Giới chức Bangladesh cho biết ít nhất 85 người đang mất tích sau khi một chiếc thuyền chở quá đông người, chủ yếu là người Hồi giáo Rohingya tị nạn, bị chìm sáng sớm ngày hôm nay.
Giới chức biên phòng Bangladesh nói chiếc thuyền gỗ đang trên đường đến Malaysia thì bị lật ở vịnh Bengal. Họ nói một số người đã được tàu đánh cá trong vùng giải cứu, và một nhóm cứu hộ đã được phái đi để tìm thêm người sống sót.
Đây là lần thứ hai trong vòng 10 ngày một chiếc tàu chở người tị nạn Rohingya từ Bangladesh bị chìm tại vịnh Bengal.
Chỉ có một số ít người đã được cứu sống sau khi một chiếc tàu chở 130 người chìm ở ngoài khơi Miến Điện vào ngày 28 tháng 10.
Người sống sót sau tai nạn ngày hôm nay nói rằng người trên tàu đã trả tiền cho những người đưa lậu để chở họ đến Malaysia, nơi họ hy vọng sẽ tìm được việc làm.
Hầu hết những người này được cho là vượt biển bất hợp pháp vì không có giấy tờ đi lại.
Hàng ngàn người Hồi giáo Rohingya đã lánh sang Bangladesh để thoát khỏi tình trạng bạo lực sắc tộc chết người ở nước láng giềng Miến Điện.
Chính phủ Miến Điện xem nhóm người chủ yếu là người Hồi giáo này là dân nhập cư bất hợp pháp, do đó từ chối họ quyền công dân và những quyền cơ bản. Nhưng người Rohingya ở Bangladesh phần lớn vẫn sống trong tình trạng bấp bênh ở những trại bẩn thỉu và chật chội.
Liên Hiệp Quốc xem nhóm người này là một trong những sắc dân thiểu số bị truy bức nhất thế giới.
Giới chức biên phòng Bangladesh nói chiếc thuyền gỗ đang trên đường đến Malaysia thì bị lật ở vịnh Bengal. Họ nói một số người đã được tàu đánh cá trong vùng giải cứu, và một nhóm cứu hộ đã được phái đi để tìm thêm người sống sót.
Đây là lần thứ hai trong vòng 10 ngày một chiếc tàu chở người tị nạn Rohingya từ Bangladesh bị chìm tại vịnh Bengal.
Chỉ có một số ít người đã được cứu sống sau khi một chiếc tàu chở 130 người chìm ở ngoài khơi Miến Điện vào ngày 28 tháng 10.
Người sống sót sau tai nạn ngày hôm nay nói rằng người trên tàu đã trả tiền cho những người đưa lậu để chở họ đến Malaysia, nơi họ hy vọng sẽ tìm được việc làm.
Hầu hết những người này được cho là vượt biển bất hợp pháp vì không có giấy tờ đi lại.
Hàng ngàn người Hồi giáo Rohingya đã lánh sang Bangladesh để thoát khỏi tình trạng bạo lực sắc tộc chết người ở nước láng giềng Miến Điện.
Chính phủ Miến Điện xem nhóm người chủ yếu là người Hồi giáo này là dân nhập cư bất hợp pháp, do đó từ chối họ quyền công dân và những quyền cơ bản. Nhưng người Rohingya ở Bangladesh phần lớn vẫn sống trong tình trạng bấp bênh ở những trại bẩn thỉu và chật chội.
Liên Hiệp Quốc xem nhóm người này là một trong những sắc dân thiểu số bị truy bức nhất thế giới.
ST
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.