Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

ẤN – NHẬT CHUẨN BỊ ĐỐI ĐẦU VỚI TRUNG CỘNG

1BÀI HỌC CHIẾN TRANH ẤN ĐỘ – TRUNG CỘNG NĂM 1962:
Ngày 7/5/2013, trang Web Strategy Page của Mỹ đã phân tích cuộc chiến tranh Ấn Độ – Trung Cộng năm 1962 để rút ra bài học lý do thất bại, để cảnh báo New Dehli có thể giẫm lên vết xe đổ là phải chấn chỉnh lại các khuyết điểm căn bản từ việc xây dựng tuyến đường giao thông chiến lược tới khu vực biên giới Ấn – Trung. Một quân đội khi giao tranh với địch cho dù quân đội đó có thiện chiến tới đâu và tài thao lược của người tướng Tư lệnh Chiến trường có tài giỏi tới đâu mà lực lượng vũ trang đó không được tiếp viện nhanh chóng như bổ sung quân số tổn thất và tiếp tế cấp số khởi thủy đạn dược, lương thực, thực phẩm… thì quân đội đó không thể giành chiến thắng được.
Muốn tăng viện nhanh chóng đến chiến trường, tất cả tùy thuộc vào hệ thống giao thông chiến lược. Chính vì không có hệ thống giao thông chiến lược tốt, việc tăng viện cho lực lượng vũ trang Ấn Độ đang đối đầu với quân Trung Cộng tại biên thùy chậm trễ, đó là nguyên nhân chính đưa đến thất bại của quân đội Ấn Độ trong việc bảo vệ lãnh thổ chống với quân xâm lược Trung Cộng năm 1962.
Kể từ cuộc chiến tranh biên giới với Trung Cộng cho tới nay, Ấn Độ vẫn chưa khắc phục được yếu điểm to lớn nầy, vẫn còn thiếu đường sá nối liền tới biên giới Ấn-Trung. Tuy Ấn Độ đã sửa chửa sân bay ở khu vực gần biên giới Ấn-Trung để triển khai quân đội khi có chiến tranh. Nhưng, Ấn Độ không có khả năng lập cầu không cầu không để có thể chuyển quân nhanh chóng như quân đội Hoa Kỳ; vì vậy, việc chuyển quân hoàn toàn tùy thuộc phần lớn vào hệ thống giao thông đường bộ.
Theo hãng tin PTI cho biết, ngày 1/11/2014, Bắc Kinh đã thông qua về dự án xây dựng một tuyến đường sắt mới mang tầm quan trọng chiến lược tại Tây Tạng sát khu vực biên giới Ấn Độ thuộc bang Arunachal Pradesh. Tuyến đường sắt này sẽ nối thủ phủ Tây Tạng Lhasa với Nyingchi (Đông Nam Tây Tạng). Đường sắt nầy nằm ở độ cao chiến lược sẽ là đường sắt thứ 2 được xây dựng tại Tây Tạng sau tuyến đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng nối Tây Ninh với Lhassa đã được đưa vào hoạt động từ năm 2006.
Theo kế hoạch nầy vừa được Ủy ban Cải Cách & Phát triển Quốc gia Trung Cộng thông qua, tuyến đường sắt từ Lhassa tới Nyingchi là một trong tuyến đường sắt Tứ Xuyên – Tây Tạng dài 402 cây số với vốn đầu tư 6 tỷ USD, dự tín sẽ hoàn thành trong 7 năm, được thiết kế cho tàu khách có vận tốc 160 km/giờ và vận chuyển 10 triệu tấn hàng hóa/ năm.
Theo báo The Times of India số ra ngày 29/9/2014, Quốc Vụ Khanh Bộ Nội Vụ Ấn Dộ Kiren Rijiju nói: “Những vụ xâm nhập biên giới đang diễn ra, nhưng lần nầy, chúng ta đã nêu rõ quan điểm là sẽ không chấp nhận bất cứ hình thức xâm nhập nào của họ (TC) vào lãnh thổ của chúng ta và chúng ta sẽ không nhân nhượng.” Một số khu vực dọc biên giới Ấn – Trung không phân định rõ ràng và binh sĩ TC đã nhiều lần đi vào khu vực đó, đôi khi vượt qua cả khu vực mà New Delhi tuyên bố là lãnh thổ của Ấn Độ. New Delhi dứt khoát lập trường sẽ không để lãnh thổ của mình rơi vào tay kẻ khác.
