Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Phút giao thừa của tù nhân lương tâm VN

Blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải bị đau dạ dày và tiếp tục gửi các kháng nghị mà không được hồi đáp, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ bị chuyển sang phòng giam mới nơi ông phải nằm sàn xi măng, luật sư Lê Quốc Quân bị tước giấy bút viết và Kinh Thánh, bị giam chung với 'tù nghiện', theo người nhà các tù nhân lương tâm này từ Việt Nam.
Hôm 30/01/2014, nhân dịp Việt Nam sắp chào đón Tết cổ truyền và năm mới Giáp Ngọ, BBC đã liên hệ với một số gia đình tù nhân lương tâm và cựu tù nhân để cập nhật tình hình Tết này của họ.
Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày cho BBC hay hôm thứ Năm rằng mặc dù tình hình sức khỏe của ông Hải không tốt, ông vẫn bị giam giữ đặc biệt, không được điều trị bệnh viêm loét dạ dày, cũng như các di chứng từ các lần ông tuyệt thực đề lại.
"Ngày 20/12, cháu vào thăm, ông nói rằng là ông không được đi ra ngoài, ông không ra khỏi bốn bức tường giam ông ấy, vì không được đi ra thể dục, không được đi ra lao động, giống như một cái biệt giam, tuy là có giam chung với hai người khác, hai người đó thì được đi làm, nhưng cháu lại nói với tôi là ông rất gầy và đen,
"Thì tôi nghĩ tình trạng sức khỏe của ông ấy, cộng với thời tiết khắc nghiệt ở cái miền rừng núi đó, nó làm cho ông tím tái và có vẻ không khỏe như là như thế,
"Hơn nữa bao tử của ông ấy, sau hai lần tuyệt thực như thế, nó đã bị loét rất trầm trọng, ông đã nói là ông làm đơn để xin khám bệnh, tức là những yêu cầu về y tế nhiều lần, nhưng người ta không có đáp ứng."
Bà Tân cũng cho hay tới nay yêu cầu của ông Hải đòi nhà chức trách phải gửi văn bản bản án, cùng một số giấy tờ thuộc hồ sơ vụ án "trốn thuế" của ông cho đại diện gia đình đã không được thực hiện.
Bà Tân cho hay Tết này gia đình rất lo lắng cho ông, nhưng chưa thu xếp bay từ miền Nam ra thăm ông được vì chi phí đắt đỏ, nhưng nhấn mạnh bệnh tình của ông Hải cần được điều trị kịp thời và cho rằng việc chính quyền hành xử như là 'trả thù' với ông là đáng lên án và phải chấm dứt.
'Phải nằm sàn xi măng'
Cũng hôm thứ Năm, Luật sư Dương Hà, vợ của tù nhân lương tâm, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, cho BBC hay gần Tết bà và gia đình đã vào thăm chồng bà, trước đó, ông Hà Vũ đã bị chuyển sang một phòng giam khác với điều kiện 'khắc nghiệt' hơn.
Bà nói: "Hôm 26 Tết, tôi có vào thăm chồng tôi, anh ấy đã bị chuyển sang phòng giam mới với điều kiện tệ hơn rất nhiều, chúng tôi không biết lý do vì sao, nhưng phòng giam mới rất ẩm thấp, lạnh, điều kiện vệ sinh rất tồi,
"Chồng tôi phải nằm sàn xi măng và khi chuyển buồng, thậm chí không được mang theo chiếu để nằm, các sách vở, bản thảo mà chồng tôi viết lách đều bị họ giữ,
Bà Dương Hà nói sau sự kiện phóng sự VTV tung ra năm trước, gần đây ông Hà Vũ đã bị chuyển phòng giam
"Anh ấy có lần còn bị bỏ đói, người hiện bị phù thũng rất nặng, các bệnh tim bẩm sinh không thuyên giảm và bệnh huyết áp cao thường xuyên hoành hành."

