Có lẽ chưa bao giờ cộng đồng mạng Internet tại Bangkok của người tị nạn Việt lại sốc như những ngày này. Những thông tin về “nhà thiện nguyện” Ngô Đắc Lũy đang làm “thiện nguyện” ở trung tâm BRC và nhân vật “nhà báo” Thu Trâm “phát ngôn viên” của Hội ái Hữu tù Nhân chính Trị và Tôn giáo, với những trò ma chiêu quỷ đã dần lộ diện ra ánh sáng. Chúng tôi đã thu thập được quá nhiều bằng chứng về 2 nhân vật này. Nhưng hôm nay xin được chép lại chuyện bi hài ông Mười đi mổ mắt trước đã.
Như đã biết, ông Nguyễn Văn Mười năm nay 62 tuổi, là một cựu tù chính trị của chế độ CSVN chạy sang Thái xin tị nạn từ năm 2011. Do tuổi già và cũng một phần bị ảnh hưởng bởi những tháng ngày lao tù cực khổ, mắt phải của ông rất kém. Tuy nhiên, bệnh của ông không phải là loại bệnh cấp cứu, chính vì vậy việc đi mổ mắt cấp kỳ của ông là một quyết định sai lầm.
Theo lời kể của ông Mười, việc ông quyết định đi mổ mắt là hoàn toàn bị động, mọi việc cũng xuất phát từ nhân vật Ngô Đắc Lũy. Khi ông Mười đến BRC khám mắt thì nhân viên của BRC có nói với ông Mười bằng tiếng Anh là “cần đi bệnh viện để khám”, thì Ngô Đắc Lũy lại dịch ra thành “cần đi bệnh viện để mổ”. Thế là ông Mười vội lo sửa soạn quần áo tư trang để đi nằm viện. Nhưng khi được nhân viên vừa kể dẫn đi bệnh viện thì mới té ngửa ra là chỉ… đi khám.
Theo chúng tôi trong tiếng Anh hai từ “khám mắt” (eye examination) và “mổ mắt” (eye surgery) hoàn toàn khác nhau, Lũy lại rất giỏi tiếng Anh, vậy động cơ nào đã làm cho y cố tình dịch sai từ “khám” thành từ “mổ”? Điều này đã được lý giải vì ngay lập tức: Nhân vật Thu Trâm đã bàn với ông Mười là để cô ta lên các diễn đàn mạng vận động xin tiền. Và khi ông Mười nhận được 2 lần tiền của diễn đàn Paltalk mỗi lần 600 USD thì Trâm đã bỏ túi 400 USD “tiền công vận động xin tiền” – theo ông Mười. Chắc chẳng cần nhắc lại thì ai cũng biết rằng Trâm và Lũy đã là cặp vợ chồng không hôn thú ngay từ khi Trâm sang Thái lan.
Ông Mười tâm sự là “đã lên diễn đàn xin tiền mổ mắt rồi, nếu không đi thì thành ra mình nói xạo, mà việc mổ mắt trước sau gì cũng phải làm”, nên đành nhắm mắt đưa chân. Việc đi mổ mắt cấp kỳ của ông Mười là một sai lầm gây thiệt hại cho chính ông Mười. Vì theo như lịch của UNHCR sắp xếp, ông Mười sẽ được họ phỏng vấn để xét cấp quy chế Refugee vào tháng 2/2012. Nhưng vì vụ mổ mắt nên ông Mười không thể đến UNHCR đúng hẹn, vậy là UHCR lại dời cuộc phỏng vấn đến tháng 5/2012. Mặt khác, nếu kiên nhẫn chờ thì ông Mười hoàn toàn sẽ được BRC chi trả tất cả chi phí phẫu thuật mắt theo quy định, chẳng phải đi xin tiền bất kỳ ai. Nhất là khi ông đã có quy chế Refugee.
