Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

NGƯỜI TỊ NẠN TẠI THÁI ĐỊNH CƯ NƯỚC NÀO TỐT?

Gửi anh Hưng.

Mấy tuần trước một vài anh em tị nạn bên Thái có hỏi tôi về đời sống Úc và xin lời khuyên là nên chọn đi nước nào. Câu trả lời của tôi là: Đi nước nào cũng tốt, vì ở đâu cũng phải làm mới có ăn. Không ở đâu nuôi kẻ ăn bám, và nếu là người có tự trọng thì phải coi việc hưởng trợ cấp bất chính là nỗi nhục.

Hiện tại người tị nạn được nhận vào Úc chỉ được cấp trợ cấp thất nghiệp $ 800/ tháng (người lớn trong gia đình) và $ 1000/ tháng (hộ độc thân), cho 3 tháng đầu và thêm 1/4 phí thuê nhà (tiền này mình không được dùng vì chủ nhà thông qua môi giới phải trả chênh lệch). Sau 3 tháng (chính xác là 13 tuần) thì bạn sẽ bị cắt trợ cấp nếu không đi học một cái gì đó (learn English, job). Tại Úc, 60 tuổi vẫn bắt buộc phải đi học, và có những trung tâm tìm việc chính quy sẽ kiếm việc làm cho bạn, đừng nói chuyện ngồi nhà báo thất nghiệp để ăn trợ cấp nha!

Nếu bạn có $ 100 ngàn ở Mỹ sẽ mua được nhà tốt có tới 3 phòng ngủ, nhưng ở Úc thì bạn chỉ có quyền xem xong... ra về, vì ít nhất bạn phải có trong tay từ $ 250 - $ 300 ngàn mới có thể nghĩ đến việc mua một ngôi nhà nhỏ 2 phòng ngủ. Điều này có nghĩa là nhiều người cả đời sẽ không bao giờ mua được nhà.

Ở Úc lao động chân tay dễ kiếm việc hơn Mỹ (là nói chung) nhưng giá cả tiêu dùng thì đừng hỏi, giá một tô phở ngon bên này là $ 14,5 trong khi Mỹ chỉ từ $ 3; $7.5. (xem chi tiết bên dưới).

Tôi thấy đi Na Uy là sướng nhất, ngoài ra Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển... đều tốt nhưng khí hậu lạnh. Chỉ có đi Mỹ là ngặt hơn và đôi khi phải chờ đợi lâu, còn Úc, Hà Lan, Na Uy vv... đều dễ như nhau.

Tuy nhiên, xin nhấn mạnh rằng: Chọn đi định cư nước nào là quyền của người tị nạn, nhưng trước đó họ phải được UNHCR cho phép đi tái định cư cái đã, và lẽ đương nhiên các quốc gia nhận người cũng thấy không có gì nghi vấn trong cuộc phỏng vấn tiếp nhận họ tại đại sứ quán của nước nhận người. Và người tị nạn cần phải vượt qua tất cả những hàng rào pháp lý vốn không đễ dàng này...

Nói chung "giấc mơ Mỹ" vẫn là giấc mơ của nhiều người...

Mặc dù là lục địa khô hạn nhất hành tinh và đất đai bị sa mạc hóa đến gần một nửa đồng thời chỉ có khoảng 1/3 là có thể trồng cây, nhưng Úc vẫn là thiên đường đối với những người chăm chỉ, yêu lao động. Đặc biệt Úc là nước đa văn hóa và tự do dân chủ...

Vì thời gian có hạn nên chỉ sơ qua như vậy. Mọi chi tiết xin xem các tài liệu đính kèm ở dưới.

Thân chào.