Trong 10 năm qua, Ấn Độ đã lãng phí thời gian xây dựng đường giao thông chiến lược nối với biên giới Ấn – Trung để khi chiến tranh nổ ra, Ấn Độ có thể điều động quân đội nhanh chóng ra chiến trường. Nhưng tới nay, phần lớn các con đường chưa khởi công. Nguyên do chính là do hệ thống của chủ nghĩa quan liêu ở Ấn Độ đạt hiệu quả thấp. Thí dụ điển hình nhất là cơ quan mua sắm vũ khí của Ấn Độ, cơ quan nầy chủ trương nghiên cứu phát triển và sản xuất vũ khí nội địa dù phải bỏ ra thời gian vài chục năm và thường xuyên trì hoãn thời gian bàn giao. Ngoài ra, vấn đề tham nhũng khiến cho các chương trình bị trì hoãn, có lúc phải tạm ngưng các chương trình mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng đã đạt được một số tiến triển nhất định. Bốn năm trước, Ấn Độ đã lặng lẽ xây dựng một sân bay ở bang Uttarakhand miền Bắc và đã đưa vào sử dụng. Sân bay nầy nằm gần biên giới với Trung Cộng, chủ yếu sử dụng cho mục đích quân sự.
Vài năm trước đây, khi New Delhi phát hiện đã bị Bắc Kinh đẩy lùi xa ở phía sau ở khu vực biên giới chung Ấn – Trung kéo dài 4.000 km. Bắc Kinh đã hoàn thiện hệ thống đường bộ giao thông chiến lược và có thể điều động QĐNDTQ di chuyển trên tuyến đường dài 400 km ra biên giới trong vòng 1 ngày. Trong khi đó, tốc độ điều quân của Ấn Độ nhanh nhất phải gắp đôi thời gian.
Theo phân tích của “StrategyPage” của Mỹ, vấn đề của Ấn Độ còn lâu mới kết thúc. Giải quyết chủ nghĩa quan liêu của Ấn Độ thường phải mất tới chục năm cho dù vấn đề nầy được New Delhi giải quyết thì việc Ấn Độ xây dựng thêm hệ thống giao thông chiến lược trên bộ ở dọc biên giới Ấn – Trung còn phải mất vài năm nữa. Đường sá là điều kiện rất quan trọng để điều động và triển khai lực lượng vũ trang nhanh chóng tại biên giới khi có chiến tranh với TC.
New Delhi đã nhận thức và phản ứng trước việc Bắc Kinh xây dựng hệ thống giao thông chiến lược từ nội địa ra biên giới Trung – Ấn là phải nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu hệ thống giao thông chiến lược hiện nay và nếu Ấn Độ muốn thực hiện điều nầy phải mất tới 10 năm nữa hoặc lâu hơn. Nhưng, gió đã đổi chiều tại Ấn Độ từ khi ông Narenda Modi trở thành Tân thủ tướng của Ấn Độ sau cuộc bầu cử Quốc hội. Theo trang Diplomat cho biết: “Ông Modi là người có đường lồi rất cứng rắn trong chính sách với Trung Cộng. Điều nầy khiến Tập Cận Bình khó có thể dùng áp lực ngoại giao với Ấn Độ”.
Theo Time of India trước cuộc bầu cử đã có bài phân tích cho thấy người dân Ấn Độ mong muốn có một người lãnh đạo cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Ông Modi đã đáp ứng được nguyện vọng của dân tộc Ấn Độ. Khi đi vận động tranh cử tại tỉnh Pasighat, miền Đông Ấn Độ, ông Modi đã quyết liệt chỉ đích danh TC đang xâm lấn lãnh thổ của Ấn Độ. Đứng trước cử tri, ông Modi thẳng thắng tuyên bố: “Không thế lực nào trên trái đất có thể xâm lấn Ấn Độ dù chỉ vài inch. TC nên bỏ chủ trương bành trướng.”
Ông Narenda Modi được đánh giá là người có đường lối theo chủ nghĩa dân tộc cao. Ông từng thề trước các cử tri khi đó rằng: “Tôi xin thề là sẽ không để đất nước này bị phá hủy, sẽ không để đất nước nầy bị chia cắt, sẽ không để đất nước nầy phải cúi đầu.” Chính chiến lược tranh cử một Ấn Độ không nhún nhường đã giúp ông Modi giành được đa số phiếu ủng hộ của người dân Ấn Độ.
