Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Thêm 39 người Việt tị nạn ở Thái Lan được nhận sang Canada

Sau tám năm chờ đợi, chiều thứ Ba 25/11 vừa qua thêm 39 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan hơn hai thập niên qua đã đặt chân xuống phi trường quốc tế Vancouver của Canada, trở thành những người định cư rất mới ở xứ sở này.
Những người vừa tới Vancouver hôm thứ Ba 25 là đợt thứ nhì gồm 39 người. Đợt đầu tiên với 28 người đã tới Vancouver hôm 13 tháng này.

Đồng hương giúp đỡ

Tất cả nằm trong số 105 người từ Việt Nam chạy sang Thái Lan xin tị nạn rồi trở thành những kẻ cư trú bất hợp pháp 25 năm nay. Nhờ sự vận động pháp lý của luật sư Trịnh Hội thuộc tổ chức VOICE 8 năm về trước, cuối cùng họ được chính phủ Thái Lan cấp giấy xuất cảnh cho đi một nước khác sau khi trải qua mấy ngày bị tạm giữ rong nhà tù của Sở Di Trú Thái cũng như đã nộp phạt 200 đô la về tội sống bất hợp pháp ở Thái.
Nhóm 39 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan hơn hai thập niên tại phi trường quốc tế Vancouver của Canada, ngày 25/11/2014.

Cảnh sát Mỹ bắt giữ đường dây hôn nhân giả cho người Việt ở Mỹ

Đường dây từng tuyển mộ đến 100 người tại bang Utah, phần lớn là người gốc Việt. Họ được thanh toán tiền công từ 500 đến 10.000 USD, được du hí về Việt Nam một chuyến hoặc đi chơi trên đất Mỹ, sẽ được "cặp" với những người mà đường dây gom từ Việt Nam
Cảnh sát Mỹ mới đây bắt giữ và truy tố hơn 20 người thuộc một đường dây đưa người bất hợp pháp vào Mỹ ở Salt Lake City, thủ phủ bang Utah. Vụ việc đã gây chấn động trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.
Hinh minh hoa

Thành phố Salt Lake City chỉ hơn 700.000 dân và khá yên tĩnh. Cộng đồng người Việt ở đây chỉ là một thiểu số nhỏ nhoi, chưa tới 1% dân số. Dù đi đến đâu, kể cả nơi chỉ có lác đác người Việt thì khi hỏi, họ thường nói là có khoảng vài chục nghìn, dù không hề có một thống kê nào cả. Và câu chuyện về vụ án "hôn nhân giả" đang gây sự chú ý cho tất cả người gốc Việt tại đây.

Điếu Cày và 'phép thử cờ vàng'

Người Việt hải ngoại chờ đón blogger Điếu Cày
Sự kiện nhà tranh đấu Điếu Cày được trả tự do và tống xuất sang Hoa Kỳ được đón tiếp nồng hậu bởi cộng đồng Việt Nam và sau đó xảy ra vụ "áp đặt cờ vàng" ngay tại phi trường Los Angeles đã dẫn đến tranh cãi gay gắt trong cộng đồng giữa các luồng quan điểm chính trị khác nhau.
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bỗng nhiên trở thành tâm điểm của những cọ xát về quan điểm chính trị nhiều hơn là cuộc tranh đấu của bản thân ông với guồng máy của nhà nước Việt Nam.

'Chống cộng giả hiệu'

Từ nhiều năm nay, do các yếu tố từ quá khứ chiến tranh, từ những trò "chống cộng" giả hiệu để gạ gẫm tiền bạc, cho đến những bất đồng quan điểm giữa các thành phần trong cộng đồng, đã dẫn đến một thực trạng tiêu cực trong cộng đồng mà ai cũng lắc đầu ngán ngẩm, đó là sự phân hóa và mất niềm tin lẫn nhau.
Do những yếu tố trên, người trong cộng đồng dường như không tin bất cứ điều gì. Họ luôn đề phòng và thụ động. Họ sẵn sàng nghi kỵ bất cứ điều gì. Sự mất niềm tin này đã nhiều lần khiến cho các sinh hoạt trong cộng đồng trở nên ngột ngạt hơn.

Một bài viết bênh vực Điếu Cày


 Đây là một bài viết bênh Điếu Cày nhưng tác giả lại thò ra cái đuôi chuột là nói "bộ đội Cụ Hồ". Chỉ có bọn cs gộc mới dùng cụm từ "bộ đội cụ hồ" bộ đội cụ hồ là bọn cướp, vô học, tàn ác mà người này dùng trân trọng như vậy thì biết tỏng gã Phạm Văn Tiền này lại là một tên giặc đỏ nốt. Người dân trong nước đấu tranh vì quyền lợi của họ, trách nhiệm của họ, nghĩa vụ của họ, mắc mớ gì đến nhau...

Ủng hộ người đấu tranh không có nghĩa là thổi ống đu đủ, đưa nhau lên mây xanh. Vừa có chuyện Đặng Chí Hùng từ chối đăng bài trên Dân Làm Báo (mặc dù DLB có vẻ là lực lượng ủng hộ ĐCH mạnh nhất) hay như Trần Khải Thanh Thủy sau khi được Việt Tân can thiệp với chính phủ Hoa Kỳ cho qua Mỹ định cư (giống hệt Điếu Cày), sau đó Thủy quay lại chửi thẳng mặt Việt Tân  thì mấy bác lại biết tay Điếu Cày nhé...

