Chúng tôi đăng lại bài của ông Kim Âu Hà Văn Sơn với tinh thần dè dặt và xin minh xác rằng chúng tôi không có ý chĩa mũi dùi vào Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng.
Nhưng cũng phải xin nói thêm là: Ông Kim Âu viết thiếu, BPSOS là cơ quan cấp dưới của Liên Minh CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia.)- một liên minh của người Tàu làm chủ. Thực ra Nguyễn Đình Thắng chỉ là anh giám đốc làm thuê, nhưng lại hay vỗ ngực xưng tên...
BBT
Nhưng cũng phải xin nói thêm là: Ông Kim Âu viết thiếu, BPSOS là cơ quan cấp dưới của Liên Minh CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia.)- một liên minh của người Tàu làm chủ. Thực ra Nguyễn Đình Thắng chỉ là anh giám đốc làm thuê, nhưng lại hay vỗ ngực xưng tên...
BBT
1-BẢN CHẤT MA ĐẦU CỦA NGUYỄN ĐÌNH THẮNG
Dẫn nhập: BPSOS là chữ viết tắt của Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển do Giáo Sư Nguyễn Hữn Xương, nhà văn Nhật Tiến, nhà văn Phan Lạc Tiếp thành lập vào đầu năm 1980. Văn Phòng Uỷ Ban đặt tại 6970 Linda Vista Road, San Diego, CA 92111. và chấm dứt hoạt động vào cuối năm 1990. Hoạt động của Uỷ Ban được chia ra làm 2 giai đoạn hoàn toàn không dính dấp gì tới tổ chức nhái tên BPSOS của Nguyễn đình Thắng thành lập ngay sau khi BPSOS của ông Ngyễn Hữu Xương chấm dứt hoạt động. Nếu không có bài viết của bà Ngô Thị Bạch Huệ tức Holly Ngô ca tụng công đức cứu người vượt biển của ông Nguyễn Đình Thắng – BPSOS thì chúng tôi không viết phần dẫn nhập này để làm sáng tỏ bản chất ma đầu của Nguyễn Đình Thắng khi thành lập một tổ chức thiện nguyện để “ăn mày chính phủ” lại lấy luôn cái tên của một tổ chức có uy tín vừa báo nguy vừa trực tiếp vớt thuyền nhân vượt biển đã ngưng hoạt động do Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc (UNHCR) đã đóng cửa các trại tỵ nạn và giòng người muốn ra đi khỏi nước đã có những chương trình khác quan tâm sắp xếp cho họ. Hành động của Nguyễn Đình Thắng là một thủ thuật ranh ma, “lập lờ đánh lận con đen” (giống như trò ăn cắp bản quyền) khi chọn cái tên gần như trùng lặp để ôm hết di sản hoạt động gủa “BPSOS cũ” về làm thành tích của “BPSOS mới” trong khi mục đích hoạt động của hai tổ chức BPSOS-Nguyễn Hữu Xương và BPSOS-Nguyễn Đình Thắng HOÀN TOÀN KHÁC NHAU.
Trong một tài liệu của BPSOS-Nguyễn Đình Thắng viết một cách khiên cưỡng nhưng rất quỷ quyệt như sau: ” Trên pháp lý, đây là 2 tổ chức hoàn toàn khác nhau, nhưng trên tinh thần, Uỷ Ban mới có tên là Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (Boat People S.O.S.), rất gần với tên Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S. Committee), vì Uỷ Ban sau sẽ tiếp nhận mọi sự hỗ trợ tinh thần cũng như vật chất từ Uỷ Ban trước. Cụ thể là 2 nhân vật nòng cốt của Uy Ban cũ là Giáo Sư Nguyễn hữu Xương và nhà văn Phan lạc Tiếp đã nhận lời làm cố vấn cho Uỷ Ban sau.”
