Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Đề nghị Interpol bắt giữ một kẻ đội lốt tị nạn đã phạm tội vu khống UNHCR Cambodia

Nghe nội dung cuộc phỏng vấn giữa Nguyễn Chính kết và Ngô Đắc Lũy trên Đài phát thanh Saigon Radio Houston ngày 23/04/2011:


              

Nhìn hình ảnh trên thì ai cũng tưởng rằng NĐL đang tận tình
giúp đỡ cựu tù chính trị A20 Nguyễn Văn Mười đi mổ mắt.


Tóm tắt nội dung: 


Ngày 23/04/2011 Đài phát thanh tiếng Việt - Saigon Radio Houston, trong chương trình “Nhịp cầu trong ngoài” họ đã phát ra toàn thế giới một cuộc phỏng vấn. Đây là cuộc phỏng vấn giữa ông Nguyễn Chính Kết (dẫn chương trình) và ông Ngô Đắc Lũy – một người tị nạn đang được UNHCR bảo vệ tại Thái Lan. Cuộc phỏng vấn ông Ngô Đắc Lũy kéo dài 48 phút, trong đó ông Ngô Đắc Lũy đã phát biểu những câu nói có biểu hiện vi phạm pháp luật, cụ thể là phạm tội vu khống (đoạn từ phút thứ 22’27’’ đến phút thứ 23’37’’). Đoạn này thể hiện việc ông Ngô Đắc Lũy nói ám chỉ trực tiếp UNHCR tại Cambodia đã có hành vi câu kết với công an an ninh Việt Nam nhằm bức hại ông ta, khiến ông ấy phải đào thoát sang TháiLan.

Thứ hai, trong cuộc phỏng vấn này, ông Ngô Đắc Lũy đã đưa ra nhiều thông tin sai sự thật về tư cách cá nhân cũng như công việc ông ấy đang làm tại BRC (5 Soi 35 – Sutthisarn – BKK) như:


Tại phút thứ 33’18’’ ông ta nói: “Tôi phụ trách mảng giáo dục và đời sống”.
Tại phút thứ 33’42’’ ông ta nói: “Chúng tôi có thể đến và giải cứu cho người tị nạn, nếu họ bị cảnh sát Thái Lan bắt”.
Tại phút thứ 34’29’’ ông ta nói: “Tôi dốc hết sạch túi để giúp đỡ cho đồng bào (người tị nạn Việt Nam – Cồn Dầu, Đà Nẵng, Việt Nam).
Tại phút thứ 34’51’’ ông ta nói: “Chúng tôi cấp đồng phục và sữa cho các em nhỏ người tị nạn”.
Tại phút thứ 36’24’’ đến phút thứ 36’34’’ ông ta nói: “Tôi được cử làm đại diện cho Hội Ái Hữu tù nhân chính trị và tôn giáo người Việt tại Cambodia và TháiLan”.


Thực tế Ngô Đắc Lũy không phải là người phụ trách mảng đời sống của BRC.Thứ hai, với tư cách là một người tị nạn, ông Ngô Đắc Lũy không thể “giải cứu” cho người tị nạn, nếu họ bị cảnh sát Thái Lan bắt. Thứ ba, Ông Ngô Đắc Lũy chưa hề cho tiền đồng bào tị nạn Cồn Dầu Đà Nẵng, nhất là tại thời điểm trước ngày 23/04/2011. Lần đầu họ đến BRC là có ý định xin học cho các cháu nhỏ. Có 2 người đi cùng nhau, đó là chị Lisa Trang (nhân viên của tổ chức Boat People SOS) và anh Nguyễn Hữu Hải – trưởng nhóm Cồn Dầu. Thứ tư, các em nhỏ đi học tại BRC không có đồng phục. Đồng thời chuyện chu cấp cho các em không phải là công việc của Ngô Đắc Lũy. Thứ sáu, Ngô Đắc Lũy chưa từng bị tù tại Việt Nam. Vì vậy ông ta không thể nào làm đại diện cho Hội Ái Hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn được chép lại từ Audio của đài Saigon Houston Radio:


Nguyễn Chính Kết: Xin mục sư gửi lời chào đến quý vị thính giả và giới thiệu đôi nét về công việc hiện nay của mình.

Ngô Đắc Lũy: Dạ vâng, xin kính chào anh Nguyễn Chính Kết, xin chào thính giả của Đài Sài Gòn Houston Radio. Dạ vâng, thưa anh Kết, thưa quý vị, tôi là mục sư Ngô Đắc Lũy - một trong những người tị nạn tại Cambodia 4 năm và tại Thái Lan 3 năm. Thưa anh, sau khi tôi vượt thoát được trong một trại tạm giam ở tại Tỉnh Hà Giang khi tôi đi truyền giáo ở đó, tôi đã đào thoát sang Cambodia xin tị nạn. Trong thời gian tôi tị nạn ở Cambodia, thì tôi cũng được sự hỗ trợ của giáo hội Mennonite tại Viginia, tôi đã xây dựng được một Hội Thánh cho người tị nạn tại Phnom Penh.

Cũng cảm tạ Chúa, vì Chúa cũng đang ban đầy ơn phước, và nhiều người Việt Nam cũng đang sinh sống tại Cambodia, đang bước đi trong suốt một thời gian dài, bước đi trong sự tăm tối, sự hư hoại, thì họ cũng đã có một cơ hội để họ quay về sống trong tình yêu thương và ơn cứu rỗi của Chúa. Cũng như nhiều người tị nạn Việt Nam sống trong tối tăm, trong cùng cực thì họ cũng có một nơi để họ nương dựa, đặc biệt là về tinh thần. Nhưng mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam thì có lẽ họ phải sợ, con người Việt Nam khi mà tin vào Đấng Tối Cao nào đó thì chắc chắn họ không còn tin vào chế độ vô thần của Cộng Sản. Có lẽ đó là một điều mà chế độ lo sợ về một nguy cơ sẽ làm cho chế độ sụp đổ, như đã từng sụp đổ tại Ba Lan và các nước Đông Âu.

