Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Tìm thấy các thi thể vụ rơi máy bay AirAsia

Người đứng đầu cơ quan tìm kiếm và cứu nạn của Indonesia cho biết mới tìm thấy 6 thi thể cùng các mảnh vỡ máy bay trong cuộc tìm kiếm QZ8501 vào hôm nay. Trước đó, phát ngôn viên hải quân Indonesia cho biết số nạn nhân được tìm thấy là 40.Tìm thấy các thi thể vụ rơi máy bay AirAsia

Minh họa khu vực tìm kiếm và nơi các thi thể được phát hiện cùng mảnh vỡ vào hôm nay 30/12. (Đồ họa: Ngọc Diệp)
 
20h Trang Detik của Indonesia dẫn lời Người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia (Basarnas) Bambang Soelistyo thông báo đã phát hiện 6 thi thể trong cuộc tìm kiếm máy bay mất tích QZ8501. Ông Soelistyo xác nhận đã trục vớt 3 thi thể trong số này lên chiếc tàu chiến Bung Tomo của hải quân Indonesia. Ông cũng thông báo rằng tiến trình tìm kiếm và trục vớt đang gặp nhiều khó khăn vì có những cơn sóng cao tới 2-3m.
 
19h30 Trang CNA dẫn lời người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia (Basarnas) Bambang Soelistyo thông báo chỉ có 3 thi thể được trục vớt từ khu vực tìm thấy các mảnh vỡ của chiếc phi cơ QZ8501.
 
Trong buổi họp báo tối nay, ông Soelistyo khẳng định 3 thi thể này gồm 2 nữ và 1 nam.
 
Trước đó, hải quân Indonesia đã thông báo đã vớt được 40 thi thể. Tuy nhiên, thông tin này được xác định là không chính xác.
 
Ảnh các vật thể do lực lượng tìm kiếm trục vớt được.
Ảnh các vật thể do lực lượng tìm kiếm trục vớt được.
Ảnh các vật thể do lực lượng tìm kiếm trục vớt được.
 

Thời tiết xấu cản trở trục vớt máy bay QZ8501

Dù đã tìm thấy mảnh vỡ và thi thể, việc trục vớt máy bay mang số hiệu QZ8501 của hãng AirAsia đã bị trì hoãn do thời tiết xấu và biển động, Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn quốc gia Indonesia (Basarnas) cho biết vào tối 30/12.

Một chiếc máy bay tham gia tìm kiếm phi cơ QZ8501
Một chiếc máy bay tham gia tìm kiếm phi cơ QZ8501
“Đội ngũ tìm kiếm đang phải dừng tạm thời công tác tìm kiếm và trục vớt nhưng sẽ tiếp tục ngay khi có thể”, người đứng đầu Basarnas Bambang Soelistyo thông báo tối nay 30/12.
Ông Soelistyo cho hay thách thức lớn nhất cho công tác tìm kiếm trong đêm 30/12 đó là những con sóng lớn, cao tới 2-3 m.
Theo Straits Times, những thi thể được trục vớt sẽ được chuyển đến Pangkalan Bun, sau đó sẽ được đưa tới Surabaya để xác nhận danh tính.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục quá trình trục vớt ngay khi sóng yếu đi, ngay cả khi đêm đã về khuya với sự trợ giúp của pháo sáng”, ông Soelistyo cho biết.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Obama: ‘Ông Putin không khôn ngoan lắm’

Ông Obama từng bị chỉ trích là không bằng ông Putin
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phạm ‘sai lầm chiến lược’ khi ông sáp nhập bán đảo tự trị Crimea của Ukraine và động thái này ‘không khôn ngoan lắm’.
Cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga đã chứng tỏ những ai cho rằng vị nguyên thủ của Nga là ‘thiên tài’ đã ‘sai’, ông Obama nói.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm cho kinh tế Nga dễ bị tổn thương trước những biến động về giá dầu, cũng theo Tổng thống Mỹ.
Ông Obama đưa ra những bình luận này trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Steve Inskeep của Đài NPR ở phòng Bầu dục trước khi lên đường đi Hawaii nghi cuối năm.

‘Mỹ ưu thế hơn Nga’

Ông chỉ trích việc các đối thủ chính trị nói ông đã bị ông Putin vượt mặt.
“Chúng ta nhớ lại là ba hay bốn tháng trước đây, ai ở Washington cũng tin rằng Tổng thống Putin là thiên tài, ông ấy đã có những nước cờ vượt qua tất cả chúng ta và ông ấy đã dùng cách ức hiếp để mở rộng quyền lực của nước Nga,” ông Obama nói.
Theo ông Obama thì các lệnh trừng phạt đã làm cho kinh tế Nga dễ bị tổn thương trước những biến động không thể tránh khỏi của giá dầu mà một khi xảy ra sẽ tạo ra những ‘khó khăn to lớn’.“Hôm nay tôi có cảm giác rằng ít nhất ở bên ngoài nước Nga có lẽ một số người đang nghĩ rằng những gì ông Putin không phải là khôn ngoan cho lắm”.

