Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

IKEA xây dựng ngôi nhà dành cho người tị nạn

IKEA ИКЕА

Công ty Thụy Điển IKEA đã phát triển nhà ở di động cho những người tị nạn, Agence France-Presse cho biết hôm 28.6.
Theo Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), nguyên mẫu đầu tiên của nhà di động đựng trong hộp và có thể được lắp ráp mà không cần các công cụ trong bốn giờ, sắp tới sẽ được trình bày tại Ethiopia. Tổng cộng ở đó sẽ trình bày 26 nhà di động. Ngoài ra còn 24 nhà cho người tị nạn từ Syria: 12 chiếc trên biên giới với Iraq và 12 chiếc ở Lebanon.
Nhà có thể chứa năm người. Trên mái nhà có tấm pin mặt trời tạo ra nguồn điện. Tường nhà chờ làm bằng nhựa mà vẫn giữ được nhiệt và phản lại bức xạ mặt trời. Theo dự kiến, nhà di động có thể phục vụ đến ba năm.

Pakistan gia hạn quy chế tị nạn cho người dân Afghanistan

Quyết định của Pakistan muốn tránh không đẩy người dân Afghanistan phải trở về nước ngay lập tức.

Theo nguồn tin Liên Hợp Quốc, chính phủ Pakistan đã quyết định gia hạn quy chế tị nạn, dự kiến hết hạn vào ngày 30/6 tới cho hơn 1 triệu người Afghanistan đang sinh sống tại Pakistan.
Người tị nạn Afghanistan ở Pakistan trên đường về nước (Ảnh: AFP)
Cũng theo nguồn tin, Pakistan đưa ra quyết định trên nhằm tránh không đẩy người dân Afghanistan vào cảnh bị buộc phải trở về nước ngay lập tức. Tuy nhiên, giới chức Pakistan sẽ dần thu hồi quy chế tị nạn để động viên người dân Afghanistan đang sống tại Pakistan sớm trở về nước.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Cảnh sát Matxcơva bắt giữ khoảng 200 lao động người Việt

Người lao động nghề may bị bắt giữ

Hãng tin RIA Novosti ngày 27-6 cho biết cảnh sát khu vực thủ đô Matxcơva vừa phát hiện một nhà máy sản xuất đồ giả với khoảng 200 lao động Việt Nam đang làm việc tại đây.
Theo các quan chức thông báo, đây là một nhà máy sản xuất áo quần thể thao giả.
Bản tin của RIA Novosti cho biết cảnh sát đã đột kích vào một nhà máy ở thị trấn Noginsk, phía đông Matxcơva vào ngày 26-6 và phát hiện một dây chuyền sản xuất áo quần thể thao giả các thương hiệu nổi tiếng.
Phía cảnh sát cho biết khoảng 200 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc ngay trong khuôn viên nhà máy này.
Hiện các công nhân đã bị tạm giữ và đưa tới đồn cảnh sát. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định chủ sở hữu của nhà máy và người thuê.
DUY TRÂN
(Theo RIA Novosti)

Venezuela cũng muốn cho Snowden tị nạn

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro khẳng định nước này sẽ xem xét cấp quy chế tị nạn chính trị cho cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden nếu nhận được đề nghị.

Chiếc ghế trống của Snowden trên chuyến bay Moscow - Havana. Ảnh: New York Times

Ảnh gây sốc về Ngày Tị nạn Thế giới

Theo tính toán của tổ chức Liên Hợp Quốc, cứ 4 giây trôi qua lại có một người phải tị nạn vì chiến tranh. Dưới đây là những bức ảnh đăng tải nhân Ngày Tị nạn Thế giới để chúng ta nhìn tận mắt những bi kịch này.

Ngày Tị nạn Thế giới (20/6) được tổ chức với mục đích giúp người dân trên khắp thế giới hiểu hơn về cuộc sống khó khăn của những người tị nạn. Theo tính toán của tổ chức Liên Hợp Quốc, cứ 4 giây lại có một người phải tị nạn vì chiến tranh khiến số người tị nạn trong hai thập kỷ qua lên tới 45,2 triệu người.
Ảnh gây sốc về Ngày Tị nạn Thế giớiNhững đứa trẻ tị nạn người Afghanistan bơi trong một vũng nước đục ngầu ở thành phố Islamabad, Pakistan.
Ảnh gây sốc về Ngày Tị nạn Thế giớiBức tường đang được sử dụng làm màn hình chiếu bóng, chiếu lên hình ảnh gương mặt những người tị nạn ở thành phố cổ Bucharest của Romania.