Chính vì vậy mà tôi lại tiếp tục bị bức hại, bị truy bức, bị truy sát và tôi lại phải đào thoát sang Thái Lan từ tháng 9 năm 2008. Cũng cảm tạ Chúa, khi mặc dù tôi đến Thái Lan trong tình trạng rất là bất ngờ, rất là đột ngột. Nhưng rồi Chúa cũng đã mở đường để rồi Ngài cũng đưa dẫn cho tôi một cơ hội để mà hầu việc Chúa và làm sang danh Ngài trong cộng đồng, trong tất cả các dân tộc đang tị nạn tại Bangkok – Thailand. Tôi đã được tổ chức Caritast là một tổ chức của Hội Công Giao quốc tế mà đại diện tại Bangkok là tổ chức Couer đã tuyển dụng tôi vào làm thiện nguyện tại trung tâm tị nạn tại Bangkok. Nơi đây tôi làm trưởng trung tâm giáo dục, để dạy dỗ chăm sóc, giáo dục cho con em người tị nạn, để giúp đỡ cho người tị nạn sau khi được các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán của các quốc gia phỏng vấn và chấp nhận cho đi định cư tại các nước thứ ba. Thí tôi giúp đỡ cho họ về phần ngôn ngữ, về tiếng Anh để chuẩn bị cho họ hội nhập ở một xã hội mới.Dạ thưa anh Kết, thưa quý vị thính giả.

Nguyễn Chính Kết: Dạ vâng, thưa mục sư, ở Thái Land và Cambodia mục sư đã đặc biệt giúp cho một số người tị nạn cần tới sự giúp đỡ của mục sư. Xin mục sư có thể cho biết hoàn cảnh sống của người tị nạn hiện nay đang ở Cambodia cũng như là ở Thailand, cùng với những khó khăn của họ về vấn đề sinh sống, đặc biệt là sự nguyhiểm của họ về mặt an ninh ạ?

Ngô Đắc Lũy: Dạ vâng, thưa anh, thưa quý vị thính giả. Thực ra Cambodia chỉ là một sân sau của Việt Nam. Mặc dù nơi đó rất thuận tiện cho những nhà dân chủ, những người hoạt động chính trị, những nhà bất đồng chính kiến với nhà nước Việt Nam, khi gặp khó khăn thì có thể đến đó một cách thuận lợi, bởi vì có thể đi bằng đường bộ rất dễ dàng. Tuy nhiên vấn đề an ninh của người Việt tị nạn tại Cambodia thì thật là một thảm họa. Bởi vì không phải riêng các cơ quan an ninh, các cơ quan quôn đội của Hoàng Gia Cambodia được cài cắm, được cố vấn bởi các cố vấn và chuyê gia quân sự của Việt Nam, mà ngay trong cơ quan của UNHCR thì phần đa những nhân viên dều là người bản địa, mà những người này đều đã từng được huấn luyện, được đào tạo tại Việt Nam. Cho nên đối với đa số những người Việt Nam sang Cambodia tị nạn thì luôn luôn là mục tiêu của những sự bắt cóc và dẫn độ về Việt nam. Tôi có thể trưng dẫn ra đây một số trường hợp mà quý vị nghe đài cũng đã từng biết qua, trước hết là Đại đức Thích Trí Lực đã từng bị bắt vào năm 2002, khi ngài đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn và đang chờ đợi để được đi định cư tại đệ tam quốc gia. Rồi sau đó một cựu tù của Trại A20 Xuân Phước tên là Hồ Long Đức, sau khi vượt trại đến tị nạn tại Cambodia, đang được UHCR bảo vệ, đang được cơ quan JRS – một đối tác của UHCR Cambodia – tuyển dụng để làm thiện nguyện trong đó thì cũng đã bị bắt cóc về nước và cũng bị kêu mức án 20 năm tù. Rồi đến năm 2007 – một nhà dân chủ trẻ tên là Lê Trí Tuệ - sau khi sang tị nạn tại Cambodia đang chờ hoàn tất một số thủ tục ghi danh để được UNHCR phỏng vấn thì cũng đã bị bắt cóc, bị mất tích, và cho đến giờ này thì vẫn chưa ai biết số phận của nhà dân chủ trẻ này như thế nào.

Thưa anh, thưa quý vị. Chính vì vậy mà số người Việt tị nạn ở tại Cambodia luôn đứng, sống trong sự lo âu, sống trong sự sợ hãi, bởi vì họ không biết số phận của họ ngày mai sẽ như thế nào… Đặc biệt là dưới áp lực của chính phủ Việt Nam thì chính phủ Cambodia sắn sàng tham gia vào ngay cả những vụ bắt bớ này để đưa người tị nạn Việt Nam về nước chịu án chứ không phải nhất thiết là phải cơ quan mật vụ của Việt nam sang đó để bắt về. Chắc quý vị cũng còn nhớ trường hợp 10 người Duy Ngô Nhĩ ở tại Tân Cương của Trung Quốc, sau vụ bạo loạn vào năm 2008 thì cũng đã sang Cambodia tị nạn. Nhưng chỉ 3 ngày sau đó thì chính phủ Cambodia đã bắt họ và đã trục xuất họ về lại Trung Quốc.Không lâu sau khi về nước thì hầu như tất cả họ đã bị hành quyết.