Tưởng nên nhắc lại, hồi tháng 10/2013, ông Modi đã từng phát biểu mạnh mẽ khi Ấn Độ và TC nổi lên tranh cãi quanh khu vực lãnh thổ ở vùng Arunachal Pradesh. Khi đó, ông Modi tuyên bố: “Chúng ta không thể cho phép TC lấn lướt Ấn Độ trong các vấn đề chính sách đối ngoại,” ông đã nhấn mạnh. “Arunachal Pradesh là một phần của Ấn Độ và sẽ luôn luôn như vậy. Không có quyền lực nào có thể cướp nó từ chúng tôi. Người Arunachal Pradesh đã không chịu áp lực hay sợ hãi từ Trung Cộng.”
Sau khi ông Modi thắng chức Thủ tướng Ấn Độ, một chuyên gia phân tích khu vực châu Á nói: “Chúng ta có thể chờ đợi cách tiếp cận cao hơn của ông Modi trong chính sách với các nước láng giềng”. Một chuyên gia khác cho biết: “Bắc Kinh sẽ biết Tân Thủ tướng của Ấn Độ không phải là người yếu đuối dễ bắt nạt và họ sẽ không dám làm điều gì mang tính phiêu lưu.”
BẢN LĨNH LÃNH ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG NARENDA MODI:
[1] Ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Modi là nhanh chóng xây dựng tuyến đường quốc lộ chiến lược ở Arunachal để không giẫm lên vết xe đổ thất bại năm 1962. Đài tiếng nói Nước Nga ngày 4/11/2014 đưa tin: “Nhật Bản đã nhận được quyền hiện diện ở biên giới Ấn – Trung bên trong lãnh thổ Ấn Độ . New Delhi đồng ý cho cơ quan Phối hợp Quốc tế của Nhật Bản tiếp nhận dự án xây dựng “QUỐC LỘ BIÊN GIỚI ẤN-TRUNG” ở khu vực đông bắc nước nầy. Trong đó, người Nhật sẽ thi công xây dựng quốc lộ dài 1.800 km nằm ở khu vực bang Arunachal thuộc khu vực biên giới Ấn – Trung. Theo bài báo, quyết định nầy gây bất mãn mạnh mẽ cho Bắc Kinh. TC cho rằng bang Arunachal là một phần của Tây Tạng.
Theo bài báo này, Bắc Kinh đã xây dựng xong hạ tầng cơ sở tiên tiến ven “Tuyến McMahon”. Nhưng, Ấn Độ thi công xây dựng quốc lộ liên kết với các trạm gác ở ven biên giới và tiến hành kiểm soát hiệu quả đối với biên giới, đã dẫn đến sự lên án của Bắc Kinh. TC thậm chí còn phản đối Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cung cấp khoản vay cho chương trình xây dựng quốc lộ biên giới của Ấn Độ.
Việc Nhật Bản tham gia xây dựng quốc lộ dọc biên giới đông bắc Ấn Độ khiến cho Bắc Kinh phản đối quyết liệt. Truyền thông TC cho rằng người Nhật Bản lần cuối cùng xuất hiện ở khu vực này vào Thế chiến II, khi đó binh sĩ Anh – Ấn chiến đấu chống quân đội Nhật Hoàng tại bang Nagaland của Ấn Độ.
New Delhi lựa chọn Nhật Bản xây dựng quốc lộ chiến lược ở đông bắc Ấn Độ hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, vì Nhật Bản có nền công nghệ hiện đại và công nghệ xây dựng đường sá. Ngoài ra, quan hệ liên minh ngày càng chặt chẽ. Hai nước cùng có lợi ích và quan điểm chung trong nhiều vấn đề mà chủ yếu là chống lại chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh. Công ty Nhật Bản sẽ xây dựng quốc lộ chiến lược cho Ấn Độ ở vùng núi khó khăn, cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải liên quan đến nhiều cầu và đường hầm. Đối với New Delhi, điều có lợi nhất là ngoài việc xây dựng quốc lộ chiến lược, Nhật Bản còn muốn đầu tư 35 tỷ USD cho các loại dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cho Ấn Độ.