Người tị nạn đường bộ gặp lại nhau ở Canada sau ba mươi năm

háng Tư 1975, thế giới chỉ biết làn sóng người Việt ra khơi tìm tự do, gọi họ là thuyền nhân, chứ không nghe đến những câu chuyện băng rừng lội suối của những người tị nạn đường bộ mà nỗi đau, nỗi sợ hãi, sự nguy hiểm và cái chết rình chờ chẳng khác người đi tị nạn đường biển.
Ảnh chụp kỉ niệm chung bên trong Basilica

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Indonesia bác bỏ cáo giác liên quan tới người xin tỵ nạn


Phát ngôn viên Tổng thống Indonesia bác bỏ cáo giác cho rằng các trẻ em xin tỵ nạn sống ở Indonesia bị ngược đãi một cách có hệ thống.
Phúc trình của tổ chức Quan sát Nhân quyền   HRW mô tả các điều kiện sinh sống bẩn thỉu trong các trung tâm giam giữ, nơi mỗi năm Indonesia giam hàng trăm di dân và trẻ em xin tỵ nạn.
Thuyền của người xin tỵ nạn cập cầu ở đảo Christmas hồi tháng 6/2012.
 Ảnh minh họa. (Credit: ABC) 

Phúc trình nói rằng các trẻ em không được gặp luật sư và đôi khi bị đánh đập hay phải tự mình kiếm ăn và sinh sống trên các đường phố.

Phát ngôn viên Tổng thống Teuku Faizasyah nói: “Tôi chưa bao giờ nghe nói tới những cáo buộc này. Những vụ việc như vậy có thể xảy ra nhưng chúng không có tính hệ thống”.

Làn sóng thuyền nhân mới


Thảm kịch thuyền nhân tưởng đã chấm dứt khi chương trình tái định cư hồi hương các thuyền nhân trong các trại tị nạn Đông Nam Á  kết thúc năm 1999. Thế nhưng, những năm gần đây lại xuất hiện một làn sóng thuyền nhân mới và Úc là địa điểm được ưa chuộng. Ngoài người Việt, cũng có rất nhiều sắc dân khác như Sri Lanka, Miến Điện, Trung đông…… vượt biển tìm một cuộc đổi đời trên nước Úc. Đã có nhiều người chưa thấy thiên đường Úc đã phải bỏ mình trên đại dương, đã có nhiều người bị trả về nguyên quán và chính phủ Úc đã có nhiều biện pháp ngõ hầu làm nản chí thuyền nhân thế nhưng làn sóng tị nạn vẫn gia tăng. Thảm kịch thuyền nhân tầm trú (asylum- seekers) đang là một đề tài gây tranh cãi tại quốc hội Úc.
Một thuyền tị nạn vượt biển đến Úc bị cảnh sát hộ tống vào nơi giam giữ

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

KHÔNG CÓ MẠI DÂM Ở ĐỒ SƠN VÀ QUẤT LÂM: CHUYỆN NÓI LÁO CỦA QUAN CHỨC CỘNG SẢN!

Nếu chọn một câu nói “gây bão” dư luận nhất trong tuần qua, thì đó chính là câu: “Không phát hiện mại dâm ở Đồ Sơn và Quất Lâm” của ông Phạm Ngọc Dũng  - Phó Trưởng phòng Chính sách phòng, chống mại dâm, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội- Bộ LĐTBXH.
Không có mại dâm ở Đồ Sơn và Quất Lâm? Đây là cái gì? Ảnh: Internet
Chính xác thì ông này dẫn lại báo cáo của các các địa phương trong buổi tọa đàm về công tác phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi tổ chức ngày 13.6 vừa qua. Vì sao câu nói trên “gây bão”? Loạt phóng sự do nhóm phóng viên LĐ&ĐS vừa thực hiện tại 2 “điểm nóng” trên cho thấy phần nào câu trả lời.