Chính vì vậy mà sau khi đến Cambodia xin tị nạn một thời gian, một số người Việt mặc dù đã được cấp quy chế tị nạn, đã được UNHCR bảo vệ trên lý thuyết, nhưng trên thực tế thì không có được sự bảo vệ đó nên họ phải tiếp tục đào thoát sang Thái lan để lánh nạn và để có thể tìm kiếm được một sự an toàn hơn. Tuy nhiên ở Thái Lan thì họ lại đối diện với sự khó khăn khác, bởi vì chính phủ Hoàng Gia Thái Lan chưa bao giờ ký “Công ước 1951” với Liên Hợp Quốc về người tị nạn. Họ cũng chưa bao giờ tham gia “Nghị định thư 1967” về người tị nạn của Liên Hợp Quốc. Cho nên tất cả những người tị nạn ở trên đất Thái Lan này đều bị xem là những người nhập cư bất hợp pháp. Chính vì vậy mà ngay cả sau khi những người Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào, dù đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn thì họ vẫn phải tiếp tục sống chui lủi, lẩn trốn vì họ là đối tượng luôn luôn bị truy bắt của cảnh sát di trú Thái Lan.

Theo tôi biết thì ở tại Thái Lan này có một Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép, gọi là IDC tức là Immigration Ditention Center, nơi đây hiện giờ giam giữ khoảng trên 4000 người và trong số đó có khoảng 1600 người tị nạn.Thưa anh Kết, thưa quý vị thính giả là hiện nay có một điều rất đau lòng là, trong đó có khoảng trên 150 người Việt Nam tị nạn đang bị giam giữ. Và tôi được biết trong đó còn có một sĩ quan cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đang bị giam giữ ở đó gần 10 năm, tức là sau khi đến trại Sikhiu để xin tị nạn sau thời điểm tháng 3 năm 1989, thì trại đó không công nhận người Việt xin tị nạn là người tị nạn nữa. Trải qua quá trình thanh lọc cũng tương đối khó khăn và gắt gao thì nhân viên cảnh sát mà tôi vừa đề cập đến ở trên đã bị UNHCR từ chối. Sau đó người này về sống với Linh mục Piter Nam Vong là một người Thái gốc Việt mà tổ tiên đã di cư sang Thái khoảng 300 năm trước ở tại Bangkok. Nhưng một ngày sơ xuất nào đó thì cũng đã bị cảnh sát Thái Lan bắt và giam giữ tại trung tâm IDC.

Thưa anh Kết, thưa quý vị, nói lên điều này để anh Kết và quý vị thính giả cũng có thể hiểu và thấy được “tại sao trên một đất nước tự do như Thái lan mà số phận của người tị nạn Việt Nam lại bi đát, lại tối tăm như vậy?” Chính vì vậy mà trong thời gian qua, việc có một đoàn thiện nguyện do Linh mục Tâm, do anh Dương Phục và một số quý vị ở trong Đài Saigon Radio Houston sang Thái để trợ giúp cho những người tị nạn thì là một điều vô cùng quý giá. Thưa anh, tôi hết sức cảm kích khi tôi theo dõi những hoạt động của họ trong thời gian qua. Và nhân đây tôi cũng xin được bày tỏ long biết ơn đối với Đài Saigon Radio Houston, các quý vị khán giả, đặc biệt là đối với các cộng đoàn dân Chúa tại Houston – Dalat và tại Hoa Kỳ nói chung, đã có tình yêu thương, đã có sự dâng hiến một cách rộng rời để giúp đỡ cho những người Việt Nam đang phải lánh nạn trên đất Thái Lan đang sống trên cảnh cùng cực này…

Riêng trở lại với những người ở Cambodia thì thưa anh Kết, hiện tại ở Cambodia không còn trại tị nạn của người Thượng nữa. Cho nên ngay cả khó khăn trong hoạt động tôn giáo hay là các hoạt động thờ phượng, hay là các vụ biểu tình đòi lại đất đai bị lấn chiếm ở Tây Nguyên thì người Thượng khi gặp khó khăn thì cũng phải vượt qua nước Lào và vượt qua Cambodia để đến Thái Lan. Một phần là UNHCR tại Bangkok hiện nay họ đã mở ra để chấp nhậ hồ sơ của người tị nạn là người Tây Nguyên. Và thứ hai là, trước đây ở Cambodia có trại tị nạn nên có thể có bình an cho người Thượng. Nhưng sau khi trại tị nạn đóng cửa thì Cambodia không còn là nơi bình an cho họ nữa. Chắc quý vị thính giả cũng biết được rằng, vào giữa tháng 3 vừa qua thì trại tị nạn ở Cambodia đóng cửa và rất nhiều người Thượng đã bị trục xuất về nước và nơi đó theo tôi được biết thì họ cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn từ phía chính quyền, từ phía an ninh của địa phương…

Nguyễn Chính kết: Dạ vâng, thưa mục sư, chúng tôi được biết là mục sư đã gặp gỡ và giúp đỡ một người là anh Lê Trí Tuệ - một người đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam và đã bị bắt cho nên anh ấy phải trốn sang Cambodia, sau đó chúng tôi được biết là anh Tuệ cùng với anh Trương Quốc Tuấn đã tìm đường sang Thái Lan. Nhưng họ chưa qua được Thái lan thì đã bị mất tích. Mục sư có biết gì về trường hợp này và số phận của anh ấy ra sao? Vừa rồi mục sư có nhắc tới, nhưng chúng tôi muốn biết rõ hơn về trường hợp của anh Lê Trí Tuệ, vì Anh Tuệ cũng là một người sát cánh với tôi, cũng như anh Đỗ Nam Hải và một số những nhà đấu tranh khác ở trong nước trong thời kỳ tôi còn ở tại Việt Nam, xin mục sư cho biết?