BBT
  
Đồng bào Việt Nam tại hải ngoại vừa hân hoan chào đón một tù nhân bất khuất, bị Cộng Sản trục xuất ra khỏi nước sau hơn 6 năm bị giam cầm tra tấn trong nhiều nhà tù khác nhau từ Nam ra Bắc. Anh ra đi không người thân đưa tiễn, quần áo cũ mèm với đôi dép lẹp xẹp không một đồng xu dính túi, không biết tương lai…

Trên thế giới văn minh hiện nay chưa bao giờ có một chính quyền nào đối xử tàn tệ với người dân mình, dù là tù nhân chống đối bị trục xuất, như chế độ cộng sản hiện hành. Họ thể hiện một chính sách thâm độc, trả thù một cách rừng rú, vô nhân đạo, kém văn minh, khiến cả thế giới bàng hoàng kinh tởm. Đáng buồn thay cho đất nước Việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến!

Niềm vui chưa được bao lâu thì những kẻ luôn chống cộng bằng mồm, những thành phần chống cộng cực đoan trong cộng đồng Người Việt tại hải ngoại, thay vì mở rộng vòng tay chào đón người anh hùng chống cộng để an ủi giúp đỡ, thì lại tìm mọi cách mọi phương tiện để cố tình hạ nhục giết chết tên tuổi Điếu Cày.

Không có chuyện,họ bịa đặt cho có chuyện vô tình theo sách lược của bọn cộng sản trong nước. Báo chí VC đã hạ nhục Điếu Cày qua bài viết bồi bút VC Chế Trung Hiếu “Xác thúi Điếu Cày được chở đi Mỹ…” Một thiểu số người nầy đã vô tình trở thành là một bầy kên kên diều quạ tiếp tục rỉa xác Điếu Cày. Chúng ta đứng về phía nào để bảo vệ chính nghĩa trong cuộc đấu tranh nầy? Đừng làm nản lòng những chiến sĩ yêu nước vừa mới đến đất nước Tự Do và những nhà đấu tranh còn đang tù tội tại quê nhà. Họ rất cần sự tiếp tay về mặt tinh thần lẫn vật chất của chúng ta.

Là một người bộ đội cụ Hồ có công trong chế độ cộng sản, vì bất mãn với nền thông tin bưng bít, bóp chết quyền Tự Do người dân trong nước, đồng thời bán hết biển đảo cho giặc Tàu phương Bắc, anh và những người cùng chí hướng đã sáng lập ra Câu Lạc Bộ nhà báo Tự Do để tranh đấu cho quyền sống thiêng liêng nhất của người dân Việt Nam nước trước nạn Hán hóa. Bọn bạo quyền Cộng Sản run sợ và phải tìm cách bắt anh cùng nhiều người khác với mức án 14 năm tù. Đã bao lần chúng ép buộc Anh để ký giấy nhận tội là chúng thả Anh ngay nhưng Anh thẳng thừng từ chối: “Tôi không có tội gì hết, tội của tôi là tội yêu nước, mà yêu nước là có tội hay sao?”

Chủ trang blog Người Lót Gạch bị bắt

Theo thông cáo của cổng thông tin điện tử bộ công an, tối ngày 29/11/2014, cơ quan an ninh điều tra TP.HCM đã ‘bắt quả tang’, sau đó ‘khám xét khẩn cấp’ và bắt giam ông Hồng Lê Thọ - chủ trang blog Người Lót Gạch.

Giáo sư Hồng Lê Thọ, 65 tuổi, là một việt kiều Nhật hồi hương, hiện đang cư trú tại Sài Gòn. Trang blog Người Lót Gạch thường đăng tải các bài bình luận thời sự và điểm tin của ông này hiện đã không thể truy cập được.

Giáo sư Hồng Lê Thọ
Cổng thông tin điên tử bộ công an dẫn lời cơ quan điều tra cáo buộc ông Hồng Lê Thọ vi phạm điều 258 bộ luật hình sự vì “đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước”. 

Đáng chú ý, vụ bắt người lần này được cơ quan công an khẳng định là ‘dựa theo tin tố giác của quần chúng’, dẫn đến hành động ‘bắt quả tang’.

Đặng Chí Hùng từ chối đăng bài trên blog Dân Làm Báo

Tâm thư của Đặng Chí Hùng: Về Việc Viết Bài

Kính thưa bạn đọc !

Đấu tranh chống cộng sản có nhiều cách. Ai làm được gì tốt cho dân tộc một cách thực sự xin cứ phát huy hết khả năng của mình. Do đó từ trước tới nay tôi muốn làm nhiều hơn là nói. Do đó tôi không muốn xuất hiện trên các phương tiện truyền thông để được mọi người chú ý. Con đường của tôi là do tôi lựa chọn và tôi chấp nhận tất cả chỉ với mục đích quê hương Việt Nam không còn cộng sản. Nếu một ngày nào đó tôi có nằm xuống chỉ xin quý thân hữu cho tôi được nằm trên đỉnh núi Charlie – Kontum để tôi nằm cạnh mây núi, nằm bên cạnh người anh hùng Nguyễn Đình Bảo của tiểu đoàn 11 Dù Quân lực VNCH và để tôi lánh xa những người cộng sản. Và nếu một ngày quê hương Việt Nam bừng sáng, tôi sẽ tự nguyện biến mất như chưa từng có trên cõi đời này. Tôi muốn là tôi giữa đời thường như tôi luôn mong ước.

Đặng Chí Hùng

Thưa bạn đọc !