HÃY MỞ MẮT TO MÀ ĐỌC - SỰ THẬT MẤT LÒNG


Một nhân viên chánh phủ liên bang cấp cao người Mỹ da trắng, y nói rằng:
Một mặt các người Mỹ gốc Việt hợp tác khăng khít (closely co-operate) về kinh tế và tài chánh với chế độ “kẻ thù” của các anh qua việc các anh đổ 18 tỷ đô la về Vietnam hàng năm qua ngã du lịch, chuyển ngân, du hí, và đầu tư (Note: Wells Fargo Bank có đủ tài liệu cấp cho GAO).
Mặt khác, một số tổ chức cộng đồng (a certain number of your community organizations) các anh nộp thỉnh cầu (petition) chánh phủ Mỹ xin dùng áp lực kinh tế với Vietnam để đòi cho các anh vài điều mà các anh có thể tự làm lấy, nhưng chính hành động của các anh (hợp tác kinh tế với chế độ thù nghịch) rồi các anh phản lại thỉnh cầu của các anh. Các anh là lũ hề (you, bunch of comedians)
Ông hỏi: "Trả lời tôi, các anh là loại người gì”? (Please answer me, what kind of people are you?)
Qua 2 tuần tôi mong đợi hồi âm của các bậc cao minh, uyên bác, nhưng không thấy. Tuyệt vọng! Tôi không còn tin người Việt nào đủ thông minh uyên bác có thể đối đáp lại người chửi xéo dân Việt tỵ nạn ta.
Như thế có nghĩa là toàn thể cộng đồng người Mỹ gốc Việt không có một ai cao minh uyên bác cả. Đau buồn thay hơn 4 ngàn năm văn hiến!!!. Tôi chỉ đọc thấy một vài bài chửi thề vô học thức, hạ cấp (low life, uneducated) và tất cả đều LẠC ĐỀ, không ai trả lời đúng câu hỏi. Bài nào lạc đề, tôi xóa bỏ ngay không thèm đọc cho là rác rưởi không đáng mất thì giờ.
Tiện đây tôi kể lại toàn bộ cuộc mạn đàm tại bữa cơm chung hôm nớ:
Cũng trong dịp Monthly-Neighborhood-Get-Together-Buffet Dinner này, một bà bác sĩ Sue (OB GYN) da màu chĩa vô “Chính BS Martin Luther King là người đã đấu tranh cho chúng tôi có nhân quyền, tự do, bình đẳng.Chúng tôi phải tự dành lấy bằng mạng sống.Chúng tôi không nộp thỉnh cầu tới chánh phủ như bản chất ỷ lại của các anh vừa làm. Các anh biết việc làm nào bẩn thỉu, các anh muốn người khác làm cho mình (Your dirty job you want somebody else doing it for you)”. Nếu không có BS King, người Mỹ gốc Việt các anh ngày nay chẳng khác gì người Tàu qua đây lao động đường xe lửa hoặc giặt ủi. Ai muốn có gì, phải tự tranh đấu dành lấy.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Vụ máy bay AirAsia mất tích: Tìm kiếm QZ8501 tại 7 khu vực

  • 11:39 ngày 29/12/2014
    Bộ trưởng Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai cho biết, nước này đã điều 3 tàu thủy và 3 máy bay tham gia chiến dịch tìm kiếm.
  • 11:39 ngày 29/12/2014
    Theo Reuters, Trung Quốc đã đề nghị gửi máy bay và tàu chiến tới hỗ trợ việc tìm kiếm máy bay bị mất tích.
  • 11:26 ngày 29/12/2014
    Người đứng đầu Cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn Indonesia Bambang Soelistyo cho biết, việc tìm kiếm máy bay QZ8501 sẽ tập trung vào 7 khu vực ở giữa đảo Belitung và Tây Kalimantan. Máy bay của quân đội Indonesia sẽ cố gắng tìm kiếm tại 3 khu vực trong số này và máy bay của Malaysia và Singapore sẽ tìm kiếm tại 4 khu vực còn lại.

Thân nhân hành khách AirAsia nhận được tin nhắn máy bay vẫn an toàn

Trong lúc cơ quan chức năng đang nỗ lực xác minh xem chuyện gì đã xảy ra với chuyến bay QZ8501 của hãng hàng không Malaysia AirAsia bị mất tích sáng nay, một trong những người thân của hành khách trên máy bay tuyên bố nhận được tin nhắn nói máy bay vẫn an toàn.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)
Thông tin được trang tin Detik.com của Indonesia đăng tải, nhen lên một hy vọng mong manh về số phận của QZ8501.
Theo đó, một gia đình tại Surabaya có người thân trên chuyến bay mất tích khẳng định đã nhận được tin nhắn của người chị/em gái thông qua phần mềm nhắn tin Blackberry.
Cổng thông tin trên dẫn lời Intan, người chị em gái của hành khách Martinus Djomy. “Chúng tôi được báo rằng máy bay đã hạ cánh khẩn cấp tại Belitung Timur, mọi người đều an toàn. Nhưng chúng tôi vẫn cần phải chờ xác nhận”, người này nói.
Intan khẳng định biết được thông tin này từ một người bạn đã gửi cho mình tin nhắn thông qua Blackberry

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Máy bay AirAsia chở 162 người mất tích trên đường tới Singapore

Công tác tìm kiếm đang được tiến hành khẩn trương tại vùng biển nơi chiếc máy bay chở 162 người của hãng hàng không AirAsia bị mất liên lạc khi đang trên đường từ Indonesia đến Singapore.

 
Nét đứt màu đỏ là lộ trình dự kiến và nét liền màu xanh là đoạn đường đã đi cho tới khi mất tích.
Nét đứt màu đỏ là lộ trình dự kiến và nét liền màu xanh là đoạn đường máy bay đã đi cho tới khi mất tích.
 
13h40 Trang Jakarta Post dẫn lời một quan chức Cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Indonesia cho biết chuyến bay QZ8501 được cho là đã gặp tai nạn tại vị trí 3 độ 2’46’’ Nam và 108 độ 50’07’’ Đông, tại vùng biển cách đảo Belitung 145km.
Quan chức trên nói thêm chiếc QZ8501 có thể đã lượn vòng quanh vùng biển gần đảo Belitung để tránh bão, sau đó đã bị nhiễu loạn do ảnh hưởng của cơn bão và rơi xuống biển.
 
13h30 Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đưa ra lời đề nghị được giúp đỡ tìm kiếm máy bay QZ8501 dù không có hành khách nào người Úc trên máy bay. Bà nói: "Úc sẽ chấp nhận những lời đề nghị giúp đỡ và hành động hết sức có thể. Hiện nay, tôi muốn đề nghị được giúp đỡ chính phủ Indonesia tìm kiếm chiếc máy bay".
 
13h15 Ông Tatang Zaenudin, Phó Giám đốc nhân sự cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Indonesia (Basarnas), cho biết cơ quan này đã triển khai 7 tàu cứu hộ để tìm kiếm vùng biển gần đảo Belitung.
 
Phó Tổng thống Malaysia Jusuf Kalla viết trên Twitter: "Chúng tôi cầu nguyện rằng chuyến bay QZ8501 sẽ được tìm thấy nhanh chóng và những người trên chuyến bay sẽ đều sống sót".
 

Thêm một máy bay của Malaysia chở 162 người mất tích




 
 
Sáng nay 28-12, dư luận quốc tế thêm một lần chấn động trước tin chiếc máy bay của hãng hàng không giá rẻ Air Asia của Malaysia mất tích trên hành trình từ Indonesia đến Singapore.
Cụ thể, hãng Air Asia xác nhận chiếc máy bay số hiệu QZ 8501 mất tín hiệu với trạm điều khiển không lưu vào lúc 7 giờ 24 phút sáng nay (giờ địa phương). Thông cáo của hãng này nói rõ “Thật không may đến thời điểm này chúng tôi chưa có thêm thông tin về tình trạng của hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay. Chúng tôi sẽ công bố khi có tin mới”.  
 