Ngô Đắc Lũy: Dạ vâng, thưa anh Kết, thưa quý vị thính giả. Sauk hi tôi thành lập được Hội Thánh tại Phnom Penh thì Hội Thánh của tôi không chỉ là nơi chỉ để thờ phượng Chúa vào mỗi ngày Chúa nhật, mỗi ngày lễ và ngày cuối tuần (Sa Bát), mà Hội Thánh của tôi còn là nơi dừng chân, nơi đón tiếp các nhà dân chủ ở trong nước, khi họ gặp khó khăn và sang lánh nạn. Chính vì vậy mà ngay sau khi tôi vừa thành lập thì tôi đã đón nhận anh Ngô Văn Tài, ngay giờ này thì có lẽ anh Tài cũng đang Nghe tôi nói, bởi vì anh Tài cũng đã được sang định cư tại Houston – Texaz vào tháng 4/2010 từ Bangkok. Dạ thưa quý vị thính giả, sau khi tôi đón anh tài về cùng ở với tôi trong Hội Thánh thì mặc dù là anh Tài là một tín đồ của Thiên Chúa Giao nhưng chúng tôi vẫn mở tấm lòng với nhau, chúng tôi không phân biệt về tín ngưỡng, về cung cách thờ phượng, cho nên chúng tôi đã hiệp một với nhau tại trong Hội Thánh của tôi.

Và tôi nhớ không kỹ lắm thì vào khoảng ngày 01/04/2007 thì tôi nhận được một cuộc điện thoại vào khoảng 9h đêm, người bên kia đầu dây cho tôi biết đó là Lê Trí Tuệ. Tôi đã biết Lê Trí Tuệ từ trong nước cho nên khi nghe Lê Trí Tuệ trình bày là “gặp khó khăn, đã đào thoát sang Cambodia lánh nạn, giữa đêm hôm không có nơi đón tiếp, không có nơi dung thân” thì tôi và anh Ngô Văn Tài đã đón Lê Trí Tuệ về ở trong Hội Thánh.

Một vài hôm sau thì thuê nhà được cho Lê Trí Tuệ, cũng không xa Hội Thánh lắm.Và trong thời gian đó thì Lê Trí Tuệ có lien lạc được với chị Trâm Oanh ở tại Đức và chị ấy cũng đã nhờ một số anh chị em ở Đài SBTN ở California trợ giúp. Đài SBTN cũng đã cho người sang Thái Lan để đón Lê Trí Tuệ, và nhờ tôi sắp xếp để cho Lê Trí Tuệ vượt sang Thái lan. Lúc đó có Đại đức Thích Giac Luận là người cũng đang tị nạn tại Cambodia, hiện giờ thì cũng đã định cư tại California rồi. Tôi nhờ Đại đức Thích Giac Luận đưa nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ và anh Trương Quốc Tuấn đến tại Poipet để vượt sang Thái Lan, bởi vì Đại Đức Thích Giac Luận là người trước đây cũng đã từng đến xin tị nạn tại Thái lan, và đường đi nước bước thì ông ấy cũng đã biết rành.

Tuy nhiên, khi đến Poipet thì Lê Trí Tuệ lien tục nhận được những cuộc điện thoại từ một số người lạ hướng dẫn đường đi, mà nói ra thì có một số quy ước với nhau bí mật giống như là mật lệnh, mật khẩu để mà hiểu, để mà chấp nhận tin tưởng lẫn nhau, thì phía đối tác không có những mật lệnh cho đúng. Cho nên Lê Trí Tuệ biết rằng việc ra đi đã bị bại lộ, và đã quay về.

Thực ra thì Lê Trí Tuệ không phải bị bắt ở Poipet mà quay về tại Phnom Penh vào một buổi chiều Chúa Nhật khoảng ngày 05/06/2007.Sau khi làm lễ chiều xong thì tôi còn nhìn thấy Lê Trí Tuệ đi ngang qua Hội Thánh, và bảo là “đến một tiệm Internet để liên lạc qua Skype trong một cuộc hẹn”. Nhưng rồi đến tối không thấy Lê Trí Tuệ quay về thì sáng hôm sau tôi phải tức tốc đến báo với UNHCR về trường hợp mất tích này.

Thưa anh, thưa quý vị, cho đến giờ này thì tôi cũng không thể nào mà tôi có thể im lặng được về việc này, bởi vì trong thời gian tị nạn tại Cambodia, bản thân tôi cũng từng bị một lần bắt cóc. Bản thân anh Tài cũng đã từng, sau khi bị UHCR Cambodia từ chối cấp quy chế tị nạn thì có một nhân vật đến móc nối với anh Ngô Văn tài, bảo với anh Tài rằng “họ đã biết anh Ngô Văn Tài là ai, họ đã biết được hoạt động của anh Ngô Văn tài, và họ cũng biết được đến giờ này thì UNHCR đã từ chối cấp quy chế cho anh Tài, cho nên anh Tài sẽ không có đường sống”, và họ mở cho anh Tài một con đường là phải hợp tác với cơ quan an ninh, “phải làm việc” cho họ 3 năm, 3 năm đó thì anh Tài phải theo dõi tất cả những công việc của tôi, những tiếp xúc của tôi với những nhà dân chủ, nagy cả hoạt động tôn giáo và “báo cáo cho họ hàng tuần”, sau 3 năm nhân vật này sẽ đưa anh Tài về Việt nam và sẽ can thiệp với cấp trên để xóa cho anh Tài án tử hình, và anh Tài sẽ phải chịu án tù trong thời gian một vài năm rồi sẽ được tự do.

