Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Bài viết đã được tạm thời gỡ xuống

Thưa quý vị và các bạn. Thể theo ý kiến của độc giả, hiện nay có nhiều nguồn tin trái chiều về việc xin định cư tại Canada cho một số đối tượng là người tị nạn Việt Nam. Chúng tôi biết chắc chắn rằng: Khởi động chương trình này là do luật sư Trịnh Hội (Hoa Kỳ) chứ không phải do tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (BPSOS) khởi xướng. Và cũng chắc chắn rằng, đối tượng mà luật sư Trịnh Hội quan tâm đầu tiên đó là những người Việt tị nạn còn sót lại tại Thái đã 20 năm nay chứ không phải là những người mới đến...

Nhưng chúng tôi cũng có nghe những nguồn tin khác về việc trợ giúp này, và có cả một số hội đoàn của người Việt Úc Châu cũng đang xúc tiến kế hoạch trợ giúp đó. Vì vậy chúng tôi đã cho gỡ bài viết "Không ngộ nhận về chương trình tái định cư tại Canada khởi động năm 2012" trên trang Bangkok Việt Refugees xuống để tránh làm hụt hẫng người Việt tị nạn tại Thái lan. Qúy vị nào có muốn nghe cuộc phỏng vấn của ông Dương Phục cùng tiến sĩ Thắng và ông Lê Duy Cẩn thì có thể vào đài Saigon Houston Radio để nghe lại.

Kính cáo cùng quý vị.

BBT




CHƯƠNG TRÌNH " NHÂN ĐẠO VÀ BÁC ÁI " TÁI ĐỊNH CƯ NHÂN ĐẠO TẠI CANADA

Tiến sĩ Lê Duy Cấn – Ủy Viên Ngoại Vụ LIÊN HỘI NGƯỜI VIỆT CANADA – người đã vận động chương trình định cư Canada với tên gọi “CHƯƠNG TRÌNH NHÂN ĐẠO VÀ BÁC ÁI” này cùng kết hợp với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng – Giám đốc điều hành Ủy ban cứu người vượt biển BPSOS – đã có buổi hội thoại với Đài Radio Saigon Houston vào ngày 14/6/12, chúng tôi xin lược trích những điểm tin chính trong cuộc hội thoại để cộng đồng người Việt có cái nhìn rõ thêm về chương trình "NHÂN ĐẠO VÀ BÁC ÁI".

Dưới đây là các điểm chính:
(1) Chương trình của Canada chỉ áp dụng cho số nhỏ những người đã ở Thái Lan từ lâu (trong chương trình CPA) và một số người đã được thừa nhận là tị nạn ở Cambodia.
(2) Thể thức để thực hiện chương trình này là nộp đơn và phải chờ ít ra là 30 tháng mới được cứu xét đơn. Không có gì bảo đảm là sẽ được cứu xét. Nếu được cứu xét thì phải mất thêm một thời gian nữa. Có thể tổng cộng lên đến 05 năm.
(3) Tuyệt đối không được thông báo ra ngoài về chương trình này. Bằng không chính phủ Thái Lan có thể sẽ không chấp nhận tiếp tục thực hiện chương trình này và cũng có thể sẽ rất khó khăn đối với người mới đến tị nạn từ Việt Nam và áp lực UNHCR phải đánh rớt mọi hồ sơ xin tị nạn.
 Còn vấn đề gây quỹ thì không có bàn đến trong buổi hội thoại. Tuy nhiên, thực tế là:
(1) Còn phải chờ 30 tháng kể từ ngày nộp đơn (hiện tại vẫn chưa nộp đơn) thì không có lý do gì để gây quỹ lúc này..
(2) Liên Hội Người Việt Canada đã có quỹ nên không cần gây quỹ, như vậy sẽ bảo vệ được tính cách kín đáo cho chương trình; cũng như để không gây khó khăn cho chính phủ Thái Lan và ảnh hưởng đến chính sách của họ đối với người tị nạn hiện nay.
(3) Nếu cần gây quỹ thì Liên Hội Người Việt Canada sẽ chính thức thông báo.

 Và điều quan trọng nhất đó là CHƯƠNG TRÌNH NÀY HOÀN TOÀN KHÔNG ÁP DỤNG CHO NHỮNG NGƯỜI ĐẾN TỊ NẠN THÁI LAN SAU NÀY.