Người vượt biển tỵ nạn đã không còn nên tổ chức Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S. Committee) tức BPSOS Nguyễn Hữu Xương phải giải tán. BPSOS Nguyễn Đình Thắng ra đời chẳng còn người vượt biển nào để cứu mà chỉ nhằm mục đích kiếm “funding” từ dịch vụ liên quan đến việc tái định cư và hội nhập của di dân Việt Nam ở Hoa Kỳ. Bằng kiến thức giới hạn của một nữ sinh Gia Long như nặc nô Hoàng Lan Chi giới thiệu, bà Holly Ngô đã vẽ một con chuột thành một con voi bằng cách tặng cho Nguyễn Đình Thắng những thành tích hoang tưởng không hề có. Hy vọng rằng phần dẫn nhập này có thể giúp mọi người phân biệt rõ ràng minh bạch:
-Uỷ Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (Boat People S.O.S. Committee) tức BPSOS-Nguyễn Hữu Xương là tổ chức từng cứu người vượt biển thực sự đã ngưng hoạt động từ năm 1990.
- Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển (Boat People S.O.S.) tức BPSOS-Nguyễn Đình Thắng hoạt động kể từ 1 tháng 10 năm 1990 là tổ chức chỉ sống nhờ vào việc làm dịch vụ tái định cư cho di dân Việt Nam vào Mỹ bằng tiền “funding” bòn rút của chính phủ hơn hai mươi năm nay KHÔNG HỀ CỨU ĐƯỢC MỘT THUYỀN NHÂN NÀO.
BPSOS là một tổ chức “bòn rút tiền thuế của taxpayers” sống chết phụ thuộc vào tiền “funding” nên Nguyễn Đình Thắng phải chạy đôn chạy đáo để xem nơi nào và bằng cách nào có thể moi được tiền chính phủ từ đó xảy ra nhiều điều tai tiếng và những chuyện trái khoáy. Nguyễn Đình Thắng thính hơn ruồi trong việc kiếm “fund” nên vụ SANG ĐOẠT KHÔNG THÀNH là một SCANDALE có thật vì Nguyễn Đình Thắng ỷ thề hiếp cô, đã quá xem thường, lấn át bà Phạm Thu Hạnh đến độ nạn nhân buộc phải có phản ứng.
Việc mâu thuẫn với nhau trong hợp tác hay bất hợp tác của những người làm kinh doanh không phải là vấn đề đáng quan tâm vì ảnh hưởng của chúng chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ rất dễ giải quyết sòng phẳng. Nhưng việc Nguyễn Đình Thắng là người đứng đầu một tổ chức thiện nguyện sống nhờ “funding” của chính phủ mà dùng phương tiện và nhân sự của tổ chức BPSOS vào mưu toan sang đoạt một công ty cá nhân lại còn lớn lối buộc chúng tôi phải lên tiếng.
2-CHỤP GIỰT, HỚT TAY TRÊN, SANG ĐOẠT LÀ NGHỀ NGHIỆP CỦA CHÀNG
Năm 2012 khi trò hề thỉnh nguyện thư được thổi tung trời qua đài truyền hình Sinh Bắc Tử Nam của Trúc Hồ và toàn hệ thống BPSOS của Nguyễn Đình Thắng, chúng tôi đã nhận thấy những lừa bịp dối trá, bất cập trong cái trò lòe bịp gọi là vào Tòa Bạch Ốc hết sức bá láp đó từ sớm. Kết thúc vụ việc là là con bài thí Việt Khang ngày nay ra sao không ai hay biết và mấy anh thợ bịp Trúc Hồ, Nam Lộc, Việt Dzũng, Đỗ Phủ bị một cú tẽn tò, mất mặt khi biến cả một cuộc vận động lấy chữ ký rầm rộ và kích thích đám háo danh ngu xuẩn, ngốc nghếch thích được bước chân vào cơ quan công quyền, vào Tòa Bạch Ốc thành trò hề. Nhưng người qua mặt tất cả hớt tay trên, thủ lợi sau cùng khi biến cuộc “Vào Tòa Bạch Ốc” vì nhân quyền và giải cứu Việt Khang trở thành buổi giới thiệu những nhà lãnh đạo trẻ chính là Nguyễn Đình Thắng. Trong bài viết đó tôi có nhắc Nguyễn Đình Thắng nên nhân cơ hội bà Christine có khuyên bảo chí tình để thành lập “Uỷ Ban Cứu Người Làm Nails” về lo lắng cho những người làm nails, bảo nhau học thêm Anh ngữ cho khá, và đoàn kết giúp nhau thăng tiến chắc chắn có cái “fund” khá lớn, lại dễ gây quỹ, quyên góp. Câu chuyện đùa đấy nay lại suýt nữa thành thật khi BPSOS của Nguyễn Đình Thắng tính ”over run” trường dạy làm tóc của cô Phạm Thu Hạnh để tạo thành một trường dạy nghề nhằm mục đích đưa các con em, cháu chắt cán gộc từ Việt Nam qua Mỹ du học.