Nhưng mà anh Tài đã từ chối, anh Tài đã nói rằng là anh “không bao giờ phản bội lại những người cùng chiến hào, không bao giờ phản bội lại những người cùng chí hướng – những người đã vì nền tự do dân chủ của quê hương mà đã nằm xuống”.Cho nên “bây giờ nếu phải chết thì anh Tài chấp nhận chết”. Nhân vật này đã nói với anh Tài rằng “nếu mà anh không hợp tác với chúng tôi, với cơ quan an ninh thì anh cũng phải giữ im lặng việc này, kể như là tôi chưa nói gì với anh cả, anh không được tiết lộ điều này với ai, ngay cả với mục sư Lũy”.

Sau khi nhân vật này ra về thì anh Tài đã bàn bạc với tôi, sáng hôm sau chúng tôi đã đến JRS để trình bày lại việc này với luật sư của JRS để nhờ họ chuyển đến UNHCR bởi vì người móc nối này mặc dù họ là trung tá an ninh của Việt Nam, nhưng họ cũng dưới lốt của một người tị nạn, mang tên là Nguyễn Công Cẩm. Dạ, và cũng không may là, khi mà luật sư của JRS đến trình bày với UNHCR về sự móc nối này thì thông tin lại được chuyển lập tức đến cơ quan an ninh của Việt Nam, và đến nhân vật Nguyễn Công Cẩm này. Và đó là mối nguy hiểm cũng như là sự đe dọa cho tính mạng của tôi cũng như tính mạng của anh Tài. Và đó là lý do khiến tôi phải đào thoát sang Thái Lan cùng với anh Tài. (phút thứ 22’27’’ đến phút thứ 33’18’’)

Và thưa quý vị, có một điều đáng đau buồn là, ngay cả khi đến Thái lan, chúng tôi đã trình bày với UNHCR về trường hợp đó của anh Tài, nhưng suốt cả 1 năm sau anh Tài vẫn không được UNHCR mời phỏng vấn để mà xem xét cấp quy chế tị nạn. Đến Khi anh Tài rời khỏi Thái Lan đến định cư tại Hoa Kỳ thì đây là một nỗ lực rất lớn của một tổ chức mang tên là Picof fo The Fua văn phòng chính tại Los Angeles nhưng mà có một văn phòng trợ giúp cho những người “thấp cổ bé họng” tại Bangkok – Thailand, mà luật sư của tổ chức này lại là một Cơ Đốc Nhân. Chính vì vậy mà chúng tôi cũng đã có sự nối kết rất tốt đẹp và chính tổ chức này cũng trợ giúp cho anh Tài để làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ. Sau khi xem xét hồ sơ, biết được anh Tài trước đây là một Biệt kích Lôi Hổ trong toán Anaconda của Mỹ ở tại Non Nước, thì tổ chức này hết lòng giúp đỡ và anh Tài đã đến định cư tại Hoa Kỳ theo diện “Đoàn tụ gia đình” mà vẫn chưa có được quy chế tị nạn. Thưa anh Kết và thưa quý vị thính giả.

Nguyễn Chính Kết: Dạ vâng, thưa mục sư qua những thông tin ở trên Internet thì chúng tôi được biết ở tại Thái Lan và Cam Bốt có rất nhiều tình báo của cộng sản Việt Nam, trong đó chúng tôi có nghe nói đến một công an tình báo cộng sản Việt Nam đội lốt người tị nạn tên là Nguyễn Công Cẩm mà mục sư vừa nói đến. Mục sư biết gì về viên công an tình báo này và mục sư đã gặp hắn bao giờ chưa? Chúng tôi nghe nói rằng tên này nói năng rất lịch sự, ngọt ngào, dễ thương, lại tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Nên nhiều người Việt tị nạn đã tin tưởng và rất có cảm tình với anh ta, chính vì thế cho nên đã lọt bẫy của cộng sản Việt Nam. Điều đó có đúng không thưa mục sư?

Ngô Đắc Lũy: Dạ vâng, thưa anh Kết, thưa quý vị thính giả. Bản thân tôi cũng đã tiếp xúc gần như hàng tháng với nhân vật này bởi vì khi mà ở tại Campuchia thì hàng tháng chúng tôi đến cơ quan JRS là một cơ quan của Liên Hợp Quốc, để nhận tiền trợ cấp hoặc là có bất cứ một công việc gì liên quan đến tình trạng an ninh thì chúng tôi cũng đến đó để trình bày và để nhờ luật sư giúp đỡ. Ít nhất là mỗi tháng một lần, chúng tôi là người tị nạn Việt Nam gặp nhau tại cơ quan đó. Nguyễn Công Cẩm là một người nói năng rất nhẹ nhàng, lịch sự và lễ độ nữa, nhưng mà sau này thì tôi mới biết ra là ngay cả sự việc mà đại đức Thích Trí Lực hiện giờ đang định cư tại Thụy Điển cũng là một nạn nhân của Nguyễn Công Cẩm. Tôi đã trao đổi qua điện thoại và email với thầy Trí Lực thì biết rằng khi mà thầy đến trình diện ở cao ủy thì hàng ngày vẫn thấy một người Việt vẫn đến và cũng gạ gẫm thầy Trí Lực, bảo rằng “ Thầy có bất cứ hồ sơ , tài liệu gì về sự đàn áp về sự hại ở Việt Nam thì đưa cho anh ta để anh ta giúp đỡ dịch sang tiếng Anh, như vậy thì Cao Ủy sẽ xem xét nhanh hơn”.