Một chiếc máy bay của hãng Air Asia. Thông tin máy bay của Malaysia mất tích hôm nay khiến quốc tế bàng hoàng. Ảnh: Reuters 
Tin ban đầu cho biết, chuyến bay này chở 162 người gồm hành khách và phi hành đoàn. Theo Reuters, hành khách trên máy bay gồm 149 người Indonesia, 3 người Hàn Quốc, 1 người Singapore, 1 người Anh và 1 người Malaysia. 
Reuters dẫn lời ông Hadi Mustofa - một quan chức Bộ Giao thông Indonesia cho biết, trước khi mất liên lạc, cơ trưởng máy bay này đã gửi yêu cầu được bay theo một đường bay khác, nhiều khả năng do thời tiết xấu. 
Hành trình chuyến bay từ thành phố Surabaya (Indonesia) đến Singapore. Khoảng cách giữa 2 địa điểm này là 1.379 km. Chiếc máy bay mất tích là chiếc Airbus 320-200.
Tại sân bay Changi (Singapore)- bảng hiệu báo thông tin chuyến bay này đã hiện chữ delayed (tạm hoãn). Air Asia đã lập trung tâm tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp để nhận các cuộc gọi từ thân nhân những người mất tích. Lúc 12 giờ 36 phút (giờ VN), giới chức Indonesia cho biết máy bay lúc sáng đã được yêu cầu tăng độ cao để tránh những đám mây. Nguyên nhân thời tiết xấu đang được đặt lên hàng đầu. 

Một chuyến thăm gây áp lực chính trị'

Chuyến thăm ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, tới Việt Nam vào cuối tuần này có mục đích tạo thêm 'áp lực chính trị' vào đường lối và nội bộ nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trước thềm hội nghị lần thứ mười của Đảng Cộng sản.

Trao đổi với BBC hôm 27/12/2014, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển thuộc Vusta nhận định:
"Chuyến đi này chắc chắn phía Trung Quốc người ta muốn tăng cường áp lực chính trị đối với lãnh đạo Việt Nam bằng một cách thức có tính chất giao lưu giữa hai Đảng với những người ở cấp cao nhất để bày tỏ sự quan tâm của họ với Việt Nam."
Trong chuyến thăm này, ông Du Chính Thanh đã gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, ông Thanh đã gặp Thường trực Bộ Chính trị, ông Lê Hồng Anh cũng như hội đàm với Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.
Hôm 25/12, ông Du Chính Thanh được Tân Hoa xã dẫn lời nói: "Chuyến thăm này của tôi tại Việt Nam... là nhằm củng cố niềm tin, xây dựng sự nhất trí và thúc đẩy mối quan hệ Việt - Trung đi đúng hướng."

'Xu thế áp đặt'

"Đúng hướng là đúng hướng nào? Đúng hướng theo như hướng họ áp đặt với Việt Nam thì theo tôi đây vẫn là một xu thế.Bình luận về phát biểu này của ông Thanh, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao đặt câu hỏi:
"Tức là bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt Nam.

The Interview - Vấn đề nghiêm túc đằng sau tiếng cười




Phim 'The Interview" trên trang web mua hàng Google Play, 24/12/14
Steve Herman, Trưởng văn phòng Đông Nam Á của VOA, trước đây tường trình tin tức về bán đảo Triều Tiên từ Seoul. Năm 2012, Herman đến Bắc Triều Tiên 10 ngày và được tiếp xúc rộng rãi với những viên chức thuộc một đơn vị tinh nhuệ của Quân đội Nhân dân Triều Tiên. Herman xem him The Interview" trực tuyến vào ngày thứ Năm. Lưu ý một số thông tin trong bài viết có thể cho biết trước kết cục bộ phim.

Hàng triệu người sẽ bỏ ra 5,99 đôla để dành 1 tiếng 52 phút trong ngày Giáng Sinh để xem trực tuyến bộ phim hài gây tranh cãi đã khiến Bắc Triều Tiên giận dữ và có thể bị nước này coi là nhằm mục đích lật đổ chế độ.
Bề ngoài, "The Interview" (Cuộc phỏng vấn), là một bộ phim của hãng Sony Pictures về hai nhà báo được Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tuyển mộ để ám sát Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, có thể coi là một phim hài nhố nhăng với lời lẽ thô tục mà thanh niên mới lớn thích xem.
Hãng tin AFP mô tả phim này là sự pha trộn của một loại "phim James Bond chọc cười dễ dãi và phim "The Hangover," nói về nhóm đàn ông trẻ tuổi uống rượu say khướt đến độ không còn nhớ gì về những sự kiện xảy ra sau đó.
Tuy nhiên, việc Bình Nhưỡng lên tiếng phản đối trước khi bộ phim phát hành và những cuộc tấn công mạng tiếp sau đó nhắm vào Sony Pictures, mà Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ quy trách cho những tin tặc của Bắc Triều Tiên, đã đẩy bộ phim hạng B này lên hàng tít của truyền thông và khiến những nhà phê bình săm soi kỹ vì những hệ quả địa chính trị của nó.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Bộ mặt thật của tên Ngô Đắc Lũy

Thưa quý vị và các bạn, đúng như chúng tôi đã dự đoán sau nhiều ngày ngiên cứu chúng tôi đã có bằng chứng xác nhận tên họ Ngô là Ngô Đắc Lũy là chủ trang Hen Nhau Sai Gon 2015,

Tên Lũy có tai mắt bao nhiêu gì thì tôi cũng cám thông cho hắn. Chắc hẳn tên này nghĩ gì thì cũng được, nhưng lừa dối đồng bào hải ngoại để kiếm ăn là không nên. đồng bào thấy rõ bộ mặt thât của hắn chưa?

Các trang của tên Lũy đều có dấu hệu hoạt động cầm chừng là bằng chứng thuyết phục nhât. Đồng bào thấy rõ ràng tên này chỉ viêt bài để ăn tiền và để kếm cớ xin tị nàn chính trị thôi. Nay hắn đạt được mụch đích rồi thì thôi ...

