Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Những tháng ngày tị nạn

BP SOS và những chuyến đi lòng vòng


Trong những ngày tôi " du học " ở Chiang Mai thì anh Nguyễn Đình Thắng và luật sư An Phong có lên gặp tôi. Tôi đã có trao đổi email qua lại với anh Thắng nhưng khi gặp ngoài đời thì thấy anh Thắng có trẻ trung hơn rất nhiều. Tại Chiang Mai thì anh Thắng giúp tôi điền đon và thù tục lấy visa để đi " du lịch Mỹ". Vì thủ tục lấy visa đi Mỹ ở Thái hoàn toàn khác ở Việt Nam. Cho dù sau đó khi đi phỏng vấn ở Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Chiang Mai tôi bị đánh rớt nhưng tôi vẫn nhớ ơn anh Thắng và An Phong giúp tôi. Tôi rất cảm động là từ Mỹ anh Thắng đi lên Chiang mai chỉ một mục đích duy nhất là gặp và " phỏng vấn " tôi. Trong khuôn viên của Payap University thi An Phong có chup một tấm hình cho tôi và anh Thắng. Khi rủ chụp hình chung thì An Phong từ chối

Sau này thì tôi biết là anh Thắng cùng luật sư Phong lên Chiang Mai không phải là gặp riêng cá nhân tôi , mà chính là lên đây gặp 12 người Thượng đang tá túc trong một trung tâm từ thiện. Và luôn tiện này họ mới gặp tôi là chuyện...phụ

Cũng từ sau chuyến đi này của anh Nguyễn Đình Thắng tôi mới biết được anh B. cùng chị Elizabeth cũng như trung tâm " Canh Hoa dại"( tôi có viết 1 bài trên báo Người Việt). Phải nói là sau 1 thời gian không gặp người Việt mà gặp được một đồng hương thật là tuyệt vời 

Lúc này đang mùa hè , Chiang Mai nóng như thiêu như đốt. Việc học cũng nhẹ nhàng, tôi hay ra vào trung tâm của anh B. để thăm chơi và phụ những việc lặt vặt . Anh B. dẫn tôi đi môt vòng quanh trung tâm của ảnh để giới thiệu ngang qua 1 đám người đang trỉa bắp gì đó. Đột nhiên anh B. nói với họ : " Nắng quá nghĩ đi, nóng quá tỉa xuống nó chết ". Qua bất ngờ tôi mới hỏi anh B. rằng. " ủa họ là người Thái mà anh nói Tiếng Việt thì làm sao họ hiểu ". Lúc này thì anh B. mới nói là họ là người Thượng từ VN chạy trốn qua đây 

Lần đầu tiên tôi biết nhóm người Thượng này là vậy. Tôi sẽ nói về nhóm người Thượng này trong những phần sau. Quay trở lại việc gặp gỡ những người của BP SOS

Khi bị Mỹ từ chối visa thì tôi nghĩ là mình nên về VN cho rồi. Thế nhưng khi gặp anh Thắng và luc đó chuyện cô Vũ Phương Anh được đi Mỹ thì tôi mới nghĩ là mình thử xem sao chuyện nộp đơn xin tỵ nạn qua BP SOS 

Tôi đang trong lớp học ở Payap University - Chiang Mai thì nhận cuôc gọi của một người tên là Tommy hẹn tôi ngày mai xuống Bangkok. Tôi hồi hộp cho chuyến đi này 

Người tên Tommy hướng dẫn tôi từ bến xe Mochit về Soi 35 đường Sutthisan . Mãi sau này rời khỏi Bangkok tôi mới biết đó là BRC của UNHCR chứ lúc đó tôi không biết gì 