Người tiết lộ bí mật của chính phủ Mỹ xin tị nạn ở Ecuador


Chính phủ Ecuador đã nhận yêu cầu tị nạn của Edward Snowden, người tiết lộ chương trình theo dõi bí mật của Mỹ và đang là tâm điểm chú ý của toàn thế giới những ngày này.

Người dân thể hiện sự ủng hộ đối với Edward Snowden tại Hong Kong hôm 13/6. Ảnh: AFP.
Người dân thể hiện sự ủng hộ đối với Edward Snowden tại Hong Kong hôm 13/6. Ảnh: AFP.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Vụ khủng hoảng người tị nạn ở Phi Châu bị lu mờ vì tình hình Syria


Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết nỗi khổ của hàng triệu người tị nạn và tản cư ở Phi Châu đang bị che mờ bởi vụ khủng hoảng ở Syria. Để đánh dấu Ngày Tị nạn Thế giới, Cao ủy Tị nạn kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng quên là những người dân ở Phi Châu bị thất tán vì chiến tranh cũng đang cần được giúp đỡ. Từ trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneve, thông tín viên Lisa Schlein của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc cho biết trên thế giới hiện nay có hơn 45 triệu người tị nạn và người tản cư trong nước. Đây là số người bị thất tán cao nhất kể từ khi vụ diệt chủng ở Rwanda và sự tan rã của Nam tư cũ vào năm 1994 làm cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Cỗ xe tam khuyển lạ lùng và cuộc đời buồn của người đàn bà nghèo

Ở Tây Ninh có một người phụ nữ nghèo đã gần 80 tuổi dùng 3 con chó của mình làm công cụ kéo xe vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Sáng kiến độc nhất vô nhị của bà được người dân trong vùng gọi vui là “cỗ xe tam khuyển”.

Cỗ xe tam khuyển - một sáng kiến lạ lùng
Trong một dịp tình cờ về bến nước Trung Dân thuộc xã Phước Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, chúng tôi bắt gặp một cảnh tượng rất thú vị: Ba con chó đang kéo 1 cỗ xe làm bằng nhựa PVC, trên đó có 2 bao lúa, chạy trên cặp bánh xe đạp, đang bon bon trên đường. Phía sau cỗ xe kéo kỳ lạ là một người đàn bà đã gần 80 tuổi gò lưng đạp xe theo. Cỗ xe lạ lùng này giống như những cỗ xe ngựa ở các tỉnh miền Tây trước năm 1975 nhưng nó đặc biệt hơn bởi không phải ngựa kéo mà là chó kéo. Xe này chỉ chuyên chở những bao hàng.
 
Cỗ xe tam khuyển độc đáo của dì Tư Mỹ
Cỗ xe tam khuyển độc đáo của dì Tư Mỹ

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Người tỵ nạn: Ân xá Quốc tế thất vọng về Nauru

Thẩm phán John von Doussa phán quyết rằng việc giam giữ đó
không vi phạm điều luật quốc gia nào của Nauru (Credit: ABC) 

Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI – Amnesty International) cho rằng “thật đáng tiếc” khi Tòa án Tối cao Nauru bãi đơn kiện tố giác rằng việc Australia giam giữ người xin tỵ nạn trên đảo quốc này là vi hiến.
Các luật sư của 6 người xin tỵ nạn biện hộ rằng việc giam cầm các thân chủ của họ vô hạn định trong những trung tâm xử lý tỵ nạn ở Nauru là vi hiến.
Tuy nhiên, Thẩm phán John von Doussa phán quyết rằng việc giam giữ đó không vi phạm điều luật quốc gia nào của Nauru.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Thái Lan chấp nhận lỗ hơn 4 tỷ đô la để cứu nông dân


Một kho tích trữ gạo tại tỉnh Ratchaburi (ảnh chụp ngày 10/10/2012)
Một kho tích trữ gạo tại tỉnh Ratchaburi (ảnh chụp ngày 10/10/2012)
REUTERS

Theo AP, chính phủ Thái Lan ngày hôm nay, 19/06/2013, thừa nhận đã mất hơn 4,46 tỷ đô la trong một năm qua, trong khuôn khổ kế hoạch hỗ trợ giá thu mua gạo của nông dân, và do vậy, nước này bị mất vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới.
Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng Thái Lan Warathep Rattanakorn cho biết, khoản tiền bị mất hơn 4,46 tỷ đô la là do sự chênh lệnh giữa giá gạo mà chính phủ bán ra và giá thu mua của nông dân, trong khuôn trong chương trình hỗ trợ 2012-2013.