Nhưng mà cũng do tinh thần cảnh giác, do ơn trên cũng ban cho thầy Trí Lực một sự khôn ngoan, cho nên ngài đã không đưa những hồ sơ này cho Nguyễn Công Cẩm. Tuy nhiên Nguyễn Công Cẩm vẫn theo dõi đường đi nước bước, và vẫn tìm hiểu nơi mà đại đức Thích Trí Lực đang tại dung. Cho nên vào một buổi chiều muộn, khi mà đại đức Thích Trí Lực ra chợ Ô ru sây để mua cơm chiều, ngàu đã bị toán an ninh của Việt Nam dưới sự chỉ huy của Nguyễn Công Cẩm bắt cóc và đưa về Việt Nam. Tuy nhiên lúc đó tôi đến đó thì cũng đã có một số người họ đã cảnh báo về nhân vật này chứ không phải là không. Nhưng mà thực tế thì cái cung cách giao tiếp của Nguyễn Công Cẩm có thể đánh lừa được chúng tôi và đánh lừa được rất nhiều người bởi vì cái sự nhẹ nhàng, sự lễ độ, và thậm chí đôi khi trong lời nói cũng dùng những từ rất nặng nề với chế độ Cộng Sản. Tức là cũng giả vờ lên án sự tàn độc của chế độ Cộng Sản để đánh lừa được chúng tôi.

Không phải riêng tôi mà hầu hết những người Việt tị nạn ở Cam Bốt đã mắc lừa một thời gian rất dài. Cho đến khi Lê Trí Tuệ bị bắt cóc, và khi mà anh Ngô Văn Tài được móc nối thì Nguyễn Công Cẩm mới xin với anh Ngô Văn Tài rằng, thứ nhất nếu mà anh Ngô Văn Tài chịu hợp tác thì số phận của Ngô Văn Tài sẽ khác đi xa so với số phận của Lê Trí Tuệ. Bởi vì lúc đó thì Nguyễn Công Cẩm cũng không ngại gì mà không xưng danh với anh Ngô Văn Tài rằng mình là trung tá công an của cục A42 Việt Nam. Tôi không biết A42 là gì nhưng mà từ thời điểm đó thì chúng tôi tin chắc chắn là Nguyễn Công Cẩm là người đã từng bắt cóc Lê Trí Tuệ, và thầy Trí Lực, bởi vì điều này chính là do Nguyễn Công Cẩm đã nói ra để khủng bố tinh thần của anh Ngô Văn Tài, hầu cho anh Tài úy kỵ và phải hợp tác với cơ quan an ninh của Việt Nam. Nhưng cũng may mắn là tinh thần bất khuất kiên cường của một cựu biệt kích Lôi Hổ đã giúp cho anh Tài có một lập trường kiên định, để rồi đến hôm nay thì anh Tài đang sống bình an ở Hoa Kỳ. Dạ thưa anh Kết và quý vị thính giả!

Nguyễn Chính Kết: Thưa mục sư, điều mà mục sư vừa mới nói về Nguyễn Công Cẩn, rằng là thông thường người ta hay căn cứ vào sự đẹp trai, rồi ăn nói có văn hóa ngọt ngào dễ nghe và thậm chí là nói xấu về chế độ Cộng Sản, và nói xấu về ông Hồ Chí Minh để rồi kết luận người này hay là người kia là người tốt, đáng tin tưởng hoặc cho đó là người của quốc gia, điều đó có thể đúng với đa số trong những trường hợp bình thường, nhưng mà sẽ rất là sai lầm trong môi trường chính trị, nhất là khi gặp một tên tình báo Cộng Sản được đào tạo tốt nghiệp ở trường tình báo cộng sản Việt Nam như là anh chàng Nguyễn Công Cẩm này. Thưa mục sư, khi liên lạc với những người đã từng tị nạn tại Cam Bốt và Thái Lan mà hiện nay đã được tị nạn tại một nước thứ ba thì tôi nhận thấy là: Cứ người này nói với tôi rằng hãy cảnh giác coi chừng người kia là cộng sản. Nhưng mà chính người kia cũng lại yêu cầu tôi là cảnh giác với người này là cộng sản. Trong khi đó thì tôi thấy cả hai người đó đều là nạn nhân của chế độ cộng sản, và người nào cũng bị cộng sản hành hạ hoặc là người nào cũng đều chửi bới cộng sản cả.Mục sư có thể giải thích tại sao lại như thế không ạ?

Ngô Đắc Lũy:Dạ vâng, rất cảm ơn anh Kết đã cho tôi một cơ hội để tôi trình bày về việc này. Bởi vì chính bản than tôi cũng từng là nạn nhân của sự chụp mũ này. Tôi tin tưởng rằng, chính những người Cộng Sản, họ cũng biết rằng Cộng Sản là xấu, biết được Cộng Sản là gian ác. Cho nên đối với người Cộng Sản, khi họ muốn hại một người khác, bản than họ cũng có thể sẽ chụp cho người khác một cái mũ Cối – bảo người đó là Cộng Sản để ly gián người đó với những người chống Cộng khác, hoặc là với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tôi xin điển hình trong chuyến mà linh mục Tâm và anh Dương Phục sang thì tôi cũng không được gặp, bởi vì tôi cũng có biết rằng, có một số anh em là người tị nạn thì họ cho rằng có một nhóm của tôi là nhóm Cộng Sản nằm vùng. Tôi nghĩ rằng đó là chính sách ly gián của Cộng Sản, chính sách công an hóa toàn dân của Cộng Sản, nó biến, nó làm cho người dân rất là nghi ngờ lẫn nhau. Hoặc là có thể đó là nó tung hỏa mù để nó tạo sự ly gián đó.