*
* *
Khi bà Hoàng Hoa đưa bài đầu tiên về vụ “sang đoạt” trường dạy làm tóc có tên “Super Hair’s Beauty Academy” lên diễn đàn liên mạng, chúng tôi rất lấy làm ngạc nhiên vì người chủ mưu “sang đoạt không thành” chính là Nguyễn Đình Thắng, người đứng đầu BPSOS ( được gọi bằng cái tên tiếng Việt rất kêu là Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển) một tổ chức thiện nguyện nhận tiền tài trợ của chính phủ để giúp cho thuyền nhân được vào Hoa Kỳ nhanh chóng hội nhập xã hội bản xứ chứ thực tế tổ chức BPSOS chưa bao giờ cứu vớt được thuyền nhân nào lênh đênh vượt biển bao giờ. Tự thân cái tên BPSOS đã chứa đựng một âm mưu mạo xưng chôm lại uy tín của ông Nguyễn Hữu Xương và nhà văn Phan Lạc Tiếp. Độc giả cần phân biệt BPSOS- Nguyễn Hữu Xương là tổ chức cứu người vượt biển thực sự đã ngưng hoạt động. Khác hẳn với BPSOS Nguyễn Đình Thắng đứng đầu hiện nay chỉ là một tổ chức làm dịch vụ làm giấy tờ bảo lãnh con cái cho thành phần HO giai đoạn trước đây với giá cắt cổ, làm giấy tờ xuất nhập cảnh chăm lo cho du sinh từ Việt Nam trọn gói kèm theo việc giành giật công tác của các tổ chức cộng đồng để chạy chọt xin “fund” của chính phủ (đó chính là nguyên cớ tạo thành những vấn đề rắc rối, tai tiếng của đương sự).
Đọc lá thư với giọng điệu đạo đức giả của Thắng, những bậc thức giả ắt thở dài trước sự lưu manh của một tên trí thức lỏi tỳ. Bà Holy Ngô nhắc tới vụ LAVAS, ROVR, CAMSA khie61nchu1ng tôi thật sự tội nghiệp cho những kẻ tối dạ cứ tưởng rằng BPSOS của Nguyễn Đình Thắng cứu người. Trong khi thực ra Thắng chỉ bám vào những chuyện đó để kiếm “fund”. Trong vụ các em con lai tổ chức dạ tiệc ở Atlanta để tập hợp nhân sự, Nguyễn Đình Thắng đã trây trúa đến nỗi chúng tôi là một nhà báo ngoại cuộc cũng phải phát ngượng lây.
Trở lại vấn đề vụ SANG ĐOẠT KHÔNG THÀNH trường dạy làm tóc có tên “Super Hair’s Beauty Academy Inc,” của cô Phạm Thu Hạnh, ái nữ hay dưỡng nữ của nhà đấu tranh lão thành Phan Vỹ, chúng tôi hơi ngạc nhiên vì Nguyễn Đình Thắng hiện nay đâu phải là một tên khố rách áo ôm dù công việc chính của Nguyễn Đình Thắng vẫn là “ăn mày chính phủ” và “ăn mày” những kẻ chuyên đóng tiền NGU trong những cuộc lạc quyên, gây quỹ nhảm nhí nên Thắng vừa giàu (vừa cưới được vợ giàu), lẽ nào Nguyễn Đình Thắng lại bán rẻ danh phận bằng một scandale sang đoạt trắng trợn và tán tận lương tâm như vụ này.
Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Nguyễn Đình Thắng đã giàu và có thể khá giàu rồi nhưng con người Nguyễn Đình Thắng sinh ra vốn thuộc loại “Nhân chi sơ tính bản ác” không có thiên năng, thiên lương để hành thiện. Hễ có cơ hội là Thắng sẵn sàng giở mọi thủ đoạn lưu manh, lì lợm, trây trúa, tráo trở hạ tiện nhất để đoạt lợi, tranh “fund”.
Sau khi đọc xong bài viết của bà Hoàng Hoa và những e mails qua lại trên diễn đàn, chúng tôi gọi điện thoại trực tiếp tới cô Thu Hạnh để tìm hiểu cặn kẽ mọi việc. Sau đó chúng tôi có nói chuyện với một vài nhân vật làm “truyền thông đà điểu” ở cộng đồng địa phương Virginia nơi vốn có truyền thống đoàn kết bao che lẫn nhau và dối trá đến cái tên tổ chức cộng đồng cũng cố vơ vào mấy chữ Hoa Thịnh Đốn để nhuộm màu chiêu tập.
Chuyện sang đoạt, lừa đảo lẫn nhau do thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh của cộng đồng Việt Nam tỵ nạn ở Hoa Kỳ không phải là chuyện hiếm hoi. Thành bại trong hoạt động kinh doanh đầy con người ta vào đường phá sản, khánh tận là chuyện rất bình thường. Nhưng câu chuyện sang đoạt (vốn rất bình thường) trong trường hợp này đã thực sự trở nên bất thường vì Nguyễn Đình Thắng đã sử dụng cơ sở và nhân sự của tổ chức “non profit organization” có tên là BPSOS do đương sự đứng đầu (tiền thuê cơ sở và nhân viên BPSOS đều là tiền thuế của người dân) để thi thố dự mưu sang đoạt một cơ sở huấn nghiệp (doanh nghiệp vụ lợi) do cô Phạm Thu Hạnh làm chủ. Điều này dẫn tới một loạt hệ lụy rằng liệu BPSOS có còn xứng đáng tiếp tục nhận “funding” của các cơ quan tài trợ nữa hay không? Hay đã đến lúc cộng đồng Việt Nam phải giúp chính phủ loại bỏ một cục bướu ung thư ăn hại tiền thuế của người dân, làm lợi cho đám con cái VC và tạo ra những tranh chấp giữa những tổ chức cộng đồng.
3-VỤ SANG ĐOẠT KHÔNG THÀNH
Theo tất cả những tài liệu chúng tôi có trong tay. Phối hợp những văn bản này với những ý kiến, bài viết trên diễn đàn và hai lá thư của Nguyễn Đình Thắng, lời kể lại của cô Thu Hạnh. Câu chuyện diễn biến theo trình tự như sau:
-Năm 2005, sau một quá trình học tập và làm việc lâu dài hàng chục năm cô Phạm Thu Hạnh chính thức mở trường dạy làm tóc do cô làm chủ nhân kiêm giảng viên có tên là Skyline Beauty Academy Inc. giấy phép có hiệu lực từ ngày April 6 - 2005, cơ sở đặt tại 5513 Leeburg Pike. Fall Church, VA 22041.
Nhưng sau đó cô Phạm Thu Hạnh chuyển cơ sở về 3251 Old Lee Hwy, Fairfax, VA 22030 và đổi thành Super Hair’s Beauty Academy Inc. giấy xác nhận tên mới đề ngày September 14/2005 và hoạt động huấn nghiệp cho nhiều học viên đến đầu năm 2012 nhận được giấy chứng nhận accredited của “The National Accrediting Commision Career Arts and Sciences” Hereby award this CERTIFICATE OF ACCREDITATION to Reference#056063-00 Accredited Since January 2012”.