Ảnh chụp màn hình của trang HNNSG 2015;


Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận bao nhiêu Cổ phiếu, Cổ phần của đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành?

Với chức danh Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ đặc trách mảng chống tham nhũng. Đối diện với truyền thông, ông cũng thường xuyên tích cực hô hào: “chống tham nhũng cần phải quyết liệt”, “người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”, “Tôi ghét nhất bệnh hình thức, giả dối”… Nhưng trên thực tế, đến nay ai cũng biết ông và gia đình đang sở hữu khối tài sản nghìn tỷ, thống kê trong đó gồm hàng loạt các biệt thự, chung cư cao cấp nằm rải rác từ bắc vào nam, tiền mặt tại các hệ thống ngân hàng, chứng khoán. Đó là chưa kể các khoản không thể thống kê được như tiền mặt, vàng, kim cương, các khoản ký gửi họ hàng và những người anh em kết nghĩa… Thậm chí, ông Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” cũng đã chuẩn bị sẵn hậu sự cho mình và gia đình từ rất lâu với 2 căn biệt thự ở Mỹ do gia đình Đặng Văn Thành mua giúp. Nói riêng về cổ phiếu, cổ phần, hãy xem, đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành đã cho, tặng gia đình ông Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bao nhiêu...

nguyen-xuan-phuc-dang-van-thanh.jpg

Vợ chồng Phó Thủ tướng “chống tham nhũng” Nguyễn Xuân Phúc luôn có mặt
trong những dịp trọng đại của đại gia Hoa kiều Đặng Văn Thành

Thứ nhất phải kể đến việc Đặng Văn Thành tặng không toàn bộ 54% sở hữu của Sacombank tại Công ty CP Nước khoáng ĐaKai (gồm 321.800 cổ phần, tổng trị giá chuyển nhượng 22,6 tỷ đồng) cho ông Nguyễn Xuân Phúc thông qua chàng rể Vũ Chí Hùng nấp dưới hình thức một bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vào thời điểm tháng 5/2012 (trước khi ông Đặng Văn Thành bị bắt 6 tháng), thực tế có 02 điểm lưu ý, một là giá cổ phần ĐaKai thời điểm đó được đấu giá công khai thành công có giá cao nhất là 48.000 đồng/cổ phần nhưng trong hợp đồng Đặng Văn Thành đã nâng lên 70.288 đồng/cổ phần để tăng giá trị cho tặng, hai là hợp đồng "chuyển nhượng" cổ phần này cho thời hạn thanh toán tới 3 năm, nên nhớ đây là sở hữu của Sacombank tại ĐaKai chứ không phải của riêng ông Đặng Văn Thành (tại thời điểm tháng 5/2012, ông Đặng Văn Thành chỉ còn sở hữu một phần rất nhỏ của Sacombank mà thôi).


Liệu khủng hoảng tài chính Nga sẽ “loang” tới đâu?

 
Khi bóng ma khủng hoảng vẫn đang lửng lơ bao trùm Moscow, Nga không phải là nước duy nhất phải chuẩn bị đón bão, Moscow Times nhận xét.

Liệu khủng hoảng tài chính Nga sẽ “loang” tới đâu?
Nga thừa nhận nền kinh tế đang bên bờ khủng hoảng. Ảnh: Newsvice
Nga thừa nhận nền kinh tế đang bên bờ khủng hoảng. Đồng Rúp suy sụp khiến các nhà đầu tư hoảng hốt tại các thị trường tiền tệ khắp Trung Á và Đông Âu.
Một số quốc gia Liên Xô cũ đã có các biện pháp phòng thân. Vào thứ Hai, Belarus đã đóng cửa tạm thời mọi quầy giao dịch tiền tệ. Trước đó, quốc gia này áp dụng mức "thuế tạm thời" 30% đối với mọi hoạt động thu gom ngoại hối.
Kyrgyzstan cũng đóng cửa một số văn phòng giao dịch ngoại hối tư nhân để bảo vệ đồng nội tệ.
Tại châu Âu, Thụy Sỹ là quốc gia đầu tiên ra tay. Trong tuần trước, nước này đã áp dụng lãi suất tiền gửi ở mức âm để bảo vệ tỷ giá hối đoái của franc trước đà tháo vốn khỏi Nga.
Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ đã công bố áp dụng mức lãi suất âm 0,25% đối với một số tài khoản tiền gửi tại ngân hàng này. 

Người Nga bước vào mùa lễ với tình trạng âu lo về kinh tế

Một con đường trang hoàng đón mùa lễ
Một con đường trang hoàng đón mùa lễ

Bất kể những lo lắng về kinh tế, cư dân và khách thăm Moscow đang đồ xô đến các hội chợ Giáng Sinh để thưởng thức các màn giải trí mùa lễ.
Nhưng một lớp băng tài chính đang buông xuống. Giá dầu sụt và các biện pháp chế tài Tây phương đã gây phương hại cho đồng rúp, nâng giá hàng nhập lên và đẩy Nga tiến tới một cuộc suy thoái.
Tổng thống Vladimir Putin nói tình trạng co cụm kinh tế sẽ kéo dài nhiều nhất là vài năm, nhưng sự kiện ấy không an ủi bao nhiêu cho nhiều người Nga, kể cả Soso, một người đi mua sắm.
Ông Soso nói: “Tôi cố gắng không nghĩ về điều ấy. Mọi chuyện rất xấu, chúng ta sẽ xem nó sẽ diễn biến ra sao … Đúng là một cơn ác mộng.”

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Khắp nơi trên thế giới đón Giáng sinh

Người dân các nước cùng hòa chung niềm vui đón chào Giáng sinh và năm mới 2015.
Người dân Thượng Hải, Trung Quốc, cầu nguyện tại nhà thờ Xujiahui.
Một học sinh trong bộ đồ ông già Noel phân phát kẹo cho trẻ em ở thành phố Chandigarh, Ấn Độ.
Một người đang trang trí trên nóc nhà thờ ở thành phố Ahmedabad, Ấn Độ.

Ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh

326762.jpgLễ Giáng sinh, một trong những ngày lễ trọng đại của hàng tỷ các tín đồ Thiên Chúa giáo trên toàn cầu, thuộc các giáo hội có chung một niềm tin về một Đấng Thiên Sai là Ngôi Hai Thiên Chúa đã giáng sinh xuống thế làm người để cứu chuộc nhân lọai cách nay 2014 năm.
Theo niềm tin của các giáo hội và tín đồ Thiên Chúa giáo, vũ trụ vạn vật trong đó có con người đều do một Đấng tối cao tòan năng là Thượng Đế, là Thiên Chúa đã tạo dựng và cho nó vận hành, tiến hoá theo những quy luật chung cũng như riêng cho muôn lòai và mỗi lòai. Trong các sinh vật thụ tạo, con người được coi là cao trọng nhất, được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, có năng lực làm chủ bản thân, xã hội và thiên nhiên để mưu cầu hạnh phúc.
Theo Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước vốn là nền tảng giáo lý Thiên Chúa giáo, khởi thủy, trái đất được Thiên Chúa dựng nên như môi truờng sống hòan hảo cho con người thụ hưởng hạnh phúc viên mãn đời đời. Thế nhưng, trước khi con người được hưởng cảnh sống hạnh phúc bất diệt nơi địa đàng này, Thiên Chúa đã làm một cuộc thử thách về lòng trung tín của hai con người được tạo dựng đầu tiên là Adam và Eva, tổ phụ lòai người. Thử thách đó là: Adam và Eva được quyền thụ hưởng mọi thứ có trong vườn Địa Đàng, trừ hoa trái của một cây “trái Cấm”. Nhưng trong một lúc yếu lòng, bị ma quỷ cám dỗ, Eva trước rồi Adam sau, đã ăn trái cấm này, vi phạm Thiên Luật. Hậu quả là Adam và Eva cũng như con cháu muôn đời mai sau sẽ mãi mãi sống trong cảnh trần gian khổ ải, bi hư nát đời đời. Thế nhưng, vì tình thương nhân lọai, vật thụ tạo của mình, Thiên Chúa đã cho con một là Đức Jesus Christ giáng thế, chịu khổ hình và sau cùng chịu chết treo trên thập tự giá, lấy máu và cái chết của mình như giá cứu chuộc nhân lọai. Nhờ công ơn cứu chuộc này, con người mới có điều kiện để được tái sinh trong nước hằng sống sau cái chết, là Thiên Đường cực lạc vĩnh cửu.Vì vậy, Lễ Giáng sinh đối với các tín đồ Thiên Chúa giáo là một ngày vui mừng trọng đại, ngày khởi đầu công trình cứu chuộc của Ngôi Hai Thiên Chúa.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Lại một cái chết oan khuất nữa

Hiện trường nơi vớt nạn nhân Nguyễn Lê Ngọc Tiến.
Hiện trường nơi vớt nạn nhân Nguyễn Lê Ngọc Tiến.

RFAVào ngày 16 tháng 12 vừa qua một vụ án mạng xảy ra tại Xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận mà nhân chứng cho là do công an gây ra. Mặc Lâm tìm hiểu qua nhân chứng và thân nhân nạn nhân như sau:
Theo nhân chứng Dương Lâm Vũ sinh năm 1997 là người cùng đi với nạn nhân Nguyễn Lê Ngọc Tiến sinh năm 1991 cư ngụ tại thôn Phú Lập, xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận thì vào lúc 10 giờ 30 đêm 16 tháng 12 Vũ và Tiến có tới hồ nước tại địa phương để đốt khí đá chơi, việc đốt khí đá gây lên tiếng nổ như bắn pháo bông hoàn toàn không gây hại tới ai nhưng bị cấm đoán vì là chất gây nổ. Do có tâm trạng hồi hộp như vậy nên khi nghe tiếng công an xã tới vây ráp cả hai đều hoảng sợ và cùng nhảy xuống hồ để trốn.
Nhân chứng Dương Lâm Vũ bơi ra xa bờ nhưng anh Tiến không chịu bơi xa mà lặn xuống sát mé nước. Một lát sau nhân chứng nghe tiếng anh Tiến bị bắt rồi bị đánh, anh Vũ kể:
Em nghe có tiếng là “mày lôi nó lên chứ đừng quýnh nó”. Nghe yên một đỗi xong rồi nghe nó kêu một tiếng nó biểu “mày cút xuống mày lấy cái ống khí đá hồi nãy cái thằng kia mày quăng lên đây cho tao”. Tới đó em thấy vậy em bơi đi xa luôn
Dương Lâm Vũ
-Hai anh em không biết đường nào chạy nữa nên nhảy xuống hồ. Nhảy xuống rồi em bỏ ảnh ở lại. Em thấy ảnh nổi cái đầu lên rồi bị công an bắt. Em bơi ra xa em nghe quýnh chứ em không thấy.
Em nghe có tiếng là “mày lôi nó lên chứ đừng quýnh nó”. Nghe yên một đỗi xong rồi nghe nó kêu một tiếng nó biểu “mày cút xuống mày lấy cái ống khí đá hồi nãy cái thằng kia mày quăng lên đây cho tao”. Tới đó em thấy vậy em bơi đi xa luôn.
Sau khi Tiến được bạn bè vớt lên từ hồ này công an đã tới làm xét nghiệm tử thi nhưng xét nghiệm một cách vội vã và không theo đúng quy trình. Họ mổ thi thể trước mặt mọi người giữa đêm tối và biên bản lại không đúng với những gì mà người dân hiếu kỳ chứng kiến tại chỗ. Một người anh cô cậu ruột của nạn nhân là anh Kiên kể lại:

Những bí ẩn về nữ điệp viên hàng đầu thế giới Peggy Harmer

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong thành công của “Chiến dịch Normandy”, song cuộc đời và sự nghiệp của Peggy Harmer, một trong những nữ điệp viên hàng đầu thế giới, vẫn là một bí ẩn trong suốt hơn 50 năm qua.
Chỉ đến khi bà qua đời ở tuổi 89, những bí ẩn xoay quanh người nữ điệp viên tài ba này mới dần được hé lộ.
Cuộc phỏng vấn kỳ lạ
Harmer được tuyển chọn cho một nhiệm vụ bí mật nhờ vẻ đẹp và sự thông minh sắc xảo của mình. Bà cũng là một thành viên thuộc đội phản gián đã có những đóng góp quan trọng cho phe Đồng Minh với mật danh “Double Cross”.
Peggy Harmer là một trong những điệp viên trẻ nhất tại Anh khi bà gia nhập Bộ Chiến tranh vào năm 19 tuổi. Ba ngày sau, bà được mời đến làm việc tại đội phản gián “Double Cross”.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Ua chầu chầu, rồi răng hè?