Năm Ngọ nói chuyện ngựa


 

Nhìn những con ngựa đẹp đẽ và kiêu hùng ngày nay, không mấy ai có thể tin được là tổ tiên của chúng ngày xưa bé nhỏ như một con cáo với cái tên gọi Echiput, sống trong những khu rừng ẩm ướt ở Bắc Mỹ, cách đây hơn 50 triệu năm. Trải qua bao nhiêu lần tiến hóa, loài ngựa mới có được bộ dạng hiện tại. Nhưng trên hết cũng nhờ sự thuần hóa sớm sủa của con người, nên ngựa đã trở nên một nhân vật hữu dụng, đồng hành với thế nhân suốt các đoạn đường lịch sử. Tại Đông Phương cách đây khoảng 2000 năm trước Tây Lịch, ngựa đã dùng để kéo chiến xa, rồi trở thành chiến mã và kỵ binh, là lực lượng chủ yếu trong tất cả quân đội trên thế giới, suốt thời trung cổ. Ngựa cũng là một trong sáu con vật thân thương rất gần gũi với con người, là phương tiện giao thông hữu hiệu khi tàu bè, phi cơ, xe cộ chưa được phát minh. Cũng do sự gắn bó quá mật thiết giữa người và ngựa, nên trong kho tàng văn chương nhân loại, qua các thời đại, đã tiềm tàng không biết bao nhiêu chuyện lạ về ngựa.

DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 VÀ CUỘC THẨM CUNG CỦA THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỚI TÊN TRUNG TÁ ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN HOÀNG KIM LOAN (3)

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế, Mậu Thân 1968



THẢM SÁT MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ
TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
_________________________

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế, Mậu Thân 1968.

Đã hơn bốn mươi hai năm trôi qua …..
          Có quá nhiều kỷ niệm về Huế trong tôi. Tạ từ Huế đã lâu, lâu lắm rồi, từ dạo quê hương bắt đầu đắm chìm trong thảm họa. Hơn ba mươi ba năm, chưa một lần về nhìn lại  cảnh cũ người xưa, để  tìm  dấu vết thời gian, không gian, của một Huế ngày tháng rất xa, xa lắm...
      Nam Cali vùng San Bernardino, nơi xứ lạ quê người, không gian và thời gian của những ngày cuối năm, buổi sáng trời trở lạnh, sương mù mênh mông, mờ ảo, gợi nhớ Huế đến nao lòng. Cũng vào những ngày cuối năm, cũng sương mù mênh mông dày đặc như thế, và chắn cả lối đi như thế. Hình ảnh những người đàn bà Huế với chiếc áo dài, khi ẩn, khi hiện, trong sương sớm. Quẩy đôi thúng cá, nặng trĩu, kẽo kịt trên vai, họ đi từ Chợ Dinh qua cầu Gia Hội, chợ Nọ qua cầu Tràng Tiền đến chợ Đông Ba. Hay những gánh cơm hến từ vùng Cồn Hến, băng qua Đập Đá lên đường Hàng Me. Rồi thì nồi bún trâu từ lò trâu Vân Dương lên vùng An Cựu, thơm lạ lùng và rất quyến rũ trong sương sớm. Ai là dân Huế mà chưa một lần ăn bún trâu Vân Dương thì quả là một thiếu sót lớn trong đời! 
 
      Giờ này, thời gian cuối năm cũng đã gần kề. Từ chốn xa xôi biền biệt, chợt thấy nhớ quê hương, nhớ Huế một cách lạ lùng, nhớ da diết,..  nhớ xót xa những ngày cận Tết năm 1968. Từ ngữ Mậu Thân, từ ngữ 1968, tất cả đều làm người ta nhớ ngay đến Huế - HUẾ MẬU THÂN 68, đã vĩnh viễn đi vào lịch sử với nỗi hãi hùng, kinh sợ.
      Đã hơn bốn mươi năm trôi qua, vết thương Mậu Thân  vẫn còn rất mới, rất đau trong lòng. Cứ mỗi độ đông về, trái gió trở trời, vết thương lại  nhức nhối trở lại. Nhất là thế hệ chúng tôi, những kẻ mà nửa cuộc đời tuổi trẻ, đã sống trọn và dâng hiến cho "cầu Tràng tiền sáu vài mười hai nhịp", cho "sông An cựu nắng đục mưa trong", cho "tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương", và cho những ngày mưa bụi giăng đầy từ Văn Thánh, Thiên Mụ, xuống Kim Long về Bạch Hổ, qua Hoàng Cung của một thời... Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo...
          Mưa bụi nhạt mờ trên giòng sông Hương, trôi về Đập Đá, Vỹ Dạ. Dòng sông âm thầm lặng lẽ, như đời người dân lành Huế, với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu nghịch cảnh của một thời chính chiến tao loạn, vẫn âm thầm lặng lẽ như sông...
          Và khi đang ở lính, được phép về Huế, lang thang qua trường Đồng Khánh, ngang bến đò Thừa Phủ vào buổi chiều tan học, khi mà "Áo em trắng quá nhìn không ra"... chạnh lòng nhớ về ai đó ngày xưa, lòng ngẩn ngơ man mác, mộng mơ theo vài vần thơ Quang Dũng:
                   Hồn lính vương qua vài sợi tóc
                   Tôi thương em mà em đâu có hay!
          

DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 VÀ CUỘC THẨM CUNG CỦA THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỚI TÊN TRUNG TÁ ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN HOÀNG KIM LOAN (2)

Thư gởi Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường và Thư gởi Tên Tội Phạm Diệt Chủng Hoàng Phủ Ngọc Tường - (Liên Thành)


HUẾ - 46 NĂM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA BĂNG ĐẢNG HỒ CHÍ MINH
Kính gởi Quý đồng bào Quốc nội và Hải ngoại cùng Quý chiến hữu:

Để dễ dàng cho Quý đồng bào Quốc nội và Hải ngoại cùng Quý chiến hữu theo dõi loạt tài liệu về Huế Mậu Thân 1968, Khối Kỹ Thuật xin xếp tài liệu theo thứ tự mục lục sau:


2- DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 VÀ CUỘC THẨM CUNG CỦA THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỚI TÊN TRUNG TÁ ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN HOÀNG KIM LOAN - (LIÊN THÀNH)

Xin trân trọng phổ biến bài thứ ba trong loạt bài liên quan Tội Ác Diệt Chủng của Băng Đảng Hồ Chí Minh tại Huế Tết Mậu Thân 1968, "Thư gởi Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường và Thư gởi Tên Tội Phạm Diệt Chủng Hoàng Phủ Ngọc Tường - (Liên Thành)"

Mong rằng loạt tài liệu mà Khối Kỹ Thuật phổ biến hôm nay và liên tục trong những ngày sắp tới sẽ an ủi phần nào cho những uất ức của gia đình nạn nhân tại Huế nói riêng và đồng bào miền Nam nói chung.

Trân trọng,
Tịnh Ngọc
Trưởng Khối Kỹ Thuật/ UBTTTADCSVN

Thư của một học trò Liên Thành gởi Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thưa Thầy,

Con là Liên Thành, là một học trò cũ của Thầy tại lớp Đệ Nhị B2, trường Quốc Học niên khóa 1958-1959. Có lẽ bây giờ vì tuổi đời đã cao hơn nữa thân mang bệnh tật nên Thầy không còn trí nhớ tốt, vì vậy con xin nhắc lại đây những kỷ niệm của bọn con lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 58-59 tại trường Quốc Học Huế đối với Thầy.

Đứng ngoài cùng bên trái là học trò Liên Thành (x) thời gian học với Thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường tại trường Quốc Học Huế

DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 VÀ CUỘC THẨM CUNG CỦA THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỚI TÊN TRUNG TÁ ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN HOÀNG KIM LOAN (1)

HUẾ - 46 NĂM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA BĂNG ĐẢNG HỒ CHÍ MINH

Kính gởi Quý đồng bào Quốc nội và Hải ngoại cùng Quý chiến hữu:


Tiếp theo bài HUẾ - 46 NĂM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG CỦA BĂNG ĐẢNG HỒ CHÍ MINH - (TỊNH NGỌC, KKT). HUẾ - ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN CÓ THẬT - (LIÊN THÀNH)xin trân trọng phổ biến bài thứ hai trong loạt bài liên quan Tội Ác Diệt Chủng của Băng Đảng Hồ Chí Minh tại Huế Tết Mậu Thân 1968, "DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968 VÀ CUỘC THẨM CUNG CỦA THIẾU TÁ LIÊN THÀNH VỚI TÊN TRUNG TÁ ĐIỆP VIÊN CỘNG SẢN HOÀNG KIM LOAN" của tác giả Liên Thành.