[2] Dẫn nguồn tin từ Ấn Độ, ngày 22/10/2014 vừa qua, chính phủ Ấn Độ đã khởi công tiến trình xây dựng 4 tuyến đường sắt chiến lược quan trọng dọc biên giới với TC. Trước đó, dự án nầy đã bị gác lại nhiều năm do giới lãnh đạo cao nhất của Ấn Độ không thống nhất được quan điểm.
Trước đó, Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ đã yêu cầu Bộ Đường Sắt phối hợp với Bộ Quốc Phòng tiến hành khảo sát chi tiết công trình đối với tuyến đường sắt dài hơn 1.000 km có tầm quan trọng chiến lược nầy. Tuyến đường sắt trên nằm ở khu vực Arunachal Pradesh, bang Assam, Himachal, Jammu và Kashmir. Theo giới chuyên gia, khoản chi phí xây dựng nầy ước tính khoảng hơn 32 triệu USD trích từ ngân sách chính phủ.
4 tuyến đường sắt nầy là bộ phận hợp thành của 14 tuyến đường sắt chiến lược của quân đội Ấn Độ, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng dể vận chuyển vật tư, quân trang – quân dụng và điều động quân đội…
ẤN ĐỘ KHẲNG ĐỊNH KHÔNG NHƯỢNG BỘ VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VỚI TRUNG CỘNG:
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ vùng biên giới luôn luôn là một trở ngại lớn trong quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và TC, hai nước có khoảng 2.000 km đường biên giới chung. Năm 1962, một cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng giữa Ấn – Trung đã xảy ra. Do vấn đề nầy đến nay chưa được giải quyết, nên hai bên thường xuyên cáo buộc nhau xâm nhập lãnh thổ trái phép.
Hồi tháng 9/2014, trước khi Tập Cận Bình sang thăm Ấn Độ, quân đội 2 nước đối đầu ờ khu vực biên giới Chumar, thuộc vùng Ladakh nơi Ấn Độ tuyên bố chủ quyền. Hàng trăm binh lính TC đã xông vào Chumar để xây dựng một con đường trái phép trong lãnh thổ Ấn Độ. Bắc Kinh cũng từng phản đối Ấn Độ thiết lập một trạm quan sát trên núi ở khu vực Chumar và xây dựng một kinh thủy lợi ở Demchok thuộc Ladakh.
THỦ TƯỚNG MODI GIA NHẬP VÀO LIÊN MINH TỨ CƯỜNG:
Trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi ở Châu Á-TBD với sự trỗi dậy hiếu chiến và ngang ngược của Trung Cộng. Nổ lực hiện nay của Thủ tướng Modi là kế hoạch thiết lập quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ, Nhật và Australia để thành lập liên minh “TỨ CƯỜNG” cùng đối phó với sự ảnh hưởng ngày càng lớn vào gia tăng của Trung Cộng. Vì vậy, Ấn Độ hưởng ứng tích cực chiến lược tái cân bằng Châu Á – TBD của Mỹ, tăng cường thực thi chiến lược Đông Tiến. Đồng thời Ấn Độ luôn cảnh giác cao độ với sự tiến quân vào Ấn Độ Dương của hải quân TC. Phản ứng của New Delhi là phải nhanh chóng tiến hành đẩy mạnh việc xây dựng quan hệ và liên minh các đối tác chiến lược kể trên vì lợi ích quốc gia của Ấn Độ:
[1] HOA KỲ:
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ 5 ngày, bắt đầu từ ngày 26 – 30/9/2014 vừa qua của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi. Tạp chí quốc phòng Anh HIS Jane’s đưa tin: Trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Modi, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường quan hệ Quốc phòng và hợp tác song phương như sau:
• Mở rộng Hiệp định khung hợp tác quốc phòng giữa hai nước từ năm 2015 và cùng với Ấn Độ phát triển, chế tạo các loại vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ.
• Tăng cường hơn nữa các cuộc đối thoại quốc phòng.
• Mở rộng quy mô các cuộc diễn tập quân sự chung trên biển, triển khai nhiều kế hoạch hành động hỗn hợp quy mô hơn nữa.
• Tái xác nhận “Hiệp định Hợp tác Hạt nhân dân dụng Ấn Độ – Hoa Kỳ” được đề xuất từ năm 2005.
• Washington tiếp tục giúp đở New Delhi gia nhập và thừa nhận các định chế của 4 cơ cấu kỹ thuật quân sự và công nghệ hạt nhân toàn cầu.