1
Có một điều gì đó thôi thúc phải viết về Bọ Lập, mặc dù hàng trăm bài giá trị đã được lan truyền sau khi Bọ bị bắt. Bọ bị bắt cũng như hai blogger Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm và Hồng Lê Thọ, chủ trang Người lót gạch đã nhập kho trước đó. Bọ Lập vào trại giam Phan Đăng Lưu với điều 88 như một giọt nước tràn ly, giọt nước đến từ nhiều phía, nhiều người nhưng chủ yếu là những người yêu mến trang blog Quê Choa và các cuốn sách của nhà văn Nguyễn Quang Lập.
Có người chưa bao giờ biết anh nhưng xem bài anh viết cũng như những đường link tới các bài viết khác cho thấy anh là người có cá tính và quan trọng nhất anh có quan điểm chống cái ác, cái xấu, cái độc tài toàn trị vốn đang xảy ra hàng ngày tại Việt Nam. Anh nói mình chuyển tải sự thật trong khi chính quyền không muốn sự thật của họ lọt tới tai công chúng. Anh nói là nhà văn anh không thể cam lòng nhắm mắt trước những bất công mà cứ như con chó giữ nhà cho chủ, mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui sướng vẫy đuôi liếm láp.
Anh từ chối những vai trò trong các hội hè đàn đúm của nhà nước để yên tâm làm công việc mà anh thích tuy rất phiêu lưu: viết blog.

Không dễ quên vụ bắt giam hai bloggers Bọ Lập và Người lót gạch

Blogger Nguyễn Quang Lập và blogger Hồng Lê Thọ
Blogger Nguyễn Quang Lập và blogger Hồng Lê Thọ
RFA files photos

Nhiều nguời quan tâm tình hình tại Việt Nam vẫn tiếp tục kêu gọi cơ quan chức năng trả tự do cho hai bloggers Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ bị bắt gần đây.
Gia Minh hỏi chuyện ông Nguyễn Ngọc Già, một người thường xuyên có những bài viết về tình hình tù nhân lương tâm tại Việt Nam trên các trang mạng trong nước.
Ông Nguyễn Ngọc Già: Ở đây chúng ta nói rõ là hai nguời bị bắt : ông Hồng Lê Thọ và ông Nguyễn Quang Lập có điểm chung và điểm riêng. Điểm chung là hai ông đều bị bắt dưới góc độ ‘vụ án chính trị’ với tư cách tù nhân lương tâm, mặc dù nứơc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn từ chối tại quốc nội và trứơc quốc tế khái niệm ‘tù nhân lương tâm’; nhưng trong thực tế không thể phủ nhận hai ông Thọ và Lập là tù nhân lương tâm. Ít nhất đối với ông Lập đã có quyết định truy tố vụ án theo điều 88.
Riêng đối với ông Thọ, tôi có thắc mắc là ông Thọ bị bắt trứơc ông Lập nhưng cho đến nay không nghe tin tức gì cả; trong khi chúng ta biết ông Thọ là nguời có quốc tịch Nhật Bản. Đó là câu hỏi cần phải đặt ra trong lúc mà tình hình Việt Nam hiện nay rất khốc liệt về  mọi mặt, đặc biệt về kinh tế. Điểm thứ hai mà không ai không thấy là sự tranh chấp quyền lực trước kỳ đại hội đảng mà đang đếm lùi thời gian.
Điều gây xúc động lớn nhất đối với tôi, nguời theo dõi sát tình hình Việt Nam từ trứơc đến nay, là chưa có một tù nhân lương tâm nào bị bắt vào lúc mà chính bản thân nguời đó đang bị ‘bán thân bất tọai’ như thế.
Ông Nguyễn Ngọc Già
Đối với nhà văn Nguyễn Quang Lập thì dư luận hiện nay đều lên tiếng yêu cầu chính quyền phải để cho ông đụơc tại ngọai. Điều gây xúc động lớn nhất đối với tôi, nguời theo dõi sát tình hình Việt Nam từ trứơc đến nay, là chưa có một tù nhân lương tâm nào bị bắt vào lúc mà chính bản thân nguời đó đang bị ‘bán thân bất tọai’ như thế.
Gia Minh: Đến lúc này đã có thư kiến nghị của các vị nhân sĩ, trí thức và nhiều nguời khác tại Việt Nam ký tên yêu cầu trả tự do cho nhà văn Nguyễn Quang Lập ( số ký đã hơn 1000 nguời); và cũng có ba vị giáo sư Việt Nam đang công tác tại nước ngòai có thư cho chính quyền. Theo ông những phản ứng đó ra sao?

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Campuchia đồng ý cho 13 người Thượng được nộp đơn xin tỵ nạn

Sau nhiều lần từ chối không cho các quan chức chuyên trách về tỵ nạn và nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia tiếp cận những người Thượng Tây Nguyên đang ẩn náu trong rừng, nay chính phủ xứ chùa Tháp đã đồng ý cho 13 người Thượng trốn khỏi Việt Nam lên thủ đô Phnom Penh để nộp đơn xin tỵ nạn.
Việc chính phủ Phnom Penh buộc lòng chấp thuận cho Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đưa 13 ngườSau nhiều lần từ chối không cho các quan chức chuyên trách về tỵ nạn và nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia tiếp cận những người Thượng Tây Nguyên đang ẩn náu trong rừng, nay chính phủ xứ chùa Tháp đã đồng ý cho 13 người Thượng trốn khỏi Việt Nam lên thủ đô Phnom Penh để nộp đơn xin tỵ nạn.
Việc chính phủ Phnom Penh buộc lòng chấp thuận cho Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đưa 13 người Thượng Tây Nguyên về thủ đô Phnom Penh, sau khi nhóm người này đã tiếp xúc được với quan chức của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc và Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào sáng ngày 20/12.
Nhóm người thượng vượt biên trốn trong rừng
Nhóm người Thượng nói trên đã đào thoát từ tỉnh Gia Lai của Việt Nam sang trốn trong rừng thuộc tỉnh Ratanakiri giáp biên giới của Việt Nam hơn 7 tuần qua.
Trước đó, các quan chức của Liên Hiệp Quốc đã liên tục thất bại trong việc hợp tác với chính quyền tỉnh Ratanakiri để tìm cách tiếp cận và giúp đỡ nhóm này mặc dù có quan chức từ Bộ Nội vụ Campuchia tham gia. Phía Liên Hiệp Quốc tỏ ra quan tâm về số phận của người Thượng Tây Nguyên vì họ tin rằng những người này bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu và đàn áp tôn giáo, đồng thời đang phải trốn tránh gần hai tháng trong rừng; do đó, LHQ phải lén lút tìm cách tiếp xúc với họ.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Thuyền nhân Việt tại Úc được hòa nhập cộng đồng