Xung đột, khủng hoảng đẩy người tị nạn tăng kỷ lục



Trại tị nạn M'bere ở khu vực Nema, Tây Nam Moritania gần biên giới với Mali. (Nguồn: AFP/)
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 19/6 cho biết số người tị nạn trên toàn thế giới hiện đã lên tới 45,2 triệu người - mức cao nhất trong hai thập niên qua, và nguyên nhân chính là do các cuộc xung đột.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Philippines bắt giữ 18 thủy thủ VN

18 thuyền viên Việt Nam trên một tàu chở hàng đã bị giam giữ sau khi tàu này đâm vào một bãi san hô ở miền trung Philippines.

Biên phòng Philippines cho hay tàu Unicorn Logger, một tàu chở hàng mang cờ Panama, bị mắc cạn tại một khu bảo tồn biển gần đảo đảo nhỏ Sambawan vào hôm thứ Sáu, phát ngôn viên lực lượng biên phòng Armand Balilo cho biết.

Tàu chở 18 thủy thủ Việt Nam mắc cạn ở Philippines

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Hơn 600 khách du lịch Việt Nam bị bỏ rơi ở Thái Lan

Ngày 17/6, một đoàn khách Việt Nam khoảng trên 600 người sang du lịch kết hợp hội thảo tại Thái Lan đã bị bỏ rơi ngay sau vài ngày được đặt chân lên xứ Chùa vàng.

Đoàn của anh Nguyễn Thành Tài sang Thái Lan với mục đích dự hội nghị và kết hợp du lịch. Họ đã ký hợp đồng với Travel Life, với giá gần 6,6 triệu đồng/người, để sang Thái Lan. Số tiền này đã bao gồm chi phí ăn ở và đi lại trong những ngày ở Thái Lan và đã được đoàn thành toán đầy đủ với công ty trước khi lên đường. 

Theo kế hoạch, những người ở Hà Nội sẽ ở Thái Lan từ ngày 12-17/6, trong khi số người ở Thành phố Hồ Chí Minh ở từ 13-18/6. Đến ngày 15/6, toàn bộ số khách trên đã bị lái xe bỏ lại trung tâm Hội nghị, đồng thời lái xe cũng từ chối không cho họ lấy lại hành lý bởi lý do công ty du lịch mà họ thuê ở Việt Nam chưa thanh toán chi phí cho phía Thái Lan.

Các thành viên trong đoàn đã gọi cảnh sát can thiệp và cuối cùng đã lấy được hành lý. Tuy nhiên, họ đã phải tự bỏ tiền để trang trải chi phí ăn ở và khách sạn trong những ngày còn lại ở Thái Lan. Cho đến nay có khoảng 240 người trong đoàn đã lên đường về nước, trong khi số còn lại sẽ về Việt Nam vào ngày mai (18/6).

Thoát chết thần kỳ khi rơi từ tầng 15 xuống đất

Một thanh niên người Anh vừa thoát chết khó tin sau khi ngã từ tầng 15 của một tòa nhà tại New Zealand xuống đất. Dù bị gãy xương và một số nội thương nhưng tình trạng của chàng trai 20 tuổi này được miêu tả là “vẫn ổn”.

Stilwell dự kiến ra viện trong hôm nay
Stilwell dự kiến ra viện trong hôm nay
Theo báo giới địa phương, vụ việc xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng qua giờ địa phương. Tom Stilwell đã bị ngã từ ban công của nhà hàng xóm xuống đất.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Thư gửi giáo sĩ Tony - người Mỹ tại Thái Lan

Kính chào ông Tony trong tình yêu thương Chúa chúng ta!

Tôi tên là Lê Nguyên Hồng, một con cái Chúa hệ phái Tin Lành CMA đã tin Chúa hơn 10 năm. Tôi xin làm chứng (cho ông biết)  là tôi tuy là một người có học hành nhưng lại được một người Thượng Tây Nguyên mới học hết lớp 3 hướng dẫn tin Chúa ngay tại Tỉnh Gia Lai, Huyện Chư Sê, xã Ia Glai, làng Neh 1 năm 2001. Đó là một điều kỳ diệu! 