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Biểu tình Hong Kong: Lại đụng độ ác liệt với cảnh sát

Vào sáng sớm nay (29-11), hàng ngàn nhà hoạt động đòi dân chủ đã đụng độ với cảnh sát trong cuộc ẩu đả tại quận Mong Kok, Hong Kong nhằm đòi lại một trong những khu vực biểu tình lớn và bất ổn nhất ở đặc khu hành chính này.

Cuộc đụng độ ác liệt giữa người biểu tình và cảnh sát tại quận Mongkok sáng sớm hôm nay (29-11)
Sau hàng giờ đối đầu căng thẳng, vụ đụng độ ác liệt đã bùng phát sau khi hàng trăm cảnh sát chống bạo động sử dụng đến dùi cui, khiên, súng hơi cay và quật ngã nhiều người biểu tình.
Các chiến dịch đàn áp chỉ làm dấy lên thêm nhiều cuộc biểu tình, và một đợt diễu hành kéo dài 3 giờ của hàng trăm người đòi "dân chủ thực sự" đã làm gia tăng căng thẳng cho lực lượng cảnh sát.
Nhóm người biểu tình lang thang trên đường phố vào ban đêm bất chấp còi báo động, thậm chí còn ném trứng, chai nước và ván gỗ vào lực lượng cảnh sát, khiến một số cảnh sát đổ máu.
Tình trạng căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh chính quyền Hong Kong phải chật vật suốt nhiều tháng qua để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại cựu thuộc địa của Anh này kể từ khi được trao trả cho Trung Quốc hồi năm 1997.
Tình trạng bất ổn đã âm ỉ trong ba đêm liên tiếp kể từ sau khi xảy ra vụ cảnh sát bắt giữ hàng trăm người biểu tình bao gồm cả lãnh đạo sinh viên Joshua Wong và Lester Shum.

Thư giãn cuối tuần: Những hòn đảo nhỏ tuyệt đẹp!


Lâu đài cổ kính hiện lên giữa vòm cây sum suê trên hồ nước yên ả, cảnh tượng tuyệt đẹp chỉ có trong cổ tích này hoàn toàn có thật ngoài đời.

Đảo Bled (Slovania): Hòn đảo xinh xắn này nằm trên hồ Bled ở dãy núi Julian phía tây bắc Slovenia. Trên đảo có một vài tòa nhà, cao nhất là một nhà thờ xây từ thế kỷ 17. Nhà thờ có tòa tháp cao 52 m và bậc đá gồm 99 bậc. Khách du lịch và các đôi bạn trẻ thường tìm đến đây tổ chức lễ cưới. Cách duy nhất để ra đảo là bằng thuyền.


Đảo Pfalz (Đức): Nằm trên dòng sông Rhine, dài chưa đến 90 m, đảo nằm mấp mé trên mặt nước. Giữa đảo trồng rất nhiều nho.

Các sinh viên Hà Nội bị Công an CSVN trấn áp

Vào lúc 21h30 ngày 27/11/2014, các sinh viên Nguyễn Trung Dũng, Lý Quang Sơn (sinh viên khoa Luật, đại học Mở Hà Nội), Lý Trí Thành (sinh viên khoa Luật, đại học quốc gia Hà Nội), Trần Quang Trung và 1 số em khác vừa bị Công an CSVN trấn áp và bắt giữ tùy tiện về đồn tại 68 Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, Hà Nội mà không nêu rõ lý do.
 Lý Quang Sơn
Trước đó, vào hồi 19h30 tối hôm nay, công an và an ninh CSVN đã đột ngột ập vào khám căn hộ mà các sinh viên trên thuê ở phòng 406, tòa nhà N04, số 45 Trần Đăng Ninh, gần ngã ba Cầu Giấy, Hà Nội.
Theo bạn Lý Quang Sơn, công an ập vào nhà bạn mà không đưa ra bất cứ lý do gì hay có bất cứ giấy tờ, lệnh khám xét nào. Bên cạnh đó, có khoảng 30-40 công an và an ninh đã ở trong căn hộ, thực hiện việc lục soát mọi chỗ. Phía bên ngoài, khoảng 50 công an bao vây xung quanh chung cư N04 để ngăn cản không cho hàng xóm, bạn vè và người thân của các bạn sinh viên lên chứng kiến những sự việc trên.
Đây là hành vi xâm phạm gia cư và tài sản của công dân một cách bất hợp pháp, bắt giữ người bất hợp pháp của công an CSVN, trái với các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự của nhà nước CSVN, đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong Bộ luật Hình sự của CSVN. Tuy nhiên, với bản chất coi thường các quyền dân chủ, nhân quyền căn bản của công dân, Công an CSVN đã tùy tiện, tự cho mình cái quyền “muốn làm gì cũng được”, coi thường các công ước quốc tế mà CSVN là thành viên, và cũng không tôn trọng ngay bản thân pháp luật của nhà nước CSVN, bất chấp mọi sự phản đối từ cộng đồng quốc tế.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Cận cảnh phương tiện chuyển quân dưới nước của đặc nhiệm Mỹ


Tàu vận Hdưới nước (SDV) là phương tiện quan trọng của đặc nhiệm Hải quân Mỹ trong chiến dịch bí mật, giúp người lính bất ngờ xuất hiện từ mặt nước và tấn công.

