Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Công an VN điều tra thuyền nhân tại trại Yongah Hill

Thuyền nhân hoang mang
Vừa qua, thông tin từ trại tạm cư Yongah Hill cho biết có các công an thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam đã vào trại để lấy lý lịch và lời khai của các thuyền nhân trong trại. Việc này đã gây hoang mang lo sợ cho các thuyền nhân.
Bắt đầu ngày thứ tư tuần qua, người Việt trong trại giam giữ di trú Yongah Hill (Northam) đã được gọi lên để gặp nhân viên của cục xuất nhập cảnh Việt Nam, theo lời kể của trại viên, trong vòng 3 ngày, đã có hơn 100 người Việt gặp 3 nhân viên của cơ quan công an CP A18 thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam. Mục tiêu cuộc tiếp xúc là để lấy lời khai về lý lịch cũng như lý do xin tị nạn của thuyền nhân. Tuy nhiên, những câu hỏi của nhân viên cục xuất nhập cảnh đã làm cho nhiều người lo sợ và hoang mang. Một trại viên tên Yên Bình cho biết nội dung của cuộc gặp kéo dài 7 phút đó như sau:
“Sáng hôm thứ tư tuần rồi, bọn em 30 người được gọi lên; bên di trú có nói rằng: đây là cơ quan chính quyền Việt Nam, chúng tôi mời sang để xác minh lý lịch của các bạn. Vào đó thì họ hỏi tên,địa chỉ, quê quán, ngày tháng năm sinh, họ tên Cha Mẹ, anh chị em như một bản lý lịch trích ngang và có 1 câu là: Nếu trở về Việt Nam thì bạn sẽ trở về địa chỉ nào và câu tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là sự thật, nếu sai trái tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và phải ký tên xác nhận vào đó. Thật ra thì mọi người có thắc mắc là tại sao bọn em bỏ đất nước ra đi rồi, sang đây rồi mà lại đưa cơ quan chính quyền Việt Nam sang đây để tra xét bọn em thì bọn em rất là thắc mắc, không hiểu họ làm cái nội dung gì.”
Tại sao bọn em bỏ đất nước ra đi rồi, sang đây rồi mà lại đưa cơ quan chính quyền Việt Nam sang đây để tra xét bọn em?
-Anh Yên Bình

Ngày đầu, mọi người nhận được giấy mời lên để gặp nhân viên cục xuất nhập cảnh, nhưng sau đó, có một số người phản đối không lên, họ đã xuống tận phòng đển gọi từng người lên lấy lời khai. Anh Bảo Long, dù đã bị trả hồ sơ ngày 15/8 vừa qua, vẫn bị gọi lên, anh cho biết sự bất bình trước thái độ quan liêu của nhân viên cục xuất nhập cảnh mà anh đã làm việc trong vòng 20 phút như sau:
“Ông này không có một thái độ nào tiếp khách hết. Em vào thì ông ấy chỉ lo xử dụng điện thoại để nhắn tin. Sau đó khoảng 1 phút thì ông ấy hỏi em họ tên, quê quán, ngày sinh ở đâu. Ông ấy không xưng tên và với thái độ làm việc không nhiệt tình, thái độ làm việc rất là quan liêu. Họ tự xưng họ là người của cục Xuất nhập cảnh Việt Nam và bọn em tìm hiểu là cục xuất nhập cảnh này còn có tên viết tắt là CP A18, gọi là công an A18 Việt Nam. Họ hỏi em với nhiều câu hỏi, cụ thể là họ tên, gia đình, quê quán, Cha Mẹ và vợ con. Hỏi đường đi như thế nào, đi từ đâu đến đâu.Và có câu hỏi là: giờ thích gì, em trả lời là thích được chính phủ Úc chấp nhận đơn tị nạn, ông ấy hỏi tiếp là: có cái gì để xin tị nạn. Theo lời bộ Di trú Úc dặn là chỉ khai về thân nhân, về lý lịch hồ sơ, còn những gì liên quan đến xin tị nạn thì không khai và ông nhấn mạnh câu này với em hai lần là: có những cái gì để xin tị nạn thì em trả lời là có giấy tờ bản thân.
7505733504_458ba94721-250.jpg
Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012.
Thì những giấy tờ liên quan đến chính quyền Việt Nam thí dụ như là những cáo trạng hay là những giấy tờ mà chính quyền đã kết án nhưng mà kết án sai, thí dụ như tụi em đi biểu tình thì họ kết án em là gây rối trật tự công cộng và bị đánh đập thương tích trên người và những giấy quấy rối, triệu tập rất nhiều lần trong cuộc sống, trong 10 ngày mà họ triệu tập đến 3-4 lần và lần cuối thì áp tải đến cơ quan huyện và điện thoại của xã hội đen đến để đe dọa mình không được tham gia các tổ chức, các sinh hoạt tôn giáo hay là các cuộc biểu tình mình tham gia đòi quyền lợi gì cho dân cả.”
Anh Bảo Long cũng đặt câu hỏi với nhân viên bộ di trú tại sao anh có giấy tờ đầy đủ mà vẫn phải cần xác minh lý lịch bởi công an A18 của cục xuất nhập cảnh Việt Nam:
“Câu trả lời của bộ di trú qua thông dịch viên là chúng tôi cần cơ quan A18 này để xác minh tên tuổi, nơi sinh của bạn. Em trả lời lại là: Tôi qua đây với chính phủ Úc, tôi đã trốn khỏi Việt Nam thì tôi không muốn gặp cơ quan Việt Nam, tôi có đầy đủ giấy tờ bằng chứng về bản thân để chứng minh cho di trú biết tôi là ai, thì có cần phải gặp cái cơ quan này nữa không? Và được một câu trả lời của di trú là: anh có giấy tờ gốc hay không gốc để chứng minh anh là ai thì cũng phải gặp cơ quan này cả.”

