Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Hồ Chí Minh và Cải Cách Ruộng Đất


Bút Sử
Người gieo hạt trong CCRĐ
Giáo sư Bernard Fall thuộc trường đại học Howard trả lời phỏng vấn, trong một phim tài liệu vào 1966, cho rằng Hồ Chí Minh(HCM) là một người được huấn luyện bởi những nguyên tắc của phương Tây, không xử sự theo tình cảm. He is extremely response conscious- Ông ta hoàn toàn tỉnh táo về những hành động ông làm. Một số sự kiện được trình bày sau đây để chứng minh câu nói trên của giáo sư Fall như thế nào, chỉ riêng trong chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ).
Everything he had done was the effect, ultimate effect, on the popular – Tất cả những gì ông làm đều có mục đích, mục đích tối hậu ảnh hưởng đến dân chúng.

When it came down to the crunches, Hồ Chí Minh in the past at least had allowed if not ordered the executions of associates. Hồ Chí Minh succeeded in preserving and keeping a distance from all these…And these had really been the fantastic performances- Khi xảy ra những vụ nghiền nát, HCM trong quá khứ ít nhất là ông ta đã cho phép nếu không nói là ra lệnh xử tử những người cùng cộng tác. HCM đã thành công trong việc giữ kín cho mình một khoảng cách từ những gì đã xảy ra…Và những điều này thật sự là sự hoàn thành vô cùng tinh xảo.

Sau chuyến qua Bejing HCM đến Moscow ( 1-3/1950), Hồ đã nhận chỉ thị từ đàn anh Nga Tàu. Năm 1952, HCM có những qua lại với Stalin:

10/1952: HCM bí mật qua Moscow dự Đại Hội Đảng thứ 19 của Đảng Cộng Sản Liên Sô (CPSU).
17/10/1952: HCM viết thư trả lời Stalin rằng Hồ muốn Liu Shaoqui (Trung cộng) cùng tham dự khi thảo luận về Việt Nam, và họ đã thực hiện chuyện này vào 28/10/1952.
19/11/1952: HCM viết thư cho Stalin rằng ông ta sẽ làm việc năng nổ trong vấn đề thi hành CCRĐ và chiến tranh với Pháp.
(Setting the Stage, Edward Doyle, Vietnam Experience, 1981, page 25)
Như vậy đủ thấy CCRĐ đã bắt đầu từ 1952 và trước đó, cùng với những chiến dịch dọn đường.

Chiến dịch chính trong giai đoạn Phản Phong (tiêu diệt giai cấp địa chủ) là chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất (1953-1956), hy sinh hơn nửa triệu người (tức là 4 phần trăm dân số Bắc Việt). Trước khi phát động chiên dịch Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất này, đảng Lao Động đã phát động 2 chiến dịch khác để dọn đường trước. Thứ nhất là chiến dịch thuế Nông Nghiệp, rập theo mẫu của Trung Cộng, nhằm mục đích bần cùng hóa toàn dân và biến xã hội Việt Nam thành một xã hội bần cố. Tiếp theo là cuộc “đấu tranh chính trị” nhằm thủ tiêu “tất cả mọi phần tử phản động đầu xỏ”.
(Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí, 1964, trang 105)

Trước những vụ giết chóc mà ông Hoàng Văn Chí gọi là “long trời lở đất” (cũng là chữ Đảng dùng) là họ thực hiện chiến dịch “Giảm Tô”. Sau khi hằng trăm ngàn người chết thì có chiến dịch “Sửa Sai” với mục đích bình thường hóa tình hình quá căng thẳng. Theo tác giả, cũng là một nhân chứng, thì tất cả chiến dịch đều nằm trong chương trình có kế hoạch.
Dân chúng gồm cả trẻ em được cán bộ huy động ra pháp trường chứng kiến cảnh hành quyết nông dân.
Trong chiến dịch “Sửa Sai” HCM phát động nhằm mục đích xoa dịu dân chúng, thứ đến là biết tận gốc ai, đảng viên nào là thành phần dám bày tỏ tính dã man của CCRĐ, để rồi sau đó tìm cách thanh trừng. Điển hình là những trí thức, văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như các ông Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Trần Duy…

Sự nghiền nát những cán bộ, đồng chí, nông dân đã diễn ra không ít, mà chỉ có những đảng viên trí thức mới dám thể hiện qua văn thơ, và liền sau đó bị trù dập.

Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm miếng ăn
Bố: cường hào nợ máu
Đã trả trước nông dân


Nhà thơ Hoàng Cầm linh động diễn tả hình ảnh một em bé sáu tuổi đói khổ ngoài đường, không những trẻ con mà mọi thành phần tuổi tác đều bị ảnh hưởng. Bố của em bị đấu tố chết vì tội “cường hào nợ máu”. Chị cán bộ (cốt cán: chưa phải là đảng viên) đang làm công tác khi nghe tiếng kêu than xin ăn của đứa trẻ đã động lòng nên giúp đỡ. Chị đã bị Đảng kêu lên “làm việc” ba ngày và bị lên án “liên quan phản động, mất cảnh giác lập trường”.
Bà Cát Hanh Long- Nguyễn Thị Năm
Bà Cát Hanh Long- Nguyễn Thị Năm
Một cái chết để “làm gương” là một người nhà giàu có tiếng tên Nguyễn Thị Năm. Bà Năm và gia đình đã có công rất lớn cho HCM và Đảng, nhất là trong giai đoạn Hồ cần tiền của trong thời gian chiến tranh với Pháp. Chỉ tiêu (quota) giết người do từ trên đưa xuống. Trong trường hợp này Mao Trạch Đông chỉ thị là 4% dân số miền Bắc là địa chủ phải bị xử tử, như học giả Hoàng Văn Chí ghi trên (có sách ghi 5%). Miền Bắc thì đất đai không phì nhiêu như trong Nam, và con số gọi là “địa chủ” cũng rất ít, thế nên có những nông dân làm chủ chừng vài sào ruộng cũng bị “kích lên thành phần” làm thành “địa chủ” để đủ chỉ tiêu do Đảng đề ra.