Tôi đã nghe danh của ông từ cách đây vài năm nhưng chưa có dịp tiếp xúc. Tôi cũng biết rằng ông đã có tấm lòng từ thiện giúp đỡ đồng bào người Việt của tôi tại Thái về cả lĩnh vực tâm linh cũng như về mặt vật chất, tiền bạc.
Giáo sĩ James Anthony Webb (Tony) người ngồi giữa áo trắng

Ngô Đắc Lũy sẽ phải bị UNHCR tước quy chế trị nạn Refugee!

Theo tin tôi được biết thì hiện nay việc điều tra tên mục sư rởm Ngô Đắc Lũy của UNHCR đã đi đến hồi kết. Cách đây ít ngày UNHCR đã cho mời một số người như các cựu tù chính trị Trần Văn Long, Mục sư Lưu Huy, ông Đỗ Hữu Nam (chủ tịch Đảng Người Việt Yêu Người Việt) và chính tên Lũy đến văn phòng của họ để "hòa giải".

Thực chất việc "hòa giải" là gì? Đây là một cách nói rất "luật sư" tức là nội dung nhằm tìm kiếm thông tin, đúng hơn là xác nhận lại thông tin của tên Lũy cung cấp cho UNHCR là hắn bị đánh phá. Ai thèm làm cái trò hạ đẳng lưu manh như Lũy? Mặc dù những người được UNHCR mời đều không phải là những người có khả năng lý luận gì tài giỏi, nhưng họ chỉ cần nói lên sự thật động cơ nào làm cho họ đã tố cáo tên Lũy thì coi như việc tìm kiếm câu trả lời chính xác về Lũy đã xong.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Hải "xây dựng" là ai?


Đồng bào người Việt tị nạn tại Thái Lan nhiều năm qua, nhất là cánh thợ hồ đều biết đến một người tên là “Hải Xây Dựng” tức là Hải làm nghề thợ hồ tại Bangkok. Tên này luôn tìm cách tiếp cận và khống chế người tị nạn bằng những thủ đoạn rất tinh vi…

Thực tế tên Hải (còn tự xưng là Henry Hải) là một tên Tàu Khựa chính cống, hắn nói tiếng Việt không thể hết chữ, tiếng Thái cũng ngọng líu lưỡi, còn tiếng Tàu thì hết chê. Hàng chục năm qua tên Hải đã tìm cách gia nhập tổ chức của ông Nguyễn Hữu Chánh, sau đến tổ chức của ông Nguyễn Công Bằng. Thậm chí hắn còn liên hệ với những tổ chức đấu tranh chính trị của người Việt khác. Hiện nay ông Nguyễn Công Bằng, Đảng Vì Dân đã chính thức công khai việc đã từ chối cộng tác với tên Hải giống như trường hợp bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh Phong - Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước - đã thông báo từ chối cộng tác với tên mục sư rởm Ngô Đắc Lũy...

Hải xây dựng có tên thật là Trần Thanh Hải. Đi đến đâu Hải cũng khoe là “đã là công dân Thái Lan” và có thể giúp đỡ được người này người kia nhằm tạo uy tín hòng dễ bề khống chế con mồi. Ai mà không để hắn chi phối thì hắn sẽ thẳng tay như đối với trường hợp kỹ sư Trần Văn Huy.

Vatican yêu cầu bảo vệ người tị nạn tốt hơn

(Ảnh người tị nạn http://www.shutterstock.com)
(Ảnh người tị nạn http://www.shutterstock.com)
Các chính phủ trên thế giới phải “ưu tiên tuyệt đối” các quyền cơ bản của người tị nạn, Vatican nhấn mạnh trong một tài liệu phát hành hôm 6 tháng 6.
Tài liệu dùng ngôn từ mạnh mẽ, mang tên “Chúa Kitô trong người tị nạn và người tha phương,” được phát hành do Hội đồng Giáo hoàng về người di cư và Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum (một trái tim). Hồng Y Antonio Maria Veglio và Robert Sarah, chủ tịch của hai hội đồng này, giới thiệu tài liệu tại một cuộc họp báo ở Roma.
Đức Hồng Y Veglio, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về người di cư, giải thích rằng “tất cả các chính sách, sáng kiến, hay bất kỳ sự can thiệp nào trong lĩnh vực này phải được hướng dẫn bởi nguyên tắc lấy phẩm giá và con người làm trung tâm.” Lấy con người làm trung tâm là nguyên tắc nền tảng của tất cả các giáo huấn xã hội Công giáo. Cần áp dụng nguyên tắc đó cho các nhu cầu của người tị nạn, đức Hồng Y nói.