Đáng tiếc khu shopping nơi Super Hair’s Beauty Academy Inc, tọa lạc bị bán lại cho chủ mới và họ không nhận ký tiếp hợp đồng thuê chỗ với các “tenants” do đã chuẩn bị kế hoạch xây dựng mới nên cô Phạm Thu Hạnh buộc phải chuyển về địa chỉ 1061 West Broad Street, Falls Church, VA 22046. West End Plaza. Nơi đây với diện tích quá nhỏ bé không có “parking” cho học viên nên Super Hair’s Beauty Academy Inc, chỉ hoạt động cầm chừng để chờ thuê một địa điểm mới ổn định, có đủ “parking” cho học viên mới khả dĩ phát triển khuyếch trương được.
Chính vì nhu cầu đó, ông Trần Tử Thanh giới thiệu bà Phạm Thu Hạnh và ông Nguyễn Đình Thắng gặp nhau. Nhưng dựa vào hai lá thư của Nguyễn Đình Thắng viết cùng một kết luận là cơ sở của bà Phạm Thu Hạnh đã đóng cửa, ngưng hoạt động mà Nguyễn Đình Thắng vẫn có “hành động chụp giựt” như tên trộm vớ được hũ vàng, bằng cách ra lệnh cho nhân viên của BPSOS đưa xe đến cơ sở của bà Phạm Thu Hạnh chở toàn bộ dụng cụ, đồ đoàn của Super Hair’s Beauty Academy về trụ sở của BPSOS, chúng tôi và bạn đọc chắc phải tự hỏi liệu ông Nguyễn Đình Thắng có ấm đầu không?
Tất nhiên Nguyễn Đình Thắng xếp lớn của bà Ngô Thị Bạch Huệ tức Holly Ngô không ngu dại gì mà không biết đặt ra những câu hỏi cho chính mình giải đáp trước khi rước bà Phạm Thu Hạnh đến trụ sở của BPSOS. Sự thật với bộ óc xảo quyệt của một kẻ chuyên nghề “ăn mày chính phủ”, Nguyễn Đình Thắng nhìn ra ngay lợi ích to lớn của tờ giấy “certificate accreditation” nên chụp ngay lấy cơ hội bằng vàng. Chính Nguyễn Đình Thắng tự bộc lộ như sau:
TRÍCH THƯ SỐ MỘT CỦA NĐT:
Việc huấn nghệ và tạo công ăn việc làm cho đồng hương là việc mà BPSOS đã thực hiện nhiều năm nay, đặc biệt là đối với các phụ nữ nạn nhân bạo hành gia đình. Tôi cho biết là sẵn sàng giúp. Tuy nhiên, trường của Bà Hạnh đăng ký với Tiểu Bang Virginia là một công ty doanh nghiệp vụ lợi cho nên BPSOS, một tổ chức bất vụ lợi, không thể đứng tên chung mà cần có một ban quản trị riêng cho đúng với luật pháp. Cho đến lúc ấy Bà Hạnh là người độc nhất trong ban quản trị. Điều này không đáp ứng đòi hỏi của luật pháp đối với một công ty vì phải có sự cân bằng và kiểm soát để bảo đảm minh bạch về quản trị; đó là ý nghĩa của chữ “công” trong “công ty”, tôi giải thích. Bà Hạnh đồng ý. Tôi đi mời một số người có kinh nghiệm về ngành làm tóc hoặc về kinh doanh để tham gia ban quản trị. Bà Hạnh cũng ở trong ban quản trị. Ngoài ra Bà Hạnh còn muốn tiếp tục đứng lớp và lãnh lương như là nhân viên của công ty. Ban quản trị đồng ý.
Vì công ty này đã ngưng hoạt động và hoàn toàn không có tài sản hay thu nhập để có thể tự thuê cơ sở, ban quản trị đề nghị BPSOS đứng ra thuê cơ sở và cho công ty thuê lại. Tôi đồng ý. Các buổi họp của ban quản trị đều có biên bản và biên bản đều được gửi đến mọi thành viên của hội đồng quản trị. Sau đó, tôi bổ túc hồ sơ của công ty ở Tiểu Bang Virginia để phản ảnh thành phần ban quản trị này và yêu cầu Bà Hạnh cung cấp hồ sơ thuế vụ của công ty để xem có đúng luật hay không.