Tôi còn nhớ khi mà nhóm đồng bào Cồn Dầu bắt đầu sang lánh nạn tại Thái Lan, lúc đó tôi đang làm việc ở trung tâm tị nạn Bangkok gọi là BRC, tức là Bangkok Refugee Center đó. Tôi phụ trách về mảng giáo dục và đời sống (phút thứ 33’18’’), thì thưa anh, trung tâm tị nạn Bangkok là nơi tiếp nhận hàng viện trợ của các tổ chức và nhân đạo của các nhà thờ của khắp thế giới để trợ giúp cho người tị nạn. Tôi cảm thấy con em của bà con ở Cồn Dầu lúc mới đến thì rất là xơ xác, rất là rách rưới. Tôi đã giới thiệu với họ rằng, tôi là mục sư Ngô Đắc Lũy, tôi đang làm thiện nguyện ở đây, trước hết là tôi đưa cho họ cái địa chỉ và số điện thoại để liên lạc khi cần. Bởi vì những người tị nạn ở đây rất là thường xuyên bị công an di trú của Thái nó bắt, trong trường hợp đó nếu mà tôi nhận được thông tin kịp thời thì tôi báo với luật sư bảo vệ thì khi mà họ chưa bị đưa vào giam giữ ở IDC đó, mà còn bị giam ở các đồn công an ở các quận thì chúng tôi có thể đến và giải cứu những người tị nạn này được (Phút thứ 33’42’’ đến phút thứ 34’23’’).Và tôi cũng có chia xẻ với đồng bào về phương diện thuộc thể, lúc đó thì tôi không có nhiều tiền bạc đâu.Nhưng mà tôi dốc hết sạch trong túi để tôi giúp đỡ cho đồng bào (phút thứ 34’29’’). Và tôi cũng có nói với các anh chị em đại diện rằng là, “sắp xếp cho các cháu nhỏ đến đó để được học hành”. Đó là điều mà tôi rất là quan tâm đối với con em của người tị nạn. Và khi đến học hành thì chúng tôi cấp quần áo, đồng phục, cấp sữa để chống suy dinh dưỡng cho các em (phút thứ 34’51’’).

Tuy nhiên sau lần gặp gỡ đó thì có lẽ là có một số thông tin gì đó mà có một số anh em Cồn Dầu không đến trung tâm tị nạn Bangkok nữa.Tôi cũng rất lấy làm thương xót và cũng rất lấy làm đau buồn, bởi có thể có những thông tin mà những người tị nạn đánh phá lẫn nhau. Hoặc là do chính cơ quan an ninh của Cộng Sản đưa ra, tung hỏa mù, tạo sự ly gián để cho người Việt đến tị nạn ở Bangkok là phải khổ sở, phải cùng cực mà không được sự trợ giúp nào cả. Trong khi hàng ngày chúng tôi trợ giúp cho con em của những người tị nạn đến từ Srilanka, đến từ Pakistan, đến từ Công Gô, từ Ruganda, từ Somali, cũng khoảng 3-4 ngàn người, hàng ngày đến để được chăm sóc y tế, để được học hành và để được trợ giúp về thuốc men, về lương thực. Mà trong khi đó thì một nhóm anh em ở Cồn Dầu thì không dám đến đây.

Cũng may mắn, là thưa anh Kết là tôi trước khi sang Bangkok Thái Lan thì tôi đã được Hội Ái Hữu tù nhân chính trị và tôn giáo, đã được thầy Thích Thiện Minh cử làm đại diện cho Chi Hội Ái Hữu tù nhân chính trị và tôn giáo Việt Nam tại Thái Lan và tại Cambodia (phút thứ 36’24’’).Chính vì vậy tôi vẫn giữ mối lien lạc này thường xuyên với thượng tọa Thích Thiện Minh, với Ban đại diện của Hội Ái Hữu. Chính vì vậy mà trong thời gian sau này, khi mà các cựu tù chính trị gặp khó khăn ở trong nước đào thoát sang đây, chẳng hạn như anh Lau Sĩ Phúc – một nạn nhân của vụ án Dòng Đồng Công, rồi anh Trần Văn Long (biệt danh là Long Rồng), là hai người đã từng thọ án ở trại giam Xuân Phước trên 20 năm cùng với thầy Thích Thiện Minh và bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Cũng nhờ mối quan hệ đó thì các anh cũng đã được hướng dẫn sang đến đây bình an và cũng trong sự chăm sóc của Trung tâm tị nạn Bangkok. Vì vậy khi các anh vào tù thì ở tuổi 19- 20, ra tù tuổi cũng đã xấp xỉ 50.Điều kiện để mà hội nhập vào một xã hội hiện đại, bùng nổ thong tin như thế này thì rất là khó.

Tuy nhiên nhờ sự trợ giúp của anh em ở tại Trung tâm tị nạn Bnagkok thì anh Lau Sĩ Phúc, anh Trần Văn Long và sau đó là có cả gia đình mục sư Lưu Huy và nhiều người tị nạn khác nữa, người Việt cũng đã có một số thuận lợi bước đầu trong thời gian chờ đợi UNHCR cấp quy chế tị nạn và đưa sang nước thứ ba. Thưa anh, trình bày với anh những điều này để chúng ta thấy rằng: Người Việt Nam chúng ta có thể thứ nhất, đó là nhẹ dạ cả tin. Thứ hai, có thể là vì lòng đố kỵ thế nào đó.Thậm chí có nhiều anh chị em nói với nhau là “tại sao ông này là người tị nạn mà đi làm ông ta lại mặc áo Veston, thắt Cà vạt? Trong khi những người khác thì rách rưới sống chui lủi ở trong căn phòng có mười mấy mét vuông, ông này hàng ngày vẫn đến Trung tâm tị nạn để làm việc như thế này?  Chắc ông này là tình báo của Cộng Sản hoặc là Cộng Sản nằm vùng chăng?”.