LNH

So sánh chi phí sống giữa Hoa Kỳ và Úc tháng 10/2013

Chỉ số khác biệtThông tin
Giá tiêu dùng tại Úc là cao hơn so với Hoa Kỳ 57,88%
Giá tiêu dùng bao gồm thuê ở Úc là cao hơn so với Hoa Kỳ 64.87%
Giá thuê tại Úc là cao hơn so với trong Hoa Kỳ 81.10%
Giá nhà hàng ở Úc là cao hơn so với Hoa Kỳ 54,31%
Giá cửa hàng tạp hóa tại Úc là cao hơn so với Hoa Kỳ 45.11%
Địa phương sức mua ở Úc thấp hơn so với Hoa Kỳ 23.33%
Tiền tệ:  Mặc định tệ Đổi đơn vị đo lường hoàng
Hoa KỳÚcSự khác biệt
Nhà hàngChỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
Bữa ăn, nhà hàng tốn kém10.00 $15.44 $54,35%
Bữa ăn cho 2, nhà hàng tầm trung, Ba khóa học45.00 $77.18 $71,50%
Bữa ăn kết hợp tại McDonalds hoặc tương tự6.00 $7.98 $32,99%
Bia trong nước (0,5 lít dự thảo)3.25 $5.79 $78,10%
Bia nhập khẩu (lít chai 0.33)4.99 $6.75 $35,33%
Cappuccino (thường xuyên)3.58 $3,86 $7,79%
Coke / Pepsi (lít chai 0.33)1.50 $2.89 $92,94%
Nước (lít chai 0.33)1.25 $2.41 $92,94%
Thị trườngChỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
Sữa (thường xuyên), 1 lít1.00 $1,45 $44,70%
Ổ tươi Bánh mì trắng (500g)2.20 $2.89 $31,27%
Gạo (1kg)2.20 $2.89 $31,27%
Trứng (12)2.00 $3,86 $92,94%
Pho mát địa phương (1kg)8,91 $9.65 $8,28%
Vú gà (không xương, không da), (1kg)7.25 $10,52 $44,97%
Táo (1kg)3.50 $3,86 $10,25%
Cam (1kg)3.31 $3.09 $-6,65%
Cà chua (1kg)3.31 $4.82 $45,71%
Khoai tây (1kg)2.20 $2.89 $31,27%
Xà lách (1 con)1.50 $2.40 $60,14%
Nước (lít chai 1,5)1.79 $2.89 $61,68%
Chai rượu vang (trung cấp)12.00 $14.47 $20,59%
Bia trong nước (lít chai 0.5)2.00 $4,78 $138,76%
Bia nhập khẩu (lít chai 0.33)3.00 $4.82 $60,78%
Gói thuốc lá (Marlboro)6.00 $17.36 $189,41%
Giao thông vận tảiChỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
Một chiều vé (Giao thông vận tải địa phương)2.00 $3,86 $92,94%
Đèo hàng tháng (Giá thông thường)65.00 $115,76 $78,10%
Taxi Bắt đầu (thuế thông thường)3.00 $3.67 $22,19%
Taxi 1km (thuế thông thường)1.49 $1.99 $33,26%
Taxi 1 giờ Waiting (thuế thông thường)28.00 $45.73 $63,31%
Xăng (1 lít)0,98 $1,45 $48,04%
Volkswagen Golf 1.4 90 KW Trendline (Hoặc tương đương xe mới)20,000.00 $26,529.04 $32,65%
Các tiện ích (hàng tháng)Chỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
Cơ bản (điện, sưởi ấm, nước, thu gom rác) cho 85m2 Căn hộ160,11 $192,94 $20,50%
1 phút. trả trước di động Biểu thuế địa phương (Không Giảm giá hoặc kế hoạch)0.12 $0.95 $687,83%
Internet (6 Mbps, dữ liệu không giới hạn, Cable / ADSL)45.00 $57,88 $28,63%
Thể thao và Giải tríChỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
Câu lạc bộ thể dục, phí hàng tháng cho 1 người lớn$ 40.0067,53 $68,82%
Sân quần vợt Thuê (1 giờ vào cuối tuần)18.00 $19.29 $7,19%
Rạp chiếu phim, phát hành quốc tế, 1 ghế10.00 $16,40 $64,00%
Quần áo và giàyChỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
1 Cặp Jeans (Levis 501 Hoặc tương tự)$ 40.0096,47 $141,17%
1 mùa hè ăn mặc trong một cửa hàng Chuỗi (Zara, H & M, ...)35.00 $72,35 $106,72%
1 Cặp đôi giày Nike75.00 $144,70 $92,94%
1 Cặp nam Giày da80.00 $125,41 $56,76%
Thuê mỗi thángChỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
Căn hộ (1 phòng ngủ) trong Trung tâm thành phố944,00 $1,736.45 $83,95%
Căn hộ (1 phòng ngủ) Bên ngoài Trung tâm700.00 $1,307.16 $86,74%
Căn hộ (3 phòng ngủ) trong Trung tâm thành phố1,500.00 $2,894.08 $92,94%
Căn hộ (3 phòng ngủ) Bên ngoài Trung tâm$ 1,200.001,929.38 $60,78%
Mua căn hộ GiáChỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
Giá mỗi mét vuông để mua căn hộ trong trung tâm thành phố1,625.35 $7,379.90 $354,05%
Giá mỗi mét vuông để mua căn hộ bên ngoài của Trung tâm1,184.03 $4,823.46 $307,38%
Tiền lương và tài chínhChỉnh sửa ]Chỉnh sửa ]
Lương trung bình dùng một lần hàng tháng (sau thuế)3,200.00 $4,045.15 $26,41%
Thế chấp lãi suất trong Tỷ lệ (%), hàng năm4.006,2055,00%
Cập nhật lần cuốiTháng Mười, 2013Tháng Mười, 2013
Đóng góp (18 tháng qua)62481617
Tiền tệ: USD