Mong rằng loạt tài liệu mà Khối Kỹ Thuật phổ biến hôm nay và liên tục trong những ngày sắp tới sẽ an ủi phần nào cho những uất ức của gia đình nạn nhân tại Huế nói riêng và đồng bào miền Nam nói chung.

Trân trọng,
Tịnh Ngọc
Trưởng Khối Kỹ Thuật
UBTTTADCSVN

DIỄN TIẾN CUỘC THẢM SÁT ĐỒNG BÀO VÔ TỘI TẠI HUẾ VÀO TẾT MẬU THÂN 1968

Liên Thành
(trích Huế Thảm Sát Mậu Thân 68 của Tác giả Liên Thành)
                _______________________________________ 

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Thái Lan: Sẽ truy nã và bắt giữ ít nhất 16 thủ lĩnh biểu tình ngày hôm nay

Tổng giám đốc Cục Điều tra đặc biệt Tarit Pengdith, người có mặt tại cuộc họp ngày hôm qua của CMPO nói rằng sau khi thời hạn 72 giờ cho các lãnh đạo cuộc biểu tình hiện nay chấm dứt, cảnh sát sẽ truy nã và bắt giữ ít nhất 16 người vào ngày hôm nay trong đó nổi bật nhất là nguyên phó thủ tướng Suthep, Sathit Wongnongtaey, Chumpol, Jumsai, Issara Somchai, Thaworn Senneam, Witthaya Kaewparadai  cùng những người khác.

Ông Tarip Pengdith cũng cho biết chủ những căn nhà nào đang cho họ thuê kể cả khách sạn cũng sẽ bị truy trách nhiệm vì hành vi bao che tội phạm. Và nghiêm trọng hơn, người biểu tình cũng sẽ bị xem là vi phạm pháp luật bắt đầu vào ngày hôm nay nếu tiếp tục phong tỏa thành phố.
Tuyên bố này làm cho người biểu tình phẫn nộ thêm và không thấy một nhượng bộ nào từ phe PDRC sau khi nhận được sự đe dọa này từ chính phủ.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Khát khao Tự do Dân chủ

Gia đình Mục sư Nguyễn Thành Nhân
Bài viết nầy phát xuất bởi nguồn cảm hứng từ lời phát ngôn của một nghệ sĩ đa tài Charlie Chaplin trong bộ phim “The Great Dictator”. Tác phẩm nầy được Charlie Chaplin tức Vua Hề Sác Lô thực hiện vào cuối năm 1939 và được công chiếu vào đầu năm 1940. Nội dung của phim là nhằm châm biếm, đả kích nhà độc tài Hitler cùng chế độ phát xít Đức Quốc Xã.

Bộ phim đã từng được đề cử giải Oscar và từng được gởi tới tận tay cho Hitler thưởng thức, sau khi biết tin ông Hitler có xem bộ phim nầy, thì Charlie Chaplin đã tuyên bố rằng “Tôi sẽ đánh đổi mọi thứ để biết được ông ta đang nghĩ gì”. 

Thái Lan nhất trí quyết không thay đổi ngày bầu cử

Tin từ Bangkok cho biết Thái Lan vẫn sẽ tổ chức tổng tuyền cử vào ngày mùng 2 tháng Hai, tức Chủ Nhật tới đây như đã dự tính.
Quyết định này được thông báo sau cuộc thảo luận giữa Bà Thủ Tướng Yingluck Shinawatra và các thành viên Hội Đồng Bầu Cử Trung Ương.
Phó thủ tướng Pongthep Thepkanchana và thủ tướng Yingluck Shinawatra

Trong cuộc họp báo sau đó, Phó Thủ Tướng Pongthep Thepkanchana nói rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra đúng thời hạn đã định và theo đúng những quy định của hiến Pháp. Ông Pongthep cũng nói Hội Đồng Bầu Cử có trách nhiệm đảm bảo an ninh phòng phiếu và an ninh cho cử tri.
Trước khi gặp bà Thủ Tướng Yingluck, Hội Đồng Bầu Cử Thái Lan có nói rằng điều họ e ngại là bất ổn sẽ xảy ra, đề nghị nên hoãn lại cho đến đầu mùa hè. Ý kiến này không được chính phủ Thái ủng hộ.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Thái Lan: DSI đề nghị tòa phát lệnh bắt 16 thủ lĩnh biểu tình

Ngày 27.1, Cơ quan điều tra đặc biệt (DSI) của Thái Lan đã đề nghị Tòa Hình sự nước này phát lệnh bắt 16 thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ do bị cáo buộc vi phạm sắc lệnh tình trạng khẩn cấp.
Theo DSI, ông Suthep Thaugsuban, Tổng Thư ký Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) chống chính phủ, đứng đầu trong danh sách đề nghị bị bắt giữ này. 