Lính đặc nhiệm SEAL chuẩn bị xuất phát từ một phương tiện chuyên chở theo sau tàu ngầm USS Philadelphia. Phương tiện vận chuyển quân dưới nước (SDV) có động cơ ngư lôi chạy bằng pin sạc lithium, trang bị hệ thống định vị và thông tin liên lạc. Đặc nhiệm Mỹ đã sử dụng những phương tiện như tàu ngầm này từ Thế chiến thứ 2, được xem là một trong những bí mật chiến tranh của nước Mỹ kể từ đó. Trong bất kỳ cuộc chiến nào, phe nào nắm giữ yếu tố bí mật và bất ngờ luôn có lợi thế hơn. Văn phòng chiến lược hải quân (OSSMU) là đơn vị lần đầu công bố những

Lính đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL) chuẩn bị xuất phát từ một tàu chuyên chở gắn sau tàu ngầm USS Philadelphia.

Phương tiện vận chuyển quân dưới nước (SDV) có động cơ chạy bằng pin sạc lithium, trang bị hệ thống định vị và thông tin liên lạc. Trong tất cả cuộc chiến, phe nào nắm giữ yếu tố bí mật và bất ngờ luôn có lợi thế hơn. Văn phòng chiến lược hải quân (OSSMU) là đơn vị lần đầu công bố những "xuồng ngầm", hoặc "người đẹp ngủ trong rừng". Chúng do các chuyên gia người Anh phát triển và OSSMU mua về sử dụng trong mục đích huấn luyện, sau này trở thành nền tảng cho những phiên bản cải tiến hơn.
 
Tàu ngầm truyền thống có khả năng tàng hình rất tốt nhưng có hạn chế lớn, vì những

Tàu ngầm truyền thống có khả năng tàng hình rất tốt nhưng có hạn chế lớn, vì những "cá voi" nghìn tấn này chỉ có thể hoạt động ở độ sâu ít nhất 18 mét. Trong khi đó, việc đặc nhiệm di chuyển từ tàu ngầm lên mặt đất không phải là chuyện dễ dàng. Lính SEAL ra trận phải mang theo không chỉ vũ khí mà còn bộ đồ lặn, bình thở nặng nề. Quãng đường bơi từ tàu lên mặt nước khá dài có thể gây mất sức của họ. Do vậy, SDV gắn sau tàu ngầm là giải pháp điển hình giúp binh sĩ tiếp cận mục tiêu từ dưới nước nhanh chóng hơn.
 
SDV là loại phương tiện

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Chiến hạm thay đổi sức mạnh hải quân Úc

Hải quân Úc sắp nhận một tàu đổ bộ được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp tăng cường sức mạnh quân sự của nước này trong khu vực.

 Tàu đổ bộ chở trực thăng HMAS Canberra sẽ là tàu chiến lớn nhất của Úc - Ảnh: The Daily Telegraph
Tàu đổ bộ chở trực thăng HMAS Canberra sẽ là tàu chiến lớn nhất của Úc - Ảnh: The Daily Telegraph
Ngày 28.11, tàu đổ bộ chở trực thăng HMAS Canberra sẽ chính thức được đưa vào biên chế của hải quân Úc, sau khi thủy thủ đoàn trải qua 18 tháng huấn luyện, theo tờ The Daily Telegraph. Đây sẽ là tàu chiến hiện đại và lớn nhất của hải quân Úc từ trước tới nay.
Những con số ấn tượng
Tàu HMAS Canberra được đóng với 5 triệu giờ công và chi phí gần 1,3 tỉ USD, có độ choán nước 27.800 tấn, chiều dài 230 m và chiều rộng 32 m. Ngoài thủy thủ đoàn 325 người, tàu có thể chở theo 18 trực thăng, 1.051 binh sĩ được trang bị vũ khí đầy đủ cùng 110 xe tải, xe bọc thép và xe tăng chủ lực. Những khí tài này có thể được di chuyển giữa các tầng thông qua thang máy. Tàu có 2 thang máy dành cho máy bay, 2 thang máy dành cho thủy thủ đoàn, 1 thang máy để di chuyển đạn dược và 1 thang máy y tế di chuyển giữa các tầng.
Trong đó, tầng thứ 4 có diện tích tới 1.400 m2, có thể chứa 196 container, với trọng tải tối đa 1.524 tấn. Tầng này nằm trước bệ nổi dài 70 m và rộng 17 m, cho phép các tàu đổ bộ dài 24 m và những tàu khác hoạt động bên trong tàu mẹ. Bệ nổi, nằm ở phần đuôi tàu, chứa 2.970 m3 nước. Các tàu đổ bộ, xe bọc thép sẽ tiến ra biển thông qua một cửa lớn ở phía đuôi tàu mẹ. Bệ nổi, tàu đổ bộ và trực thăng sẽ cho phép vận chuyển tất cả binh sĩ, thiết bị và hàng tiếp tế lên bờ mà không cần cầu tàu hay bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào, theo The Daily Telegraph.
Ngoài ra, HMAS Canberra còn được trang bị một bệnh viện 3 tầng, với 56 giường, các cơ sở nha khoa và máy chụp X-quang hiện đại. Tàu có thể tạo ra 35,4 megawatt điện, đủ để cung cấp cho cả thành phố Darwin và tạo ra 150 tấn nước ngọt mỗi ngày.
Tăng cường năng lực viễn chinh
Dù là tàu vận tải đổ bộ, HMAS Canberra vẫn có thể tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của đối phương nhờ vào các hệ thống vũ khí và phòng thủ tiên tiến, theo tờ The Sydney Morning Herald. Cụ thể, tàu được trang bị hệ thống súng điều khiển từ xa Rafael Typhoon 25 mm, súng máy 12,7 mm và thủy lôi. Tàu còn sở hữu hệ thống tác chiến giúp các chỉ huy có thể giám sát tất cả phương diện của cuộc chiến trên biển, bộ hoặc trên không.