Phân biệt đối xử?

Trại Yongah Hill có gần 600 người với các sắc dân Sri Lanka, Iran, Bangladesh, Afganistan… trong đó có 342 người Việt, đa số đến từ Nghệ An, Thanh hoá, số rất ít đến từ Cà Mau, Vũng Tàu. Theo anh Thành thì những người thuộc các sắc dân khác không bị công an nước họ lấy lời khai như người Việt, anh nói:
Em thấy không hề hợp lý và tâm trạng em rất là lo sợ về các thủ thuật, chiến thuật của bọn Cộng sản, nó dùng tất cả mọi thủ đoạn để ép cho con người có tội.
-Anh Bảo Long
“Theo em nghĩ thì người Việt mình bị phân biệt đối xử hay sao đó, nhiều lúc nói chuyện với dân Afganistan, Sri lanka, Bangladesch, những người đó nói chung là sau khoảng 6-7 tháng gì đó là họ có visa 1 năm cả. Theo như em được biết thì… không biết sau này thì như thế nào chứ bây giờ thì chưa, không thấy họ bị kêu lên gặp chính quyền ở quê hương, như Việt Nam mình thì bị kêu lên để gặp đó!”
Theo anh Bảo Long, việc bộ di trú mời công an đến làm việc với chính người đã phải trốn chạy vì bị cơ quan này đàn áp là thiếu nhân đạo và không hợp lý:
“Em thấy không hề hợp lý và tâm trạng em rất là lo sợ về các thủ thuật, chiến thuật của bọn Cộng sản, nó dùng tất cả mọi thủ đoạn để ép cho con người có tội. Ví dụ như em đây: Em đi biểu tình vụ trường, nhưng cuối cùng nó giải thể trường của bọn em đi để nó bán chác, chuyển đổi để ăn hoa hồng trong vụ án trường, nhưng cuối cùng chúng nó nói là nhận tội đi thì sẽ bớt tù và chúng tao sẽ trả trường lại cho. Có nghĩa là đưa ra những cái mặc cả, nó đưa ra những chiêu bài để mà lừa người dân Việt Nam. Ví dụ như tụi em là những người không hiểu biết gì về luật pháp cho lắm thì nó đưa ra các chiêu bài thủ thuật để lừa tất cả và đưa bọn em vào rọ, cho nên là khi gặp cơ quan này thì bọn em rất, rất sợ.”
7505587082_f04cc20028-250.jpg
Phòng đọc sách tại Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012. DIAC PHOTO.
Ông Võ Trí Dũng, chủ tịch công đồng người Việt Tự do liên bang Úc châu cho biết việc này, nếu có, đã đi ngược lại hiệp định về quyền tị nạn cửa Liên Hiệp Quốc mà Úc là một thành viên. Ông cho biết quan điểm của Cộng đồng người Việt Úc châu về sự kiện này như sau:
“Chuyện này phải nói đối với chúng tôi thật là bất ngờ, chưa bao giờ xảy ra tại các nước tự do, theo chúng tôi biết, những người này đã vượt biển đi tìm tự do, vượt thoát chế độ Cộng sản Việt nam, xin tị nạn chính trị, mà qua đây, họ bị công an Cộng sản Việt nam điều tra, thì chúng tôi không thể chấp nhận. Tôi đã đại diện cho Cộng đồng người Việt Úc châu thảo một lá thư cho ông Tổng trưởng bộ Di trú, Đa văn hoá và Quốc tịch sự vụ. Nếu mà có sự thật như vậy thì chính phú Úc đã vị phạm hiệp đinh cho những người tị nạn. Đó là quan niệm của chúng tôi mà cũng là của Cộng đồng người Việt Tư do Úc châu.”
Sự xuất hiện của công an Việt Nam đã gây lo sợ cho những thuyền nhân này. Với họ, bị trả về là đồng nghĩa với tội phản quốc, anh Yên Bình chia sẻ:
“Khi mà vất áo ra đi, quay lưng với Tổ quốc thì mắc vào tội phản quốc. Mà tội phản quốc thì bị xử theo pháp luật Việt Nam, mà pháp luật Việt Nam ra sao thì mình biết rồi.”
Bỏ quê hương ra đi, trên đất nước tự do, hàng đêm bóng ma công an vẫn theo dõi họ trong từng giấc ngủ, thế nhưng sau bao nguy hiểm, vượt hàng chục ngàn cây số để trốn chạy công an, giờ đây lại ngồi đối diện với những quyền lực đã đàn áp mình, cái bóng ma ấy giờ đang sừng sững trước mặt họ. Anh Yên Bình nói lên tâm trạng hoang mang, lo sợ của mình và nhiều người trong trại:
“Bây giờ nó rối ren trong đầu, nó lo sợ, buồn chán, nhiều vấn đề, nói chung là nếu chết được thì bọn em chỉ muốn chết đi thôi. Bọn em sang đây 87% là người Công giáo. Mà người Công giáo thì không thế làm xâm hại đến bản thân được chứ nói thật, bây giờ mà có chết đi được thì bọn em chỉ có muốn chết đi thôi chứ không muốn sống nữa đâu, buồn lắm, chán lắm.”
Tin mới nhất từ trại Yongah Hill cho biết ngày thứ ba vừa qua đã có 1 người Việt tự tử nhưng được cứu thoát và một số người biểu tình để phản đối việc bộ di trú cho công an cục xuất nhập cảnh Việt Nam vào trại để điều tra lý lịch của thuyền nhân.
RFI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.