Những người biểu tình phản đối Chính phủ tiếp tục tuần hành ở Bangkok ngày thứ tư liên tiếp với quyết tâm đóng cửa các cơ quan chính phủ.
Đây là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất ở Thái Lan kể từ năm 2012 |
Những người biểu tình
đang trên đường hướng về khu tập trung các cơ quan chính phủ ở rìa
thành phố. Họ muốn chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải
từ chức.
Người lãnh đạo cuộc
biểu tình nói họ muốn bao vây và đóng cửa 14 bộ trong nỗ lực làm
gián đoạn hoạt động của chính phủ.
Họ cáo buộc chính
phủ hiện tại là do cựu Thủ tướng Thaskin Shinawatra, anh trai của Thủ
tướng Yingluck, kiểm soát và mong muốn thay thế chính phủ bằng một cơ
quan không do dân bầu.
Cảnh sát nhẹ tay
Cuộc biểu tình do ông
Suthep Thaugsuban, cựu nghị sỹ của Đảng Dân chủ đối lập, lãnh đạo.
Cảnh sát Thái Lan đã ra trát bắt giữ ông này.
Những người biểu tình
đã tuần hành từ hôm Chủ nhật ngày 24/11 và đã nhằm vào trụ sở các
Bộ Tài chính, Nội vụ, Ngoại giao cũng như các bộ khác.
“Hãy để người dân đi
đến tất cả những bộ nào còn hoạt động để các viên chức nhà nước
chấm dứt làm việc cho chế độ Thaksin,” hãng tin Mỹ AP dẫn lời ông
Thaugsuban nói.
"Đây không phải là chế độ Thaksin. Đây là
chính phủ được bầu cử dân chủ."
Thủ
tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
“Một khi quý vị đã
giành được quyền kiểm soát, các viên chức nhà nước sẽ không còn
phục vụ chế độ Thaksin nữa. Hỡi các anh chị em, hãy tiến đến chiếm
Tòa thị chính,” ông nói.
Mặc dù đã có trát
bắt giữ nhưng cảnh sát không hề có động thái động đến Thaugsuban khi
ông dẫn đầu cuộc biểu tình, các nguồn tin cho biết.
Thủ tướng Yingluck
Shinawatra đã nói rằng chính phủ của bà sẽ không sử dụng vũ lực
chống lại người biểu tình.
“Đây không phải là chế
độ Thaksin. Đây là chính phủ được bầu cử dân chủ,” bà phát biểu với
báo chí bên ngoài Quốc hội.
Những người biểu tình
tức giận trước đạo luật ân xá mà hiện nay đã bị dẹp sang một bên.
Họ cho rằng đạo luật này sẽ giúp cho ông Thaksin, hiện đang sống lưu
vong, về nước mà không cần thụ án tù vì tội tham nhũng.
Đây là cuộc biểu tình
lớn nhất ở Thái Lan kể từ năm 2010 khi cuộc biểu tình chấm dứt bằng
bạo lực đẫm máu sau khi những người ủng hộ ông Thaksin làm tê liệt
nhiều khu vực chủ chốt của Bangkok.
Cho đến nay, chính phủ
và cảnh sát không hề đối đầu với người biểu tình với hy vọng rằng
cuối cùng những người biểu tình cũng mệt mỏi, phóng viên BBC Jonathan
Head ở Bangkok cho biết.
Tuy nhiên, lãnh đạo
biểu tình khẳng định rằng sẽ họ không chấm dứt cho đến khi chính
phủ bị lật đổ và bị thay thế bằng cái mà họ gọi là Hội đồng Nhân
dân.
bbc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.