Mỹ: Một tòa nhà của người Mỹ gốc Việt bị thiêu rụi trong vụ bạo loạn ở Ferguson

Một cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt đã bị thiêu rụi trong vụ bạo động ở thị trấn Ferguson thuộc tiểu bang Missouri, "gây thiệt hại hàng trăm nghìn USD".

Một cơ sở bị đốt trong vụ bạo loạn
Một cơ sở bị đốt trong vụ bạo loạn

Bạo loạn bùng phát ở khu vực ngoại ô thành phố St. Louis hôm 24.11, nơi phần đông người Mỹ gốc Phi sinh sống, sau phán quyết gây tranh cãi của bồi thẩm đoàn không truy tố một cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da đen không vũ khí nhiều tháng trước.
Ông Nguyễn Thế Cường, Chủ tịch Cộng đồng người Việt ở thành phố St. Louis, cho hay: "Có một cửa hàng mà chủ nhân là người Việt bị đốt cháy. Người này cũng là chủ cả tòa nhà đó. Theo ước tính, giá trị thiệt hại có thể lên tới 500.000 USD. Ngoài ra, thiệt hại lớn nhất đối với doanh nghiệp là việc giảm đi thu nhập. Từ khi sự việc này xảy ra, việc kinh doanh của họ rất chậm. Họ không làm ăn buôn bán gì được cả".
"Căng thẳng lắm. Những người xấu lợi dụng các cuộc biểu tình, đập phá và đốt cháy nhiều cửa hàng. Người Việt ở đây cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiều người bị đốt cháy cửa hiệu. Mấy ngày nay không ai dám mở cửa. Người Việt sống ở đây cũng hơi hoang mang"- ông Phạm Tuấn Phong, một doanh nhân người Việt ở thành phố St. Louis, cho biết về những gì mắt thấy tai nghe khi bạo loạn bùng phát.

Biểu tình lan khắp nước Mỹ

Các cuộc biểu tình từ Ferguson đã lan rộng khắp nước Mỹ. Bên cạnh những điểm biểu tình trong hòa bình, bạo động đã bùng phát tại California, theo Channel News Asia ngày 26.11.

Biểu tình dẫn đến bạo động tại Oakland, California - Ảnh: Reuters
Ở Ferguson, cảnh sát đã bắt giữ 44 người. Khoảng 2.200 binh sĩ thuộc vệ binh quốc gia đã được điều động để hỗ trợ cảnh sát giữ gìn trật tự tại Fegurson và quanh thị trấn.
Các cuộc biểu tình cũng đồng loạt xảy ra ở các thành phố St Louis, Seattle, Albuquerque, New York, Cleveland, Los Angeles, Oakland, Minneapolis, Atlanta, Portland, Chicago và Boston.
 
Biểu tình tại Seattle, bang Washington - Ảnh: Reuters
Tại Oakland, bang California, có hơn 2.000 người biểu tình. Trong khu vực Vịnh San Francisco, một số người đã phá xe cảnh sát và các địa điểm thương mại ở khu vực trung tâm. Hiện tượng hôi của xảy ra tại vài địa điểm, trong đó có một trung tâm bán xe cổ và một cửa hàng điện thoại di động. Cảnh sát đã bắt giữ 43 người tại đây.
 Người biểu tình tại Los Angeles - Ảnh: Reuters

Hồng Kông bắt nhóm lãnh đạo biểu tình

Sáng 26/11, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hai lãnh đạo của phong trào sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ, trong bối cảnh nhiều vụ đụng độ đã xảy ra sau khi cảnh sát giải tán một khu vực do người biểu tình chiếm đóng.

Joshua Wong - một trong những thủ lĩnh của sinh viên biểu tình Hồng Kông
Joshua Wong - một trong những thủ lĩnh của sinh viên biểu tình Hồng Kông
Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng và Liên đoàn sinh viên Hồng Kông, hai lãnh đạo của phong trào biểu tình là Joshua Wong và Lester Shum đã bị bắt, sau một đêm xảy ra xô xát giữa cảnh sát và người biểu tình tại khu vực Mong Kok.
Tổng cộng 116 người đã bị tạm giữ vì các tội danh bao gồm tụ tập bất hợp pháp và tấn công hoặc cản trở cảnh sát thực thi nhiệm vụ. Các sỹ quan đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông dù nhiều người biểu tình vẫn tiếp tục lưu lại, bất chấp nỗ lực trấn áp của cơ quan chức năng.
Wong, 18 tuổi, đã trở thành gương mặt lãnh đạo của phong trào sau khi bị bắt tại quận Admiralty ngay khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ nổ ra.
Vụ bắt giữ đã châm ngòi cho nhiều ngày đụng độ trên đường phố với thêm hàng nghìn người tham gia, giúp cho phong trào này lớn mạnh bất ngờ. Wong được thả sau khi tòa án ra phán quyết khẳng định cảnh sát không thể tạm giữ quá lâu.

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

MC gốc Việt chiến thắng Hoa hậu tiểu bang ở Mỹ

Với chiến thắng tại cuộc thi nhan sắc bang Nebraska diễn ra cuối tuần qua, nữ phát thanh viên gốc Việt của kênh NBC trở thành thí sinh tranh tài ở cuộc thi Hoa hậu Mỹ 2015.