Thưa anh, những cái đó là sự đánh phá lẫn nhau hoặc là những hỏa mù của Cộng Sản đã gây ly gián và tạo thêm sự khổ đau cho những người phải bỏ nước ra đi, phải đi sống lưu vong, và rồi lại nhìn nhau bằng cặp mắt cảnh giác. Chính sách công an hóa toàn dân thì Cộng Sản đã áp dụng trên lãnh thổ Miền Bắc từ sau khi đến những việc đấu tố. Tôi còn, và cũng hiểu được là trong thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất, trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm ở tại Miền Bắc thì thậm chí là con cũng đấu tố cả cha, vợ đấu tố cả chồng, và anh em cũng đấu tố lẫn nhau là chuyện bình thường. Đây là thành công của chế độ Cộng Sản trong việc ly gián trong cộng đồng. Và đó, bởi vì chúng ta cũng thiếu niềm tin lẫn nhau. Thiếu sự khôn ngoan. Vô hình chung chúng ta đã giúp cho Cộng Sản “bất chiến tự nhiên thành”. Và đó là điều mà tôi cảm thấy đau xót cho đồng bào.

Nguyễn Chính Kết: Thưa mục sư, phải nói là cái việc ly gián để mà nghi ngờ nhau, để mà giết nhau, hại nhau hoặc là không kết hợp được với nhau để mất đi sức mạnh thì đó là mưu kế mà Cộng Sản thực hiện rất tài tình. Những ai mà đã đọc những bộ truyện lịch sử như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Chí vv.., thì hai bên đang đánh nhau thì người ta thường sử dụng kế ly gián, để làm tan thế kết hợp của đối phương, vì nếu để cho đối phương kết hợp với nhau thì họ sẽ trở nên mạnh mẽ và có thể thắng được mình. Hoặc là mình không có thể đánh nổi họ.Vì thế phải chia rẽ đối phương khiến cho đối phương không kết hợp được và làm cho đối phương yếu đi. Mà cách hay nhất đề làm suy yếu đối phương là làm cho đối phương nghi ngờ nhau và đánh phá lẫn nhau. Hiện nay Cộng Sản biết rằng, điều mà người Việt Quốc Gia ghét nhất và căm thù nhất, và cũng sợ hãi nhất đó là Cộng Sản.Cho nên họ cứ làm cho hang ngũ Quốc Gia cứ nghi ngờ nhau là Cộng Sản, và rồi phe Quốc Gia đánh phá người Quốc Gia, làm cho phe Quốc Gia không đoàn kết được, và Quốc Gia sẽ trở nên yếu. Và Cộng Sản chỉ việc “khoanh tay đứng ngoài” xem chứ không cần phải ra tay. Đúng như mục sư nói đó, chuyện “bất chiến tự nhiên thành” xảy ra. Thưa mục sư, trước mưu kế ly gián của Cộng Sản tại Cambodia và tại Thái Lan đó, mục sư đã có thái độ nào hay là có phương kế nào khôn ngoan để mà không mắc vào cái bẫy ly gián của Cộng Sản ạ?

Ngô Đắc Lũy: Thưa anh, thực ra thì tôi là một tôi tớ Chúa thì trước hết là mọi sự tôi dâng phó cho Ngài. Ngay cả khi tôi bị tung những hỏa mù bôi nhọ, tung ra những thong tin bôi nhọ về cá nhân, về gia đình, thì tôi cũng dâng hết mọi sự cho Chúa. Và tôi cũng cầu xin Chúa trước hết là cảm hóa những “quyền lực tối tăm” mà đối với người Việt Nam thì đó chính là chính quyền Cộng Sản. Để họ cũng sớm có một trái tim nhân ái, thương yêu. Họ sớm biết được rằng, đối với dân tộc Việt Nam, tổ quốc và dân tộc trên hết chứ không phải Đảng, không phải chế độ Cộng Sản. Như họ đã tôn thờ không phải là vì quyền lợi của giai cấp, không phải vì quyền lợi của Đảng mà họ đàn áp, họ bức hại nhân dân như là họ đã làm trong quá khứ, đang làm trong hiện tại, và ngay cả những việc mà họ chụp mũ cho người này là Cộng Sản, họ tung hỏa mu cho người kia là an ninh, là ăng ten, thì cái việc đó tôi cầu xin Chúa để rồi Chúa soi sáng. Để rồi Chua cũng ban cho không phải riêng tôi mà cả những người nghe cũng có một sự khôn ngoan, một sự thông sáng, để rồi mình biết điều hay, lẽ phải, biết ai là bạn, ai là thù để rồi mình làm việc cho đúng đắn. Và để khỏi mắc vào mưu chước của kẻ gian ác.Thế thôi anh ạ.

Nguyễn Chính Kết: Vâng, kính thưa mục sư. Và bây giờ chỉ còn vài phút nữa là hết giờ buổi hội luận ngày hôm nay.Chúng tôi thay mặt cho Đài Sài Gòn Houston – Dalat cám ơn mục sư rất nhiều đã chấp nhận cuộc hội luận hôm nay.


Bạn đọc gửi đến BBT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.