• Tuyên bố chung còn thể hiện sự đặc biệt quan tâm việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động quân sự ở đại bàn Châu Á-TBD, tranh giành quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough của Philippines hay hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trên vùng biển thuộc Đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
• Cả hai vị lãnh đạo xác định rõ “ Tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải, bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không trong khu vực”
• Kêu gọi các bên tranh chấp: “Tránh sử dụng hoặc uy hiếp dùng vũ lực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đề nghị các bên tôn trọng và căn cứ vào luật pháp quốc tế, trong đó có “Công ước LHQ về luật biển 1982 (UNCLOS) để giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển.”
• Tuyên bố chung còn nhất trí thông qua thương lượng, đối thoại và tập trận chung, tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn nữa với các quốc gia khác ở Châu Á-TBD.
• Nghiên cứu chính sách “HƯỚNG ĐÔNG” do chính phủ của “Đảng Nhân Dân” đề ra (thay thế chính sách “Nhìn về hướng Đông” của chánh phủ tiền nhiệm do Đảng Quốc Đại lãnh đạo.
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn bán cho Ấn Độ các máy bay vận tải chiến lược như C-17 Globemaster và C-130 Hercules, trực thăng tấn công AH-64E Apache, máy bay tuần tiểu chống ngầm P-81 Neptune và chào hàng mời Ấn Độ mua tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 là F-35 Lightning II. Để Ấn Độ đủ sức đối đầu với không quân Trung Cộng.
[2] AUSTRALIA:
Trong hai ngày 4 và 5/9/2014, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã có chuyến công du đến Ấn Độ. Hai bên đã ký kết Hiệp Định hợp tác “Hạt nhân Dân sự”. Qua đó, cho phép Australia cung cấp “uranium” cho Ấn Độ. Thủ tướng Modi ca ngợi đây là dấu móc lịch sử, đồng thời nói rằng Ấn Độ coi Australia là đối tác chiến lược quan trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ nầy.
Hiện nay, Ấn Độ là cường quốc kinh tế hàng đầu ở Châu Á với tốc độ tăng trưởng nhanh, đang rất cần nguồn năng lượng điện hạt nhân. Trong khi đó, Australia hiện chiếm khoảng 1/3 nguồn uranium có thể khai thác được của thế giới và xuất cảng ở mức gần 7.000 tấn/ năm. Do vậy, Hiệp định vừa ký kết sẽ góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, an ninh và phát triển bền vững. Thủ tướng Tony Abbott tuyên bố: “Ấn Độ không đe dọa một ai, Ấn Độ có nhiều bạn bè. Ấn Độ là siêu cường dân chủ mới nổi của thế giới và thỏa thuận hạt nhân này là tín hiệu quan trọng cho thấy sự tin cậy lẫn nhau giữa Australia và Ấn Độ.”
Những liên kết chiến lược giữa Bộ trưởng BQP Hoa Kỳ và Australia ngày 12/8/2014 trong khuôn khổ “AUSMIN 2014”. Theo đó, cả Mỹ và Australia đều nhất trí mở rộng liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở Đông Bắc Á và với Ấn Độ ở Nam Á. Đặc biệt với Ấn Độ là cường quốc kinh tế và chiến lược quan trọng trong khu vực Châu Á-TBD và Ấn Độ Dương. Còn với Nhật Bản vẫn là một đồng minh truyền thống. Autralia cũng bắt tay chặt chẽ với Tokyo trong việc hợp tác an ninh quốc phòng, trong đó có việc trao đổi công nghệ tàu ngầm quân sự và tập trận chung trên biển.
Những chuyển động bất thường trên bàn cờ địa chính trị Châu Á-TBD trong thời gian gần đây đã khiến vấn đề an ninh hàng hải trở thành mục tiêu hàng đầu và thách thức thức lớn nhất đối với Bắc Kinh. Trong bối cảnh đó, bên cạnh lợi ích riêng và lợi ích chung của 4 cường quốc Mỹ, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản cho Bắc Kinh thấy họ đang tích cực hợp tác cùng nhau trong một liên minh “4 cường” nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Châu Á – TBD.
Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Australia chiến đấu bên cạnh QLVNCH là một quân đội thiện chiến, luôn gây tổn thất nặng nề cho quân CSBV và hiện nay sức mạnh Hải quân của Australia làm Bắc Kinh đặc biệt quan tâm khi Australia chuẩn bị đưa siêu hạm HMAS Canberra hoạt động vào cuối năm 2014 và chiến thứ hai là HMAS Adelaide sẽ đưa vào hoạt động năm 2016. Nhà phân tích Peter Dean thuộc Đại học Quốc gia Australia dự đoán, 2 chiếc siêu hạm lớp Canberra sẽ thay đổi cuộc chơi cho sức mạnh quân sự của nước nầy ở Châu Á-TBD trong thời gian tới, nó sẽ góp phần bảo vệ lãnh thổ Australia.
Trong một bài phân tích về sức mạnh Hải quân Australia được tiến sĩ khoa học Hùng Chí Vĩnh – Viện Nghiên cứu Nam Hải – cho biết: “Không phải sự lớn mạnh của các quốc gia ASEAN khiến Bắc Kinh lo ngại mà sự ảnh hưởng của một quốc gia có tiềm lực quân sự hùng mạnh như Australia, đặc biệt trong số đó là 2 chiến siêu hạm lớp Canberra đi vào hoạt động, nó sẽ trở thành mối đe dọa lớn nhất đến chiến lược của Bắc Kinh trên Biển Đông
[3] NHẬT BẢN:
Trong chuyến công du nước ngoài quan trọng đầu tiên kể từ khi thắng cử hồi tháng 5/2014, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi trong chuyến công du Nhật Bản 4 ngày từ 31/8 tới 3/9/2014. Ông đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hai nhà lãnh đạo thúc đẩy hợp tác an ninh, đàm phán một thỏa hiệp về năng lượng hạt nhân…để tạo thành “GỌNG KỀM CHIẾN LƯỢC” đối phó với tham vọng bành trướng lãnh thổ ngang ngược của Bắc Kinh. Liên minh Ấn – Nhật ngày càng chặt chẽ qua việc Nhật Bản giúp Ấn Độ xây dựng con đường giao thông chiến lược dọc đường biên giới Ấn – Trung để chuẩn bị sẵn sàng chiến tranh biên giới với Trung Cộng. Ngoài ra, trong khi Nhật Bản dứt khoát không nhượng bộ Bắc Kinh về vấn đề quần đảo Senkaku ở Hoa Đông thì Ấn Độ cũng tuyên bố cứng rắn chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đồng thời, Thủ tướng Modi đưa ra một tuyên bố mạnh mẽvề “quyền tự do hàng hải” trong các cuộc thảo luận với Thủ tướng Australia Tony Abbott.
Giáo sư Srikanth Kondapalli (Đại học Jawaharlal Nehru) đưa ra bình luận: “Đây à khu vực Ấn độ có lợi ích hợp pháp với 55% tổng giá trị thương mại đi qua Biển Đông. Bắc Kinh tìm cách đẩy chúng tôi cũng như Hải quân Hoa Kỳ ra khỏi Biển Đông, ngay khi Bắc Kinh tìm cách xâm nhập Ấn Độ Dương đe dọa một mất một còn đối với chúng tôi.”
Trên báo Libération, trang Thế giới chạy tít đáng chú ý: “Nhật Bản – Ấn Độ: Trường thành chống Trung Cộng”. Nhắc đến chuyến thăm Nhật của Thủ tướng Modi, muốn thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa 2 người khổng lồ Châu Á-TBD cùng chung quyền lợi trước đà bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh. Thủ tướng Modi đặt hy vọng vào Tokyo giúp đở xây dựng hạ tầng cơ sở, đường sá giao thông để phát triển kinh tế, cho đến hạt nhân dân sự…New Delhi muốn xây dựng 20 lò phản ứng hạt nhân trong 2 thập niên tới với sự hỗ trợ của Tokyo.
Còn Thủ tướng Abe coi Ấn Độ là bạn hàng chiến lược, một thị trường to lớn từ nhà máy điện cho đến vũ khí, thiết bị quân sự, máy bay, tàu ngầm…Libération trích dẫn lời nhà phân tích Jeffrey Kingston đã đánh giá Thủ tướng Abe muốn cụ thể hóa một đối tác chiến lược thật sự, trước sự trỗi dậy hiếu chiến và tham vọng bành trướng, bá quyền của Trung Cộng ở Hoa Đông và Biển Đông.
