NGUYÊN TẮC CẤP BẢO TRỢ:
Trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan, người nước ngoài được bảo trợ qua các hình thức:
- cấp quyền người tị nạn;
- cấp quyền lánh nạn;
- cấp giấy phép cư trú nhân đạo;
- cấp giấy phép bảo trợ tạm thời.
Quy chế tị nạn tại Cộng Hòa Ba Lan được cấp cho những người nước ngoài thỏa mãn các điều kiện về tị nạn được đề cập trong Hiệp định Ge-ne-vơ và Biên Bản New-York. Quy chế cũng được công nhận đối với hôn phối và con của người xin tị nạn, nếu trong đơn tị nạn có liệt kê, và trẻ chưa đủ tuổi trưởng thành là con của người nước ngoài, sinh ra trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan.
Quá trình xét duyệt đơn xin tị nạn bắt đầu sau khi người nước ngoài đích thân đệ đơn.
Quá trình công nhận quy chế tị nạn cho trẻ chưa trưởng thành là con của người nước ngoài được bắt đầu khi người có thẩm quyền pháp lý với trẻ đệ đơn.
Đơn xin tị nạn có các thông tin
- các dữ liệu của người nước ngoài, trẻ em chưa đủ trưởng thành đi theo người nước ngoài và người hôn phối của người nước ngoài nếu họ có trong đơn và nhất thiết cần cho quá trình xét duyệt đơn xin tị nạn;
- chỉ định quốc gia xuất thân của người nước ngoài;
- chỉ định các sự kiện quan trọng là lý do xin quy chế tị nạn.
Tiến trình xin tị nạn bắt đầu kéo theo các hệ lụy pháp lý sau:
- thị thực cho người nước ngoài nếu có sẽ hết giá trị;
- quyết định buộc người nước ngoài rời địa phận Cộng Hòa Ba Lan hết giá trị;
- lui rời hạn thực hiện quyết định trục xuất người nước ngoài, tới ngày người nước ngoài nhận quyết định cuối về quy chế tị nạn.
Trong trường hợp người nước ngoài có tiến hành song song hai thủ tục xin quy chế tị nạn và xin cấp thị thực hoặc gia hạn thị thực, quá trình xin hoặc gia hạn thị thực sẽ bị hoãn.
Người nước ngoài xin quy chế tị nạn có bổn phận:
- trình diện khi Giám đốc Ủy Ban Hồi hương và Người Nước Ngoài yêu cầu trình diện với mục đích khai báo và lý giải;
- cung cấp mọi chứng cớ chứng minh hoàn cảnh biện hộ cho ly do xin tị nạn;
- thông báo khi thay đổi chỗ ở;
- cư ngụ trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan tới khi nhận quyết định cuối trả lời đơn xin tị nạn.
Việc cấp hoặc từ chối đơn tị nạn thường được đưa ra trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn. Kể từ ngày nộp đơn, nếu đơn hiển nhiên có lý do chính đáng, quyết định có thể được cấp ngay trong vòng 30 ngày.
Người nước ngoài nộp đơn xin tị nạn có bổn phận nộp vào nơi giữ đồ giấy thông hành hoặc hộ chiếu của trẻ và vợ/chồng mình nếu đơn có kèm theo họ, qua trung gian là cơ quan thụ lý hồ sơ.
Đối với người đệ đơn xin tị nạn là người nước ngoài đang sống tại lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan trên cơ sở giấy phép tạm cư hoặc định cư, bổn phận nộp giấy thông hành / hộ chiếu vào phòng giữ đồ bắt đầu khi giấy phép tạm trú hoặc định cư không còn giá trị hoặc bị tước giá trị.
Người nước ngoài đã nộp đơn xin quy chế tị nạn và được cấp giấy chứng minh danh tính tạm thời, còn được gọi là „giấy chứng minh danh tính”, có giá trị 30 ngày.