Vài hôm sau Bà Hạnh gặp riêng tôi và đề nghị bãi bỏ hội đồng quản trị để Bà Hạnh và tôi chia nhau nắm công ty. Tôi nói rằng tôi không chủ trương làm kinh doanh, không có kinh nghiệm làm kinh doanh và không thể nào thất tín với những người đã mời vào hội đồng quản trị. Bà Hạnh ra về và hẹn sẽ trở lại vào một hôm khác để nói chuyện thêm.
Qua hôm sau tôi gọi cho người làm thuế để kiểm tra hồ sơ khai thuế cho những năm trước của công ty thì biết ra là các giấy tờ khai thuế không có cơ sở, và các con số không thể chứng minh được.”
HẾT TRÍCH
Nguyễn Đình Thắng nổ vô tội vạ, thiết tưởng BPSOS nên làm một bản liệt kê công tác huấn nghệ của tổ chức cho mọi người cùng biết để ngưỡng mộ. BPSOS là tổ chức làm nhiệm vụ gì, mọi người cũng đã biết tỏng tòng tong từ lâu rồi. Những trò hoạt đầu, chụp giựt, quơ quào kiếm “fund” của Nguyễn Đình Thắng đã gây ra bao tiếng xấu trong cộng đồng Việt Nam nếu liệt kê ra thì cũng hơi nhiều. Nhưng thói đời khi Thắng còn kiếm được ít “fund” thì thiên hạ còn khối kẻ muốn “nâng bi Thắng” để hưởng chút mưa móc như Hoàng Lan Chi và Holly Ngô (hai nữ sinh trường Gia Long) chẳng hạn.
Đọc qua đoạn trích văn thượng dẫn hẳn độc giả thấy rõ Nguyễn Đình Thắng đã tự cho mình quyền hành sử như một ông vua con, một chủ nhân ông của bà Phạm Thu Hạnh. Nguyễn Đình Thắng tự ý quyết định chuyển công ty tư nhân do bà Phạm Thu Hạnh làm chủ thành một công ty “sở hữu tập thể”, biến bà Phạm Thu Hạnh từ một chủ nhân trở thành người làm công. Ban quản trị mà Nguyễn Đình Thắng chọn lựa tất cả đều là nhân viên của BPSOS; trong đó có cả vợ của Nguyễn Đình Thắng chứ chẳng phải là “một số người có kinh nghiệm làm tóc hay về kinh doanh”. Nguyễn Đình Thắng viết một đoạn văn tự miêu tả việc làm của một bọn ăn cướp mà cứ cho là mình có ý cứu giúp bà Phạm Thu Hạnh qua cơn bĩ cực chỉ vì tình trạng quá tệ nên phải cắt đứt. Nguyễn Đình Thắng lộng hành như vậy vì toàn bộ những người trong ban quản trị đều ăn lương của BPSOS chẳng ai bỏ ra đồng xu cắc bạc nào để đầu tư vào công ty nhưng nghiễm nhiên được có phần tư lợi nếu cuộc sang đoạt trôi chảy. Vì thế Nguyễn Đình Thắng rất sốt sắng đi với bà Phạm Thu Hạnh lên tận nơi cấp chứng nhận “accredit” để triển hạn kiểm định cho Super Hair’s Beauty Academy Inc,
Nguyễn Đình Thắng tác oai, tác quái như vậy vì thấy bà Phạm Thu Hạnh quá thuần phác nhưng Thắng không ngờ bị phản ứng ngược vì chẳng ai tự biến mình từ người xuống vượn, từ chủ nhân thành kẻ làm công, mất luôn cả công lao hàng chục năm học hỏi và làm việc. Và người chẳng biết gì về nghề nghiệp như Nguyễn Đình Thắng mà đòi làm Principal một trường dạy làm tóc thử hỏi có vị độc giả nào thấy Nguyễn Đình Thắng là người có lý hay không? Nguyễn Đình Thắng đã hí hửng với thắng lợi “tay không bắt giặc” vì đã dồn Bà Phạm Thu Hạnh vào đường cùng “tiến thoái lưỡng nan”, Thắng chủ quan tưởng bà Phạm Thu Hạnh phải chấp nhận theo ý Thắng nhưng không ngờ bà Phạm Thu Hạnh đã bác bỏ những trò dàn dựng, dối trá của Nguyễn Đình Thắng để biến công ty Super Hair’s Beauty Academy Inc của bà thành công ty “I Bella Academy Inc,” của Nguyễn Đình Thắng.
