Giao tranh giữa các cộng đồng ở tây bộ Miến Ðiện đã bùng ra hồi năm ngoái giữa các khối dân chủ yếu theo Phật giáo ở Rakhine và các khối thiểu số Hồi giáo thuộc sắc tộc Kaman và Rohingya.
Các vụ xung đột đã bùng ra sau khi người Hồi giáo ngồi chật một chiếc xe buýt đã bị một đám đông ở Rakhine sát hại để trả thù cho một vụ cưỡng hiếp một bé gái Phật giáo, theo lời cáo buộc của người Hồi giáo.
Bạo động trả đũa lẫn nhau đã khiếu gần 200 người thiệt mạng, hàng ngàn nhà cửa bị đốt cháy, và hơn 100.000 người thất tán phải vào các trại tạm trú, đa số là người Rohingya vô tổ quốc.
Ông Hehenkamp nói trở ngại lớn nhất trong việc giúp đỡ những người thiếu thốn ở bang Rakhine không phải là con số nhân viên nước ngoài hay thậm chí sự tài trợ, mà là việc không mướn được đủ nhân viên ở địa phương để tiếp tay. Ông nói kể từ khi bạo lực giữa các cộng đồng bùng ra hồi năm ngoái, MSF đã mất đi 150 nhân viên trong nước thôi việc vì bị hăm dọa và vì căng thẳng giữa các cộng đồng.
Ông Hehenkamp cho biết: "Họ cảm thấy bị tác động. Họ bị tác động bởi vì xung đột và vì căng thẳng giữa các cộng đồng. Do đó, đúng thế, họ cảm thấy không thể tiếp tục công tác cho MSF vì chúng tôi đang tìm cách phục vụ cả hai cộng đồng. Nhưng chúng tôi cũng phục vụ cả cộng đồng Hồi giáo nhiều nhất bởi vì có thêm nhiều người Hồi giáo bị thất tán và họ đang sống trong tình trạng tệ hại hơn so với những nguời bị thất tán ở Rakhine.”
MSF đang hối thúc nhà chức trách Miến Ðiện công khai lên tiếng ủng hộ công tác của họ nhằm giảm thiểu những mối đe doạ nhắm vào tổ chức này cùng các tổ chức cứu trợ nước ngoài khác.
Miến Ðiện không thừa nhận người Rohingya là công dân bất kể khoảng 800 ngàn người sắc tộc này đang sinh sống ở bang Rakhine, nhiều người đã trải qua nhiều thế hệ.
Họ bị coi là những người di trú bất hợp pháp từ Bangladesh, nơi họ cũng bị chối bỏ.
Nhiều người Rohingya đã dùng tàu thuyền để trốn chạy vụ xung đột và tìm việc ở Malaysia. Một số tới được Thái Lan như những người nhập cư bất hợp pháp và có thể bị bắt hoặc bị quân đội đẩy trở ra biển.
Bộ Tư lệnh Hành quân An ninh Nội địa Thái Lan hôm nay nói gần 6.000 người Rohingya đã đến nước này kể từ hồi tháng 10.
Báo Bangkok Post cho hay hơn 4.000 người đã bị “từ khước,” một tập tục mà tổ chức nhân quyền này và cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp quốc đã chỉ trích là vô nhân đạo.
Ðại tá Jakkrit Tangjittaporn làm việc cho văn phòng phát ngôn viên của Bộ Tư lậnh Hành quân An ninh Nội bộ. Ông không bình luận về việc liệu người Rohingya có bị đẩy ra biển hay có bao nhiêu người ở lại Thái Lan, nhưng cho biết cơ quan của ông làm hết sức để giúp đỡ.
Ông Jakkrit nói: “Chúng tôi giúp cả trên cơ sở nhân quyền để đem lại cho người Rohingya thực phẩm, nước uống và tiện nghi.”
Hơn 1.400 người Rohingya đã bị giam giữ ở miền nam Thái Lan hồi tháng trước.
Theo ông Jakkrit, Thái Lan đang hợp tác với cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp quốc để tìm ra một giải pháp dài hạn cho khu vực.
Liên Hiệp Quốc nói người Rohingya nằm trong những khối dân thiểu số bị ngược đãi nhất trên thế giới.
Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Miến Ðiện, ông Tomas Ojea Quintana sẽ đi thăm bang Rakhine vào tuần tới để đánh giá tình hình.
Ông Quintana cũng sẽ đi thăm bang Kachin miền bắc nơi giao tranh ác liệt giữa quân đội Miến Ðiện và phiến quân Kachin đã gây cảnh thất tán cho 80 ngàn dân làng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.