Thực ra, nói một cách công bằng, Ngô Đắc Lũy không sốt sắng với việc đưa ông Mười đi mổ mắt. Lũy cũng chỉ là một người làm thuê trong BRC như tất cả mọi người tị nạn khác, với mục đích hàng tháng được lãnh 5 ngàn Baht và được ăn cơm trưa mỗi ngày, được làm việc trong phòng có máy lạnh tại BRC. Việc ai đó được BRC nhận vào làm là một điều hạnh phúc, vì kiếm việc làm chui lủi ở Bangkok không hề đơn giản. và 5 ngàn Baht mỗi tháng là một số tiền đáng kể đối với một người tị nạn. Như vậy ta nên loại bỏ hai từ “thiện nguyện” khi nhắc đến công việc hiện nay của Ngô Đắc Lũy.
Lẽ ra người đưa ông Mười đi mổ mắt lần thứ nhất không phải là Lũy mà là anh Tha Ni (một người Việt tị nạn gốc Khmer Crom) đang làm việc tại BRC. Nhưng hôm trước – ngày 3/1/2012 – Lũy đã gây sự và chửi bới, miệt thị, sau đó dọa giết gia đình anh Tha Ni, nên anh Tha Ni rất giận, và không đưa ông Mười đi mổ mắt, do ghét lây ông Mười vì lúc đó ông Mười rất thân với Lũy. Cực chẳng đã, ông Mười phải năn nỉ Lũy đưa mình đi bệnh viện, mặc dù công việc đưa người đi khám chữa bệnh là một trong những nhiệm vụ của BRC.
Mặc dù tỏ ra khó chịu và luôn miệng cằn nhằn về việc mình phải đưa ông mười đi mổ mắt, nhưng Lũy vẫn không quên chụp hình lại cảnh y cùng với ông Mười trong bệnh viện. Những tấm hình này sau đó được Lũy (hoặc Thu Trâm) phát tán lên mạng để ca ngợi Lũy đã có công (?) giúp đỡ ông Mười. Ông Mười kể, ông rất cay đắng khi phải nghe Lũy cằn nhằn, nhưng lịch mổ đã lên, tiền đã nhận, không đi không được. Ông Mười đã phải chi tiền xe Taxi chở Lũy đi, trở về hết mấy trăm Baht và trên đường về nhà ông đã mời cơm Lũy hết 200 Baht (cả 2 người).
Cũng theo lời kể của ông Mười, khi chỉ còn có 2 ngày nữa là ông phải đi mổ mắt lần 2, Thu Trâm đã hỏi mượn ông 2 ngàn Baht tại BRC, ông không đồng ý vì sợ không đủ tiền mổ mắt. Trâm đã kỳ kèo lẵng nhẵng hỏi vay mấy lần, nhưng ông Mười vẫn không đồng ý. Khi Trâm mách cho Lũy biết việc đó, Lũy đã mằng ông Mười “anh xấu tính thật đó, người ta hỏi mượn có 2 ngàn mà cũng không cho”. Điều này giải thích vì sao Lũy rất khó chịu khi ông Mười nhờ công việc.
Theo ông Mười, ông đã phải mổ mắt tất cả là 3 lần. Lần thứ nhất ông đóng 32 ngàn Baht, lần thứ hai anh Tha Ni đưa ông đi, anh này đã khiếu nại với bệnh viện về ca mổ và đề nghị không phải đóng tiền cho lần thứ 2 này. Nhưng sau khi nói chuyện với giám đốc bệnh viện, anh Tha Ni cũng chỉ xin giảm được 5 ngàn Baht cho ông Mười. Vậy là ông Mười phải đóng tiền lần 2 là 25 ngàn Baht thay vì là 30 ngàn. Số tiền này ông Mười không có đủ, đã phải mượn thêm 10 ngàn. Lần thứ 3, khi có biến chứng, ông Mười phải vào viện cấp cứu, lần này ông không còn một đồng nào, anh Tha Ni lại đưa đi, và sau một hồi tranh cãi nảy lửa, bệnh viện đã buộc phải nhờ một trung tâm cứu trợ nhân đạo giúp đỡ. Họ đã trả tiền cho ca mổ và ông Mười được mổ miễn phí.