Vui mừng

Gần đây, làn sóng thuyền nhân tầm trú đến xin tị nạn ở Úc đã có phần lắng dịu sau khi “Hiệp định Định cư trong khu vực” ngày 19/7/2013 được ban hành. Một số thuyền nhân Việt Nam còn trong các trại tị nạn lần lượt được hưởng quy chế tạm định cư để hòa nhập với cộng đồng. Cuộc sống của họ hiện giờ và tương lai của họ sẽ ra sao? Một thanh niên chia sẻ với thông tín viên Tường An của đài Á Châu Tự Do cảm giác của anh khi được rời khỏi trại tạm trú Yongah Hill:
“Quả thực khi nhận được quyết định ra khỏi trung tâm tạm giam người tầm trú thì em rất chi là vui, cũng như mọi người rất chi là vui. Bên cạnh đó cũng có những nỗi buồn cho những người ở lại.”
Đó là chia sẻ của anh Paul Nguyễn, một trong khoảng 100 thuyền nhân may mắn của trại Yongah Hill được ra tạm định cư tại Melbounre ngày 15 tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui đó, anh Paul Nguyễn cũng không dấu được sự lo lắng về tương lai:
Được ra hòa nhập cũng là một may mắn cho bọn em, nhưng mà họ (chính phủ) chưa có một chính sách nào nhất định cho bọn em nên bọn em rất chi là lo lắng. Mặc dù là mình ở ngoài, hạnh phúc và may mắn hơn những người ở trong trại.
-Paul Nguyễn
“Thực ra, bây giờ được ra hòa nhập cũng là một may mắn cho bọn em, nhưng mà họ (chính phủ) chưa có một chính sách nào nhất định cho bọn em nên bọn em rất chi là lo lắng. Mặc dù là mình ở ngoài, hạnh phúc và may mắn hơn những người ở trong trại nhưng mà thực chất thì bọn em cũng không biết tương lai của bọn em sẽ như thế nào.”
Sau hơn 2 năm lênh đênh từ Indonesia, đến đảo Manus rồi trại Yongah Hill, nay được ra hòa nhập với Cộng đồng, anh Jos Nguyễn cố gắng thích nghi với cuộc sống mới, anh nói:

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Hạnh phúc vỡ òa khi 12 người được giải cứu khỏi hầm sập

|
  Hơn 80 giờ kẹt trong bóng tối, nước ngập, thiếu thức ăn, nước uống... các nạn nhân bất ngờ được đưa ra trong tình trạng khá khỏe mạnh khiến hàng trăm người vỡ òa cảm xúc.
16h30, khi công binh đang đào ngách bên tay trái được 14 m (dự kiến 30 m) thì bất ngờ thấy một lỗ thủng nên đánh tạt sang bên tay trái và phát hiện 12 nạn nhân đang ngồi trong đoạn hầm chưa sập. Tất cả nhanh chóng được đưa ra ngoài. Đây là người đàn ông được dìu ra khỏi đường hầm đầu tiên.
Đường ngách này được đào song song với đoạn hầm sập, sau khi có chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải. Đây là hướng triển khai muộn nhất so với các hướng đào trước đó. 
 
  
Chị Đặng Thị Hồng Ngọc, 26 tuổi, nạn nhân nữ duy nhất trong vụ sập hầm và 11 người khác được giải cứu nan toàn. Mọi người đều khỏe mạnh, phần lớn tự di chuyển ra ngoài.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Vì ai mà nước Nga khốn đốn?

Nhận về Crimea nay không còn là niềm vui cho dân Nga
Sau khi cho sáp nhập Crimea, ông Vladimir Putin nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân Nga. Mới cách đây chỉ khoảng hai tháng, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada ở Moscow, có đến 88% người Nga được hỏi tín nhiệm ông.
Nhưng nay mọi chuyện đã khác. Crimea không còn là điều để người dân Nga vui mừng. Mối bận tâm của họ lúc này là làm sao đối phó với những khốn đốn vì giá cả tăng vọt, đồng rúp mất giá.
Đối diện với những khó khăn ấy – như Lev Gudkov, người đứng đầu Trung tâm Levada nhận định, được tạp chí Time trích dẫn hôm 16/12/2004 – họ không còn mặn mà với những hành động của ông tại Crimea và Ukraine và sẽ quay lưng lại với ông.
Có thể chính ông Putin cũng nhận ra rằng ông đang phải trả giá cho những hành động kiêu căng, toan tính sai lầm của mình ở Crimea và Ukraine. Chiếm được Crimea, nhưng ông và nước Nga lại mất nhiều thứ khác.

Kinh tế trượt dốc

Là một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu dầu khí (chiếm đến 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga năm 2013), giá dầu quốc tế sụt giảm kỷ lục trong những tháng qua đã tác động xấu lên nền kinh tế Nga.
Nhưng có thể nói việc ông bất chấp luật pháp quốc tế sáp nhập Crimea và gây bất ổn tại miền Đông Ukraine là yếu tố quan trọng đưa đẩy nền kinh tế Nga đến tình trạng điêu đứng ngày hôm nay.
Nghĩ rằng mình có nhiều dầu khí, các nước châu Âu lại cần đến nguồn năng lượng từ Nga và vì vậy không dám có các biện pháp cứng rắn với Moscow, ông Putin đã phớt lờ những kêu gọi, chỉ trích, đe dọa từ các nước châu Âu và Mỹ. Ông đã cho quân vào Crimea và thôn tính vùng tự trị này của Ukraine.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

HIỆP LỰC HAY CHIA RẼ?