Còn tờ Bangkok Post dẫn lời chuyên viên phụ trách các vụ đặc biệt của DSI, Yutthana Praedam cho biết người đứng đầu cơ quan này Tarit Pengdith đã được yêu cầu làm chứng trước tòa.

Trong diễn biến khác, Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự (CMPO) đã cảnh báo 30 doanh nghiệp tư nhân ngừng hỗ trợ cho các cuộc biểu tình của PDRC.

Vụ cô gái gốc Việt bị đánh chết ở Mỹ: Nhân chứng không lộ diện vì sợ bị trả thù

 Vào thời điểm Annie Kim Pham bị đánh hội đồng đến bất tỉnh, một số người bạn của cô này có mặt ngay tại hiện trường và có thể cung cấp bằng chứng giúp cảnh sát bắt tội phạm. Nhưng cho đến nay, vẫn không có ai chịu ra làm chứng.
Tờ Los Angeles Times (Mỹ) cho biết cô gái gốc Việt 23 tuổi này bị đánh chết vào rạng sáng ngày 19.1 (giờ địa phương) bên ngoài một hộp đêm ở Santa Ana, thành phố đông dân thứ 2 thuộc Quận Cam, bang California.

Trong số những người có mặt tại hiện trường vào lúc đó có một nhóm người Mỹ gốc Việt.
Một số bạn bè của Kim Pham đứng trong đám người vây quanh vụ ẩu đả có thể đã trông thấy ai đã đánh cô bất tỉnh và ai đã đá vào đầu nạn nhân khi cô này ngã xuống đất, theo Los Angeles Times.
Nhưng cuộc điều tra nhằm làm sáng tỏ vụ án mạng của cảnh sát đã lâm vào bế tắc khi không có ai trong số những người nói trên cung cấp thông tin cho cảnh sát.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Tin mới về nhà báo tự do Đặng Chí Hùng

Sau những nỗ lực can thiệp của một nhóm các nhà hoạt động đấu tranh dân chủ tại BKK bằng hình thức thuê luật sư nhân quyền bảo vệ cho nhà báo tự do Đặng Chí Hùng, anh đã có quy chế tị nạn của UNHCR.

Theo nguồn tin riêng của BVR, anh Hùng đã tình nguyện xin ở lại Thái để tiếp tục đấu tranh. Nhờ quyên góp, luật sư Thái đang bảo vệ quyền lợi cho anh Hùng đã có đủ số tiền 50 ngàn Baht để đóng tiền thế chân tại ngoại.

Như vậy là cùng với Nguyễn Thiện Thành (nhóm Phương Uyên và đang có lệnh truy nã) và chồng cô giáo Bích Hạnh (Quảng Nam) bị đuổi việc vì giảng cho học sinh về nhân quyền, đều tình nguyện bí mật ở lại Thái hoạt động, nay có thêm Đặng Chí Hùng (Phạm Mạnh Hùng) ghi tên mình vào danh sách này.

Chúng tôi cũng nghe tin là hai mục sư Thái Nhân và Thành nhân cũng nằm trong danh sách những người từ chối đi định cư, quyết tâm ở lại để hoạt động đấu tranh. Xin chúc mừng hai mục sư trẻ này.

Một lãnh đạo của phe đang biểu tình tại Thái bị bắn chết ở Bangkok

Người biểu tình Thái Lan vây quanh các trạm bỏ phiếu nhằm ngăn chặn cuộc bầu cử sớm trước sự kiện tuần tới, theo quan chức nước này.
Một trong những người lãnh đạo cuộc bầu cử cũng bị bắn chết sau vụ đụng độ với những người ủng hộ chính quyền ở phía Đông thủ đô Bangkok.


