Blogger Điếu Cày tức
Nguyễn Văn Hải bị đau dạ dày và tiếp tục gửi các kháng nghị mà không được hồi
đáp, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ bị chuyển sang phòng giam mới nơi ông phải nằm sàn xi
măng, luật sư Lê Quốc Quân bị tước giấy bút viết và Kinh Thánh, bị giam chung
với 'tù nghiện', theo người nhà các tù nhân lương tâm này từ Việt Nam.
Hôm 30/01/2014, nhân
dịp Việt Nam sắp chào đón Tết cổ truyền và năm mới Giáp Ngọ, BBC đã liên hệ với
một số gia đình tù nhân lương tâm và cựu tù nhân để cập nhật tình hình Tết này
của họ.
Bà Dương Thị Tân, vợ
cũ của blogger Điếu Cày cho BBC hay hôm thứ Năm rằng mặc dù tình hình sức khỏe
của ông Hải không tốt, ông vẫn bị giam giữ đặc biệt, không được điều trị bệnh
viêm loét dạ dày, cũng như các di chứng từ các lần ông tuyệt thực đề lại.
"Ngày 20/12, cháu
vào thăm, ông nói rằng là ông không được đi ra ngoài, ông không ra khỏi bốn bức
tường giam ông ấy, vì không được đi ra thể dục, không được đi ra lao động,
giống như một cái biệt giam, tuy là có giam chung với hai người khác, hai người
đó thì được đi làm, nhưng cháu lại nói với tôi là ông rất gầy và đen,
"Thì tôi nghĩ
tình trạng sức khỏe của ông ấy, cộng với thời tiết khắc nghiệt ở cái miền rừng
núi đó, nó làm cho ông tím tái và có vẻ không khỏe như là như thế,
"Hơn nữa bao tử
của ông ấy, sau hai lần tuyệt thực như thế, nó đã bị loét rất trầm trọng, ông
đã nói là ông làm đơn để xin khám bệnh, tức là những yêu cầu về y tế nhiều lần,
nhưng người ta không có đáp ứng."
Bà Tân cũng cho hay
tới nay yêu cầu của ông Hải đòi nhà chức trách phải gửi văn bản bản án, cùng
một số giấy tờ thuộc hồ sơ vụ án "trốn thuế" của ông cho đại diện gia
đình đã không được thực hiện.
Bà Tân cho hay Tết này
gia đình rất lo lắng cho ông, nhưng chưa thu xếp bay từ miền Nam ra thăm ông
được vì chi phí đắt đỏ, nhưng nhấn mạnh bệnh tình của ông Hải cần được điều trị
kịp thời và cho rằng việc chính quyền hành xử như là 'trả thù' với ông là đáng
lên án và phải chấm dứt.
'Phải
nằm sàn xi măng'
Cũng hôm thứ Năm, Luật
sư Dương Hà, vợ của tù nhân lương tâm, Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, cho BBC hay gần
Tết bà và gia đình đã vào thăm chồng bà, trước đó, ông Hà Vũ đã bị chuyển sang
một phòng giam khác với điều kiện 'khắc nghiệt' hơn.
Bà nói: "Hôm 26
Tết, tôi có vào thăm chồng tôi, anh ấy đã bị chuyển sang phòng giam mới với
điều kiện tệ hơn rất nhiều, chúng tôi không biết lý do vì sao, nhưng phòng giam
mới rất ẩm thấp, lạnh, điều kiện vệ sinh rất tồi,
"Chồng tôi phải
nằm sàn xi măng và khi chuyển buồng, thậm chí không được mang theo chiếu để
nằm, các sách vở, bản thảo mà chồng tôi viết lách đều bị họ giữ,
Bà Dương Hà nói sau sự
kiện phóng sự VTV tung ra năm trước, gần đây ông Hà Vũ đã bị chuyển phòng giam
"Anh ấy có lần
còn bị bỏ đói, người hiện bị phù thũng rất nặng, các bệnh tim bẩm sinh không
thuyên giảm và bệnh huyết áp cao thường xuyên hoành hành."
Bà Dương Hà nói huyết
áp của ông Hà Vũ có lúc lên rất cao ở mức 184/100 và tình hình sức khỏe rất
đáng lo ngại.
"Chồng tôi và bản
thân chúng tôi vẫn luôn luôn khẳng định anh ấy vô tội, nhưng hiện chúng tôi
chưa thể biết khi nào thì anh ấy mới có thể được trao trả tự do," bà nói
với BBC.
Cũng hôm 30 Tết Giáp
Ngọ, ông Lê Quốc Quyết, em ruột của luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân,
người đang bị giam sau khi bị tòa sơ thẩm ở Hà Nội tuyên là phạm tội 'trốn
thuế' cho hay anh ruột của ông đang phải đối diện với những điều kiện giam giữ
căng thẳng hơn.