Giấy chứng minh danh tính, trong thời gian có giá trị, xác nhận danh tính người nước ngoài và cho phép người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan. Các giấy chứng minh danh tính tiếp sau đó được cấp cho người nước ngoài sau khi giấy đầu tiên hết hạn, với giá trị không quá 6 tháng, tới khi quá trình xin tị nạn của người nước ngoài kết thúc.
Trên giấy chứng nhận danh tính có thông tin về cơ quan cấp giấy, ngày cấp, hạn giá trị và các dữ liệu của người nước ngoài như:
- tên (các tên) họ và tên của cha mẹ
- ngày tháng năm sinh và số tuổi
- nơi sinh và nơi xuất thân;
- Quốc tịch
- Tên và họ cũng như ngày tháng năm sinh của trẻ em dưới 18 tuổi đi theo người nước ngoài
- Giấy chứng minh danh tính của người nước ngoài có ảnh và các dữ liệu của chủ nhân.
Thẻ chứng minh danh tính đầu tiên được cấp bởi cơ quan nhận đơn xin tị nạn. Các thẻ chứng minh danh tính sau đó được cấp, gia hạn bởi Giám đốc Ủy ban sau khi người nước ngoài đệ đơn. Trong đơn cần có các dữ liệu của người nước ngoài và trẻ dưới 18 tuổi đi theo, với số lượng các dữ liệu đủ để cấp hoặc đổi giấy chứng minh danh tính cũng như xác định quốc gia nơi người nước ngoài xuất thân. Cần nộp kèm theo ảnh những người có trong đơn. Người nước ngoài bắt đầu được coi nằm trong quá trình duyệt đơn tị nạn và được nhận bảo trợ cho tới khi quá trình xin tị nạn kết thúc, từ 14 ngày sau khi đệ đơn.
Đọc thêm phần: TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Người nước ngoài mang quy chế tị nạn được hưởng quyền như người nước ngoài đã có giấy phép cư trú ngắn hạn, có nghĩa như luật định, trừ khi luật quy chế các ngoại lệ khác.
Người nước ngoài và vợ/chồng có thẻ tị nạn được cấp giấy thông hành thể theo quy định của Hiệp Định Ge-ne-vơ và thẻ cư trú. Con nhỏ chưa đủ 18 tuổi của người nước ngoài hoặc vợ/chồng người đã có quy chế tị nạn được cấp thẻ cư trú và:
- các dữ liệu cá nhân được ghi nhận vào giấy thông hành theo quy định Hiệp Ước Ge-ne-vơ đã được cấp cho ngươi nước ngoài hoặc vợ/chồng người nước ngoài, được liệt kê trong khoản 1 hoặc,
- được cấp giấy thông hành theo quy định Hiệp định Ge-ne-vơ nếu điều đó nhất thiết trong việc thực hiện nhân quyền.
Các giấy thông hành thể theo quy định Hiệp định Ge-ne-vơ và thẻ cư trú có giá trị 2 năm.
Giá trị của giấy thông hành thể theo quy định Hiệp định Ge-ne-vơ có thể được gia hạn tiếp theo 2 năm.
Việc gia hạn và đổi giấy thông hành thể theo quy định của Hiệp định Ge-ne-vơ được xét duyệt theo đơn của người nước ngoài.
ĐƠN VỊ CẤP:
Người nước ngoài đệ đơn xin quy chế tị nạn qua trung gian là đồn trưởng đồn Biên Phòng thuộc thẩm quyền địa phận thủ đô Warszawa hoặc đồn trưởng các đồn Biên Phòng khác.
Người nước ngoài không có quyền nhập cư hợp pháp vào lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan có thể đệ đơn xin quy chế tị nạn trong khi kiểm tra biên giới, trong lúc nhập cư vào lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan, qua trung gian là đồn trưởng đồn Biên Phòng.