Theo anh Tha Ni và ông Mười, ông đã phải đóng hết số tiền cho 2 lần mổ là 57 ngàn Baht, cộng với tiền thuốc men, đi lại, ăn uống và chi phí tiền nhà ở cũng như sinh hoạt cá nhân, hiện nay số tiền mà mọi người hỗ trợ những đợt trước đã hết. Theo ông Mười, ông đã nhận được từ anh Tuấn Lê bên Úc số tiền quyên góp là 1.100 USD và tiền riêng của cá nhân anh Tuấn Lê là 700 USD. Diễn đàn Paltalk cho 2 lần mỗi lần 600 USD thì ông phải chi cho Thu Trâm 400 USD. Mua máy tính cũng của Trâm là 6 ngàn Baht. Mua giày tặng Lũy theo sức ép của Trâm hết 1900 Baht, cho Trâm 2 lần (một lần là lộn tiền Trâm tự ý chiếm đoạt) là 2000 Baht.
Riêng anh Tuấn Lê vẫn hàng tháng duy trì sự trợ giúp tài chính cho ông Mười, sau khi có những e-mail giả mạo gửi đến anh đánh phá xuyên tạc ông Mười, anh vẫn điện thoại nói với ông là: “Con sẽ vẫn giúp chú, vì dù bất cứ điều gì xảy ra, con thấy chú vẫn hoàn toàn xứng đáng nhận sự trợ giúp này”. Theo chúng tôi biết, ạnh Tuấn Lê đã có những nghĩa cử cao thượng và khoáng đạt, chan chứa lòng nhân ái. Mặc dù anh vẫn đang phải đi làm ca 3 mỗi ngày từ 11h đêm đến 7h sáng hôm sau. Nhưng anh vẫn sẵn sàng chia sớt với ông Mười…
Đối ngược lại, một sự việc vô cùng nhỏ nhen bẩn thỉu, có lẽ chưa bao giờ có trong lịch sử quan hệ giữa con người với con người, đó là chuyện khi ông Mười đi viện thì Thu Trâm mua biếu ông Mười một nồi thịt kho, ước chừng 100 Baht. Khi đem đến cho ông Mười thì Trâm lại đòi ông Mười trả tiền… mua nồi là 200 Baht. Theo chúng tôi đây rất có thể là chiếc nồi của BRC cho không người tị nạn vì chúng tôi biết BRC lúc đó đang có nồi phát cho mọi người. Lũy lại là nhân viên của BRC, vì vậy cái nồi này có thể tin chắc là Trâm không phải mua. Ai có thể tưởng tượng nổi một người mượn danh “nhà báo”, một “phát ngôn nhân” của “Hội ái Hữu tù nhân chính trị và tôn giáo” lại làm cái trò đê tiện và ma bùn đến vậy?
Lũy chụp hình này gửi đi khắp nơi nhằm mục đích gì? |
Như vậy là Lũy và Trâm thực ra không có công gì với ông Mười cả . Họ chỉ lợi dụng được cái gì thì họ làm (xin đọc thêm tại đây). Nhưng bỉ ổi nhất là chuyện chụp hình Lũy và ông Mười trong bệnh viện tung lên mạng để báo công với đồng bào hải ngoại là Lũy đang “cứu giúp” một cựu tù chính trị. Như nhiều người đã biết, sau khi ông Mười phát hiện ra Lũy chỉ là đồ lừa đảo và không có tư cách mục sư, ông đã lên tiếng, thì những bức e-mail giả mạo đánh phá ông Mười cũng xuất hiện ngay. Người ta có quyền liên tưởng đến sự trả thù hèn hạ của Trâm và Lũy đối với một ông già như ông Mười. Chuyện mổ mắt của ông Mười phải nói là một câu chuyện bi hài nhất trong lịch sử người Việt tị nạn!!!
Lê Hồng Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.