"Hôm 21/1 này,
chúng tôi vào thăm anh ấy, anh Quân nói là anh ấy đã bị người ta lấy đi giấy
bút, cũng như Kinh Thánh,
"Anh ấy cũng nói
là hiện đang bị giam chung với nhiều thường phạm, trong đó có những người
nghiện ngập,"
Ông Quyết nói với BBC
bản thân ông trong thời gian vận động tự do cho anh trai của mình cũng đã bị
những người mà ông tin là "an ninh" đánh đập, sách nhiễu, bị cản trở
ra đi lại và xuất cảnh.
"Tết này nhà tôi
cũng rất buồn, cả nhà, trừ mẹ chúng tôi, đều bị hạn chế xuất cảnh, bản thân tôi
bị một số người mà tôi chắc là an ninh theo dõi chặt chẽ, tôi cũng bị hành
hung".
Ông Quyết cho biết
ngày 18/02/2014, vụ án của ông anh ruột ông sẽ được đem ra phúc thẩm.
'Ra
tù rồi cũng bị sách nhiễu'
Hôm 30/01, ông Phạm
Văn Trội nói với BBC ông là một trong số nhiều cựu tù nhân lương tâm bị chính
quyền liên tục cô lập, sách nhiễu và khủng bố, dù đã được trả tự do.
Trước hết, ông Trội
nói về việc đón Tết của gia đình ông.
"Gia đình nhà tôi
cũng chuẩn bị tết năm nay cũng giống như mọi năm thôi, nói chung là cũng không
khí buồn, không vui lắm. Trước đấy mây hôm, an ninh đã rất nhiều lần họ rằn mặt
gia đình tôi, về vấn đề đi lại, tết nhất, trong dịp Tết này, chắc là khó khăn trong
vấn đề đi lại."
Ông Trội cho hay tư
khi ông ra tù tới nay đã hơn một năm, an ninh thành phố cũng như ở địa phương
đã liên tục đe dọa, hành hung, sách nhiễu những người đến thăm nhà riêng của
ông, thậm chí đánh đập 'dã man' một số người như trường hợp của ông Huỳnh Ngọc
Tuấn trong lần nhà vận động nhân quyền này cùng nhóm của luật sư Lê Thị Công
Nhân đến thăm.
Ông Phạm Văn Trội nói
nhà cầm quyền muốn cách ly, cô lập và vô hiệu hóa ông
"Họ tìm mọi cách
để ngăn cản tôi tiếp xúc với những người đấu tranh ở Việt Nam, họ nhằm mục đích
những kinh nghiệm của tội không thể đến được với những người bắt đầu tham gia
đấu tranh".
Ông Trội cho hay ông
hiện bị cô lập, không thể có hoạt động kinh tế nào mà buộc phải phụ thuộc vào
thu nhập từ đồng ương của vợ ông, trong lúc hai vợ chồng còn có hai con nhỏ
phải nuôi nấng.
'Thông
điệp gửi UPR ở Thụy Sỹ'
Hôm thứ Năm, ông Trội,
một người có chuyên môn về lĩnh vực "quản lý xã hội" nói với BBC ông
hy vọng cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền đối với các quốc gia
trong đó có Việt Nam (UPR) sẽ có tác động chấm dứt những tệ nạn trấn áp, vi
phạm nhân quyền ở Viêt Nam.
Ông nói: "Tôi
mong muốn lần điều trần này ở Thụy Sỹ sẽ diễn ra nghiêm túc và các thông tin về
nhân quyền ở Việt Nam được gửi tới nhà chính trị ở các nước, để họ thấu hiểu về
tình hình nhân quyền Việt Nam, và có những biện pháp, bước đi cụ thể để đáp ứng
tinh thần và đòi hỏi về nhân quyền của nhân dân Việt Nam, và chỉ có như thế,
tôi nghĩ Việt Nam mới cường thịnh được."
Cũng nhân dịp sự kiện
này, từ Sài Gòn bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày bày tỏ và gửi gắm
thông điệp.
Bà nói: "Chúng
tôi mong muốn một sự giám sát của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế về những điều mà
Việt Nam đã, đang và sẽ làm với đất nước, nhân dân và những người tranh đấu như
chúng tôi, vì chính những thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã
bỏ phiếu để Việt Nam, chính phủ Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp
Quốc,
"Thì họ phải có
trách nhiệm với lá phiếu của họ. Họ phải có cách để giám sát Việt Nam, cho nhà
cầm quyền Việt Nam biết được rằng là họ làm như thế có xứng đáng không, đấy là
lời nói từ sự bức xúc của gia đình tôi, nhưng tôi cũng nghĩ chắc chắn một điều
là những người đấu tranh trong nước, cũng như nhân dân chúng tôi đang rất cần
những sự giám sát, những chế tài đó," vợ cũ của blogger Điếu Cày nói với
BBC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.