Cơ quan nhận đơn xin tị nạn:
- kiểm tra xem đơn đã được điền các dữ liệu đúng theo mẫu, nhất là sau khi người nước ngoài đã khai họ tên và quốc gia xuất thân của mình;
- xác định danh tính của người nước ngoài;
- chụp ảnh và lấy dấu vân tay của người nước ngoài
- thu thập các dữ liệu liên quan tới:
- quốc gia xuất thân của người nước ngoài
- kiểm chứng các dữ liệu của người hôn phối và trẻ chưa đủ trưởng thành là con của người nước ngoài, hiện đang có mặt trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan,
- kiểm chứng thị thực hoặc giấy phép cư trú đã cấp cho người nước ngoài bởi cơ quan quốc gia khác,
- kiểm tra lại đường đi và cửa khẩu hoặc nơi thâm nhập biên giới Ba Lan,
- rà soát nếu người nước ngoài đã từng xin tị nạn tại quốc gia khác
Đơn vị nhận đơn tị nạn trước khi chuyển hồ sơ lên Giám đốc Ủy ban Người nước ngoài xác định xem:
- khi đệ đơn, người nước ngoài có quyền nhập cư hợp pháp vào lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan hay không và hiện có cư trú trên lãnh thổ Ba Lan hợp pháp hay không;
- có những lý do chính đáng thể theo Hiệp định Ge-ne-vơ hay không
- đảm bảo cho người nước ngoài khám bác sĩ và thực hiện các vệ sinh thân thể cũng như quần áo.
Việc chuyển hồ sơ xin tị nạn của người nước ngoài cho Giám đốc Ủy Ban Người Nước Ngoài cần được làm ngay, không lâu hơn 48 tiếng kể từ ngày người nước ngoài đệ đơn.
Đơn vị nhận đơn thông báo cho Ủy ban vệ sinh quốc gia, cùng nơi người nước ngoài đệ đơn, về sự việc nếu người nước ngoài từ chối thực hiện các động tác vệ sinh.
CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT:
Trong quá trình điều tra cũng như trong việc đăng kí thực hiện theo quy định pháp luật, các dữ liệu của người nước ngoài có thể được lưu giữ là:
- họ tên (các tên);
- họ trước;
- họ gốc;
- giới tính;
- tên cha;
- họ và tên gốc mẹ;
- ngày tháng năm sinh và số tuổi;
- nơi sinh và quốc gia nơi sinh;
- quốc gia xuất thân;
- vân tay
- diện mạo:
- chiều cao đo theo cm,
- màu mắt,
- các chỉ dấu đặc biệt
- quốc tịch;
- dân tộc;
- sắc tộc hoặc nhóm sắc tộc xuất thân
- tâm nguyện chính trị, tôn giáo, triết giáo;
- nhóm tôn giáo theo tùng;
- nhóm xã hội trực thuộc;
- tình trạng sức khỏe;
- tình trạng hôn nhân;
- học vấn;
- nghề nghiệp thực hành;
- nơi làm việc;
- nơi ở
- các thông tin về hành vi phạm tội, về các phiên xử hình sự, vi phạm hoặc các cáo trạng hay bản án của tòa hoặc ủy ban hành chính ban hành đối với người nước ngoài;
- các thủ tục nghĩa vụ quân sự;
- các thông tin về việc di chuyển, cư trú tại nước ngoài trong thời gian 5 năm trở lại.
Đơn vị xét duyệt đơn tị nạn có bổn phận dịch sang tiếng Ba Lan các tài liệu soạn thảo bằng tiếng nước ngoài để coi chúng như bằng chứng trong quá trình xét duyệt đơn xin tị nạn.
BẢO TRỢ TỊ NẠN:
Người nước ngoài có thể được quyền bảo trợ tị nạn tại Cộng Hòa Ba Lan, nếu việc bảo trợ là nhất thiết cho người nước ngoài đồng thời thỏa mãn lợi ích quan trọng cho Cộng Hòa Ba Lan. Người nước ngoài nhận bảo trợ tị nạn được cấp giấy phép định cư.
