.

     Tấm lòng nhân ái, khoan dung của nước Úc, dân Úc đã thay đổi, sau khi có nhiều người lợi dụng danh nghĩa tị nạn để nhập cư và trở thành công dân.Những kẻ gian dối với Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, các nước tạm dụng đã quay về quê quán sau khi được ban cấp qui chế tị nạn, họ đã man khai, phản bội chính mình, lời khai với cao ủy các nước, khi đến trại tị nạn. Người tầm trú và chính sách đa văn hóa dường như đã không còn được người Úc đón nhận với tấm lòng khoan dung, và mất dần thiện cảm, khi những sắc dân đến đây, gây nhiều vấn đề xã hội, một số người Việt bị bắt về tội chuyển vận bạch phiến vào nước Úc, những đường dây trồng cần sa, băng đảng tội phạm nổi tiếng ở vùng Cabramatta ( tiểu bang N.S.W). Vụ chàng thanh niên trẻ tuổi là Nguyễn Tường Văn ở Melbourne, can tội vận chuyển gần 500 g bạch phiến, bị bắt vào năm 2003 tại Singapore và bị treo cổ, một thời làm mất thiện cảm với dân Úc; tuy nhiên mới đây, đạo diễn Đổ Khoa cho ra cuốn phim" Better man" trình chiếu trên đài truyền hình SBS, có bán DVD, nói về cuộc đời và sự nghiệp của một kẻ vận chuyển bạch phiến, làm cho dư luận có cái nhìn không tốt về cộng đồng tị nạn Úc Châu nói riêng và toàn thể nói chung, cuốn phim tiêu cực nầy gây bất lợi cho hơn 200 nghìn người Việt ở Úc, như câu " con sau làm sầu nồi canh", hình ảnh anh chàng thanh niên gốc Việt, hay dùng những ngôn từ không hay, Úc gọi là" Coarse language" thường xuyên, ngay cả với luật sư muốn giúp; lý do anh chàngNguyễn Tường Văn vận chuyển bạch phiến là giúp gia đình, không chánh đáng và giả tạo, trong khi trong cộng đồng tị nạn VN có rất nhiều gia đình, ẩn nhẫn làm ăn một cách lương thiện để nuôi con cái ăn học thành tài; tuy nhiên, nếu số bạch phiến nầy lọt trót, thì tác hại khôn lường, giết chết biết bao người.

    Trên màn ảnh truyền hình Úc, thỉnh thoảng có chiếu những hình ảnh người Úc không nhà, ở trong xe, hay cấm liều ở tại các công viên trong khi người tầm trú lại được hưởng nhiều ưu tiên, khi có chiếu khán tạm thời, họ được chính phủ giúp nhà ở, tiện nghi trong nhà. Mới đây tờ Courier mail đưa tin một người đàn ông Hồi Giáo ở tiểu bang Queensland, tên là Raymond Akhatar Ali, can tội chặt đứa con sơ sinh của ông ta thành nhiều khúc và mang chôn, hắn đang thọ hình trong nhà tù, đã đâm đơn kiện chính phủ là cho hắn ăn rau đến 4 tháng, vì hắn từ chối ăn thịt, không có nhãn hiệu" Hallah". Tòa án đã tuyên phạt chính phủ phải bồi thường số tiền lên đến 3,000  đô la cho người tù gốc Hồi Giáo. Tin nầy được hầu hết các đài truyền hình phổ biến, cũng làm dân chúng bực mình vì chính sách đa văn hóa.

     Thuyền nhân Việt Nam chắc đã làm cho người Úc nói riêng và thế giới nói chung chán ngán. Những kẻ ngày xưa thề không thể sống dưới chế độ cộng sản, bỏ nước ra đi, nay trở về với bộ mặt áo gấm về làng, Việt kiều, về làm ăn, và an toàn ra vào, chưa kể đến những đường dây vận chuyển ma túy, trồng cần sa, những vụ bảo lãnh theo diện hôn phối giả, còn tôn giáo như đạo Phật, nhiều chùa bảo lãnh công an, mặc áo cà sa sang, dưới dạng tôn giáo…làm cho người Úc, thế giới mất dần thiện cảm với thuyền nhân sau nầy.

Theo thống kê, hàng năm có đến hơn nửa triệu người Việt hải ngoại đã trở về nước an toàn, họ đã giúp cho đảng cộng sản số tiền lên đến 10 tỷ Mỹ Kim mỗi năm, là nghịch lý với lời khai ở các trại tị nạn và chính phủ các quốc gia tạm dung. Việc về thăm quê hương là đã vi phạm công ước Geneve 1951 về người tị nạn, nhưng ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng như tang chế, thân nhân đau yếu. Tuy nhiên, thành phần trở về thường trực, chiếm đa số, làm cho cảm tình về người tị nạn không còn như ngày xưa.

Người Việt Nam cảm thấy khó chịu khi gặp đồng hương lần đầu, mà câu hỏi đầu tiên là" có về Việt Nam chưa?". Sự kiện nầy gây ảnh hưởng trong xã hội, nên nhiều người Úc da trắng, khi gặp người Việt Nam, sau vài câu xã giao, cũng là câu hỏi:" do you come back to Vietnam?". Đáng trách là tại Úc, có một số cựu quân nhân quân lực VNCH, lợi dụng đạo luật entitlement act 1986 để về Việt nam ở gần như suốt năm nhưng vẫn lãnh tiền cấp dưỡng từ bộ cựu chiến binh. Một số quân nhân trở thành" áo lính về làng", du hý và biện minh là Úc có bang giao, nhưng thực ra thì gốc tị nạn, không sống với cộng sản mới ra đi, nay trở về an toàn, là trở thành " quân nhân tầm trú" chứ không còn là" tị nạn chính trị", khi về nước, họ phải đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng và khi trở về Úc, đi diễn hành ngày Anzac, với cờ vàng ba sọc đỏ, nên những quân nhân chân chính phân vân là không biết gọi bằng chiến hữu, hay là đã trở thành đồng chí với cộng sản từ lâu?Đó là khe hở của luật entitlement 1986, có thể là trong tương lai, quốc hội và bộ cựu chiến binh cần phải tu chính lại để áp dụng đúng đối tượng.

    Năm 2005, con tàu Hào Kiệt, từ Việt nam sang, mang theo 54 thuyền nhân, họ khai báo là rải truyền đơn chống lại bạo quyền cộng sản, nhưng sau khi được ban cấp qui chế thường trú, họ đã trở về Việt Nam an toàn hàng năm. Do đó, chính sách của Liên đảng cứng rắn và biết đâu trong tương lai, sau khi thắng cử, để tranh thủ lá phiếu và giảm bớt ngân sách thâm thủng do đảng Lao Động để lại hơn 254 tỷ, biện pháp duyệt xét những người tị nạn, dù có quốc tịch nhưng là quốc tịch do ban cấp, thì nước Úc cũng có quyền thu hồi, khi người được ban cấp vi phạm. Đó là những gì có thể xảy ra, vì luật lệ các nước dân chủ thay đổi tùy theo tình hình chính trị và kinh tế../.
ĐINH HOÀI NHƠN.
  18.08.2013  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.