Cao ủy
Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết nỗi khổ của hàng triệu người tị nạn và tản cư ở
Phi Châu đang bị che mờ bởi vụ khủng hoảng ở Syria. Để đánh dấu Ngày Tị nạn Thế
giới, Cao ủy Tị nạn kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng quên là những người dân ở
Phi Châu bị thất tán vì chiến tranh cũng đang cần được giúp đỡ. Từ trụ sở Liên
hiệp quốc ở Geneve, thông tín viên Lisa Schlein của đài VOA gởi về bài tường
thuật sau đây.
Cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc cho biết trên thế giới hiện nay có hơn 45 triệu người tị nạn và người tản cư trong nước. Đây là số người bị thất tán cao nhất kể từ khi vụ diệt chủng ở Rwanda và sự tan rã của Nam tư cũ vào năm 1994 làm cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc cho biết trên thế giới hiện nay có hơn 45 triệu người tị nạn và người tản cư trong nước. Đây là số người bị thất tán cao nhất kể từ khi vụ diệt chủng ở Rwanda và sự tan rã của Nam tư cũ vào năm 1994 làm cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Phát ngôn viên của Cao ủy Tị nạn, ông Adrian Edwards, cho đài VOA biết rằng chiến tranh là nguyên do chính gây ra tình trạng thất tán.
Ông Edwards cho biết: "Một điều đặc biệt là trong năm vừa qua Syria đã trở thành yếu tố thay đổi cuộc diện. Từ một nước tiếp nhận rất nhiều người tị nạn ở Trung Đông, Syria đã trở thành một trong 5 nước có số người tản cư và tị nạn nhiều nhất thế giới trong năm ngoái. Năm nay họ là nước đứng đầu. Đây là một sự đảo chiều rất đáng báo động và tạo ra một thay đổi lớn cho tình hình toàn cầu của những người bị thất tán."
Tính theo châu lục, Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc cho biết Phi
Châu là châu lục tạo ra người bị thất tán nhiều hàng thứ nhì thế giới. Á châu
đứng hàng thứ nhất, phần lớn là vì tình hình ở Afghanistan. Hiện giờ Phi Châu
có 2,8 triệu người tị nạn và khoảng 10 triệu người tản cư trong nước.
Tuy Phi Châu có số người bị thất tán đông đảo như vậy, ông Edwards nói rằng tính chất bi kịch của những vụ khủng hoảng như vụ khủng hoảng đang xảy ra ở Syria có xu hướng làm cho những vụ khủng hoảng khác bị che khuất.
Ông Edwards nói: "Chỉ riêng trong năm vừa qua, chúng ta đã có một số những vụ khủng hoảng người tị nạn rất nghiêm trọng – một số vụ khủng hoảng mới xảy ra và một số vụ tiếp tục xảy ra, ở Phi Châu. Chúng ta có vụ khủng hoảng ở Mali. Chúng ta có một vụ khủng hoảng lớn ở Cộng hòa Trung Phi. Bây giờ chúng ta đang chứng kiến những vụ vượt biên từ vùng đông bắc Nigeria. Chúng ta tiếp tục có cuộc thế chiến của Phi Châu – đó là tình hình ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Mặc dù vậy, chúng ta cũng có những tia hy vọng cho tình hình ở Phi Châu và một số sự việc tích cực trong năm vừa qua."
Ông Edwards cho biết một số những vụ khủng hoảng tị nạn kéo dài rất lâu ở Phi Châu đã chấm dứt trong năm 2012. Ông nói rằng hơn 250.000 người đã tự nguyện trở về quê hương của họ ở Angola, Burundi, Cote D’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo và Liberia.
Ông cho biết có một số dấu hiệu của hy vọng là người tị nạn Somalia một ngày nào đó sẽ bắt đầu hồi hương sau khi đã bỏ chạy trong nhiều năm nay. Nhưng ông nói thêm rằng điều đó chỉ xảy ra với điều kiện là quốc gia này tiếp tục tiến bươc trên con đường hòa bình và ổn định.
Tuy Phi Châu có số người bị thất tán đông đảo như vậy, ông Edwards nói rằng tính chất bi kịch của những vụ khủng hoảng như vụ khủng hoảng đang xảy ra ở Syria có xu hướng làm cho những vụ khủng hoảng khác bị che khuất.
Ông Edwards nói: "Chỉ riêng trong năm vừa qua, chúng ta đã có một số những vụ khủng hoảng người tị nạn rất nghiêm trọng – một số vụ khủng hoảng mới xảy ra và một số vụ tiếp tục xảy ra, ở Phi Châu. Chúng ta có vụ khủng hoảng ở Mali. Chúng ta có một vụ khủng hoảng lớn ở Cộng hòa Trung Phi. Bây giờ chúng ta đang chứng kiến những vụ vượt biên từ vùng đông bắc Nigeria. Chúng ta tiếp tục có cuộc thế chiến của Phi Châu – đó là tình hình ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Mặc dù vậy, chúng ta cũng có những tia hy vọng cho tình hình ở Phi Châu và một số sự việc tích cực trong năm vừa qua."
Ông Edwards cho biết một số những vụ khủng hoảng tị nạn kéo dài rất lâu ở Phi Châu đã chấm dứt trong năm 2012. Ông nói rằng hơn 250.000 người đã tự nguyện trở về quê hương của họ ở Angola, Burundi, Cote D’Ivoire, Cộng hòa Dân chủ Congo và Liberia.
Ông cho biết có một số dấu hiệu của hy vọng là người tị nạn Somalia một ngày nào đó sẽ bắt đầu hồi hương sau khi đã bỏ chạy trong nhiều năm nay. Nhưng ông nói thêm rằng điều đó chỉ xảy ra với điều kiện là quốc gia này tiếp tục tiến bươc trên con đường hòa bình và ổn định.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.