Tôi háo húc vào đây chờ đợi từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Tôi háo hức là mình được đi " phỏng vấn ". Vào đây nguyên cả 1 ngày tôi quan sát những người đi tỵ nạn. Thiệt tình tối thấy ngán đến tận cổ khi bắt gặp những ánh mặt thơ dại của trẻ em Srilanca , Pakistan, India.... đang tỵ nạn. Tôi nghĩ bụng là gặp thử mấy người của UNHCR xem sao rồi cũng lo mua vé máy bay về VN cho rồi. Đi tỵ nạn kiểu này thì thôi về VN cho rồi 

Đợi hoài, chờ mãi đến 17 giờ chiều thì Tommy mới ra dẫn tôi đi phỏng vấn. Tôi tưởng là Tommy sẽ dẫn tôi vào 1 cái phòng nào đó. Nhưng không , Tommy dẫn tôi ra khỏi cổng và đi thẳng vào trong sâu gần cuối con hẻm soi 35 đó. Tommy không dẫn tôi vào gặp nhân viên của UNHCR mà Tommy dẫn tôi đi gặp mấy luật sư của anh Nguyễn Đình Thắng. 

Cô luật sư người nước ngoài nói chuyện với tôi có Tommy thông dịch . Cô này làm buồn lòng tôi ngay từ đầu khi cô hỏi tôi là Đảng A, Đảng B có được thành lập hợp pháp ở VN không? Chỉ một câu hỏi là tôi biết ngưỡng của người đối diện với mình ở đâu 

Cô ta hỏi tôi là đã nộp đơn lên UNHCR chưa và vì sao bị rớt. Tôi nói là tôi chưa nộp đơn bao giờ đây là lần đầu tiên tôi lên cao ủy UNHCR. Rồi cô ta đưa cho tôi 1 xấp tài liệu nói về người tỵ nạn , cô ta nói cô ta sẽ giúp tôi viết đơn nộp lên UNHCR. Co ta hướng dẫn tôi ngày mai ra văn phòng trung tâm của UNHCR nộp đơn 

Tôi ra khỏi văn phòng này và bắt xe về Chiang Mai thẳng một hơi chẳng buồn nộp đơn gì lên UNHCR. Tôi không còn thích đi ty nữa rồi. Với tôi chỏ có một từ VỀ 

Khi ra khỏi VP này thì Tommy có đi chung với tôi thêm 1 đoạn ra đầu đường. Trong quảng đường đi vào đi ra này thì tôi có hỏi Tommy nhiều câu nhưng em e dè không nói gì. Tôi có mời em đi ăn tối với tôi nhưng em từ chối. Sau này khi đến Thụy Điển thì tôi mới biết Tommy chính là Bé Tâm con của Cô Phượng và chú Huy ( Đảng Vì Dân)

Chưa hết chuyện với BP SOS , sau này thì ông đại sứ về hưu tên là Grover Joseph Rees cũng nói là người hợp tác với BP SOS. Ông ta ở khách sân cao cấp là Holidya Inn Bangkok. Cùng đi với ông ta là Việt Kiều Mỹ. Từ Chiang Mai tôi xuống Bangkok, theo người chỉ dẫn này tôi ngồi trên Taxi chạy lòng vòng Bangkok. Cuộc du lịch bắt đắt dĩ vòng quanh Bangkok này kết thúc là tôi lên tàu điện trên không skytrain đi đến trạm Phloen Chit. Chỗ này tôi quá rành , và khách sạn này tôi cũng vào ra gặp nhiều người ở đây. Nhưng cộng tác viên của BP SOS từ Mỹ sang hướng dẫn tôi chạy lòng vòng bằng taxi quanh Bangkok, có lẽ họ nghĩ là người đi tỵ nạn như tôi cũng nhiều tiền như họ

Cuộc gặp ông đại sứ về hưu này cũng vòng vo tam quôc rằng tôi sẽ đi nộp đơn lên UNHCR và chờ đợi. Lại bắt xe về Chiang Mai , tôi nghĩ rằng chuyến này thu sếp trả phòng trọ và về VN khỏi có UNHCR hay là BP SOS gì cho mắc công. Từ đó tôi không còn liên lạc gì với anh Nguyễn Đình Thắng

