Tàu vận Hdưới nước (SDV) là phương tiện quan trọng của đặc nhiệm Hải quân Mỹ trong chiến dịch bí mật, giúp người lính bất ngờ xuất hiện từ mặt nước và tấn công.
Lính đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL) chuẩn bị xuất phát từ một tàu chuyên chở gắn sau tàu ngầm USS Philadelphia. Phương tiện vận chuyển quân dưới nước (SDV) có động cơ chạy bằng pin sạc lithium, trang bị hệ thống định vị và thông tin liên lạc. Trong tất cả cuộc chiến, phe nào nắm giữ yếu tố bí mật và bất ngờ luôn có lợi thế hơn. Văn phòng chiến lược hải quân (OSSMU) là đơn vị lần đầu công bố những "xuồng ngầm", hoặc "người đẹp ngủ trong rừng". Chúng do các chuyên gia người Anh phát triển và OSSMU mua về sử dụng trong mục đích huấn luyện, sau này trở thành nền tảng cho những phiên bản cải tiến hơn. |
Tàu ngầm truyền thống có khả năng tàng hình rất tốt nhưng có hạn chế lớn, vì những "cá voi" nghìn tấn này chỉ có thể hoạt động ở độ sâu ít nhất 18 mét. Trong khi đó, việc đặc nhiệm di chuyển từ tàu ngầm lên mặt đất không phải là chuyện dễ dàng. Lính SEAL ra trận phải mang theo không chỉ vũ khí mà còn bộ đồ lặn, bình thở nặng nề. Quãng đường bơi từ tàu lên mặt nước khá dài có thể gây mất sức của họ. Do vậy, SDV gắn sau tàu ngầm là giải pháp điển hình giúp binh sĩ tiếp cận mục tiêu từ dưới nước nhanh chóng hơn. |
SDV là một trong những phương tiện quan trọng và tối mật với an ninh quốc gia của nước Mỹ. Những nhiệm vụ của SDV chủ yếu trong các hoạt động tấn công trực diện quy mô nhỏ, các hoạt động trinh sát và giám sát bí mật, vận chuyển đội quân tấn công các tàu và bến cảng. Không chỉ chuyên chở người, SDV còn dùng để vận chuyển những gói thuốc nổ lớn hoặc thiết bị giám sát kỹ thuật. |
Những khoang chứa lớn của SDV có thể chở cả ngư lôi MK4, M5 và MK36. Những loại ngư lôi này được thiết kế để bám vào thân tàu và có thể kích nổ qua điều khiển từ xa. SDV vô cùng hiệu quả trong những chiến dịch bí mật vì chúng giúp một đội quân xâm nhập vào một quốc gia mà không bị phát hiện. Do vậy, SDV làm từ những vật liệu như kim loại màu, chứ không phải sắt và sợi thủy tinh để giảm âm thanh và từ tính |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.