Bởi vì trong cuộc hội thoại này bao gồm nhiều vấn đề, vì thế để đi thẳng vào vấn đề chương trình định cư Canada nên chúng tôi chỉ viết lại về chương trình đinh cư này. Nếu công đông tị nạn tại Thái Lan muốn nghe hết về cuộc hội thoại, vui lòng click vào ĐÂY.
ĐÀI RADIO SAIGON HOUSTON HỘI THOẠI VỚI TIẾN SĨ NGUYỄN ĐÌNH THẮNG VÀ TIẾN SĨ LÊ DUY CẤN  VỀ “CHƯONG TRÌNH NHÂN ĐẠO & BÁC ÁI” VỀ VIỆC TÁI ĐỊNH CƯ CANADA (thứ năm ngày 14/06/2012)
           (Phút  19`:21” )
Phóng viên Dương Phục: Theo chỗ chúng tôi được biết thì Canada vẫn là 01 quốc gia mà như là anh Lê Duy Cấn đã nhiều lần tường trình với thính giả là có những cuộc vận động mạnh và dễ dàng để cho những người ở trại tị nạn trước đây, thí dụ như những người ở trại Phi Luật Tân cuối cùng thì cũng được Canada hứng. Và ngay bây giờ cũng có 01 số người tị nạn cũng bị kẹt, không riêng gì Thái Lan, mà còn 01 số quốc gia khác nữa cũng bị kẹt, thì bây giờ không biết là giải quyết như thế nào? Bên phía anh Lê Duy Cấn hình như cũng đương có các cuộc vận động về lãnh vực này, phải không anh, thưa anh Cấn ạ?
Tiến sĩ Lê Duy Cấn : Vâng. Trước khi trả lời câu hỏi của anh, tôi xin đóng góp ý kiến về phía anh Quang Hưng và anh Thắng có nói về cái bảng thông cáo chung về hạt điều, thì chúng tôi thấy là 01 khi mà cái bảng thông cáo chung này được phổ biến mạnh mẽ về Việt Nam thì những nhà sản xuất tư nhân, họ thấy được quyền lợi của họ bị đe dọa bởi chính sách của chính quyền cộng sản Việt Nam. Do đó cũng là cái động lực để chính họ làm áp lực với chính quyền cộng sản Việt Nam để bỏ chính sách dùng mấy người tù nhân như anh Thắng nói là 01 cách bóc lột như vậy. Tôi hi vọng không những là áp lực của ở bên hải ngoại mà áp lực ngay ở trong nước nữa sẽ làm cho chính quyền cộng sản phải thay đổi chính sách
    (Phút 20`: 48”)
    Bây giờ trở lại câu hỏi của anh về vấn đề tị nạn thì từ trước tới bây giờ, tức là từ năm 1977 cho đến bây giờ đó thì Canada vẫn có chương trình gọi là “CHƯƠNG TRÌNH TƯ NHÂN BẢO TRỢ’, tức là 01 nhóm 05 người công dân hoặc là thường trú nhân Canada không có tiền án và cũng có lợi tức hàng năm thì có thể bảo lãnh được 01 hoặc 02 gia đình tùy theo hoàn cảnh của gia đình tị nạn. Ngoài ra các hội đoàn cũng có thể bảo lãnh được những người tị nạn qua chương trình này. Chúng tôi từ năm 1988 cho đến bây giờ, LIÊN HỘI NGƯỜI VIÊT CANADA vẫn còn tiếp tục vận động bà con ở bên này thành lập các nhóm tư nhân bảo trợ để bảo trợ các đồng bào tị nạn, tức là những người đã có qui chế tị nạn rồi. Thì chúng tôi làm việc này cùng với lại ỦY BAN CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN bên Hoa Kỳ.
      Anh Thắng, anh Dương Phục còn nhớ , vấn đề với chị Trương Anh Thùy và giáo sư Nguyễn Vĩnh Khương, từ năm 1988 cho đến gần đây nhất anh Dương Phục vừa mới nhắc, chúng tôi có bảo lãnh được 275 người bên Phi Luật Tân sang Canada trong chương trình “TỚI BỜ TỰ DO”. Và gần đây nhất, chúng tôi có 01 buổi họp với lại ông bộ trưởng di trú của Canada, ông Jason Kenney. về cái trường hợp của 64 người ở bên Thái Lan trên 20 năm nay, tức là họ bị kẹt lại bên Thái Lan trên 20 năm nay, và họ cũng không có qui chế tị nạn. Thì đây