Người nước ngoài đệ đơn xin bảo trợ tị nạn, đang cư trú: tại lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan có bổn phận phải chấp hành thủ tục lấy dấu vân tay, chụp ảnh; tại nước ngoài, người nước ngoài có bổn phận nộp đơn có ảnh, sau khi nhập cảnh vào lãnh thổ Ba Lan trên cơ sở thị thực được cấp nhằm tham gia quá trình cấp bảo trợ tị nạn, chấp hành thủ tục lấy dấu vân tay sau khi nhập cư vào Ba Lan.
CƯ TRÚ NHÂN ĐẠO:
Người nước ngoài được cấp giấy phép cư trú nhân đạo trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan nếu việc trục xuất người nước ngoài:
- việc trục xuất người nước ngoài trở lại quốc gia nơi quyền được sống, quyền tự do và an toàn cá nhân bị đe dọa hoặc có nguy cơ bị tra tấn hoặc bị đối xử vô nhân đạo, trà đạp hoặc hành hạ nhân phẩm, ép buộc lao động hay bị tước quyền xử tòa công minh hoặc có nguy cơ chịu những hình phạt bất công thể theo Hiệp ước về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, soạn thảo tại Rome ngày 4 tháng 11 năm 1950.
- Khi việc trục xuất người nước ngoài không thể thực hiện bởi những lý do không phụ thuộc vào đơn vị thực hiện quyết định trục xuất người nước ngoài.
Người nước ngoài có thể được cấp giấy phép cư trú nhân đạo trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan nếu chỉ có thể trục xuất người nước ngoài tới quốc gia không thể nhận trục xuất, trên cơ sở tuyên bố của tòa án về việc không cho phép trục xuất người nước ngoài hoặc trên cơ sở quyết định của Bộ trưởng Pháp lý về từ chối trục xuất, trong đó có cân nhắc lý do khước từ trục xuất cũng như quyền lợi của Cộng Hòa Ba Lan.
Người nước ngoài nhận giấy phép cư trú nhân đạo tại Ba Lan có quyền hạn như người nước ngoài mang giấy phép cư trú tạm thời, trừ khi các điều luật nói khác.
Người nước ngoài nhận giấy phép cư trú nhân đạo được cấp thẻ cư trú. Thẻ được cấp giá trị một năm cho người nước ngoài đã có giấy phép cư trú nhân đạo tại Ba Lan
Giấy phép cư trú nhân đạo được cấp bởi:
- Tỉnh trưởng
- do ủy ban chủ động cấp, khi có quyết định trục xuất, nhưng trong quá trình trục xuất người nước ngoài gặp một trong những tình huống khiến việc trục xuất không thành hoặc tình huống này lộ diện sau khi quyết định trục xuất được đưa ra,
- do đơn của ủy ban có trách nhiệm thực hiện quyết định trục xuất, khi việc trục xuất người nước ngoài không thể thực hiện bởi lý do không phụ thuộc vào cơ quan thực hiện quyết định trục xuất cũng như không phụ thuộc vào người nước ngoài;
- Giám đốc Ủy ban:
- do ủy ban cấp, trong quyết định từ chối quy chế tị nạn, không cấp thẻ tị nạn cho người nước ngoài, nhưng có một trong những tình huống khiến việc trục xuất trở thành bất khả thi hoặc trong một quyết định riêng, khi các tình huống xuất hiện sau khi quyết định từ chối tị nạn được đưa ra (trong đó có quyết định rời lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan, quyết định không cấp hoặc tước quyền tị nạn hoặc quyền lánh nạn).
- khi người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan đệ đơn về việc tòa án ra quyết định không cho phép trục xuất hoặc khi Bộ trưởng Pháp Lý ra quyết định về việc từ chối trục xuất,
- khi cơ quan có trách nhiệm quyết định từ chối cấp thẻ tị nạn đồng thời ra lệnh rời khỏi lãnh thổ Ba Lan, nhưng trong trường hợp việc trục xuất người nước ngoài không thể diễn ra vì những lý do không phụ thuộc tới cơ quan có trách nhiệm hay không phụ thuộc vào người nước ngoài.