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Nga xem xét cho cựu nhân viên CIA Edward Snowden tị nạn chính trị

Nhà chức trách Nga sẽ xem xét cho cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người có nguy cơ bị Mỹ truy tố vì các tiết lộ về chương trình do thám khổng lồ của chính phủ Mỹ, tị nạn chính trị, theo tờ Kommersant vào hôm nay 11.6.

“Nếu chúng tôi nhận được đề nghị, chúng tôi sẽ xem xét”, tờ Kommersant dẫn lời người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Snowden (29 tuổi) đã xuất đầu lộ diện vào hôm 9.6 với vai trò là nguồn tiết lộ thông tin về chương trình do thám tuyệt mật gây tranh cãi của chính phủ Mỹ.
Snowden nói anh nhận thức được nguy cơ bị truy tố song đã tiết lộ các hồ sơ mật nhằm phanh phui việc do thám có hệ thống các công dân của chính phủ Mỹ.
Nga xem xét cho cựu nhân viên CIA Edward Snowden tị nạn chính trị
 Một người biểu tình ủng hộ Edward Snowden ở Mỹ - Ảnh: AFP
Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã yêu cầu Bộ Tư pháp điều tra hình sự về vụ rò rỉ với những cáo buộc tiềm tàng về tội phản quốc đối với Snowden.

Thụy Sĩ tiếp tục siết quy định tiếp nhận người tị nạn


A- A+ ‹Đọc›
Trong cuộc trưng cầu dân ý tiến hành tại Thụy Sĩ ngày 9/6, khoảng 79% dân số nước này đã ủng hộ giữ nguyên hiệu lực của những điều khoản sửa đổi khẩn cấp trong luật liên bang về người tị nạn, được thông qua và có hiệu lực từ ngày 29/9/2012.

Một chiếc tàu chở người tị nạn ngoài khơi bờ biển phía bắc của Australia. Ảnh minh họa.
Một chiếc tàu chở người tị nạn ngoài khơi bờ biển phía bắc của Australia. Ảnh minh họa.
Các nội dung chính của sửa đổi này bao gồm bãi bỏ khả năng người nước ngoài được nộp đơn xin tị nạn ở các sứ quán và lãnh sự Thụy Sĩ; không xem xét khả năng công nhận là người tị nạn đối với những đối tượng đào ngũ, từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự; đưa những người tị nạn vi phạm pháp luật vào các trung tâm đặc biệt thay vì xem xét cấp quy chế tị nạn...

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Những điều bạn cần biết trước khi phải vào tù tại IDC để lên đường tái định cư tại Đệ tam quốc gia

Khi một người (hoặc là một gia đình) người tị nạn được UNHCR cho phép UNHOLD (rời khỏi) Thái Lan, bạn bắt buộc phải vào tù từ 5 đến 7 ngày tại Trung tâm Imigration Ditention Center (IDC) và phải ra tòa để bị xét xử tội nhập cư trái phép vào Thái, đó là đối với những người đến Thái xin tị nạn mà không có hộ chiếu cũng như visa nhập cảnh hợp pháp.

Toà án mà bạn sẽ phải đến để chịu xét xử thông thường là tại Phang Thoong phía nam thành phố cách trung tâm Bangkok khoảng 25km. Khi di chuyển từ IDC đi toà án bạn sẽ bị nhét lên một xe cảnh sát, loại chuyên dùng chở tội phạm mà có thể đôi lúc bạn đã nhìn thấy trên đường phố... Nếu bạn không biét tiếng Thái thì rất có thể bị cảnh sát ăn hiếp để lấy tiền, bạn đừng lo, họ sẽ không lấy quá 200 Baht/ một người đâu. Xong xuôi, bạn sẽ được trở về để nhập phòng giam.