KẾT LUẬN:
Hiện nay, ĐCSTQ đang đối đầu với những cuộc chiến để sống còn: Cuộc chiến tham nhũng, cuộc chiến chống bạo loạn ở Tân Cương và cuộc chiến chống phong trào “DÂN CHỦ” ở Hồng Kông, cho dù phong trào đấu tranh “dân chủ” của học sinh, sinh viên ở Hồng Kông thất bại. Nhưng nó đã chiến thắng ở Đài Loan và nó sẽ chiến thắng tại Hoa Lục. Vì vậy, tôi dám khẳng định rằng Bắc Kinh chẳng bao giờ dám gây chiến tranh với “Tứ cường”, nó chỉ đủ sức hù dọa các nước nhược ở Đông Nam Á, trong số nầy có nước Việt Nam.
Tưởng cũng nên nhắc lại. Theo nhận định của Thiếu tướng (hồi hưu) Ấn Độ Raja Menon khẳng định: “Tàu ngầm và HKMH của Ấn Độ sẽ đánh sập “KINH TẾ” Trung Cộng.” Theo ông, chỉ cần khống chế được tuyến đường giao thông chiến lược trên Ấn Độ Dương là Hải quân Ấn Độ có thể đánh sập nền kinh tế Trung Cộng.
Đây là một chiến lược hiệu quả và đúng đắn vì hiện nay, các công ty Trung Cộng vơ vét các tài nguyên thiên nhiên như dầu khí để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Nếu như tuyến đường vận chuyển thương mại quan trọng trên Biển Đông qua eo biển MALACCA nối liền với Ấn Độ Dương. Hơn 40% lượng dầu khí và hàng hóa của thế giới và hầu hết số các tàu dầu nhập cảng vào Hoa Lục và Đông Á đều đi qua eo biển nầy. Đó là “tuyến đường huyết mạch” vì nếu eo biển Malacca bị phong tỏa, Trung Cộng sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó. Điều nầy cho thấy, nền kinh tế của TC có thể bị đánh sập bất cứ lúc nào.
Hoa Kỳ cũng có cùng quan điểm nầy, có thể ngăn chận Eo biển Malacca để kềm chế Trung Cộng. Đại tá Hamas TQLC về hưu – nhà Nghiên cứu Đại học Quốc Phòng Mỹ – đề nghị Ngũ Giác Đài nên ngăn chận TC đi qua eo biển Malacca để giảm thiểu xung đột. Theo đó, chỉ cần huy động 13-15 đơn vị TQLC, HKMH và vài chiếc tàu ngầm nguyên tử là đủ sức khống chế khoảng 800 tàu bè chuyên chở hàng hóa xuất cảng và nhập cảng của TC qua eo biển Malacca. Ông Hamas cho biết đây là biện pháp hữu hiệu nhất có thể “bóp cổ” Trung Cộng mà không làm chính quyền Bắc Kinh cảm thấy mất mặt vì bị chèn ép…
Động thái Nhật Bản giúp Ấn Độ xây dựng quốc lộ chiến lược dọc theo biên giới Ấn-Trung ở Arunachai là một thông điệp rõ ràng gởi cho bọn lãnh đạo hiếu chiến Bắc Kinh là Nhật Bản giúp Ấn Độ tăng cường củng cố thế trận trên dọc tuyến biên giới Ấn – Trung để phối hợp cùng Nhật Bản tạo thành gọng kềm chiến lược. TC sẽ lâm vào thế “LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH”. Bên cạnh đó, hai đồng minh thân thiết Mỹ-Úc còn thắt chặc liên minh quốc phòng với Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á và Ấn Độ ở vùng Nam Á tạo thành một liên minh “Tứ cường” bũa vây con rồng giấy Trung Cộng.
Bắc Kinh thường xuyên gây áp lực với Ấn Độ ở vùng biên giới Ấn – Trung, với Nhật ở biển Hoa Đông và các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, đó chỉ là đòn “CHIẾN TRANH CÂN NÃO” chiến tranh thực sự sẽ chẳng bao giờ xảy ra, vì muốn thắng trận phải tìm cho mình cái thế “BẤT BẠI” trước đã rồi mới tính đến chuyện “CHIẾN THẮNG”. Bản chất của bọn Tàu Khựa là hèn nhát ỷ mạnh hiếp yếu, Tập Cận Bình không ngu dại gì đi gây hấn với “Tứ cường” để bị bề hội đồng…
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.