Khi bà Phạm Thu Hạnh có phản ứng, Nguyễn Đình Thắng đành phải bỏ cuộc vì Thắng biết bản thân đã làm sai. Nguyễn Đình Thắng không có một bằng chứng nào hợp pháp, hợp lý để duy trì cái Ban Quản Trị do Thắng dựng lên vì thế hành động tùy tiện thay đổi tên công ty của bà Hạnh không có sự đồng ý bằng văn bản với chữ ký của bà ta vô hình chung đã trở thành “hành động phạm pháp”, là một hình tội. ”It is a Class 1 misdemeanor for any person to sign a document he or she knows is false in any material respect with intent that the document be delivered to the Commission for filing. See § 13.1-1006 of the Code of Virginia.”
Nguyễn Đình Thắng thật là điên rồ khi viết những lời lẽ tự khoe mình là người chân chính khi không cho bà Phạm Thu Hạnh thuê lại cơ sở để lừa dối nhân viên kiểm soát của NACCAS. Thật ra nếu Thắng cho bà Phạm Thu Hạnh mướn chỗ tạm thời để các học viên của bà Hạnh tụ về thực hành tác nghiệp trong thời gian kiểm tra của NACCAS không thể gọi là lừa dối vì đó là công việc chính của bà Phạm Thu Hạnh đã làm không may gặp trục trặc về việc thuê mướn nơi đặt cơ sở nên vẫn đang tìm thuê chỗ mới để tiếp tục hành nghề. Chưa thuê được chỗ lâu dài thuận tiện thì thuê tạm vài tháng sao gọi là lừa dối, bà Phạm Thu Hạnh không hề sang đoạt tay nghề và cơ sở của ai. Đọan văn trên đã bộc lộ tâm địa của Nguyễn Đình Thắng, giả thử bà Phạm Thu Hạnh chấp nhận làm tôi mọi cho Thắng, để cho Thắng toàn quyền khai thác tờ giấy Certificate Accreditation thì chẳng có chuyện trục trặc về thuế nên phải chấm dứt hợp tác hay chuyện vay mượn riêng tư của bà Phạm Thu Hạnh bị đưa lên công khai trên diễn đàn. Nguyễn Đình Thắng đừng lòe thiên hạ, xem thường độc giả bằng lối viết như vậy.
Vấn đề về thuế vụ đối với các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ đã có auditor của chính phủ chăm sóc tận thu, doanh nghiệp sai phạm về thuế vụ sẽ phải chịu phạt chứ không có gì nghiêm trọng. Chỉ những tổ chức ăn “fund” của chính phủ như BPSOS mà gian dối mới là vấn đề lớn vì một khi nguồn tài trợ bị cắt đương nhiên loại tổ chức như BPSOS Nguyễn Đình Thắng sẽ xuống lỗ. Độc giả hãy thử so sánh việc đi tìm một sơ sở tạm thời để hoàn thành việc tái kiểm định “accredit” của bà Phạm Thu Hạnh với hành động của Nguyễn Đình Thắng đưa toàn bộ người của BPSOS ngụy tạo ra cả một hội đồng quản trị, tự ý tống chủ nhân xuống thành nhân viên, đổi tên để chiếm trọn doanh nghiệp của người khác thì hành động nào nặng tội, thất đức hơn?
- Kim Âu
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.