Cho đến khi nhân vật Y Soai lên RFA nói tôi là tình báo cọng sản qua bắt nó thì tôi mới liên lạc lại với anh Thắng. Thì lúc này anh Nguyễn Đình Thắng cho tôi hay những việc như sau :

1. Một nguồn tin của anh Thắng cho anh Thắng Biết là tôi từ Chiang Mai đi Bangkok để họp với an ninh cọng sản lên kế hoạch bắt vợ chồng Cô Phượng- Chú Huy ở ngay tại Bangkok. Cho đến khi RFA loan tin là vợ chồng Cô Phượng- Chú Huy bị bắt tại BKK thì tôi cũng chưa biết, chưa nghe, chưa thấy họ bao giờ. Sau này thì mọi chuyện rõ ràng là tin Cô Phượng- Chú Huy bị bắt ở Bangkok là tin....vịt

2. Anh Nguyễn Đình Thắng sau khi tôi phản ứng chuyện " đi họp với tình báo cọng sản để bắt vợ chồng cô Phượng tại Bangkok" anh Thắng có vẻ thua cuộc và anh Thắng cho biết là Việt Tân dựng chuyện vu khống tôi này nọ. Lúc đó tôi gần đi Bắc Âu rồi nên không quan tâm. Gần đây tôi mới biết rõ cái audio do đài 2VNR của Hoàng Nam bên Úc làm chứ không liên quan gì đến Việt Tân


Khi tôi đã an an toàn ở Bắc Âu tôi có email cho anh Nguyễn Đình Thắng biết thì anh Thắng hỏi lại có cần nhờ ....UNHCR can thiệp nữa không? Tôi trả lời với anh Thắng là nếu UNHCR can thiệp thì tết Công Gô tôi cũng chưa ra khỏi Thái 

Tôi có lời khuyên cho những ai đang tỵ nạn ở Bangkok là nếu quý vị muốn nhờ BP SOS can thiệp thì quý vị cần có điều kiện là phải có thân nhân của quý vị bên Mỹ và thân nhân quý vị có thật nhiều tiền may ra thì thủ tục nhanh hơn. Còn cô thân cô thế thì : " từ từ cháo mới nhừ" thôi. Dù BP SOS gì gì đi nữa thì cũng qua UNHCR, vậy đâu cần gì mà lòng vòng cho mất thì giờ và tốn tiền như tôi 

Khi một ai đó làm hồ sơ giúp mình dù được hay không mình cũng ít nhiều mang ơn họ. Dù không thành công nhưng cái tình với nhau nó sẽ sâu đậm. Tôi không nói là BP SOS hại tôi nhiều hơn giúp. Nhưng có lẽ anh Thắng đã tin vào " nguồn tin" của anh hơn tin tôi nên tình cảm anh em không còn như xưa

Dường nhu anh Thắng biết là tôi sẽ không để yên cho nhân vật Y Soai dù nó đã đến Mỹ nên vội vàng gỡ cái tin về BP SOS ra sân bay Bangkok tiễn đưa Y Soai đi Mỹ ngày 9.2.2012 xuống. Những diễn biến cho số phận của anh Hoàng Nam ( 2VNR- Úc 9 và anh Thanh Quang ( RFA- Mỹ), cùng phản ứng của người Thượng ở North Carolina- USA) ít nhiều có liên quan đến BP SOS 

Tôi nhớ mãi câu nói của thủ tướng Do Thái khi 9 vận động viên của họ bị nhóm điệp viên của Palestin sát hại tại thế vận hội mùa hè 1972 : " ISRAEL SẼ KHÔNG QUÊN ĐIỀU NÀY"

Nhân danh sự thật và công lý : TÔI CŨNG SẼ KHÔNG QUÊN !


Huỳnh Bá Hải (Đỗ Vũ - Norway)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.