Top 5 thí sinh xuất sắc tại cuộc thi Hoa hậu bang Nebraska 2015 chờ nghe kết quả trong đêm chung kết diễn ra ngày 23/11.
Top 5 thí sinh xuất sắc tại cuộc thi Hoa hậu bang Nebraska 2015 chờ nghe kết quả trong đêm chung kết diễn ra đêm 23/11.
Hoang-Kim Cung, phát thanh viên của kênh NBC tại bang Nebraska, xúc động khi được xướng tên là người đăng quang ngôi vị cao nhất.
Hoang-Kim Cung, phát thanh viên của kênh NBC tại bang Nebraska, xúc động khi được xướng tên là người đăng quang ngôi vị cao nhất.

7 tướng cảnh sát Thái Lan bị bắt, tịch thu tiền và xe sang

7 sĩ quan cảnh sát Thái Lan ngày 25/11 đã bị bắt giữ, tịch thu tiền mặt, xe sang và bộ sưu tập các bức tượng cổ do những cáo buộc xúc phạm hoàng gia, hối lộ và tống tiền.
Theo tin tức từ Reuters, ba trong số bảy sĩ quan này bị điều tra vì tội xúc phạm hoàng gia. Với tội danh này, người bị kết án có thể bị ngồi tù lên tới 15 năm. Các sĩ quan còn lại bị buộc tội tham gia cờ bạc bất hợp pháp, buôn lậu xăng dầu và rửa tiền.
7 sĩ quan cảnh sát Thái Lan bị bắt, tịch thu tiền và xe sang   - Ảnh 1

Lãnh đạo Cảnh sát quốc gia Thái Lan Somyot Pumpanmuang khẳng định sẽ điều tra đến cùng, đưa những kẻ phạm tội ra ánh sáng.

Ba nhân vật bị buộc tội xúc phạm hoàng gia đều là sĩ quan cấp cao. Đó là trung tướng Pongpat Chayaphan, cựu thành viên Cục Điều tra trung ương (CIB), thiếu tướng Kowit Wongrungroj và người đứng đầu lực lượng Cảnh sát biển hoàng gia Boonsueb Praithuen.
Tổng số tài sản thu giữ trong nhà bảy nghi can lên đến hơn 1 tỷ baht (30,5 triệu USD). Các sĩ quan này sở hữu nhiều xe hơi sang trọng, tiền mặt, đồ nữ trang vàng, ngà voi, các bức họa đắt giá, và các bức tượng phật cổ có giá trị cao.

Cảnh sát Hong Kong xịt hơi cay, bắt 80 người biểu tình

Lực lượng an ninh Hong Kong hôm nay phải sử dụng hơi cay và bắt 80 người biểu tình gây cản trở trong lúc dọn chướng ngại vật tại quận Mong Kok, theo lệnh tòa án ban ra trước đó.

tag-reuters-4932-1416930366.jpg
Cảnh sát bắt một người biểu tình không rời khỏi khu vực áp dụng lệnh từ tòa án. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát, đầu đội mũ bảo hộ và một số mang theo dùi cui, đối đầu với hàng chục người biểu tình trong lúc dỡ bỏ chướng ngại vật tại khu vực quận Mong Kok, AFP cho hay. Sự việc trở thành một trong những vụ đụng độ bạo lực nhất kể từ khi phong trào biểu tình đòi cải cách bầu cử tại Hong Kong diễn ra hôm 28/9.
Một nữ phát ngôn viên cảnh sát nói họ phải dùng một "dung dịch có ớt" tương tự hơi cay từng được sử dụng trong những tuần gần đây.
"Tôi không thể mở mắt", một người biểu tình họ Mok nói. "Tôi mặc áo dài tay nhưng cánh tay vẫn đau rát".
"Mọi người đang tham gia tụ tập trái phép. Cảnh sát yêu cầu mọi người lập tức giải tán", cảnh sát nói qua loa cầm tay trước khi phun chất lỏng về phía người biểu tình.
Theo nữ phát ngôn, cảnh sát Hong Kong đã bắt 80 người, trong đó có cả nhà lập pháp Leung Kwok-hung, vì coi thường lệnh từ tòa án, tấn công cảnh sát và tụ tập trái phép. Một luật sư thuộc phe biểu tình nói người trẻ nhất bị bắt mới 14 tuổi.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Hong Kong bắt đầu giải tỏa khu biểu tình ở Mong Kok



Le Figaro: Bắc Kinh toàn thắng trước người biểu tình Hong Kong

Nhà chức trách Hong Kong bắt đầu giải tỏa khu biểu tình ở Mong Kok sau khi kêu gọi người biểu tình rút đi.
Các nhân viên thừa phát lại đang thực hiện trát tòa sau khi người dân và doanh nghiệp ở đây than phiền về ảnh hưởng tới cuốc sống của họ.
Những người biểu tình xem ra không cưỡng lại lệnh giải tòa, một số người tự nguyện tháo lều trại của mình.
Đợt biểu tình vì dân chủ bùng phát từ đầu tháng Mười, với đòi hỏi người dân Hong Kong phải được tự do bầu chọn lãnh đạo của mình năm 2017.
Trung Quốc thì yêu cầu ứng viên phải qua một ủy ban tuyển lựa trước.