Bỏ phiếu sớm đã được hủy bỏ ở hơn mười địa điểm trong thành phố và ở một số tỉnh miền nam.
Những người chống chính quyền muốn Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức và cải cách hệ thống chính trị.
Ông Suthin Taratin đang phát biểu từ trên nóc một chiếc xe buýt trong chiến dịch diễn ra ở một địa điểm dự định sẽ diễn ra bỏ phiếu thì bị bắn, theo phóng viên Jonathan Head của BBC tường thuật từ Bangkok.
Ông Taratin sau đó đã qua đời ở bệnh viện.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Tình hình Thái Lan diễn biến phức tạp

Chính phủ Thái Lan đã tuyên bố áp dụng nhiều biện pháp nhằm đối phó với tình trạng biểu tình, trong đó có việc cấm tụ tập hơn 5 người và trao quyền cho Trung tâm Gìn giữ hòa bình thực thi các biện pháp theo tình trạng khẩn cấp.

Người biểu tình Thái Lan vẫn tuần hành ở Bangkok bất chấp lệnh tình trạng khẩn cấp của chính phủ.
Mất dần kiên nhẫn
Việc áp dụng các biện pháp này được coi là nhằm tập trung bắt giữ các thủ lĩnh biểu tình khi mà chính phủ đang mất dần sự kiên nhẫn. Theo quy định của những biện pháp được áp dụng, Trung tâm Duy trì hòa bình và trật tự (CMPO) có quyền ra lệnh cấm sử dụng một số tuyến đường, cấm sử dụng các tòa nhà hoặc tuyên bố bất kỳ một lý do nào để hạn chế công chúng.
CMPO cũng sẽ chịu trách nhiệm đặt khung thời gian cho việc áp dụng các biện pháp và điều kiện để thực hiện lệnh tình trạng khẩn cấp nhằm tránh tình trạng lộn xộn khi cần thiết. Các biện pháp này có thể sẽ được áp dụng từ 26-1, ngày tiến hành bỏ phiếu sớm ở Thái Lan. Chỉ huy CMPO có quyền ra lệnh trực tiếp cho quân đội và cảnh sát để thực thi các biện pháp an ninh.

Phe đối lập Thái Lan sẽ biểu tình tại 50 điểm bỏ phiếu ở Bangkok

 Lãnh đạo phe biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban ngày 25/1 đã cam kết rằng phe đối lập sẽ không cản trở hoạt động bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vào tuần tới nhưng sẽ biểu tình bên ngoài các điểm bỏ phiếu.
Ông Suthep nói, những người biểu tình sẽ không cố gắng chặn người dân đi bỏ phiếu vào ngày 2/2 tới, nhưng sẽ biểu tình bên ngoài 50 điểm bỏ phiếu ở thủ đô Bangkok.
Lãnh đạo phe biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban

"Chúng tôi sẽ thuyết phục mọi người tại các điểm bầu cử để tham cải cách Thái Lan thay thực hiện quyền bỏ phiếu", tờ Bangkok Post dẫn lời ông Suthep.
Ủy ban bầu cử cho hay hơn 2 triệu người đã đăng ký bỏ phiếu sớm. Các cử tri hợp lệ bao gồm các sinh viên và các lao động di cư không thể trở về nhà vào ngày bầu cử.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Tòa án Bảo hiến Thái không thay đổi ngày bầu cử

Hi đng Bo hiến ca Thái Lan hôm 24/01/2014 đã không thay đi ngày bu c Quc hi trước thi hn, cho rng vic quyết đnh hoãn bu c là trách nhim chung ca y ban Bu c và Th tướng. Đi đu vi phong trào biu tình đòi bà t chc t nhiu tun qua, Th tướng Yingluck Shinawatra đã quyết đnh t chc bu c Quc hi trước thi hn ngày 02/02 ti nhm chm dt khng hong.



y ban Bu c Thái Lan, vì cho rng tình hình đt nước còn quá ri lon đ có th t chc bu c, đã yêu cu Hi đng Bo hiến ra phán quyết v yêu cu hoãn bu c. Trong khi đó, đi vi chính ph Yingluck, sc lnh n đnh ngày bu c Quc hi là do Quvương ký ban hành, cho nên không th được sa đi.