BẢO TRỢ TẠM THỜI:
Những người nước ngoài ồ ạt vào Cộng Hòa Ba Lan, bỏ đất nước mình ra đi bởi vùng đất họ ở bị xâm chiếm, chiến tranh, nội chiến, xung đột chủng tộc hoặc có những vi phạm nhân quyền nặng nề, có thể được quyền bảo trợ tạm thời trên lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan, bất kể việc di cư là hành động nhất thời hay là kết quả những hỗ trợ của Cộng Hòa Ba Lan hay xã hội quốc tế dành cho.
Bảo trợ tạm thời được bảo đảm cho tới khi người nước ngoài có thể trở lại nơi xuất xứ, nhưng không lâu hơn một năm. Nếu sau 1 năm vẫn còn các cản trở cho việc người nước ngoài trở về nước an toàn, thì thời gian bảo trợ sẽ được gia hạn thêm 6 tháng, nhưng sẽ không được gia hạn quá 2 lần.
Người nước ngoài hưởng quy chế bảo trợ tạm thời được cấp thị thực nếu thị thực là bắt buộc để nhập cư vào lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan. Sau khi nhập cư vào lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan, người nước ngoài hưởng quy chế bảo trợ tạm thời được Giám đốc Ủy ban cấp phép cư trú trong thời gian 1 năm và cấp thẻ cư trú cho người nước ngoài.
Nếu thời hạn bảo trợ được kéo dài, Giám đốc Ủy Ban từ ủy ban mình, cấp giấy phép cư trú tiếp theo với thời hạn khớp với hạn bảo trợ tạm thời, đồng thời cấp thẻ cư trú.
Ủy ban không thu phí hành chính cho giấy phép bảo trợ tạm thời cũng như cư trú thời hạn.
Người nước ngoài hưởng quy chế bảo trợ tạm thời có bổn phận cung cấp dấu vân tay và hình ảnh. Trong những trường hợp có lý do, người nước ngoài có bổn phận khám nghiệm y khoa và các ca vệ sinh tối thiểu cho thân thể và quần áo. Biên Phòng phụ trách thủ đô Warszawa là cơ quan có bổn phận lấy dấu vân tay, chụp ảnh, khám nghiệm y khoa, vệ sinh thân thể và quần áo của người nước ngoài.
Người nước ngoài hưởng quy chế bảo trợ tạm thời và không có giấy thông hành có thể làm việc mà không cần giấy phép lao động hoặc làm việc kinh doanh như nguyên tắc đưa ra trong bộ luật ngày 2 tháng 7 năm 2004 về tự do kinh doanh (Báo luật số 173, mục 1807).
Nếu người hôn phối hoặc con chưa đủ trưởng thành của người nước ngoài có hưởng bảo trợ tạm thời, đang ở ngoài lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan, Giám đốc Ủy ban nỗ lực hành động nhằm đoàn tụ gia đình người nước ngoài.
Giám đốc Ủy Ban có thể nỗ lực cho đoàn tụ gia đình người nước ngoài hưởng quy chế bảo trợ tạm thời, đoàn tụ những người có huyết thống với người nước ngoài, từng chung sống với người nước ngoài, đồng thời phụ thuộc hoàn toàn hay một phần bảo trợ ngay trước khi người nước ngoài di rời.
Những người này được cấp thị thực và được cấp giấy phép tạm trú.
Sau thời gian bảo trợ tạm thời, Giám đốc Ủy ban nỗ lực hành động tạo điều kiện cho người nước ngoài trở về nơi xuất thân.
[Nguồn: Cẩm nang Thông tin Đại chúng Ủy ban Tỉnh trưởng tỉnh Mazowiecki (bip.mazowieckie.pl) và Cẩm nang Thông tin Đại chúng Thủ đô Warszawa (bip.warszawa.pl)]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.