Bạo lực bùng phát ở Ferguson sau quyết định không truy tố cảnh sát

AP - tối 24/11 (theo giờ Mỹ), những người biểu tình tụ tập bên ngoài Sở cảnh sát Ferguson đã bày tỏ sự tức giận sau khi công tố viên Bob McCulloch thông báo rằng viên cảnh sát Darren Wilson, một công dân Mỹ da trắng, sẽ không bị truy tố trong vụ bắn chết một thanh niên da màu 18 tuổi tên là Michael Brown.
Người biểu tình đã đập nát cửa sổ xe cảnh sát, một số người còn châm lửa đốt cháy nhà. Cảnh sát đã phải phun hơi cay để giải tán đám đông biểu tình ở Ferguson. 
Bạo lực bùng phát ở Ferguson sau quyết định không truy tố cảnh sát (ảnh: EPA)
Một kho chứa hàng và một cửa hàng bánh Pizza của Little Caesar nằm trong số những căn nhà bị đốt cháy.
Những người biểu tình còn tràn qua rào chắn và chế giễu cảnh sát. Một số người hô vang “kẻ sát nhân” và những người khác ném đá và chai lọ. Có tiếng súng nổ vang lên nhưng chưa rõ có người nào bị thương hay không sau khi súng nổ.
Khi ông Bob McCulloch thông báo không truy tố trách nhiệm đối với Darren Wilson, mẹ của nạn nhân da màu Brown, bà Lesley McSpadden đã bật khóc và kêu gào khi nghe bản tin phát sóng trên đài.

Đặc nhiệm không quân Anh bí mật tiêu diệt IS

Tờ Daily Mail của Anh vừa tiết lộ thông tin về Lực lượng Đặc nhiệm Không quân (SAS) thuộc quân đội Anh, một đơn vị tinh nhuệ đã bí mật thực hiện một loạt cuộc đột kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vào ban đêm bằng xe bốn bánh.

Theo các nguồn tin quốc phòng ngày 23/11, các binh sĩ thuộc đơn vị chiến đấu tinh nhuệ SAS đã tiêu diệt tới 8 tên khủng bố IS mỗi ngày trong các cuộc đột kích kiểu này suốt bốn tuần qua. Hiện nay, SAS mới chỉ công khai vai trò của họ là thực hiện vai trò do thám ở Iraq và không tham chiến. Tuy nhiên, theo tờ Daily Mail, một vài nhóm binh sĩ nhỏ của SAS đã được trực thăng Chinook thả xuống vùng lãnh thổ do IS kiểm soát để trực tiếp tiêu diệt chúng.
Bằng các cuộc đột kích bí mật, SAS đã tiêu diệt 200 tên IS trong vòng bốn tuần
Bằng các cuộc đột kích bí mật, SAS đã tiêu diệt 200 tên IS trong vòng bốn tuần
Các mục tiêu của IS được xác định trước bằng máy bay không người lái từ căn cứ của SAS hoặc do chính các binh sĩ SAS trên thực địa xác định. Họ di chuyển bằng loại xe bốn bánh chạy trên mọi địa hình, có trang bị súng máy, tới các đơn vị của IS và tấn công chúng bất ngờ vào ban đêm. Một nguồn tin SAS tiết lộ: “Chiến thuật của chúng tôi là gieo rắc nỗi sợ Chúa vào IS vì chúng không biết chúng tôi sẽ tấn công ở đâu tiếp và nói thẳng ra là chúng không thể làm gì để ngăn chặn chúng tôi. Chúng tôi làm suy sụp tinh thần của chúng. Chúng có thể chạy trốn nếu nhìn thấy máy bay trên trời nhưng chúng không thể nhìn hay nghe thấy chúng tôi”.
Ngoài ra, các binh sĩ SAS còn dùng chiến thuật sử dụng rất nhiều lính bắn tỉa khiến nỗi sợ hãi của IS càng dâng cao. Bọn khủng bố không biết chuyện gì đang xảy ra. Chúng chỉ nhìn thấy đồng bọn nằm chết trên cát. Sứ mệnh bí mật này đã diễn ra gần như hàng ngày trong suốt bốn tuần qua.
Các cuộc tấn công theo kiểu du kích của của SAS nhằm vào các tuyến đường tiếp tế chính của IS khắp miền tây Iraq và các chốt kiểm soát xe cộ do IS lập ra để thực hiện các vụ bắt cóc và đòi tiền của các lái xe địa phương.

Điều chưa biết về “thế lực ngầm” ủng hộ Năm Cam lên địa vị ông trùm

Bao năm “bôn tẩu” giang hồ, bên cạnh Năm Cam luôn có một “thế lực ngầm” ủng hộ khiến ông trùm từ một giang hồ quèn lên nắm quyền lực.

Kể về ông trùm Năm Cam nhiều người đều liên tưởng đến một gã giang hồ khét tiếng, một cái đầu “đầy sỏi”, một trái tim lạnh lùng. Thế nhưng, trong mắt vợ con, ông trùm lại là một người cha, người chồng khá “đặc biệt”.
Những “bông hồng” bên cạnh ông trùm
Năm 1959, Trương Văn Cam (tức ông trùm Năm Cam) xách cặp lồng ra ngoài kiếm tiền bằng nghề bán dạo xà phòng Cây Dừa tại chợ Bến Thành. Tại đây, ông trùm đã làm quen rồi kết nghĩa với một bà chị bán hoa quả xinh đẹp hơn hắn chục tuổi tên Ng.
Thời gian trôi qua, tình cảm chị em càng mặn nồng. Thế rồi, vào một đêm mưa tầm tã, Năm Cam đã làm “chuyện người lớn” ở tuổi 15 với người chị kết nghĩa. Kết quả của cuộc tình vụng trộm, người phụ nữ này đã mang thai, sinh ra Trương Văn Hùng. Sau khi sinh con, gia đình ép người phụ nữ này phải chia tay với ông trùm. Đứa con Năm Cam giao cho chị ruột của y nuôi nấng, chăm sóc.
Chân dung trùm giang hồ Năm Cam.