Đặng Chí Hùng

Mới được người thân chuyển qua bài viết của tác giả Trần Duy Sơn (Dân Làm Báo). Tôi cũng đã từng viết bài và gửi cho Dân Làm Báo, tuy nhiên hiện nay đường hướng và trình độ của tôi không đáp ứng được cho nên tự xin rút lui. Nhưng có lẽ cần phải có đôi lời đối với bài viết của tác giả Trần Duy Sơn(Dân Làm Báo). Tôi có thể khẳng định ngay đây là một bài viết hết sức nguy hiểm cho công cuộc lật đổ cộng sản Việt Nam và mặc dù cái tựa đề của bài là “Hiệp lực đấu tranh” [ngaybên dưới bài nầynhưng thật ra nó là chia rẽ và mang hơi hướm của tuyên giáo cộng sản. Không hiểu làm sao khi người thân cho hay thì nó lại nằm ngay là bài đầu tiên của Dân Làm Báo(1). Xin thử phân tích mấy điểm hết sức nguy hiểm của bài viết của tác giả Trần Duy Sơn (Dân Làm Báo) để thấy rõ điều đó.
1.Tác giả Sơn viết: “Trong khi đó, hải ngoại cũng đấu tranh vì tự do dân chủ cho VN, tuy nhiên trong tâm thức của một bộ phận không nhỏ lại mang tính chất phục hận, phục quốc VNCH”. Tác giả Trần Duy Sơn đã vừa nói sai, vừa nói ngụy biện. Nói sai ở chỗ là người dân Việt Nam ở Hải Ngoại thực ra hầu hết có quốc tịch nước ngoài hoặc ít nhất cũng là thường trú nhân lâu dài. Cuộc sống cũng ổn định và không ai đến nỗi như người dân ở “thiên đường” cộng sản. Nhưng họ ăn cái “giải” gì mà cứ phải ăn cơm nhà đi đấu tranh. Họ đấu tranh cho ai? Cho họ hay cho một Việt Nam của tổ tiên chúng ta, của chính chúng ta. Rõ ràng là những người Việt Hải Ngoại họ đấu tranh vì tình yêu quê hương, yêu dân tộc. Vậy tác giả Trần Duy Sơn đã bôi nhọ tình yêu quê hương của đồng bào Hải Ngoại.
Còn về vấn đề “phục hận” thì xin thưa tác giả Trần Duy Sơn, nếu tác giả là nạn nhân của kẻ cướp thì tác giả có muốn “phục hận “ hay không? Hay chính tác giả là “bên thắng cuộc” nên tác giả khuyên đồng bào đừng phục hận?. Xin thưa với tất cả quý vị rằng Hân Thù cũng là một quyền chính đáng trong vấn đề nhân quyền. Con người có quyền yêu, ghét và hận thù mà không chịu sự chi phối của ai khác. Tác giả Trần Duy Sơn xin đừng đánh đồng sự hận thù của đồng bào Hải Ngoại với sự trả thù man rợ của cộng sản Việt Nam trong CCRĐ hay sau 1975 với quân dân cán chính VNCH. Cái thù hận của những nạn nhân cộng sản là thù hận đúng nghĩa: Anh có tội anh phải đền tội trước công pháp.
Tiếp theo là “phục Quốc”. Xin thưa tác giả Trần Duy Sơn là đó cũng là điều chính đáng. Một VNCH tự do, dân chủ và đem lại cuộc sống ấm no cho biết bao nhiêu đồng bào có xứng đáng được khôi phục không? Hoàn toàn xứng đáng. Vậy vì cớ gì mà Trần Duy Sơn lại sợ “phục quốc”? . Có lẽ nếu VNCH trở lại thì Trần Duy Sơn mất hết đường để mà tung hô cờ Đỏ.
2.Tiếp theo Trần Duy Sơn nói:” Ngược lại, trong nước cờ vàng lại là một hình ảnh khác. Đã 40 năm trôi qua, những người còn lại ở miền Nam VN trên 50 tuổi mới ý thức được cờ vàng và hiểu giá trị của nó. Trong số 50 đó, có bao nhiêu người tưởng nhớ, tiếc nuối cờ vàng, và bao nhiêu người xem cờ vàng là cờ thua trận, đã bỏ họ ở lại bơ vơ nghèo đói và bị đàn áp. Còn lại lớp trẻ, hầu hết, dưới mái trường XHCN cờ vàng là cờ thua trận, thất bại của một quốc gia. Điều này do tác động bởi chính sách nhồi sọ của CS, nhưng không thể chối cãi đó là sự thật của lịch sử mà không ai có thể phủ nhận. Như vậy cờ vàng có giá trị bao nhiêu ở trong nước, cao lắm 1% do những người lớn tuổi còn tồn tại. Phần đông là dị ứng”.
Xin thưa Trần Duy Sơn, lá Cờ Vàng là lá cờ của cả dân tộc Việt Nam được gìn giữ qua biết bao thế hệ cha ông. Điều này tôi đã chứng minh trong “Những sự thật cần phải biết “ – Phần 8 và 9 về lịch sử lá cờ Vàng dân tộc. Lá cờ Vàng không phải là biểu tượng chỉ của riêng VNCH mà là của Dân Tộc. Xin nhắc lại là của CẢ DÂN TỘC để Trần Duy Sơn và một số người tự nhận mình là nhà đấu tranh đừng nhầm lẫn và cho nó chỉ là “biểu tượng đơn thuần” hay chỉ có mới từ nhà Nguyễn. Đã có tinh thần đấu tranh và dám mạnh dạn viết bài thì xin hãy tìm hiểu cho chắc về lịch sử dân tộc rồi hãy viết. Đừng đem theo cách viết bóp méo lịch sử của cộng sản lên các trang mạng rồi kêu gọi “đấu tranh” thì thật là lố bịch. Ngoài ra, Trần Duy Sơn đã quên mất rằng tôi cũng chỉ mới ở trong nước đi ra vài tháng nay, có hàng trăm người cùng hoạt động với tôi ở Việt Nam yêu màu Cờ Vàng dân tộc. Chúng tôi đâu phải trên 50 như Trần Duy Sơn quy kết. Vậy còn những người tuổi trẻ Yêu nước đi dán truyền đơn về Cờ Vàng thì sao đây Trần Duy Sơn?. Xin đừng vơ đũa cả nắm ai cũng hiểu nhầm về cờ Dân tộc như một số người nào đó.
Hình ảnh cờ Vàng do TTYN dán truyền đơn ở Việt Nam
Hình ảnh cờ Vàng do TTYN dán truyền đơn ở Việt Nam