Hiện nay tại IDC đang có khoảng hơn 20 người tị nạn VN chủ yếu là người H'Mong bị giam ở đó. Bạn có quyền đem đồ ăn vào tù để ăn và tất nhiên là nên làm nhiều một chút để chia xẻ với những người VN bị kẹt trong đó. bạn cần mang theo đồ ăn vì đồ ăn nhà tù rất dở và rất cay.

Bạn sẽ bị giam chung với các tù nhân đủ mọi quốc tịch và màu da cùng tội danh nhập cư bất hợp pháp vào Thái (bao gồm cả những người quá hạn visa). Hiện nay người Việt vào đó thì thường là vào phòng số 5 - đây là một cố gắng rất lớn của UHCR và JRS nhằm tránh nguy hiểm cho người tị nạn vì nếu bị giam chung với những tù nhân da đen hung dữ thì rất mất an toàn, đặc biệt là đối với những người tù tạm như những người tị nạn Refugee trên đường đi tái định cư...

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Đính chính thông tin tái định cư của gia đình ông Lê Nguyên Hồng

Kính quý vị độc giả.

Như quý vị đã biết, tháng trước BBT trang Bangkok Việt Refugee đã đưa tin gia đình ông Lê Nguyên Hồng - một người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan đã đi Australia định cư theo quyết định của UNHCR. Khi đó chúng tôi đã biết chắc chắn ngày giờ bay của gia đình họ nhưng để đảm bảo an toàn cho những người đó, chúng tôi đã đưa tin trước rằng họ đã sang Australia định cư.

Vé máy bay đến Sydney của gia đình ông Hồng


Ông Hồng và hai con trai tại phi trường Sawanabhumi BKK ngày 04/06/2013

Công bố văn kiện Tòa Thánh về mục vụ người tị nạn và tản cư

VATICAN. Hôm 6-6-2013, Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động, đã công bố Văn kiện dài 72 trang với tựa đề ”Đón tiếp Chúa Kitô nơi những người tị nạn và những người bị cưỡng bách di cư. Những đường hướng mục vụ”.
Văn kiện được ĐHY Antonio Mario Vegliò, Chủ tịch Hội đồng mục vụ di dân và người lưu động, cùng với ĐHY Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Đồng Tâm, giới thiệu trong cuộc họp báo tại Phòng báo chí Tòa Thánh, và hai chuyên gia khác.
ĐHY Vegliò cho biết Văn kiện này được soạn thảo để đáp ứng những biến chuyển trong bản chất của hiện tượng cưỡng bách di cư những năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Hội đồng Tòa Thánh công bố văn kiện hồi năm 1992 với tựa đề ”Những người tị nạn, một thách đố đối với tình liên đới”.
Tiếp đến, cần để ý đến nhiều lý do bó buộc con người phải rời bỏ gia cư của họ. Và đối lại với hiện tượng này, là các luật lệ nghiêm ngặt hơn do các chính phủ ban hành để đối phó với làn sóng người tị nạn và di dân. Nhiều khi cả dư luận quần chúng cũng chống lại hiện tượng này.

Không ai 'muốn nhận người tị nạn Rohingya'

BANGKOK (AFP) – Chính phủ Thái Lan hôm Thứ Ba cho hay không kiếm ra quốc gia nào muốn nhận khoảng 2,000 người tị nạn gốc Rohingya từ quốc gia láng giềng Myanmar, hiện đang bị giữ trong các trại tạm trú từ vài tháng nay.
Trại tị nạn của người Rohingya trên đất Thái Lan. (Hình: Getty Images)

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Lính biên phòng Việt Nam bắt giữ hai tàu cá nghi vượt biên



Theo tin mới nhận từ thân nhân của các ngư dân vùng biển Thanh Hóa, Việt Nam, đang sống tại Bangkok – Thái lan, sáng ngày 02/06/2013 lính biên phòng và cảnh sát biển Việt Nam đã bắt giữ hai tàu cá của ngư dân Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Thuyền nhân Việt Nam (Ảnh lưu trữ - DR)

Lý do các ngư dân nói trên bị bắt là họ bị tình nghi tổ chức vượt biên. Khi bị lính biên phòng và cảnh sát biển khám xét, ngoài ngư cụ ra, không có bất cứ chứng cớ nào thể hiện việc những ngư dân này có ý dịnh vượt biên sang Australia.