Chân dung trùm giang hồ Năm Cam.
Đến năm 1962, trên đường phiêu bạt giang hồ, Năm Cam đã được vợ một đàn em giới thiệu quen Phan Thị Trúc (tức Trúc mẫu hậu). Sau vài tháng, Năm Cam đã làm thiếu nữ 17 tuổi có thai nên cả hai dọn về sống chung tại trại gà Thanh Tâm.
Trong thời gian chờ đợi Trúc sinh nở, Năm Cam đã ra tay giết chết một trùm giang hồ “có số” ở hẻm 122 Tôn Đản rồi bị kết án 3 năm tù giam. Trong thời gian “bóc lịch”, Năm Cam thường xuyên được người vợ trẻ là Trúc mẫu hậu thăm nuôi. Khi y ra tù, Trúc đã sinh hạ được một bé gái tên là Trương Thị Điệp (vợ Hiệp phò mã sau này).
Đến năm 1967, Năm Cam thường xuyên xuất hiện ở hẻm 122. Tại đây, hắn đã gây thương tích cho một tay giang hồ có tiếng là Tư bánh bò nên giành quyền bảo kê sòng bạc trong hẻm.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

ĐIẾU CÀY, NGƯỜI VỪA THOÁT NGỤC ĐỘC TÀI ĐỎ LẠI PHẢI HỨNG ĐÁ “ĐỘC TÀI VÀNG”!

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

        
         Khi ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (ĐC) từ nhà tù VC tới phi trường LAX, một số người VN mang Cờ Vàng ra đón.  Nghe nói có một người nào đó dúi vào tay ĐC một lá Cờ Vàng nhưng ông ta từ chối.  Chuyện nầy đúng hay sai tôi không rõ (và tôi cũng không quan tâm). Những ngày tiếp theo, tôi biết có một số người lên án ĐC về chuyện nầy.  Họ buộc ĐC phải chấp nhận Cờ Vàng như một thiện chí đầu tiên, một hành động tiên quyết cho tinh thần chống cộng của ông ta tại hải ngoại  Bên cạnh đó cũng có một số đông bênh vực ông ĐC, và hiện nay sự bênh chống nầy đang còn rất sôi động.  Bên bênh cho rằng nhóm cực đoan vinh danh Cờ Vàng để chống ĐC là nhóm “Độc tài Vàng”, có người đi xa hơn rất dễ bị hiểu lầm, gọi nhóm cực đoan nầy là “Giặc Cờ Vàng”, với lý luận là đám nầy đã lạm dụng và làm hoan ố Cờ Vàng, làm mất chính nghĩa quốc gia, làm cho các nhà đấu tranh trong nước có thể chùn bước, và như thế là phá hoại sự tập hợp chống cộng của trong lẫn ngoài nước.  Bên chống thì cứ đoan quyết ĐC là tên VC thuộc Sư Đoàn Sao Vàng (Công Trường 5) qua Mỹ là để “nội tuyến” nhằm thi hành nghị quyết 36 của VC! 
            Biết rằng trận chiến nầy sẽ không có người thắng kẻ thua mà chỉ làm cho sự hợp lực chống cộng đi vào ngõ cụt nên tôi xin có một số ý kiến/phân tích cá nhân về việc nầy và mong được chỉ giáo từ những bậc thức giả trong tinh thần xây dựng và tương kính. 
                 CÓ NÊN BUỘC ĐC SUY TÔN CỜ VÀNG KHÔNG?  
           
            Nếu tôi có dịp đi đón ĐC, tôi cũng sẽ cầm Cờ Vàng theo để ông ta biết tôi là ai.  Nhưng tôi sẽ không cần dúi lá Cờ Vàng đó vào tay ông ta.  Tôi cũng không chủ trương buộc ông ta phải chấp nhận và suy tôn lá cờ đó như tôi.  Làm như thế chỉ là một sự cưỡng bức chính trị, không những không có tác dụng tích cực mà hoàn toàn không cần thiết cho sự nghiệp chống cộng chung của dân tộc.  Nó vừa phi chính trị vừa xa thực tế, thiếu kinh nghiệm/hiểu biết lịch sử!
           

Hàng loạt tướng Trung Quốc tự sát vì bị điều tra tham nhũng

Trong vòng ba tháng gần đây, 3 tướng quân đội Trung Quốc đã tự sát vì bị điều tra tham nhũng. Các nhà quan sát chính trị xem những vụ tự tử này là hậu quả từ chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Lính Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh - Ảnh: Reuters
Vụ mới đây nhất là ông Mã Phát Tường, Phó đô đốc, Phó Chính ủy Hải quân Trung Quốc tự sát sau khi nhảy từ tầng 13 của tòa nhà 15 tầng là trụ sở Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại thủ đô Bắc Kinh. Tờ The Washington Times(Mỹ) thì cho rằng ông Mã nhảy từ cửa sổ tầng 15 vào ngày 13.11.
Ban đầu vụ tự sát của ông Mã được giữ bí mật, nhưng tin đồn về vụ việc đã được lan truyền trên các trang mạng ở Trung Quốc. Thông tin đồn đoán từ các mạng xã hội Trung Quốc cho rằng Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập ông Mã để tiến hành điều tra tham nhũng, khiến ông trầm cảm, dẫn đến tự sát.
Ông Mã lần cuối cùng được nhìn thấy tại thành phố cảng Chu San (Trung Quốc) vào ngày 22.10, sau khi ông hoàn tất sứ mạng phối hợp tìm kiếm máy bay mất tích (chuyến bay MH370) của hãng hàng không Malaysia Airlines (mất tích từ ngày 8.3).