Xem bản gốc tiếng Anh:

http://www.numbeo.com/cost-of-living/compare_countries_result.jsp?country1=United+States&country2=Australia

Nghịch lý nước Úc: Giá nhà, giá điện đắt đỏ

Nước Úc rộng bao la, dân số ít, năng lượng dồi dào, nhưng hiện tại giá nhà đất gần như đắt nhất thế giới và tiền điện cũng đắt thuộc loại nhất nhì ở châu Á - Thái Bình Dương!


[title] 
Giá nhà đất ở Úc tăng cao trong những năm gần đây. Trong ảnh: một cụm dân cư ở Úc. (ABC)


Đất rộng nhưng nhà đắt
Nuớc Úc với diện tích 7,659,861 km2 là quốc gia lớn vào hàng thứ sáu trên thế giới trong khi dân số chỉ hơn 22 triệu, đứng hàng thứ 54. Lẽ ra đất rộng người thưa như vậy, đất đai nhà cửa sẽ có giá ‘dễ chịu’. Thế nhưng giấc mơ sở hữu một căn nhà nội đô đã và đang trở thành cơn ác mộng với nhiều người Úc khi giá địa ốc nước này thuộc loại đắt nhất thế giới.
Một căn nhà ba phòng ngủ, có mảnh sân trước, chút vườn sau, một garage để xe hơi tại quận nội ô ở các thành phố lớn của Úc như Sydney, Melbourne hiện có giá xấp xỉ 600.000 đô-la. Giá nhà nội đô của Úc nay đắt hơn cả các thành phố chật chội ở Tây Âu (Anh, Pháp, Ireland) khoảng 40% và đắt hơn giá nhà ở Mỹ... 85%!
Có một thống kê so sánh là với hai vợ chồng người Úc cùng đi làm thì họ cần 7,5 lần số lương hiện tại để đủ tiền mua nhà. Trong khi tại Anh chỉ là 4.5 lần, Đức chỉ cần 3.5 lần.
Nguyên nhân của thực trạng tréo ngoe trên là do các chính phủ tiểu bang, hội đồng địa phương ở Úc không chịu “nhả” đất công ra để xây nhà thêm cho cư dân. Họ không muốn các khu dân cư có sẵn bị phình rộng và gây áp lực đến giao thông cộng cộng, các dịch vụ xã hội (y tế, trường học) bị quá tải.
Hơn 80% dân số Úc sống tập trung ở các thành phố ven biển. Đất dư để xây nhà ở nững nơi này không còn nhiều. Ở Sydney, giá nhà mắc còn do địa hình núi đồi bao quanh, không thuận lợi để mở các đô thị vệ tinh mới xung quanh.
Trong khi đó hiếm ai muốn chuyển đến các chốn thôn quê đìu hiu hút gió để sống. Những nơi này vốn dĩ đã hiu quạnh lại còn khó kiếm việc làm. Người dân thường chỉ thích tụ tập, dọn đến những nơi có việc làm, gần công sở, sống gần bạn bè, người thân. Điều này làm cho nhà đất ở trung tâm Sydney thêm đắt đỏ. Những nơi có bến tàu xe đi làm thuận tiện càng lên giá đều đều.
Giá nhà ở Úc mắc còn do gần đây giới thầu khoán xây nhà ít hơn bởi việc đầu tư xây nhà rồi bán lại không còn lãi nhiều như trước. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới năm 2008, ngân hàng Úc xiết lại các khoản cho vay để xây căn hộ, khu dân cư mới. Họ sợ lặp lại vết xe đổ từng xảy ra ở Mỹ khi chủ đầu tư bị nợ xấu không trả nổi, thị trường địa ốc bị đánh sập.
Nền kinh tế Úc khá vững trong cơn khủng hoảng toàn cầu nên thời gian qua người Úc quan tâm hơn đến chuyện mua nhà. Nhiều người cùng đi săn nhà, nhưng số nhà rao bán tại thị trường địa ốc có hạn, cung không đủ cầu, giá nhà lại tăng.
Theo số liệu của Nha Thống kê Úc (ABS), trong năm 2010 vừa qua giá nhà ở Úc tăng 18.4%. Còn tính trong mười năm trở lại đây thì địa ốc tăng tới 165%.