là những người trong hoàn cảnh tương tự như là những người ở Phi Luật Tân mà chúng tôi đã giúp định cư ở bên Canada trước đây. Thì Ông bộ trưởng có cho chúng tôi biết là bộ di trú sẵn sàng cứu xét những cái đơn xin nhập cư của họ qua 01 cái chương trình, cũng là chương trình đặc biệt gọi là chương trình nhân đạo mà họ áp dụng cho cái trường hợp mà họ đã áp dụng cho những người bên Phi Luật Tân, Tôi hi vọng 01 khi chúng tôi đã lập xong hết cả, tức là làm việc với luật sư Trịnh Hội để lập hồ sơ hoàn toàn của tất cả những người này, thì bộ di trú sẽ cử 01 người từ Singapore sang bên Thái Lan để xét các hồ sơ đó.  
Song song với trường hợp của  những người mà đã ở bên Thái Lan trên 20 năm đó, thì các đồng bào nào ở bên Thái Lan cũng như ở các quốc gia khác mà không có 01 triển vọng định cư ở các quốc gia đó, 01 khi họ có qui chế tị nạn rồi thì có thể bên Canada, nếu chúng tôi lập được các nhóm tư nhân bảo trợ như từ trước đến giờ chúng tôi đã làm, chúng tôi có thể giúp các đồng bào đó sang bên Canada định cư.
    Chúng tôi cũng xin nói thêm là cái thời gian mà để bộ di trú xét  những cái tờ đơn xin bảo trợ như vậy đó, trước đây nó chỉ có 18 tháng thôi, và bây giờ họ đã cho chúng tôi biết là sẽ kéo dài tối thiểu là 30 tháng, tức là hơn 02 năm, tại vì số người xin tị nạn Canada, xin vào Canada quá nhiều thành ra việc xét đơn nó bị đình trệ. Mà nếu có làm đơn ngay bây giờ nữa thì cũng phải đợi 03 năm hay trên 03 năm nữa mới có thể can thiệp Nếu mà tất cả các điều kiện di trú của Canada được thỏa đáng nhất
Phóng viên Dương Phục: Vâng, anh Nguyễn Đình Thắng ạ?
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Dạ vâng. Cái điều ấy nó đang :
 + Thứ nhất nó cũng mở ra 01 cơ hội cho 01 số người, số nhỏ những người mà đã trốn trại ngày xưa để không bị cưỡng bức hồi hương và đã sống lây lất ở bên Thái Lan từ mấy chục năm nay. Nhưng mà đồng thời phải rất là cẩn thận. Trước khi mà anh Cấn và phái đoàn ở bên Canada tiếp xúc với ông bộ trưởng di trú đó, thì chúng tôi có nhắc rằng cái việc này phải hoàn toàn giữ kín, bởi vì nếu mà đưa ra thì thứ nhất nó tạo sự ngộ nhận ở trong phạm vi Thái Lan và có thể ngay ở Việt Nam. Và Thái Lan họ sẽ rất nhạy cảm trong vấn đề này. Bởi vì trong bao nhiêu năm qua, họ muốn ngăn chặn làn sóng tị nạn từ các nơi đổ về Thái Lan.
     Hiện nay Thái Lan có mấy trăm ngàn người tị nạn, thành ra họ cũng mệt mỏi lắm. và bất luận cái chuyện gì xảy ra cũng có thể họ sẽ ghim vào cái cớ đó, nói rằng đang tạo ra 01 cái hiện tượng gọi là nam châm, tức là thu hút thêm người chạy sang Thái Lan, và họ sẽ từ chối quyền tị nạn, có khi trục xuất. Nó sẽ phản tác dụng cho hàng trăm người Việt mình và hàng trăm ngàn người tị nạn từ các nơi về. Thành ra mọi chuyện phải yên ắng, không được nói ra.
     Và theo như chúng tôi biết thì có thể anh Cấn sẽ xác nhận đó là chính bên Canada và bên Thái Lan họ cũng yêu cầu phải hoàn toàn kín đáo về việc này, không được nói ra; và cũng không có lí do gì để nói ra cái vấn đề này. Vì cũng phải 03 năm nữa mới được cứu xét, và tất cả những người cần cứu xét đều đã có danh sách.
