Thông tin mới nhất từ gia
đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết công an đã gặp con trai của người tù nhân nổi
tiếng này và thông báo rằng họ sẽ thả ông ra vào tuần lễ sắp tới sau khi bức
thư của cháu nội ông là Trần Phan Yến Nhi gửi cho các tổ chức nhân quyền quốc
tế đã gây xúc động cho hàng trăm ngàn người. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với con
trai của ông để biết thêm chi tiết về nguồn tin này.
Tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu. |
Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang là tù nhân lương tâm có số năm ngồi tù lâu nhất lịch sử Việt Nam, 38
năm. Ông bị bắt làm tù binh vào năm 1975 cho đến năm 1980 mới được thả ra. Sau
khi được thả ông sáng tác nhạc chống chính quyền mới và viết đơn tố cáo cán bộ
cao cấp của tỉnh đã có hành vi tham nhũng và hiếp dâm. Năm 1982 ông bị
bắt, bị tòa sơ thẩm kết án tội phản động với mức tử hình. Mẹ ông kháng án tại
phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.
Ông bị giam tại trại Z30A thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng
Nai từ ba mươi tám năm nay và chưa bao giờ chịu ký giấy xin ân xá theo đề nghị
của trại giam.
Con trai ông là Trần Ngọc Bích cho chúng tôi biết công an
đã tới tận U Minh Thượng để báo tin rằng ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được thả ra
trong tuần tới. Anh Bích kể lại:
Một công an hỏi em có
phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông
công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự
định cho chú về ở với ai hay không
Anh Trần Ngọc Bích
Anh Trần Ngọc Bích: Lúc đó em đang dạy học
thì cô Hiệu phó gọi cho em nói là sau khi dạy xong thì lên văn phòng có hai
người công an kiếm, một người là công an tỉnh và một người là công an huyện.
Thoạt đầu em không biết đó là chuyện gì, sau khi lên văn phòng thì lúc đó có sự
chứng kiến của cô Hiệu trưởng, em và hai công an. Một công an hỏi em có phải là
Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an
nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho
chú về ở với ai hay không?
Em nói là hiện nay giòng họ bên nội của em không còn ai
hết chỉ còn em và người chị, sau khi nếu ba em được tha thì em rất mừng nếu ba
ở đâu là quyền của ba. Nếu ba ở trên Sài Gòn với chị thì ba đủ điều kiên để trị
bệnh khi nào hết bệnh thì về ở với em.
Mặc Lâm: Sau khi báo tin như vậy họ có hỏi gì nữa không?
Anh Trần Ngọc Bích: Hai người công an còn hỏi
em ai đánh bức thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền để cứu giúp cho ba anh? Em
mới trả lời là con gái của em viết. Hai người công an nói cho họ gặp con gái
của em. Lúc đó nó đang đi học em chạy đi chở nó về cho họ gặp. Hai người hỏi
con gái em nội dung bức thư ai viết? con gái em trả lời tất cả nội dung trong
thư đều do nó viết hết. Riêng cái khúc kêu oan từ đời cụ cố đến đời cô, rồi đời
cha… khúc đó thì cha nói, còn tất cả nội dung thư đều do con viết hết. Mà con
viết theo như lời của ông nội con nói chính tai con nghe bệnh tình của ông như
thế. Lúc đó cũng nhân dịp ngày sinh nhật của ông.
Mặc Lâm: Anh và cháu đi thăm bác Cầu mới nhất vào lúc nào? Có phải sau
lần đó thì cháu Trần Phan Yến Nhi mới viết lá thư gửi cho các cơ quan nhân
quyền không?
Anh Trần Ngọc Bích: Em đi thăm ba lần đầu
tiên với con gái em, nó viết thư nó kêu oan cho ông nó vào ngày 14 tháng 6 năm
2013 lúc đó bệnh tình của ba rất nặng như cháu đã nói trong thư và khi về cháu
viết thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền. Sau đó em nhờ chú Nguyễn Bắc Truyển là
người ở tù chung với ba em bỏ lên mạng cho mọi người biết để giúp đỡ ba em.
Chúng tôi may mắn được nói chuyện với cháu Trần Phan Yến
Nhi và được cháu cho biết:
Dạ thưa bác con 14 tuổi
học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên
thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con.
Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết
cháu Trần Phan Yến Nhi
-Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội
của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là
ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức
thư đi và nội dung bức thư do con viết. Cha con chỉ hướng dẫn cái khúc là cha
và cô hai con kêu oan mà những lá thư đó không được hồi âm và đều bị bỏ vô sọt
rác hết.
Quay lại với anh Trần Ngọc Bích chúng tôi hỏi cuối cùng
thì hai công an có giải thích là tại sao họ lại phải đến nhà để báo tin này hay
không? Anh Bích cho biết:
Anh Trần Ngọc Bích: Cuối cùng hai ông công an
nói cái đơn tha của chú Cầu đã gởi lên cấp trên rồi và đợi họ xét duyệt cứ an
tâm. Họ cũng nói anh và cháu đừng nên tiếp xúc với người lạ về vấn đề chú Cầu.
Em trả lời rằng khi nào ba em thật sự được thả thì em và con gái em sẽ không
kêu gọi sự giúp đỡ nào nữa, còn nếu chưa gặp thì em phải làm đơn kêu oan để cho
ông về chứ tuổi ông đã cao và ở tù rất là lâu rồi. Lúc đó công an nói anh cứ an
tâm ba anh sẽ được về ăn tết với gia đình mà.
Mặc Lâm: Trong khi công an nói chuyện với anh có ai biết hay nghe việc
công an báo tin này hay không?
Anh Trần Ngọc Bích: Không phải chỉ nói riêng
với em mà với cả lãnh đạo (nơi trường học) và lãnh đạo bây giờ đã nói với tất
cả anh em dạy chung trong trường. Mấy anh em họ cũng gởi tin nhắn chúc mừng vì
công an nói trước mặt lãnh đạo mà, vì vậy em trông cho thời gian mau hết để
tuần sau ba được thả như lời mấy người công an họ nói.
Được biết sở dĩ con ông Nguyễn Hữu Cầu mang tên Trần Ngọc
Bích vì theo anh nói khi ba anh bị bắt thì anh còn rất nhỏ, mẹ anh lấy chồng
khác và lấy họ Trần của người chồng mới làm khai sanh cho anh.
Hiện anh Trần Ngọc Bích đang dạy tại Trường Tiểu học An
Minh Bắc 4 Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang.
RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.