Thái Lan: 'Hoãn bầu cử là hợp pháp'

Tòa Hiến pháp Thái Lan vừa phán quyết rằng cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 02/02 có thể được hoãn theo luật định.
Tuy nhiên tòa án cũng nói mọi đình hoãn phải được ủy ban bầu cử và Thủ tướng Thái Lan thông qua.
Ủy ban bầu cử cho rằng cuộc bỏ phiếu nên được hoãn do bất ổn chính trị, trong khi chính quyền kiên quyết bầu cử vẫn nên được tiến hành như đã định.

Chính quyền bà Yingluck kiên quyết muốn bầu cử diễn ra như đã định

Thái Lan vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp sau khi người biểu tình xuống đường kêu gọi thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Những người biểu tình bắt đầu chiến dịch từ tháng 11/2013 muốn thiết lập một "hội đồng nhân dân" để điều hành đất nước cho tới khi hệ thống chính trị được thay đổi.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Lê Nguyên Hồng - Táo Quân Dâng Sớ Giáp Ngọ 2014

(Tác giả gửi trực tiếp trang Bangkok Viet Refugees)


Chỉ còn vài thời khắc
năm Quý Tỵ sắp qua
Giáp Ngọ đang phi tới.
Chuẩn bị cho năm mới
Các Táo như lệ thường
Ôm sổ sách lên đường
Chầu Trời cho đúng hẹn.



Cửa Thiên Đình đã mở
Có Táo mặt hớn hở
Có Táo mặt buồn rầu
Cùng xếp hàng vào chầu
Mỗi người một tâm sự
Người vui kẻ tư lự...
Nam Tào và Bắc Đẩu
Trịnh trọng tiến bước lên
Dặn tả hữu hai bên
Giữ an ninh trật tự.

Đầu tiên là Táo Đảng
"Trọng Lú" giọng sang sảng:
Hê lô - chào Ngọc Hoàng!
Chúc ngài luôn... gút gút!
Đoạn do dự tí chút
mắt liếc xéo hai bên,
rồi tiếp tục bước lên:
Dạ con xin báo cáo.
Con là Táo Độc Đảng
(Con là Táo độc quyền)
Đứa nào dám tuyên truyền
Con sẽ cho quân bắt.
Đổ cho tội ‘trốn thuế’,
Khoác cho tội ‘âm mưu
hoạt động đòi lật đổ’
Con cứ đem truy tố
ra toà Căng-gu-ru (1)
Con đâu phải đứa ngu
Ngài thấy hay không ạ?

Một lãnh đạo phe áo đỏ Thái Lan bị ám sát

Theo tin từ Bangkok Post, liên quan đến tình hình chính trị Thái Lan, diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày là tin một thủ lãnh của phe áo đỏ ủng hộ chính phủ mới bị bắn trọng thương, thủ đô Bangkok rất yên tĩnh sau khi chính phủ ban hành tình trạng khẩn cấp.
Ông Kwanchai Praipana được đưa vào bệnh viện 

Người bị kẻ lạ mặt nổ súng bắn là ông Kwanchai Praipana, cư ngụ ở Udon Thani thuộc về mạn Đông Bắc của Thái Lan. Ông Kwanchai hành nghề phát thanh viên và cũng là một trong những thủ lãnh của lực lượng ủng hộ chính phủ, thường được gọi là lực lượng áo đỏ. Ông bị bắn vào vai và đùi, cảnh sát địa phương cho hay họ tin vụ ám sát này có liên hệ đến chính trị.
Tại thủ đô Bangkok, tin tức ghi nhận được cho biết không có xáo trộn nào xảy ra, cho dù phía chống đối lên tiếng nói họ sẽ tiếp tục những cuộc biểu tình cho đến khi chính phủ của bà Thủ Tướng Yingluck Shinawatra sụp đổ, bất kể chuyện chính quyền mới ban hành lệnh khẩn cấp áp dụng cho thủ đô Bangkok và các vùng phụ cận.