By remaining silent and failing to intervene in the case of Mrs. Nam, he showed a lack of responsibility not only towards her but also towards all the other people who were victimised and killed during the land reform programme. He allowed his country and his Party to be usurped by foreigners – Giữ thái độ im lặng và không can thiệp vào trường hợp của bà Năm, ông ta (HCM) chứng tỏ không chỉ không có trách nhiệm gì cả về bà Năm mà đồng thời với tất cả nạn nhân khác còn sống cũng như bị giết trong chiến dịch CCRĐ. Ông ta (HCM) cho phép quốc gia và Đảng của ông ta bị lấn chiếm quyền hành bởi ngoại bang (Land Reform, Ed Moise, The North Vietnamese Class Genocide, page 155).

Với tội ác diệt chủng(genocide) mà tác giả Ed Moise đã làm một đề tài thì HCM phải là nhân vật đầu tiên cần nói tới. Có những nhận xét cho là chính Hồ đã cùng ý với Mao để giết bà Năm, như giáo sư Bernard Fall đã phát biểu rằng HCM không hời hợt, rất tỉnh táo trong những quyết định của ông ta và có cả sự tính toán từng chi tiết. Khi ra lệnh hành quyết cán bộ, đảng viên, Hồ không muốn cho người ta thấy rõ là do ông ra quyết định nên đứng ra xa như không hề hay biết, hoặc lặng thinh không can dự. Và hơn hết, trong Đèn Cù của Trần Đĩnh đã đưa ra dẫn chứng về một bài báo ngắn với bút danh ký tắt đã kết án địa chủ Nguyễn Thị Năm, và bút danh này chỉ người trong nhà báo biết là của HCM.

Điều này HCM cũng theo khuôn mẫu của đàn anh. Những sử gia thế giới cho rằng, vào 12/ 1934, Sergei Kirov, một đảng viên có tầm vóc của Đảng Bolshevick, đã bị đội cảnh sát bí mật NKVD ám sát, và không ai khác hơn là từ một mật lệnh của Stalin. Cái chết của Kirov như là một cái cớ (pretex) để tiếp theo đó có những vụ hành quyết, tàn sát, tù đày, bắt bớ, đưa đi đày ở xa những ai có ý chống lại. Kirov là một nhân vật có công lớn với Đảng và từng sát cánh với Stalin, nhưng dám thể hiện ý tưởng về những hành động tàn ác của Stalin, nhất là trong phong trào thu tóm của cải (Collectivization Policy, 1928-1940).

Đám tang của Kirov rất quy mô. Stalin đi bên cạnh quan tài tỏ như thương tiếc. Hiện tượng này người ta cũng thấy ở HCM, sau vụ tàn sát nông dân và địa chủ qua CCRĐ. Hồ lúc nào cũng có cái khăn tay để sẵn trong túi khi cần thì móc ra lau nước mắt, ngay cả được chuẩn bị chu đáo lên đài phát thanh khóc và được chụp hình.
HCM hay dùng khăn tay lau mắt trước đám đông sau chiến thuật CCRĐ.
HCM hay dùng khăn tay lau mắt trước đám đông sau chiến thuật CCRĐ.
HCM hay dùng khăn tay lau mắt trước đám đông sau chiến thuật CCRĐ.
Một trong những cán bộ văn hóa gạo cội của HCM là Tố Hữu đã cổ võ giết người qua bài thơ vô cùng sắc máu, không nhân tính:
Giết, giết nữa, bàn tay không ngơi nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Sit-ta-lin bất diệt!


CCRĐ đã đóng góp thêm cho xã hội của Đảng về bộ mặt vô đạo đức và đảo lộn luân thường, mà nhà thơ Nguyễn Chi Thiện đã lột tả cảnh con đấu tố cha:
Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thực là đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!
Đó là lời môt cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Trước đấu trường giăng giối với con!


Con số nửa triệu người bị giết trong CCRĐ cũng được nhà thơ đưa ra trong bài “Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do”:
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi Cải Cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Đường nó đi trùng điệp bất nhân

….
“Nó” mà tác giả không ngần ngại ám chỉ HCM, và ngày nay khi tên ông ta được vào những giòng “search” trên internet kèm theo những chữ “tội đồ dân tộc”, “bán nước”, “nô lệ ngoại bang”…
Bút Sử
9/2014


Sources: Từ Thực Dân đến Cộng Sản, Hoàng Văn Chí, 1964; Ho Chi Minh A Biography, Walter Cronkite, film documentary, 1966; Setting the Stage, Edward Doyle, Vietnam Experience, 1981.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.