+ Thứ hai nữa là trong số người tị nạn, thì trong mấy tuần qua, luật sư Nina rồi An Phong này kia và cá nhân chúng tôi cũng nhận được khá nhiều các email, các cú điện thoại của người tị nạn họ tưởng lầm  rằng: NẾU KHÔNG ĐƯỢC XÉT LÀ TỊ NẠN BỞI LIÊN HIỆP QUỐC, THÌ HỌ VẪN CÓ THỂ ĐI ĐỊNH CƯ SANG CANADA. CHUYỆN NÀY HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ. Cái giải pháp mà anh Cấn đã điều đình được với lại bên bộ di trú Canada chỉ áp dụng cho những người đã kẹt ở bên Thái Lan TỪ XA XƯA, TỪ THỜI THUYỀN NHÂN, KHÔNG HỀ ÁP DỤNG CHO NHỮNG NGƯỜI MỚI CHẠY SANG THÁI LAN MÀ KHÔNG ĐƯỢC XÉT LÀ TỊ NẠN. Và hịện nay nó có sự ngộ nhận rất lớn, mọi người đều đồn rằng là không được Cao Ủy xét thì vẫn cứ đi Canada, Thì cái đó là cái điều mà chúng tôi hết sức là lo lắng, rất là quan tâm. Một mặt là từ những người tị nạn của mình khấp khởi mừng thầm mà không có đúng. Thứ hai là tôi e rằng Thái Lan mà biết đươc rằng chúng ta đang phổ biến những cái thông tin này tạo nên sự phấn khởi và hoàn toàn sai lạc ở nơi người Việt thì chính họ cũng có thể rút lại ngay cả cái thỏa thuận đối với lại chính phủ Canada, thành ra là sáu mươi mấy người Việt mà đã đến Thái Lan từ xa xưa
       PHÚT 28`:47”
Tiến sĩ Lê Duy Cấn: Anh Dương Phục với anh Quang Hưng cho tôi nói 01 chút xíu. Các vấn đề tị nạn như anh Thắng nói đó, thì tôi cũng rất đồng ý với anh Thắng. Từ trước tới giờ. Anh Thắng tiếp xúc với tôi rất thường xuyên về vấn đề tị nạn cũng như là về sinh hoạt của Camsa. Cũng xin nói rõ ràng lại là những người mà được chính phủ Canada xét qua cái chính sách “ NHÂN ĐẠO VÀ BÁC ÁI” ở Thái Lan thì là những người đã ở đó được hơn 20 năm rồi chứ không phải là những người vừa mới sang. Điểm thứ hai tôi muốn nói rõ thêm là trên nguyên tắc thì tất cả những người được Cao ủy tị nạn cho cái qui chế tị nạn, bất cứ 01 cái quốc gia nào không có triển vọng được định cư thì có thể làm đơn nếu mà được một nhóm tư nhân bảo lãnh; hoặc là 01 hội đoàn Canada bảo lãnh trong cái chương trình “TƯ NHÂN BẢO TRỢ’, có thể nộp đơn để xin vào Canada; nhưng mà nó dựa trên 01 số điều kiện:
 +  Điều kiện thứ nhất: phải có 01 cái hội đoàn hoặc là 01 nhóm tư nhân ở bên Canada đứng ra để mà làm đơn xin bảo lãnh..
 +  Điều kiện thứ hai: là phải được nhân viên của bộ di trú Canada phỏng vấn và chấp thuận, sau khi đã xét tất cả những cái  quá trình về cuộc sống trong quá khứ, ví dụ như đã bị tù tội chưa hay là đã vi phạm về pháp luật chưa, không những là ở tại Việt Nam mà cả các quốc gia khác.Thành ra là 01 khi nộp đơn để xin vào Canada đó, không có nghĩa là họ sẽ chắc chắn chấp thuận mà họ sẽ phải điều tra rất là kĩ lưỡng và họ sẽ phỏng vấn 01 cách rất là chi tiết.
     Và thời gian chờ đợi như tôi nói hồi nãy, thì trên nguyên tắc họ nói là 30 tháng, nhưng mà có thể còn lâu hơn nữa, tức là mình nghĩ có thể từ 03 cho đến 05 năm mới đượcc kết quả, nên không có nghĩa là cứ nộp đơn là sẽ tự động được vào Canada đâu. Tôi xin nói rõ để cho các thính giả được rõ như vậy.

Mong rằng những điểm tin chính mà chúng tôi tóm lược lại trên đây sẽ giúp công đồng người Việt có cái nhìn rõ hơn về chương trình NHÂN ĐẠO VÀ BÁC ÁI.
TRẦN NGUYÊN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.