Bangkok: Thành lập Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do

Trong hai ngày 17 và 18 vừa qua một tổ chức tranh đấu cho quyền lợi người lao động Việt Nam đã được thành lập qua đại hội lần thứ nhất mang tên Liên đoàn Lao động Việt tự do, gọi tắt là Lao Động Việt được tổ chức tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Vì  quyền lợi người lao động Việt Nam
Từ nhiều năm qua các tổ chức hoạt động vì quyền lợi cho người lao động Việt Nam đã đóng góp những nhân tố quan trọng và tích cực cho việc thúc đẩy giới chủ và ngay cả chính phủ Việt Nam phải xem xét chính sách cũng như cách đối xử với người lao động trong nước cũng như quốc tế khi xuất khẩu lao động Việt sang các nước thứ hai.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Mỹ kêu gọi các bên ở Thái Lan tiến hành đối thoại để giải quyết những khác biệt một cách hòa bình và dân chủ

Ngày 21/1, Mỹ lên tiếng kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Thái Lan kiềm chế và tránh để tình trạng bạo lực leo thang sau khi Chính phủ nước này ban bố Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp để đối phó với các cuộc biểu tình.

Phe chống chính phủ Thái đương nhiệm 

Theo AFP, Washington đã lên án tình trạng bạo lực tại Bangkok trong thời gian qua và kêu gọi mở 1 cuộc điều tra về các sự cố vừa diễn ra, trong đó có cả những vụ tấn công bằng lựu đạn làm 1 người chết và hàng chục người khác bị thương.

Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho hay: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế bạo lực và tôn trọng các quy định của pháp luật”.

Phụ nữ Syria tị nạn bị lạm dụng tình dục nghiêm trọng!

Tổ chức Giám sát nhân quyền quốc tế (HRW) mới đây cho biết, rất nhiều phụ nữ Syria ở Liban rơi vào hoàn cảnh bi đát đã không dám lên tiếng tố cáo vì sợ bị trả thù và bị bắt do không có giấy phép cư trú hợp lệ. Hàng nghìn phụ nữ Syria tị nạn ở nhiều quốc gia do thất nghiệp, đói ăn phải cắn răng làm nghề bán dâm.


Phụ nữ Syria tị nạn

Buộc phải rời bỏ nhà cửa, quê hương để tìm kiếm sự an toàn ở Liban, nhưng rất nhiều người phụ nữ Syria lại đang bị đẩy vào một hoàn cảnh đau khổ khác: bị quấy rối tình dục bởi các chủ sử dụng lao động, chủ nhà trọ và nhiều đối tượng lưu manh khác ở đất nước mà họ tới tị nạn.

Thái Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Chính phủ Thái Lan tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Bangkok và các vùng lân cận hôm 21/1 nhằm đối phó các cuộc biểu tình.
Bộ trưởng Lao động Chalerm Yubumrung nói biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ hôm thứ Tư 22/1, kéo dài trong 60 ngày.

Bạo lực gia tăng gần đây sau các cuộc biểu tình ở Bangkok

Nghị định khẩn cấp cho phép an ninh lục soát, bắt giữ, tạm giam công dân.
Người biểu tình đã đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Bà Yingluck nói sẽ tổ chức bầu cử sớm hôm 2/2 nhưng phe phản đối nói sẽ tẩy chay.
Việc ban bố tình trạng khẩn cấp theo sau các vụ tấn công ở các địa điểm biểu tình, mà cả chính phủ và phe biểu tình đổ lỗi cho nhau.
Đã xảy ra các vụ ném lựu đạn và bắn nhau.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Bangkok: Nhân viên ngành y tuần hành yêu cầu thủ tướng từ chức

Tại Thái Lan, những người biểu tình chống chính phủ đã có những động thái mới trong kế hoạch nhằm lật đổ chính phủ của Bà Thủ tướng Yingluc Shinawatra. Từ Bangkok, Mặc Lâm của Ban Việt Ngữ chúng tôi gửi về bản tường trình sau đây.
Bạo động có thể xảy ra?
Vào lúc 4 giờ chiều ngày hôm nay tình hình biểu tình do đảng Cải cách Dân chủ Nhân dân lãnh đạo có một hoạt động mới khi hàng ngàn bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, cũng như nhân viên của toàn bộ bệnh viện tại thủ đô Bangkok Thái Lan tập trung tuần hành yêu cầu thủ tướng lâm thời Yingluck từ chức.
Hàng ngàn bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, cũng như nhân viên của toàn bộ bệnh viện
tại thủ đô Bangkok Thái Lan tập trung tuần hành yêu cầu
thủ tướng lâm thời Yingluck từ chức hôm 20/01/2014.