Các chuyên gia có lý khi lo ngại Úc đang có hiện tượng bong bóng bất động sản. Họ cho rằng giá nhà ở Úc cao hơn giá trị thật vào khoảng 15%, và sẽ mất ba năm tới để điều chỉnh trở lại với mức giá thật của nó.
Tiền điện cũng đắt
Sau nhiều lần lên giá, tiền điện ở Úc hiện nay là 14.3 cent/kwh (khoảng 300.000 đồng Việt Nam). Nhưng đó chưa phải là điểm dừng. Hiệp hội Người tiêu dùng năng lượng nước Úc EUAA dự đoán rằng giá điện tại Úc sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm, và sẽ gấp ba lần trong 10 năm tới.
Nếu tính đến các nhân tố làm cho giá điện rẻ, Úc có nhiều ưu thế không thể bỏ qua. Úc là nước có trữ lượng than lớn thứ năm trên thế giới, nhiệt điện chiếm 70 phần trăm sản lượng điện quốc gia. Tìm đất để xây nhà máy nhiệt ở Úc không mấy khó khăn. Nhưng giá điện ở Úc lại đắt hơn Đài Loan và Hàn Quốc vốn là hai quốc gia thường xuyên phải... nhập than của Úc về để làm nhiệt điện!
Các chuyên gia nhận định rằng nếu tiền điện ở mức cao như hiện nay, trong tương lai các sản phẩm luyện kim của Úc và cả nông sản sẽ không cạnh tranh nổi với hàng từ Trung Quốc vì giá thành tăng cao khi phải trả chi phí sản xuất trong đó có tiền điện nhiều hơn.
Còn ở lĩnh vực tiêu thụ hộ gia đình, trung bình hộ gia đình Úc trả tiền điện mắc hơn 1/3 so với gia đình ở Hàn Quốc và Đài Loan. Riêng trong năm ngoái tiền điện ở Úc tăng 12.4%, gấp bốn lần chỉ số CPI (độ tăng của lạm phát).
Giá điện tăng mạnh do hai nguyên nhân chủ yếu. Đó là các công ty điện lực cần thêm nguồn kinh phí (lên đến hàng tỷ đôla) để xây thêm nhà máy phát điện và kéo đường truyền tải mới nên gây sức ép buộc chính phủ tiểu bang thông qua đề nghị tăng giá điện. Các công ty điện lực đuợc phép trích vài phần trăm tiền điện thu được để rót vào các dự án đầu tư cho chỉ tiêu “năng lượng tái tạo” do chính phủ liên bang áp đặt (đến 2020, một phần năm lượng điện tại Úc phải có gốc từ điện mặt trời hay điện sức gió).
Lý do thứ nhì là dù nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu thụ tăng vọt, trong hai thập niên qua Úc chưa xây thêm nhà máy phát điện nào. Một số người nhận định nếu các tiểu bang tuần tự xây thêm máy phát điện trong hai thập niên qua thì có lẽ dân Úc không phải chịu cảnh giá điện tăng đến chóng mặt như bây giờ.
Giám đốc Văn phòng Điều phối Giá điện (AER - thuộc chính phủ liên bang là nơi ấn định giá bán điện) Andrew Reeves so sánh hệ thống truyền tải điện của Úc như chiếc xe hơi cũ rích, khó đáp ứng với nhu cầu tăng vọt của các khu dân cư mới.
Theo ông Reeves, phần lớn đường dây, trạm biến điện của Úc xây từ thập niên 1960 - 1970, nay cần nhiều vốn để nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu xài điện gia tăng của hộ dân. “Chính người tiêu dùng là đối tượng buộc phải giúp ngành điện lực nâng cấp hệ thống truyền tải điện bằng việc họ phải đóng hóa đơn điện cao hơn nữa”, ông Reeves nói.
AER cảnh báo rằng người tiêu dùng Úc châu có thể phải chịu cảnh cúp điện một hoặc hai năm tới, nếu họ từ chối trả tiền điện cao hơn.
Theo Bayvut




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.